Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, giải pháp xây dựng nền giáo dục thực chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.67 KB, 10 trang )

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT
ThS. Nguyễn Nguyên Zen, ThS. Mai Thị Hồng Quyên, ThS. Nguyễn Văn Luân*

1

Tóm tắt: Nghiệp vụ sư phạm vừa là yêu cầu bắt buộc vừa là tiền đề để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bài viết cung cấp nội
dung, vai trò và thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Trường Đại học Lao động - Xã hội luôn chú trọng
phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với giảng viên nhưng trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm vẫn cịn tồn tại một số
hạn chế như nợi dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên còn chồng chéo, thiếu cập nhật, chưa xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cụ thể. Trên cơ sở khảo sát thực trạng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên như nội dung bồi dưỡng thực tiễn và thiết thực; bảo đảm các điều kiện hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm hay cần sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
Từ khóa: Bồi dưỡng, nghiệp vụ sư phạm, lao động – Xã hội, giáo dục thực chất.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hiểu một cách đơn giản thì đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo là đổi mới về quan điểm, mục tiêu, cơ chế, chính sách, phương
pháp, cách dạy, cách học… tại tất cả các bậc học, ngành học. Xây dựng nền giáo dục
thực chất chính là kết quả của việc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29.
Đội ngũ giảng viên là cây cầu kết nối giữa tri thức và sinh viên. Chính vì thế việc
nâng cao chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên sẽ giúp chất lượng việc dạy
và học nâng cao đáng kể. Để có một nền giáo dục thực chất thì khơng thể thiếu giải
pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên tại các cơ
sở đào tạo. Từ phân tích trên có thể thấy việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho
giảng viên hết sức quan trọng. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên chính


là một trong những u cầu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Để đạt được yêu cầu này
Trường Đại học Lao động - Xã hội.

*


766

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

thì có nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các trường đại học, trong đó có Trường Đại
học Lao động - Xã hội về việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên. Nhà trường có những đặc điểm riêng như
có ba cơ sở với trụ sở chính tại Hà Nội, cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở
Sơn Tây, do vậy việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
cho giảng viên cịn gặp khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều nội dung về bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội với
thang điểm đánh giá chưa cao. Vậy giải pháp nào có thể giúp nâng cao chất lượng bồi
đưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên để chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của
giảng viên là điều kiện giúp xây dựng nền giáo dục thực chất?
2. BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
2.1. Nghiệp vụ sư phạm

Theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngồi u cầu về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học
thì giảng viên cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Yêu cầu nghiệp vụ sư
phạm đối với giảng viên là nắm vững kiến thức cơ bản của mơn học được phân cơng
giảng dạy và có kiến thức tổng qt về một số mơn học có liên quan trong chuyên
ngành đào tạo được giao đảm nhiệm, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với
nội dung mơn học, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn cho sinh

viên nghiên cứu khoa học. Nghiệp vụ sư phạm có vai trị quan trọng trong hoạt động
chuyên môn của người giảng viên. Nghiệp vụ sư phạm hỗ trợ giảng viên thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, nhiều khi giảng
viên được đào tạo chuyên môn tốt, có trình độ, hiểu biết nội dung lý thuyết của môn
học nhưng kết quả hoạt động giảng dạy chưa cao, khó đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu
đào tạo đã đặt ra. Ngược lại, khi giảng viên có trình độ nghiệp vụ sự phạm sẽ tạo cơ
sở cho giảng viên xử lý mục tiêu, nội dung, sử dụng phương pháp dạy học một cách
có hiệu quả. Đồng thời, nghiệp vụ sư phạm là điều kiện để giảng viên xử lý linh hoạt,
sáng tạo các tình huống sư phạm phức tạp. Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên gồm
kiến thức lý thuyết như Sinh lý học, Giáo dục học, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học
sư phạm, Phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, Kỹ năng thực hành sư phạm và cả
kinh nghiệm sư phạm của người giảng viên.
2.2. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Theo Trần Khánh Đức (2014) trong cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức
để bổ sung kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội,
thường được công nhận bằng chứng chỉ công nhận kết quả bồi dưỡng. Như vậy, việc


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

767

bồi dưỡng với mục đích là bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao
trình độ trong lĩnh vực chun mơn qua hình thức học tập, đào tạo nào đó. Từ phân
tích trên có thể rút ra việc bời dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là quá trình bổ
sung những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm việc, cập nhật những cái mới. Bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng tới
mục tiêu nâng cao kiến thức và trình độ giảng dạy trong bối cảnh mới.

