Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng nghệ thuật truyền thống địa phương trong thiết kế nội thất tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.21 KB, 6 trang )

ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG
TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Phương Duyên, Đỗ Thị Thanh Thảo, Tơn Thất Minh Nhật,
Nguyễn Thái Hồng Thương, Đặng Thanh Phú
Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hịa

TĨM TẮT
Việt Nam nổi tiếng với các giá trị văn hóa và chất liệu truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông
Hồ, tranh trúc chỉ,... hay những làng nghề thủ cơng như đan tre, thổ cẩm,... mang đậm tính dân tộc và văn
hóa bản địa. vận dụng truyền thống chính là cầu nối đến với các giá trị mới. khai thác các giá trị vật thể và
phi vật thể như phong tục, lễ hội, nghệ thuật dân gian cũng như cách ứng dụng, nguyên liệu, kỹ thuật sản
xuất truyền thống vào các thiết kế đã góp phần đến việc bảo tồn và quảng bá văn hóa địa phương.
Từ khóa: làng nghề, thủ công, nghệ thuật truyền thống, làng nghề địa phương.
1. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG:
Gốm Bát Tràng, tranh trúc chỉ, tranh Đông Hồ, thổ cẩm, nghề đan tre,... của người Việt Nam đã và đang
từng ngày gây tiếng vang không chỉ trong nước, bởi chúng là những loại hình nghệ thuật thủ cơng mang
đậm nét văn hóa bản địa và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Điểm chung nổi bật nhất là tất cả những sản phẩm thủ công là đều được làm bằng tay, thể hiện rõ rệt tài
năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ, bên cạnh đó, hầu hết nguyên liệu tạo thành những
sản phẩm thủ cơng đẹp mắt đó đều đến từ thiên nhiên như cây mây, cây tre, vải từ sợi bông thô, sợi lanh,
men gốm khai thác từ dòng nước, ngay cả màu sắc cũng được ông cha ta tinh lọc từ cây cỏ như đen (than
xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),... Chính điều đó đã
giải quyết những vấn đề tồn cầu như vấn đề về mơi trường, khí hậu, sức khỏe người tiêu dùng.
1.1 THỔ CẨM - NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO TỪ DÂN TỘC THIỂU SỐ.
Thổ cẩm là sản phẩm của ngành dệt may thủ công truyền thống. Kỹ thuật dệt vải thổ cẩm ra đời cùng với
lịch sử của từng dân tộc thiểu số tại Việt Nam và trải qua hàng nghìn năm mài dũa. Khác với các sản phẩm
công nghiệp, thổ cẩm thủ công vô cùng độc đáo vì mỗi dân tộc thiểu số Việt Nam lại có những màu sắc
họa tiết riêng. Mỗi tấm vải thổ cẩm làm ra đều cần chi phí và thời gian vì đặc trưng nguyên liệu tự nhiên
và kỹ thuật dệt tay của mỗi người thợ.
Thổ cẩm được ưa chuộng trong phong cách Bohemian bởi nét sống động và có chút “hoang dại” cùng


“cuồng nhiệt”, bên cạnh đó, thổ cẩm cịn mang theo sự cổ xưa, cổ điển, lại có tính nghệ thuật cực cao Dù
được mang vào thiết kế phong cách Địa Trung Hải hay Đông Dương, thổ cẩm đều làm toát lên sự lãng mạn,
959


hài hòa đầy sức sống. Với mỗi phong cách Âu - Á khác nhau, thổ cẩm đều có thể làm điểm nhấn đặc trưng
do hoa văn thổ cẩm có lịch sử lâu dài, trải rộng trên nhiều lãnh thổ. Cũng chính vì vừa đủ mới lạ, vừa đủ
xưa cũ mà thổ cẩm phù hợp với cả thế hệ trung niên và thanh niên. Họa tiết thổ cẩm lên ngôi suốt những
năm 2015- 2017, trong cả thời trang và nội thất.
Vải thổ cẩm của người H’Mông được đưa vào bộ sưu tập gối của nhà thiết kế Amber Lewis, đứng bên cạnh
những kĩ thuật dệt may thủ công từ khắp nơi trên thế giới như vải nhuộm bùn chàm của người Mali, vải
Kili của người Thổ Nhĩ Kỳ, vải in tay của người Ấn Độ,...
Có lẽ đã đến lúc để chúng ta tự tin phối những chiếc gối, thảm bằng vải thổ cẩm thủ cơng của chính đồng
bào mình tạo ra để làm đẹp ngơi nhà của mình cũng là để góp phần giữ gìn một ngành nghề thủ cơng truyền
thống giàu tính nghệ thuật và đậm đà bản sắc.

