Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số kinh nghiệm cụ thể trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam lên ngang tầm chương trình Bologna của Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.64 KB, 7 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỤ THỂ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
LÊN NGANG TẦM CHƯƠNG TRÌNH BOLOGNA CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
GS.TSKH. Cao Long Vân*

1

Tóm tắt: Với kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân trong hơn ba chục năm qua, tác giả đưa ra một số đề xuất để nâng cao chất
lượng nghiên cứu, giảng dạy đại học ở Việt Nam nhằm hội nhập với các chương trình giảng dạy và nghiên cứu với chuẩn Bologna
của Liên minh châu Âu, trong đó, ngành Vật Lý là một trường hợp ví dụ minh họa.
Từ khóa: Chương trình Bologna, chất lượng, Liên minh châu Âu, giáo dục.

Trước hết tôi xin tỏ lời cảm ơn chân thành đến GS. Đặng Văn Soa và ban tổ chức
đã mời tôi tham gia Hội thảo. Chắc chắn đề tài hội thảo là điều quan tâm của những
người thầy tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Ở Ba Lan, nơi tôi đã tham gia giảng
dạy và nghiên cứu, chúng tôi thường tâm niệm: “Dạy kém một thế hệ sinh viên sẽ làm
đất nước tụt hậu 20 năm so với thế giới”. Tôi tin chắc ở nước ta các bạn đồng nghiệp
cũng tâm niệm như vậy về trách nhiệm nặng nề của mình với xã hội. Các bạn đồng
nghiệp trong nước mà tôi được gặp đều là những nhà giáo chân chính, tâm huyết với
nghề của mình.
Bài viết tập trung nhấn mạnh đến việc “phải xây dựng được một đội ngũ thầy giỏi
về kiến thức và nghiệp vụ”. Để thực hiện được việc này cần có sự quan tâm của “các
cấp, các ngành… để trong một tương lai khơng xa, nền giáo dục nước ta sẽ có một đội
ngũ nhân tài góp phần làm phong phú kho tàng trí thức nhân loại và làm rạng danh
dân tộc”. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục nước ta vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế
cần được khắc phục một cách triệt để, quyết liệt hơn nữa.
Sau khi hòa bình lặp lại, cả nước bắt tay vào cơng cuộc khôi phục nền kinh tế,
khắc phục hậu quả chiến tranh. Trước bối cảnh đó, thầy và trị Trường Đại học Sư
phạm Vinh đã tổ chức ngay việc đào tạo các hạt nhân khoa học đầu tiên trong lĩnh vực
vật lý là thế mạnh của nhà trường, tạo ra cơ chế xuất dương ngay cho các cán bộ trẻ, tâm
huyết sang Ba Lan, hội nhập ngay với các trường đại học dẫn đầu, đặc biệt là Trường


Đại học Tổng hợp Warsaw, dẫn đầu về nghiên cứu và đào tạo ở Ba Lan, tiếp xúc với
Khoa Vật lý và Thiên văn ĐHTH Zielona Góra, Ba Lan.

*


30

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trung tâm nghiên cứu hàng đầu là Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa Học Ba Lan. Các hạt
nhân khoa học đầu tiên vừa được tiếp xúc với những kiến thức khoa học hiện đại, vừa có
có cơ hội tham gia hoạt động kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi ở Ba Lan, cải thiện căn
bản cho cuộc sống của gia đình trong nước. Các thơng tin hiện đại và hướng nghiên cứu
quang học lượng tử do tôi đề xuất là nội dung của các bài giảng và giáo trình liên quan
này. Như vậy, phương châm “đào tạo qua nghiên cứu” đã được quán triệt ngay từ đầu.
Hội đồng bảo vệ Tiến sỹ đầu tiên được thành lập ở Đại học Vinh năm 1990, sáu
năm trước khi trường được phép đào tạo cao học chính quy.
Q trình đi tắt đón đầu táo bạo này gặp khơng ít khó khăn. Hội đồng Bộ trưởng
đã ra quyết định cho phép Đại học Vinh mở mã ngành đào tạo sau đại học, trong đó
có đào tạo Tiến sỹ (Quyết định 99-CT ngày 29/03/1990). Chính lòng quyết tâm với
sự tin tưởng sâu sắc vào việc làm chính đáng đã giúp thầy trị chúng tơi vượt qua các
trở ngại.
Trường Đại học Vinh lúc đó cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ khoa học
còn phân tán, các kiến thức về Vật lý hiện đại còn khá hạn hẹp. Suy tính kỹ, tơi chọn
hướng quang học lượng tử, dùng lý thuyết trường lượng tử chuẩn nhất lúc đó là điện
động học lượng tử để giải thích tương tác của laser với vật chất với những ứng dụng
cơng nghệ tiềm tàng, nhân đó cho các trị làm quen với hình thức luận của lý thuyết
trường lượng tử.
Đến năm 1995, hai NCS của tôi đã bảo vệ thành cơng luận văn TS của mình, lúc đó