Nội dung hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Trên cơ sở của Luật Giáo dục,
Luật Giáo dục đại học, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Nhà trường cần xác định nhiệm vụ bồi dưỡng giảng viên trong đó có bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên hàng năm. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên phải căn cứ trực tiếp vào những tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp
vụ nghề nghiệp được quy định trong văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được diễn ra trong quá
trình hoạt động của nhà trường. Nhà trường phải căn cứ vào thực tiễn chất lượng
đội ngũ giảng viên của mình để phân loại đối tượng và có kế hoạch bồi dưỡng cho
thích hợp. Có những đối tượng được cử đi học tập, bồi dưỡng theo các lớp, các khóa
tập trung, có những đối tượng được bồi dưỡng tại chỗ, thông qua tổ chức hoạt động
thực tiễn sư phạm, có đối tượng được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua các
hoạt động thực tiễn sư phạm trong và ngoài khoa giáo viên, trong và ngoài khoa nhà
trường… Hoạt động bồi dưỡng phải được tổ chức có kế hoạch, với các loại hình tổ
chức khác nhau, có kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả đạt được theo mục tiêu
xác định. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm các hoạt động như: hoạt động
chuẩn bị cho bồi dưỡng, hoạt động tiến hành bồi dưỡng, hoạt động đánh giá, sơ tổng
kết bồi dưỡng.
Đối với giảng viên nội dung hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm hai
hoạt động chính. Hoạt động bồi dưỡng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chính
trị xã hội. Hoạt động bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức
tin học, ngoại ngữ; phong cách làm việc. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nội dung
bồi dưỡng, tập trung vào những vấn đề phát triển mới về lý luận và thực tiễn của mỗi
chuyên môn, chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, về chuyên môn giảng dạy, kỹ năng
sư phạm. Đặc biệt, cần bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên những quy định mới, những
văn bản pháp quy về giáo dục, đào tạo mới ban hành.
3. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Năm 2020, Trường Đại học Lao động - Xã hội tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, quán triệt Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT


768

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm
học 2019-2020 của ngành Giáo dục. Tiếp theo đó là hướng tới thực hiện kế hoạch
theo Đề án 89 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 -2031. Đội ngũ cơng chức, viên chức và người lao
động tính đến năm 2020 của trường là 690 người (Trụ sở chính: 421 người; Cơ sở II:
201 người; Cơ sở Sơn Tây: 68 người). Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức và người lao động được chú trọng quan tâm. Nhà trường có truyền thống phát
triển, có mơi trường sư phạm tích cực, đội ngũ cán bộ, giảng viên đồn kết, gắn bó,
mẫu mực trong giảng dạy, nâng cao chun mơn và ln hồn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao.
Để khái quát tình hình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Trường Đại học Lao
động – Xã hội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với cán bộ, giảng viên của
nhà trường. Bảng hỏi được nhóm nghiên cứu tập trung vào ba vấn đề chính là nội dung
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và cuối cùng là kết
quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
3.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội
3.1.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Dựa trên các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại
học Lao động - Xã hội, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát về vấn đề này,
qua xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu thu được kết quả bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thực trạng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

TT
1
2
3

Nội dung

6

Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học sư phạm
Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục học
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp,
phương tiện dạy học hiện đại
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp sư phạm
Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên
Bồi dưỡng năng lực sư phạm của người giảng viên