hình 1
1.2 TRANH ĐƠNG HỒ - TINH HOA VĂN HĨA DÂN GIAN VIỆT.
Tranh Đông Hồ là loại tranh dân gian được in khắc gỗ đã có từ lâu đời. Tranh có nguồn gốc từ làng Đông
Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dòng tranh này được phát họa dựa trên các sự kiện
lịch sử hoặc các hoạt động sinh hoạt, lễ hội của con người. Tranh Đông Hồ là một dịng tranh dân gian đặc
sắc. Kỹ nghệ tranh Đơng Hồ được in từ nhiều tấm ván khác nhau, như ván khắc gỗ, và tương ứng với mỗi
mẫu ván lại có một màu sắc riêng biệt. Khơng chỉ có những đặc điểm đặc biệt về đường nét và bố cục, nét
dân gian của tranh Đơng Hồ cịn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là
giấy điệp: nguyên liệu là vỏ con sò điệp nghiền nát, trộn với hồ rồi dùng chổi lá thơng qt lên mặt giấy in
đặc biệt.
Trước đây, khó có thể tìm thấy tranh Đơng Hồ thật sự trong những thiết kế Tấy phương, hiện đại và tối
giản, bởi những bức tranh Đông Hồ mang theo sự mọc mạc giản dị như hình ảnh trị chơi dân gian, con
trâu, giếng nước. Di sản văn hóa quý giá này phù hợp với những không gian mang hơi thở làng quê miền
Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian, những nhà thiết kế đã mang những bức tranh vào phong cách

960


Đông Dương sang trọng hơn, thể hiện sự cổ điển và giá trị của một sản phẩm thủ công được trao chuốt bởi
bàn tay của những nghệ nhân, họa sĩ lành nghề nhất.
Những giá trị độc đáo của những bức tranh Đông Hồ sẽ đưa các bạn về khoảnh khắc bình lặng nhất của
tâm hồn. Vẻ đẹp đó chẳng làm mất đi sự trang trọng, hiện đại và cao quý cho khơng gian phịng khách nhà
bạn. Thậm chí cịn giúp gia đình bạn giáo dục thế hệ sau biết quý trọng, biết gìn giữ nét đẹp truyền thống
đang có xu hướng mài mịn hiện nay.

hình 2
1.3 GỐM SỨ BÁT TRÀNG - SANG TRỌNG VÀ CỔ ĐIỂN.
Nhắc đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam không thể thiếu cái tên Gốm Bát Tràng. Làng gốm
Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng
với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng
là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các
dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu.
Đây cũng là điểm làm gốm sứ Bát Tràng nổi bật trên những thương hiệu gốm sứ từ trước đến nay. Không
thể bàn cãi về những hoa văn được vẽ hoặc khắc thủ công bởi nghệ nhân của gốm sứ Bát Tràng, có những
mẫu gốm sứ độc bản được đánh giá như di sản.
Nhiều năm gần đây, xu hướng trang trí nội thất bằng các vật phẩm gốm sứ sang trọng, đẹp mắt đang rất
được ưa chuộng và sử dụng phổ biến bởi giá trị nghệ thuật và chất lượng vượt trội của dòng sản phẩm mang
chất liệu thân thiện với môi trường, vừa bền đẹp vừa có giá trị phong thủy cao này.
Theo quan niệm phong thủy, lộc bình hay bình hút lộc gốm sứ được hình thành từ Đất – Lửa – Nước, hội
tụ tinh hoa của Đất Trời, ngũ hành tương sinh tương khắc, có các cơng dụng thu hút tài lộc, giữ may mắn,
tạo vượng khí cho gia chủ.

