Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) triết học mác lênin đề tài BODY SHAMING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.15 KB, 16 trang )

BÌA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HCM

Mơn học: Triết học Mác - Lênin
Đề tài:

BODY SHAMING
Giảng viên: Th.S Đỗ Văn Vinh
Thực hiện: Nhóm 6 (K58A)
1/15


DANH SÁCH SINH VIÊN LÀM TIỂU LUẬN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

2/15


MỤC LỤC


BÌA...................................................................................................................................................................1

DANH SÁCH SINH VIÊN LÀM TIỂU LUẬN................................................................2
MỤC LỤC........................................................................................................................................................3
BODY SHAMING.....................................................................................................................................4
I.

Giới thiệu chung...................................................................................................................................4

II.

Khái niệm về body shaming.................................................................................................................5

III.

Nguyên nhân hình thành nên body shaming..................................................................................6

IV.

Body shaming dưới góc nhìn của 6 cặp phạm trù trong Triết học..................................................7

V.

Tác động của body shaming.................................................................................................................9

VI.

Thực trạng về body shaming.........................................................................................................11

VII.


Hướng giải quyết............................................................................................................................11

VIII.

Tổng kết..........................................................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 15

3/15


Triết học Mác- Lênin

BODY SHAMING
I.

Giới thiệu chung

Khi giá trị thật của một con người trở nên mờ nhạt trước vẻ bề ngồi của họ, khi những
lời bình phẩm về ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh khiến con người lâm vào tình trạng tự
ti, thậm chí là trầm cảm,… đó chính là những gì được gây ra bởi một xã hội “tôn thờ” mù
quáng và luôn chạy theo những tiêu chuẩn cái đẹp.
Mỗi người sinh ra đều khơng có quyền chọn cho mình một ngoại hình lý tưởng. Họ sẽ
sống và trải nghiệm theo cách riêng của mình, cho đến một ngày, họ nhận thức được
những lời phán xét, chỉ trích về ngoại hình, tâm lý chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến
một số thay đổi và biến động nhất định trong cuộc sống tương lai, tùy theo cách mà họ
vượt qua những lời như thế.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, sự kết nối không ngừng diễn ra; trong cuộc
sống hàng ngày chúng ta thường bắt gặp những câu nói như:

“ Dạo này, cơ ta béo nhỉ ?”
“ Sao anh ta không đi phẫu thuật thẩm mỹ đi, nhìn cái mặt mà nuốt khơng trơi ln
á!” Hay “ nó xấu thế mà cũng làm diễn viên cơ à?”
Những câu nói trên tưởng chừng chỉ xuất hiện đâu đó trên mạng xã hội, nhưng có một sự thật
là chúng dường như đang trở thành một phần “không thể thiếu” trong cuộc sống của nhiều
người. Đôi khi đó chỉ là lời nói vu vơ, đơi khi là miệt thị gay gắt nhưng tất cả đều có một
điểm chung là việc lấy ngoại hình làm thước đo. Ta có thể thấy, quan niệm ngoại hình đẹp
xấu vốn có từ lâu không những không mất đi mà ngược lại, nó có vẻ càng ngày càng trở
thành một vấn đề mang tính báo động. Tất cả chúng ta đều rõ ràng, ai sinh ra chẳng muốn
xinh đẹp, thu hút. Thật trớ trêu khi một số người lại được sinh ra với một hình hài khơng
được như mong muốn, khơng những thế, họ lại còn bị mọi người xung quanh kỳ thị,