7
8
9

Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị và giảng bài trên lớp

4
5

Đáp ứng
SL/%

104/52
110/55
130/65

Mức độ
Bình thường
SL/%
86/43
75/37,5
27/13,5

97/48,5
127/63,5

83/41,5
38/19

108/54

51/25,5

20/10
35/17,5
41/20,5

113/56,5
89/44,5
122/61

58/2

93/46,5
61/30,5

29/14,5
18/9
17/8,5

Chưa đáp ứng
SL/%
10/5
15/7,5
43/21,5

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ nhóm nghiên cứu


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

769

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội được đánh giá tốt, đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp sư phạm và nhu cầu hoàn thiện năng lực sư phạm của
giảng viên. Các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mang tính thiết thực cao,
nhiều nội dung thể hiện kiến thức kỹ năng nghiệp vụ sư phạm mang tính hiện đại,
phù hợp với xu thế phát triển đã trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng dạy học
của giảng viên trong toàn trường. Các nội dung được đánh giá cao như: Bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại đạt 65%;
Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên đạt 63,5%; Bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng chuẩn bị và giảng bài trên lớp đạt 61%. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ý kiến

đánh giá về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là chưa đáp ứng
được thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu nghề nghiệp sư phạm của giảng viên; một số
nội dung còn lặp lại, chưa có tính cập nhật, hiện đại cao; nội dung chưa thực sự chú
trọng rèn luyện kỹ năng, còn nặng về lý luận; nội dung bồi dưỡng chưa thực sự tồn
diện, thiếu tính mẫu mực sư phạm. Các nội dung được cho là còn chưa đáp ứng như:
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện
đại chiếm 21,5%; Bồi dưỡng năng lực sư phạm của người giảng viên chiếm 20,5%;
Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên chiếm 17,5%; Bồi dưỡng kỹ năng
sư phạm chiếm 14,5%.
3.1.2. Thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Các phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được
thực hiện đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên. Các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được đánh giá
cao như: Phương pháp bồi dưỡng giao việc đạt 67,5%; Phân công giáo viên giỏi giúp
đỡ giáo viên mới đạt 61,5%; Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp đạt 52%, đây cũng là
các phương pháp được thực hiện tương đối phổ biến ở các khoa, bộ mơn trong tồn
trường. Các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được cho là
chưa đáp ứng với nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng, q trình thực
hiện cịn nhiều hạn chế, bất cập như: Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp chiếm 16,5%;
Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp chiếm 13,5%. Các hình thức bồi dưỡng được cho
là chưa đáp ứng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm như: Bồi dưỡng đón đầu
chiếm 24%; Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn chiếm 18%; Bồi dưỡng theo hình thức tự
bồi dưỡng chiếm 16%.


770

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP


Bảng 3.2: Phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
TT

Nội dung

Đáp ứng
(SL/%)

Mức độ
Bình thường
(SL/%)

Chưa đáp ứng
(SL/%)

1
2
3

Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp
Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp
Phương pháp bồi dưỡng giao việc

95/47,5
104/52
135/67,5

72/36
69/34,
46/23


33/16,5
27/13,5
19/9,5

4
5
6
7
8
9

Phân công giáo viên giỏi giúp đỡ giáo viên mới
Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn
Bồi dưỡng theo chuyên đề
Hình thức tự bồi dưỡng
Bồi dưỡng đón đầu
Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng
Bồi dưỡng từ xa

123/61,5
133/66,5
141/70,5
144/72
100/50
150/75

55/27,5
31/15,5
45/22,5

24/12
52/26
39/19,5

103/51,5

68/34

22/11
36/18
14/7
32/16
48/24
11/5,5
29/14,5

10

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ nhóm nghiên cứu
Qua trao đổi về sự phù hợp của các phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho giảng viên, các ý kiến đều nhất trí cho rằng, các hình thức và phương
pháp bồi dưỡng hiện tại cơ bản là phù hợp, thiết thực, đi vào kỹ năng cụ thể để bổ
sung thêm kiến thức (theo nhu cầu) cho giảng viên, có sự cập nhật, hiện đại các kiến
thức nghiệp vụ theo sự phát triển của xã hội; không chú trọng đào tạo lý thuyết mà trên
nền tảng lý thuyết, rất chú trọng đến thực hành. Một số phương pháp và hình thức bồi
dưỡng thực hiện theo hướng đào tạo nghề, thực hành trực tiếp.
3.1.3. Thực trạng kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Thống kê kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên 3 năm gần đây cho
thấy, số lượng giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng đều theo các năm, các lớp bồi