chúng tơi bắt đầu triển khai đào tạo cao học, những thế hệ kế tục cho các em, và tất nhiên
tập trung vào hướng quang học lượng tử mà các em NCS đi trước làm nịng cốt. Chương
trình dạy cho cao học liên tục được thay đổi dựa trên chương trình cao học của Ba Lan
mà các em đã được tiếp cận. Lúc đó có thuận lợi là do đưa ra chương trình đào tạo cao
học từ đầu. Một thuận lợi nữa lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đặc biệt đến sự phát triển
của hướng nghiên cứu và đào tạo này. Chương trình dạy cao học ngành Quang học đầu
tiên dựa trên các chương trình của ĐHTH Warsaw, Poznań…, do các GS lỗi lạc của Ba
Lan giảng dạy. Do ở Ba Lan lúc đó cũng khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi, việc soạn và
giảng dạy do tôi hướng dẫn, tham gia soạn các giáo trình cùng các hạt nhân đã được đào
tạo. Đến năm 1999, một bước hội nhập vượt trội do xuất hiện hệ đào tạo Bologna của Liên
minh châu Âu, hệ giáo dục thống nhất hiện đại nhất, luôn được hồn thiện. Tơi xin trình
bày vắn tắt về hệ đào tạo này, đã được triển khai vào những năm đầu 2000, với sự tham gia
trực tiếp của tôi với các cương vị công tác là Trưởng tiểu ban triển khai của Khoa Vật lý
và Thiên văn khi tôi đương nhiệm Phó chủ nhiệm khoa phụ trách đào tạo sinh viên trong
các năm 2008-2012. Đây cũng là trọng tâm hội nhập của Khoa Vật lý - ĐH Vinh, sau đó là
ĐH Hồng Đức, đạt được những kết quả đáng tuyên dương. Phải có sự nỗ lực cao độ mới
đạt được những kết quả như vậy trong nghiên cứu và đào tạo theo chuẩn Bologna. Về đào
tạo, bằng cao học đã được công nhận là tương đương, về bằng cử nhân đã cùng chúng
tôi xây dựng hệ 4+1. Về nghiên cứu, các em đã nghiên cứu mật thiết với các cơ sở của Ba


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

31

Lan, một hệ làm lạnh nguyên tử bằng laser đã được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam phục
vụ cho nghiên cứu. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, phòng nghiên cứu sợi quang tử dưới sự
lãnh đạo của GS.TS. Đinh Xuân Khoa đã công bố trên hai chục cơng trình trong các tạp
chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) cao, hứa hẹn những thành tựu mới trong
thời gian sắp tới. Đến nay ngành quang học đã đào tạo trên 25 tiến sỹ, trên dưới 800 thạc

sỹ với trình độ chuẩn châu Âu.
Trở lại hệ Bologna, ở Ba Lan chương trình giảng dạy đại học được đổi mới ngay
từ trước khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Các cán bộ
giảng dạy ln có những cải cách mới phù hợp với sự phát triển của khoa học và cơng
nghệ của thế giới. Với vị trí địa vật lý thuân lợi ở trung tâm châu Âu, sự hội nhập này
rất dễ dàng và thời sự đối với Ba Lan. Các bài giảng được chúng tôi thay đổi liên tục
từ năm này qua năm khác, thường giảng khơng cần giáo án (Hình 1).