4/15


Triết học Mác- Lênin
chỉ trỏ,… . họ được hình dung bằng các từ ngữ khiếm nhã, bị giễu cợt, thậm chí là xúc
phạm chỉ vì ngoại hình khơng mấy hồn hảo. Đó được gọi là body shaming.
Nạn nhân của body-shaming bao gồm cả người già, người trẻ, nhưng phần lớn là các thanh
thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển. Người càng nổi tiếng càng dễ nhận được những lời
bình phẩm tiêu cực từ khắp nơi, đặc biệt khi bị “antifan” chỉ trích, tính sát thương sẽ nhân lên
gấp bội. Nói về vấn đề này thì câu chuyện của Nick Vujicic là một điển hình, anh bị những
người xa lạ cho đến bạn bè, thầy cơ của mình trêu chọc, bắt nạt vì có ngoại hình khác biệt.
Anh tìm cách giày vị bản thân, thậm chí là tự tử khi ln phải nghe những lời nói như "Mày
là đồ qi vật", "Chết đi con thú kỳ lạ"…. Anh đã phải vật lộn với sự lời nói

cay nghiệt đó trong suốt những năm tháng tuổi thơ và cho đến khi trưởng thành, anh vẫn
luôn chiến đấu chống lại sự kỳ thị từ cuộc sống xung quanh.
II.


Khái niệm về body shaming

Theo từ điển Macmillan, body shaming (hay body-shame) là hành động chỉ trích người
khác, thường dựa vào việc người đó q béo hoặc quá gầy. Trong nghiên cứu Bodyshame: Conceptualisation, Research and Treatment (Gilbert & Jeremy, 2002), các tác giả
đã đề cập đến body-shame như là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và chức năng
của cơ thể. Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (Szymanski, D. M.,
Moffitt, L. B., & Carr, E. R., 2011), body-shame được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ
việc so sánh bản thân với một tiêu chuẩn văn hóa.
Một cách khái quát, body shaming là một thuật ngữ tiếng Anh mang nghĩa là “miệt thị
ngoại hình”. Đây là một hình thức phán xét, chê bai, thậm chí là chế giễu vẻ bề ngồi của
một ai đó. Mặt khác, body shaming được biểu hiện thơng qua cử chỉ kém văn hóa, những
lời nói khó nghe, dè bỉu với mục đích hạ thấp ai đó.
Body shaming cịn có cách hiểu thứ hai, đó là suy nghĩ mặc cảm, tự ti về cơ thể khi so
sánh bản thân với chuẩn mực cái đẹp của xã hội. Đơi khi, điều này cịn nghiêm trọng hơn
việc bị người khác chỉ trích.

5/15


Triết học Mác- Lênin
Body shaming hoàn toàn khác với việc nhận xét, góp ý về ngoại hình của một ai đó.
Body shaming là hành động mang mục đích tiêu cực, trong khi đó, việc góp ý về ngoại
hình xuất phát từ thiện chí mong muốn người đó sẽ khắc phục khiếm khuyết để trở nên
hoàn thiện hơn. Trên phương diện khác, có thể thấy rằng khoảng cách giữa body shaming
và những lời trêu đùa đối với bề ngoài của người khác thật sự rất mong manh. Đùa giỡn,
trêu chọc ngoại hình sẽ khơng gây ra hậu quả gì nếu việc đó xảy ra giữa những người
thân thiết với nhau, hiểu nhau và người nghe không mảy may bận tâm về nó. Tuy nhiên,
việc đem ngoại hình của người khác ra bàn luận và khiến họ cảm thấy khó chịu, tổn
thương thì đó chính là body shaming.
III.

1.

Ngun nhân hình thành nên body shaming
Quan điểm của người chỉ trích về vẻ đẹp con người

Đây là điều kiện cần có để xảy ra body shaming. Cái đẹp có hai dạng, đó là vẻ đẹp bên
trong và vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nhiên, đa phần mọi người coi trọng về vẻ đẹp bên ngoài
nhiều hơn. Do đó, họ ít quan tâm đến vẻ đẹp bên trong mà lấy vẻ đẹp bên ngoài để làm
thước đo, đánh giá một người.
2.
Người chỉ trích khơng nghĩ từ ngữ của mình có thể gây tổn thương người
khác
Đây là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người dễ dàng bng lời gièm pha về
ngoại hình của người khác. Đơi khi vài câu nói đùa giỡn, chọc ghẹo về ngoại hình để vui
lại gây tổn thương rất lớn mà ta không hề biết. Trường hợp này khá phổ biến ở bạn bè,
người thân của chúng ta.
3. Sự kết nối giữa người với người thông qua internet
Lý do này nghe tuy hơi lạ nhưng đây cũng là lý do rất phổ biến khiến sự miệt thị về ngoại
hình xuất hiện nhiều hơn. Thông thường, con người ta cần một vài điều kiện nhất định để
có thể bng lời miệt thị ngoại hình trước mặt người khác, nhưng giờ chuyện ấy đã có thể
dễ dàng thực hiện chỉ với một chiếc điện thoại hay máy tính. Điều này liên quan đến hiệu
6/15