dưỡng được tổ chức thường xuyên, biên chế mỗi lớp thường 25 học viên. Lớp đông học
viên tham gia nhất là lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật
dạy học có 25 lớp, có 625 lượt giảng viên tham gia, kết quả tốt nghiệp khá, giỏi chiếm
49,36%, xuất sắc đạt 50,4%; Lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học, có 24 lớp, với 600
lượt giảng viên tham gia, kết quả tốt nghiệp, khá, giỏi chiếm 61,5%, xuất sắc đạt 38,5%.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
TT
1

Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học

Số lớp

Số lượt GV
tham gia

18

450

Kết quả (SL/%)
Khá, Giỏi Xuất sắc
261
189
58
42



771

Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT
2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm

3

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ
thuật dạy học
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng

4
5
6
7

Bồi dưỡng kỹ năng giáo dục sinh viên
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học
Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học

7

175

25

625


16

400

13

325

18

450

24

600

105
60
310
49,6
78
19,
199
61,2
257
57,1

70
40
315

50,4
322
80,5
126
38,8
193
42,9

369
61,5

231
38,5

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kế quả Công tác cán bộ của Nhà trường các năm
Nhìn chung, kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại
học Lao động - Xã hội những năm gần đây có chất lượng và kết quả tốt, số giảng viên
tham gia theo học đông. Qua trao đổi với giảng viên và báo cáo viên các lớp về kết
quả bồi dưỡng, các ý kiến nhận xét đều thống nhất với kết quả thu được: học viên có
ý thức, tinh thần học tập tốt. Tuy nhiên, số lượng học viên trong một lớp cịn đơng; cơ
sở vật chất chưa đáp ứng… ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học viên.
3.2. Tồn tại trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Nội dung, chương trình bồi dưỡng chưa thật phong phú, chậm đổi mới, phương
pháp giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
còn đơn giản, chưa đề cao vai trị tự bồi dưỡng. Nợi dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên còn chồng chéo, thiếu cập nhật, chưa xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng trong tổng thể hoạt động giáo dục, đào tạo của Nhà trường.
Cơ chế phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
giữa các lực lượng có liên quan còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất và

các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt đợng bồi dưỡng cịn hạn chế, đặc biệt là
các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho rèn luyện các kỹ năng sư phạm, kỹ năng
chuẩn bị và tiến hành bài giảng tích cực, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
cịn khó khăn.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỂ XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC
THỰC CHẤT

Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học
Lao động - Xã hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan
khác nhau; do vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên của Nhà


772

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trường phải đảm bảo có hệ thống, đồng thời cần kế thừa những hình thức, biện
pháp bồi dưỡng đã có hiệu quả. Từ những hạn chế được rút ra phần trên, nhóm
nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thứ nhất, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở trường Đại học Lao
động - Xã hội đảm bảo gắn với thực tiễn và thiết thực. Căn cứ tình hình thực tiễn của
Nhà trường về mọi mặt cũng như những trình độ, năng lực về nghiệp vụ sư phạm hiện
có của giảng viên để đề xuất và thực thi các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, tạo sự chuyển biến, tiến bộ nhất định về tay nghề
sư phạm của mỗi giảng viên sau khi được bồi dưỡng. Trong quá trình tiến hành kế
hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cần tính tốn kỹ các
yếu tố bảo đảm như thời gian, tài liệu, vật chất, kinh phí hợp lý, tiết kiệm; hoàn thành
kế hoạch bồi dưỡng, đạt được mục tiêu, chất lượng của đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên. Hiệu quả của bồi dưỡng là các giảng viên có tiến bộ thật sự về