Hình 1

Đặc biệt sau khi “bức tường” Berlin bị sụp đổ, Ba Lan nay đã là thành viên chính
thức nhiều năm quan trọng của Liên minh châu Âu, đã có một q trình thích nghi và
hịa hợp nhanh chóng trong mọi lĩnh vực. Tơi xin trình bày sơ lược quá trình thống
nhất về đào tạo được gọi là Hệ Bologna, dẫn đến khung đào tạo của Ba Lan hiện nay
mà tôi đã tham gia trực tiếp xây dựng cho ngành Vật lý ở ĐHTH Zielona Góra. Hệ
này mang tên thành phố nước Ý có Trường ĐHTH đầu tiên ở châu Âu. Ngày 19 tháng 6
năm 1999, các bộ trưởng giáo dục của 29 quốc gia gồm các nước thuộc Liên minh
châu Âu và Nga đã ký Tuyên bố Bologna. Đây là một tài liệu bao gồm các nhiệm vụ
dẫn đến sự tiến đến châu Âu. Mục đích chính của Tuyên bố Bologna là tạo ra một Khu
vực giáo dục đại học châu Âu, thống nhất hệ thống giáo dục đại học của các nước liên
quan. Việc này đã và đang tiếp tục tiến hành thực hiện qua:
1.Giới thiệu các hệ thống chấm điểm minh bạch và có thể so sánh được giữa các
nước và thực hiện phụ lục cho văn bằng được cấp cho sinh viên;
2.Áp dụng hệ thống giáo dục dựa trên hai hoặc ba cấp học. Ba Lan áp dụng hệ
ba cấp học, tương đương cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ;
3.Sử dụng rộng rãi hệ thống điểm tín chỉ (hệ viết tắt là ECTS - European Credit
Transfer System hay Hệ thống chuyển tín chỉ châu Âu). Tín chỉ ECTS - được xác định


32


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trong hệ thống tích lũy và chuyển tiếp tín chỉ châu Âu như một thước đo khối lượng
cơng việc trung bình của một người học cần thiết để đạt được kết quả học tập dự kiến.
60 tín chỉ ECTS tương ứng với khối lượng công việc hàng năm của một sinh viên tồn
thời gian và bán thời gian trung bình và kết quả học tập đạt được (trong năm học). Một
điểm tương ứng với 25-30 giờ làm việc.
4.Thúc đẩy sự di chuyển giữa các nước của sinh viên, giáo viên đại học, nhà
khoa học và nhân viên hành chính;
5.Thúc đẩy hợp tác châu Âu trong việc nâng cao trình độ chất lượng của giáo
dục đại học;
6.Thúc đẩy giáo dục đại học châu Âu, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển nghề
nghiệp, tính di động giữa các nước và xây dựng một chương trình giảng dạy, đào tạo
và nghiên cứu tích hợp.
Sau đó các mục tiêu và nền tảng mới để định hình hệ thống giáo dục đại học quốc
gia đặc thù cho từng nước đã được thêm vào như:
1.Xây dựng khung quốc gia về trình độ và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp trong
Khu vực giáo dục đại học châu Âu (Qualification Framework for EHEA);
2.Học tập suốt đời, bao gồm cả việc thực hiện khung trình độ quốc gia nói đến
ở trên;
3.Phát triển các chương trình nghiên cứu sinh và liên kết giáo dục đại học với
lĩnh vực nghiên cứu;
4.Đảm bảo khả năng tiếp cận các nghiên cứu, đặc biệt là đối với sinh viên thuộc
các nhóm có địa vị xã hội thấp hơn – đây là khía cạnh xã hội của Tiến trình Bologna…
Việc xây dựng chương trình khung quốc gia đặc thù cho mỗi nước dựa trên các
nguyên tắc chung là rất phức tạp, nhất là mỗi nước trước đó đều có những chương
trình riêng của mình. Do cương vị công tác, tôi đã là chủ tịch phân ban xây dựng
chương trình này cho Khoa Vật lý và Thiên văn ĐHTH Zielona Góra. Diierm quan
trọng nhất của khung này là xác định đầu ra qua các mã ngành đào tạo (Hình 2).


Hình 2


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

33

Mỗi môn học trong khung phải xác định được đầu ra là kết quả học tập - kiến
thức, kỹ năng và năng lực xã hội có được trong q trình học tập mơn cụ thể này. Tơi
lấy ví dụ như mơn Cơ học lượng tử cho cao học của GS TSKH Piotr Rozmej (Hình 3),
trong đó outcome symbols được xác định rõ.

Hình 3

Chương trình dạy theo chuẩn này có nhiều bài giảng khó với các cán bộ ĐH Vinh.
Chúng tôi cử các cán bộ của ĐHTH ZG sang dạy, ví dụ mơn Cơ học lượng tử nặng và
khó, GS TSKH Piotr Rozmej đã cùng tơi sang giảng ở ĐH Vinh nhiệu lần.
Vì là hướng quang học, tôi đặc biệt chú ý đến các bài giảng về quang học phi
tuyến. Cùng với các GS TSKH Marek Trippenbach (Tiến sỹ danh dự của ĐH Vinh),
chúng tôi từ năm 2003 đã về ĐH Vinh giảng nhiều lần, kết hợp với GS. Đinh Xuân
Khoa xuất bản cuốn sách duy nhất về đề tài này ở Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam phát hành.
Ngay trong hướng cụ thể này, tôi đã xác định một vấn đề cụ thể hơn nữa là nghiên
cứu phương trình Schroedinger phi tuyến được biết từ thời Landau và Ginburg do ứng
dụng của phương trình này trong các hiệu ứng siêu lỏng, siêu dẫn. Sau này từ giữa
những năm chín mươi thế kỷ trước được dùng một cách “đối ngầu”: Mô tả hệ đậm
đặc Bose-Einstein và lan truyền xung trong môi trường phi tuyến kiểu Kerr. Phương
trình này quan trọng đến mức trong các bài giảng cho các sinh viên, tôi thường nhấn