961



Bên cạnh những vật phẩm được nêu ở trên thì những bức tượng gốm sứ được khắc họa hình ảnh các nhân
vật nổi tiếng trong lịch sử hay các vị thần linh, bộ tứ linh, 12 con giáp vô cùng sinh động thủ công bằng tay
cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng khi có nhu cầu mua sắm các vật phẩm gốm sứ trang
trí nội thất phịng khách.
Tuy có rất nhiều dịng sản phẩm gốm sứ trang trí nội thất từ quốc nội và cả những dòng sứ ngoại nhập,
nhưng thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn chiếm lĩnh thị trường và giữ vị thế ưu tiên nhất trong lòng
người tiêu dùng tại Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua. Gốm sứ Bát Tràng phù hợp để sử dụng như đồ gia
dụng, làm đồ thờ cúng hay trang trí nội thất, với giá thành đa dạng, nhiều màu sắc, hoa văn trải dài từ truyền
thống đến hiện đại,

Hình 3
1.4 TRANH TRÚC CHỈ: LẠ MÀ QUEN.
Nghệ thuật trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới đến từ Huế, Việt nam do Họa sĩ Phan Hải Bằng - giảng
viên ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế cùng cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên. Bằng cách kết hợp nghề giấy thủ
công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa.
Xuất phát từ ý niệm là làm cho giấy có thêm khả năng: thốt khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác
phẩm độc lập. Tranh trúc chỉ là những bức tranh được từ “giấy tre”. “Trúc” ở đây là cây tre, cây trúc, và
“Chỉ” là giấy. Những bức tranh này cực kì nổi bật khi kết hợp với ánh sáng, đây là điều đặc biệt khác hẳn
các loại giấy thơng thường. Hàng nghìn bức tranh trúc chỉ khi ra đời đã không giống nhau, mỗi bức là một
tác phẩm nghệ thuật bởi sự sáng tạo của nghệ nhân làm ra nó. Mỗi loại tre, trúc khi sử dụng sẽ cho một
hiệu quả và sinh ra một loại giấy khác nhau.
Họa sĩ Phan Hải Bằng cũng chia sẻ với mọi người :”Trên cơ sở quy trình làm giấy dó truyền thống, tơi dùng
ngun liệu tre thay thế nguyên liệu vỏ dó để tạo nên loại giấy này“.
Mọi hoa văn và hình ảnh sẽ được tạo bằng cách dùng bút nước vẽ lên tấm giấy vừa ép khô xong và vẫn cịn
ẩm, sau đó mới đem đi phơi thật khô. Điều đáng phải nhắc đến là các sản phẩm giấy trúc chỉ là các độc bản,
962


nghĩa là chỉ có 1 bản duy nhất được tạo ra, bạn sẽ khơng thể tìm đâu ra một bản giấy thứ hai như vậy. Các