kiến thức sư phạm, kiến thức chuyên môn giảng dạy, phương pháp sư phạm; qua đó
tiến hành các nhiệm vụ dạy học được giao tốt hơn, tự tin hơn.
Thứ hai, kế hoạch hóa nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên ở Nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở bậc đại học. Nhà trường
cần làm tốt cơng tác kiểm tra rà sốt nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên hàng năm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên dài hạn, có tầm nhìn chiến lược, khả thi cao và động viên, khuyến khích,
bố trí nhân sự hợp lý để dành thời gian cho các giảng viên có thời gian tham gia bồi
dưỡng, học tập. Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở các khoa
và tổ bộ môn phải xác định rõ phạm vi nội dung bồi dưỡng, quy trình tiến hành bồi
dưỡng và không trùng lặp với nội dung bồi dưỡng giảng viên của Nhà trường. Có chế
độ khen thưởng kịp thời thỏa đáng với những người có thành tích trong nghiên cứu
khoa học, khuyến khích giảng viên tham gia tích cực hoạt động này để nâng cao trình
độ chun môn.
Thứ ba, bảo đảm các điều kiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên. Nhà trường cần tăng cường trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
tạo điều kiện cho giảng viên giảng dạy có chất lượng tốt, học viên hứng thú tham gia
học tập. Tăng cường nguồn kinh phí nhất định để mua các tài liệu cần thiết về nghiệp
vụ sư phạm, tài liệu về chuyên ngành giảng dạy để cho các giảng viên tham khảo, tự
nghiên cứu.
Thứ tư, tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng
viên. Các khoa giáo viên, bộ môn cần tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn,


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

773

qua đó để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên một cách có hiệu quả. Lấy
bộ môn là đơn vị trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun nơn, nghiệp vụ sư

phạm cho giảng viên. Giảng viên cần xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu của
cá nhân và quyết tâm thực hiện kế hoạch. Xây dựng động cơ, thái độ tự học tập đúng
đắn, tự giác.
Thứ năm, chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả và giám sát hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Nhà trường, cơ quan quản lý bồi dưỡng cần tổ
chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cả
mặt ưu điểm và hạn chế để mỗi bộ phận có trách nhiệm thực hiện tốt hơn. Sử dụng kết
quả đánh giá thành tích tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trong
đánh giá thành tích hoạt động chuyên môn và trong thi đua năm học để phát huy vai
trò của bồi dưỡng.
Thứ sáu, quản lý hoạt động của các chủ thể và phối hợp chặt chẽ các lực lượng
tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Nhà trường cần có chiến lược
quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng
giảng viên một cách khoa học làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm cho giảng viên của Nhà trường phải xây dựng được cơ chế quản lý nhân sự
thống nhất, trong đó có cơ chế quản lý; xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chuẩn chất
lượng, chuẩn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên.
5. KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển của Nhà trường, muốn nâng cao chất lượng đào tạo,
chất lượng cơng tác chun mơn địi hỏi phải nâng cao năng lực của đội ngũ giảng
viên. Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội. Mỗi đề xuất đều hướng tới nâng cao và
phát triển hơn nữa chất lượng đào tạo của Nhà trường. Để thực hiện đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết 29 không phải là một việc đơn giản
trong thời gian ngắn. Nhưng với một số đề xuất trên, nhóm nghiên cứu hy vọng
chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tăng lên từ đó là tiền đề để thực hiện
“Nền giáo dục thực chất” theo tinh thần Nghị quyết 29 và định hướng từ Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW Đại hội Trung ương 8 khóa XI,
Về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.


774

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 20112020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ, Hà Nội.
4. Đại học Lao động - Xã hội (2015), Nghị quyết của Đảng ủy Trường lần thứ XXIV (2015-2020),
Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
5. Đại học Lao động – Xã hội (2017), Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Lao động – Xã hội,
Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
6. Đại học Lao động – Xã hội (2019), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
7. Đại học Lao động – Xã hội (2020), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung
năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, NXB Giáo
dục, Hà Nội



×