Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vẻ đẹp gây nhiều tranh cãi của trang phục nữ thời Victoria

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.78 KB, 7 trang )

VẺ ĐẸP GÂY NHIỀU TRANH CÃI CỦA TRANG PHỤC NỮ THỜI
VICTORIA
Nguyễn Tô Ngọc Trăm và Mai Quỳnh Như
Khoa Kiến trúc – Mỹ Thuật, Trường đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên
TĨM TẮT
Nữ hồng Victoria là người đã cai trị một đế chế khổng lồ trong suốt một thời gian dài. Không chỉ cải cách
kinh tế và chính trị của nước Anh mà bà còn là người tạo ra xu hướng trang phục thế giới và điều đó cịn ảnh
hướng đến tận ngày nay. Những chiếc váy có hình đồng hồ cát với vịng eo siêu nhỏ, váy nhiều lớp bồng
bềnh,cổ áo khoét sâu phóng khống,corset,crinoline,phụ kiện làm bằng cơn trùng,hay màu xanh chết chóc Paris
Green là những điều đặc biệt của trang phục nữ trong thời kỳ Victoria. Có rất nhiều yếu tố độc đáo được nhiều
nhà thiết kế yêu thích và lấy làm cảm hứng cho đứa con tinh thần của mình.
Từ khóa: Corset,phụ kiên,thế kỷ XIX,trang phục nữ, Victoria.
1. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TRANG PHỤC
1.1 Văn hóa
Khi nữ hoàng Victoria lên ngôi năm 1837, bà đang tràn đầy niềm vui tuổi trẻ và rất thích những món thời
trang thịnh hành.Thời gian trị vì của nữ hồng kéo dài 63 năm. Các lựa chọn về trang phục của nữ hoàng
mang lại ảnh hưởng rất lớn đối với thần dân của mình. Phụ nữ thời kỳ đó bắt đầu bắt chước người ca trị trẻ
tuổi,muốn mang phong cách trang phục của mình đến gần hơn với hình ảnh của nữ hồng Victoria. Thời kỳ
này chứng kiến nhiều sự thay đổi trong thời trang như phong cách,công nghệ thời trang và phương thức phân
phối.

Hình 1: Nữ hồng Victoria (1819-1901)
1.2 Tính thẩm mỹ

1003


Trong thời kỳ Victoria,vịng eo nhỏ là điển hình cho cái đẹp. Người ta điên cuồng đến mức không ngại gây
nguy hiểm cho bản thân để có được vịng eo họ cho là đẹp nhất. Quần áo bị thít chặt đến nỗi việc thở cũng trở
nên thật khó khăn,thậm chí làm một số phụ nữ bị gãy xương sườn. Ngoài vịng eo nhỏ ,phụ nữ muốn làm phần


hơng lớn hơn bao giờ hết để làm nổi bật vòng eo của mình. Váy lót lúc bấy giờ được thiệt kế để nâng phần
mông lên cao hơn.
1.3 Khoa học kỹ thuật
Trong thời kỳ nữ hồng Victoria cai trị ,cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đang tiến triển đều đặn.Phụ nữ làm việc
trong lĩnh vực tư nhân và gia đình khơng cần làm việc lao động phụ giúp chồng hay anh em như những thế kỷ
trước. Vai trò của nữ giới trong thời kỳ này được xác định rõ ràng và sự phụ thuộc của phụ nữ vào đàn ông
được coi là một điều hiển nhiên.Trang phục phản ánh lối sống mới của phụ nữ,ngày càng ít vận động nên trang
phục khơng cịn mục đích thực dụng nữa. Những tiến bộ của cơng nghệ khơng chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế
cịn mang lại sự thay đổi lớn đối với thời trang.
Những năm 1830,xuất hiện đường viền tóc ngựa trở thành biểu tượng cho địa vị xã hội.
Những năm 1850,sự đổi mới của đường viền lồng nhân tạo. Phụ nữ khơng cịn phải mặc quá nhiều lớp váy lót.
Những năm 1870,phụ nữ bắt đầu thích trang phục có hình dáng mảnh mai. Một loại áo giáp che thân chức năng
tương tự như nịt ngực được phát minh.
1.4 Xã hội
Xã hội thời Victoria được tổ chức theo thứ bậc.Trang phục được xem như thứ thể hiện địa vị của người phụ
nữ trong xã hội do đó trang phục sẽ bị phân biệt theo tần lớp. Phụ nữ ở tâng lớp thượng lưu thường sẽ một
chiếc ao nịt ngực có dây buộc và kết hợp một chiếc váy được trang trí bằng nhiều hàng thêu. Phụ nữ trung
lưu cũng ăn mặc với phong cách tương tự tuy nhiên các đồ trang trí sẽ khơng quá xa hoa
1.5 Tín ngưỡng
Ở Anh, màu đen là màu trang tóc cho những người đã khuất. Quan hệ càng gần thì thời gian để tang và mặc
đồ đen càng lâu. Qua mỗi giai đoạn thì người để tang sẽ mặc trang phục ít màu đen hơn. Đến cuối cùng màu
sắc thay thế bằng màu oải hương và hoa cà.
2. CÁI NHÌN KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC NỮ
2.1 Cấu tạo

1004


Một chiếc váy trong thời đại Victoria bao gồm hai phần riêng biệt : vạt áo và chân váy


Hình 2+3: Trang phục của phụ nữ thời đại Victoria
Để có độ bồng bềnh cho những chiếc váy cần đến một thứ phụ kiện gọi là Crinoline.