Triết học Mác- Lênin
ứng “online disinhibition effect”, hiệu ứng này có thể được phát biểu ngắn gọn như sau:
bạn sẽ có xu hướng dễ dàng bộc lộ những tính cách, suy nghĩ, cảm xúc của mình hơn trên
khơng gian mạng.
4. Do có cảm xúc tiêu cực về người bị chỉ trích
Đây có thể là lý do nhiều người nghĩ đến nhất. Chúng ta có lẽ ai cũng đều biết trong dân

gian có câu: “Thương nhau củ ấu cũng trịn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”, để chỉ sự
tác động của cảm xúc lên hành động. Theo nhà tâm lý học Michael Levine, 80% hành
động của người Mỹ là do cảm xúc quyết định. Cảm xúc có vai trị to lớn trong các quyết
định của con người và vì thế chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mang lại cho ta cảm
xúc tiêu cực.
5.

Do người chỉ trích cũng là người bị chỉ trích

Có một câu nói chúng ta có lẽ đã nghe rất nhiều: “Thật buồn cười, kẻ tổn thương lại
muốn tổn thương người khác”. Hiện tượng này là hiện tượng “Hurt people hurt
people”. Khi chúng ta bị tổn thương, chúng ta có xu hướng chỉ quan tâm tới bản thân và
không quan tâm đến người khác, ta dễ dàng nói những điều khó nghe hoặc gây tổn
thương người khác mà không quan tâm đến cảm xúc của họ.
IV. Body shaming dưới góc nhìn của 6 cặp phạm trù trong Triết học
1. Cái chung và cái riêng
Mỗi con người là một cái riêng, và các đặc điểm của họ là những cái đơn nhất. Tuy
nhiên, mọi người lại lấy những cái đơn nhất của người khác làm tiêu chuẩn chung để
đánh giá một người. Họ sẵn sàng so sánh, chê bai, thậm chí làm miệt thị những
người khơng giống tiêu chuẩn họ đặt ra.
2. Nguyên nhân và kết quả

7/15


Triết học Mác- Lênin
Trước khi đưa ra những lời góp ý, cần tìm hiểu nguyên nhân để hiểu và đưa ra lời khun
chính xác. Nếu chỉ nhìn vào kết quả mà nhận xét thì lời nhận xét đó khơng có giá trị hữu
ích gì cho người tiếp nhận, mà chỉ khiến họ thêm tổn thương và trở thành lời miệt thị bởi
nó chỉ dựa vào kết quả, khơng giúp giải quyết được vấn đề. Vì vậy để giúp đối phương

giải quyết vấn đề và đưa ra lời góp ý chân thành, hữu ích, ta phải tìm hiểu ngun nhân
chủ yếu, bên trong để giúp họ chứ khơng phải chỉ trích, miệt thị.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
Một số người khi vừa sinh ra đã có những khiếm khuyết trên cơ thể, đó là phạm trù tất
nhiên và khơng thể thay đổi được. Nhưng lại có người khơng quan tâm đến điều đó, họ
đưa ra những lời khun khơng chỉ vơ ích mà còn gây tổn thương cho người khác.
4. Nội dung và hình thức
Mọi người thường chỉ đánh giá, nhận xét vẻ bề ngồi, hình thức của một ai đó chứ ít khi
quan tâm đến cái bên trong bởi họ chưa tiếp xúc nhiều với người đó và cũng khơng đủ
tinh tế để nhìn thấy vẻ đẹp bên trong họ. Vì thế những lời góp ý đó hoặc khen hoặc chê
hình thức mà khơng quan tâm đến nội dung, trong khi nội dung là cái quyết định nên hình
thức và quan trọng hơn cả so với hình thức.
5. Bản chất và hiện tượng
Bản chất bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng biểu hiện cho bản chất. Tuy nhiên, các
bản chất tốt đẹp của con người thể hiện qua cách cư xử, lối suy nghĩ của họ chứ không
phải vẻ bề ngồi của họ. Nên việc nhìn vẻ bên ngồi mà đốn tính cách, khen chê một
người là một điều không hợp lý.
6. Khả năng và hiện thực
Không nên chỉ nhìn vào hiện thực mà chê bai một người, vì khả năng và hiện thực không thể
tách rời nhau. Những lời góp ý sẽ là điều kiện để giúp một người thêm nỗ lực, biến khả