34

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

mạnh: “Để hiểu vật lý hiện đại cần biết ba điều: Hàm Gauss, giao động tử điều hịa
và phương trình Schoedinder phi tuyến”. Phương trình này được xem xét như một
trường hợp đặc biệt của các phương trình vi phân phi tuyến đạo hàm riêng, được tôi
cộng tác với TS Piotr Goldstein từ Warsaw giảng cho các sinh viên cao học, tìm lời
giải bằng cả các phương pháp giải tích lẫn phương pháp số, đặc biệt là những lời giải
kiểu sóng cơ đơn (soliton), ứng dụng vào nhiều cơng trình cơng bố chung với cán bộ
và sinh viên ĐH Vinh, một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của nguyên tắc “đào tạo
qua nghiên cứu khoa học”. Phương pháp số biến đổi Fourier nhanh Split-Step được
dùng trong các cơng trình nghiên cứu tạo phổ siêu liên tục gần đây của nhóm các nhà
vật lý ĐH Vinh với chúng tôi, dưới sự chỉ đạo của GS.TSKH. Ryszard Buczyński từ
ĐHTH Warsaw, nhà vật lý nằm trong nhóm 2% tất cả các nhà khoa học mọi ngành có
nhiều trích dẫn nhất trên thế giới theo thống kê gần đây của ĐHTH Oxford, Tiến sỹ
danh dự ĐH Vinh. Các bài giảng này đã được chúng tôi in sách ở Ba Lan, nhận được
nhiều phản biện đánh giá cao (Hình 4).

Hình 4

Chính theo sát việc giảng dạy cao học như vậy, nên các bằng cao học của Đại học
Vinh và Đại học Hồng Đức đã được Ủy ban chất lượng so sánh đánh giá tương đương
với bằng cao học của ĐHTH Zielona Góra, qua đó được cơng nhận là tương đương
với bất cừ bằng cao học nào trong hệ Bologna.
Về đào tạo cử nhân, việc triển khai khung Bologna gặp nhiều phức tạp hơn khi so
sánh chương trình và chất lượng đào tạo, do nội dung của ta thừa nhiều kiến thức không
cần thiết và nghèo nàn. Năm 2008, tôi đã viết bộ vật lý đại cương theo kiểu dạy ở Ba
Lan tơi có được qua nhiều năm giảng dạy, song các cán bộ giảng dạy và sinh viên coi là

khó để triển khai trong nước. Các kiến thức cơ bản cổ điển và hiện đại đã được lựa chọn
để sau hai năm đầu học cử nhân, sinh viên có thể hiểu được q trình hình thành vũ trụ
từ vụ nổ lớn đến nay, với các hiểu biết cơ bản về mơ hình chuẩn, tin học lượng tử, vật
lý hạt nhân, soliton học...


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

35

Từ đó dẫn đến sáng kiến đào tạo hình thức “4+1”: Các cử nhân của ĐH Vinh
sang được đặc cách nhập học là sinh viên của ĐHTH Zielona Góra hệ của 3 năm của
Bologna, song phải học thêm một năm với các môn học bù theo chuẩn Bologna để lấy
bằng tốt nghiệp của trường đại học này, được miễn học phí và chỉ phải chi tiền ăn ở
Ba Lan. Điểm thi của các môn hai năm đầu sẽ được chuyển sang là điểm thi đạt được
trong các mơn tương thích ở ĐH Vinh. Sau đó các em sẽ học tiếp lên cao học rồi NCS
ở Liên minh châu Âu và Mỹ mà không phải xác định tương đương về bằng cấp do đã
là cử nhân của hệ Bologna.
Trong thời gian 5 năm gần đây, Trường ĐHTH Zielona Góra cịn triển khai
chương trình học bổng Erasmus Plus, cho phép các sinh viên (đi một học kỳ) ở các
năm học, các cán bộ giảng dạy và phụ trách hành chính sang nước đối tác làm quen
với hệ Bologna. Hàng trăm sinh viên và cán bộ Việt Nam và các cán bộ Ba Lan đã
được nhận học bổng này.



×