Hình 4: Hình dáng của Crinoline

Hình 5: Cấu tạo của Crinoline

Sự phát triển của máy may vào đầu những năm 1850 là một trong những phát kiến quan trọng nhất của thế kỷ
19 vì nó dẫn đến việc sản xuất hàng loạt quần áo bao gồm cả đồ lót.
Vào thời gian này, người ta có xu hướng thích những chiếc váy càng rộng, càng bồng bềnh càng tốt.Tuy
nhiên, khơng có đủ lơng ngựa để làm crinoline và đến tháng 6 năm 1856, người ta đã sáng tạo ra những chiếc
crinoline làm từ thép định hình. Đây là một phát minh đột phá của ngành thời trang lúc bấy giờ.
2.2 Vẻ đẹp độc hại

1005


Trang phục nữ phải mặc nhiều lớp vải và cả một cái lồng kim loại rất to mang đến nhiều bất lợi. Vì thế khi
muốn giải quyết nhu cầu mà phải cởi hết đồ ra sẽ rất bất tiện. Cuối cùng thì trên đồ lót của họ có một lỗ. Nó
đi trái ngược hồn tồn với mục đích thật sự của quần lót

Hình 6: Sự bất tiện của trang phục

Hình 7: Chiếc quần lót “đặc biệt” dành cho nữ giới

Áo nịt ngực (corset) của họ chặt đến nỗi gây ra teo cơ, thay đổi hình dạng của xương ngực và thay đổi vị trí
nội tạng.

Hình 8: So sánh cơ thể người


Hình 9: Hình dáng chiếc corset

bình thường và phụ nữ dùng corset
Hỗn hợp nhuộm ra màu vải xanh sang trọng được gọi là Paris Green cũng là sắc tố được dùng để sản xuất sơn
tường. Nhiều công nhân đã chết sau khi tiếp xúc với asen nhưng phải mất một thời gian dài họ mới biết được
mối nguy hiểm của loại hóa chất đó. Loại hóa chất này có màu xanh rất đẹp nhưng khi tiếp xúc với nước, nó
sẽ tiết ra một chất hóa học gây chết người.

Hình 10: Trang phục nhuộm xanh được ưa chuộng

Hình 11: Hố chất Paris Green
1006


Ở thời kì này,màu xanh được xem là màu tao nhã,quý phái, màu trắng thì là màu của trẻ sơ sinh còn màu đỏ
là màu của sự mạnh mẽ.
2.3 Phụ kiện, trang sức
Có một thời điểm, người Victoria chuộng mốt trang trí váy bằng cánh của bọ cánh cứng.

Hình 12: Bộ trang phục được trang trí

Hình 13: Cánh bọ cánh cứng được trang trí tỉ mỉ trên vải

bằng cánh bọ cánh cứng
Xu hướng nghịch lý này bắt nổi lên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp như cách người ta muốn cảm nhận
gần gũi với thiên nhiên. Việc đeo một con bọ cánh cứng sống trong một chiếc lồng nhỏ quanh cổ được cho là
hợp mốt và thời trang, những con bọ thường được nạm kim loại quý và đá quý hiếm. Ở những nơi khác, một
số người đặt đom đóm trên tóc, trong khi những người khác đi xa đến mức khâu chúng trực tiếp vào một
chiếc váy.


Hình 14+15: Trang sức được làm từ cánh bọ cánh cứng

1007


Khi Hoàng tử Albert đột ngột qua đời vào năm 1861, những ảnh hưởng đối với Vương quốc Anh là rất lớn.
Sự kiện này đã sinh ra nỗi ám ảnh của thời đại Victoria với tình cảm, ảnh hưởng đến sự gia tăng của các phụ
kiện mang tính kỷ niệm. Châm ngịi cho xu hướng trang sức tóc trong thời gian này. Đính tóc vào trang sức
đã trở thành một hoạt động tương tự như đan móc với các nghệ nhân làm trâm cài, bơng tai.

Hình16+17: Các phụ kiện mang tính kỷ niệm gia tăng sau sự qua đời của Hoàng tử Albert
Giày của phụ nữ vào đầu thời kỳ Victoria rất hẹp và khơng có đế, bằng sa tanh màu đen hoặc trắng. Đến
những năm 1850 và 1860, chúng rộng hơn một chút với phần gót thấp và được làm bằng da hoặc vải. Những
đôi bốt buộc dây hoặc cài cúc dài đến mắt cá chân cũng rất phổ biến. Từ những năm 1870 đến thếkỷ 20, gót
cao hơn và ngón chân nhọn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AO (2020) The Iconic Women’s Fashion of the Victorian Times
/>2. http://victorian-er />3. Các giai đoạn lịch sử trong thời trang: Thời trang nhiếp chính – Thời trang Victoria( 2014)
/>4. Victorian fashion
/>5. Victoria của Anh
/>6. Minh Minh (2020) 8 kiểu thời trang đẹp nhưng độc hại trong thời đại Victoria
/>7. Nhịp sống Việt (2020) Bức ảnh khiến nhiều người hiểu lầm cô gái bị bạo hành nhưng ẩn chứa sự thật về
thứ trang phục "Tử thần" từng giết chết gần 3.000 phụ nữ
1008


/>8. Lệ Lin (2020) 10 điều thú vị về thời kì Victoria tại Anh (P.1)
/>9. e/vi/victorian-era
10. Phong cách ăn mặc thời Victoria
/>

1009



×