họa tiết trên giấy là họa tiết in chìm, mang nét nghệ thuật riêng biệt. Sau đó các họa sĩ sẽ dùng loại giấy này
để tạo ra các sản phẩm tranh trúc chỉ, hoặc các sản phẩm mỹ nghệ khác như: Túi xách, giấy in tranh, giấy
viết thư pháp và hàng chục loại hàng mỹ nghệ khác.
Tranh trúc chỉ hiện nay rất phổ biến và được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất: các vách ngăn trúc chỉ
nghệ thuật cao cấp được ưa chuộng trong những cơng trình nhà ở lớn hay khách sạn phong cách Á Đông.
Tranh trúc chỉ được dùng để trang trí nội thất khơng gian phịng thờ, bàn thờ, phịng khách… Tranh trúc
chỉ tăng tính thẩm mỹ cho khơng gian nội thất thêm phần sang trọng, hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền
thống văn hóa dân tộc.
1.5 NỘI THẤT BẰNG MÂY TRE - NÉT TRUYỀN THỐNG TRONG NỘI THẤT HIỆN ĐẠI.
Trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay nghề làm mây tre đan vẫn ngày càng khởi sắc và đạt được
chỗ đứng nhất định và ngày càng cải thiện về chất lượng sản phẩm, các chủng loại, đa dạng về kiểu dáng,
mẫu mã, màu sắc, với rất nhiều các chi tiết mới lạ , độc đáo, tinh xảo.
Nội thất mây tre tưởng chừng có phần xưa cũ, thế nhưng trong những năm trở lại đây nội thất mây tre đang
là xu hướng yêu thích, được nhiều người lựa chọn và là món đồ decor độc đáo, mang sự giản dị, mộc mạc
nhưng cũng rất nghệ thuật giúp không gian sống trở nên ấm áp mà vẫn tạo nét riêng biệt, đầy tính thẩm mỹ.
Hay nói cách khác đó là sự pha trộn giữa nét đẹp đương đại và truyền thống.
Mang trong mình nét trang nhã của thiên nhiên, nhẹ và dễ sắp xếp, giá thành thấp lại nhiều mẫu mã, chính
nhờ những ưu điểm nổi bật này mà đồ dùng nội thất từ dây mây được nhiều gia chủ lựa chọn khi bày trí,
mang lại cho chúng ta rất nhiều sự thú vị trong trang trí, tạo nên khơng gian sống thêm phần sinh động,
xanh và hịa hợp với thiên nhiên.
Tuy là đồ nội thất tốt trong nhà nhưng bạn phải cẩn thận bảo quản trong thời tiết có độ ẩm cao hoặc ánh
nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chúng.
Đồ mây đan tre từng bị cho là lỗi mốt ở Việt Nam, nhưng chúng chưa từng hạ nhiệt trên thế giới bởi vẻ đẹp
mộc mạc cùng tính thiết thực và giá thành mềm. Giờ đây, đồ thủ công được làm từ nguyên liệu thực vật
này đã quay trở lại với những thiết kế trẻ trung hơn, đi cùng với những chất liệu hiện đại và thân thiện hơn
kết hợp với vải sợi tổng hợp hay da trong hình hài những chiếc sofa thư giãn, hoặc được sử dụng trong thiết
kế những set bàn trà style Homestay Đà Lạt, hay đơn giản là những chiếc đèn chiếu sáng trang trí gợi cảm
giác ấm cúng của những căn nhà đồng quê trong tuổi thơ,...
2. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI MANG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO THIẾT KẾ NỘI THẤT.
Dù có những dấu hiệu trỗi dậy, nhưng việc đưa những ngành nghề thủ công mỹ nghệ trở lại vẫn đang gặp

rất nhiều khó khăn.
Thủ cơng trong thời đại cơng nghiệp hóa.

963


Nghề thủ công truyền thống thể hiện rõ bản sắc của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nghề
thủ công truyền thống không những phải giữ được hồn cốt, mà cịn phải sáng tạo để tìm chỗ đứng cho thị
trường. Để đảm bảo nguồn thu, nhiều chủ cửa hàng đã công nghiệm những sản phẩm thủ công đầy màu sắc
đó. Chính điều này đã làm một nhiều mặt hàng thủ công mất đi chất lượng, giá trị cốt lõi, và làm thui chột
đi những ngành nghề thủ công quý giá này.
Nếu phải lựa chọn cho thiết kế nội thất, khơng thể phủ nhận rằng, chỉ có những cơng trình lớn, ưu tiên việc
thể hiện bản sắc dân tộc hoặc sử dụng những di sản mới đầu tư vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao
cấp như thổ cẩm dệt tay, gốm Bát Tràng cao cấp hay tranh Đơng Hồ, trúc chỉ,...
Hiện nay, nước ta đang tích cực bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc qua những chính sách hợp
lý như: ngày càng nhiều những cuộc thi Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam, Designed by Vietnam,...
khuyến khích những nhà thiết kế trẻ đưa thổ cẩm, cũng như những ngành nghề thủ công truyền thống bản
địa vào thiết kế hiện đại. Đáng mừng thay, tất cả những nỗ lực đó đã nhận lại khơng ít phản hồi tích cực từ
cộng đồng.

964



×