8/15


Triết học Mác- Lênin
năng của họ thành hiện thực, nhưng cần phải khéo léo gì ranh giới giữa góp ý và chê bai
là rất mong manh.
V.
1.


Tác động của body shaming
Ảnh hưởng tới sức khỏe

Có nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có cường độ bị body shaming cao có biểu hiện
giảm sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ tuổi teen.
Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém, vì những cảm xúc tiêu cực có thể
làm phụ nữ nói riêng và con người nói chung thiếu chú tâm với cơ thể của họ và khó
chăm lo sức khỏe hơn.
Ở khía cạnh tự chế giễu bản thân, có một căn bệnh hình thành từ chính nỗi ám ảnh
thua kém về nhan sắc, ngoại hình. Cụ thể, người mắc chứng Quasimodo ln ám
ảnh bởi những khiếm khuyết trên cơ thể mình: quá gầy quá béo, ngực quá nhỏ,
chân quá to… Đôi khi cịn cố tìm ra những khiếm khuyết đó rồi mặc cảm với nó.
2. Cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp
Sau những lần bị chỉ trích ngoại hình, vấn đề ấy đã khiến nạn nhân mang tâm trạng tự ti
về ngoại hình. Có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang một người nhút nhát,
tránh né người khác.
Đặc biệt, ở lứa tuổi dậy thì, con người sẽ rất dễ để tâm quá mức vào body shaming. Thậm
chí đã có người tìm đến cái chết vì khơng chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.
Những lời bình phẩm ngoại hình của người khác tưởng như vơ hại nhưng lại có tính sát
thương rất lớn. Lời nói cay độc có thể giết chết sự tự tin của một con người, đồng thời gây
nên sự ám ảnh cùng cực trong tâm hồn họ, khiến họ trở nên căm ghét chính bản thân mình.

3. Làm đẹp phản khoa học
9/15


Triết học Mác- Lênin
Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng, phẫu
thuật không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển
sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng các loại thuốc gây hại sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng kham khổ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, dặc biệt là với thanh
thiếu niên – độ tuổi trong quá trình phát triển và thay đổi cơ thể. Đối tượng này dễ rơi vào
rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc háu ăn q mức.
Đã có hàng nghìn người chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình bằng việc giảm cân cấp
tốc như uống thuốc sổ, uống thuốc để ói ra những gì vừa ăn, nhịn ăn, luyện tập thể hình
quá độ,… nhằm đổi lấy một thân hình mà theo người khác đánh giá là hoàn hảo.
4. Suy sụp tinh thần
Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích
ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh, sợ hãi, tuyệt vọng, trầm cảm đến mức “chỉ muốn
chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của một người cũng chính là
những gì mà người đó có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, sự chế giễu, chỉ trích về cân nặng khơng làm cho đối
tượng có tiến triển về hình thể. Ngược lại, nó gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn
uống và thậm chí tăng cân.
Sự thiếu tự tin vốn có cộng thêm những lời chỉ trích sẽ làm gia tăng cảm giác thất vọng
về chính cơ thể của người bị body shaming. Có nhiều người suy sụp tinh thần đến mức đã
dùng đến cách tệ nhất là tự tử.
Một câu chuyện đau lòng được đăng trên tờ The Guardian gần đây: Jessica Laney, một cô
bé đáng yêu, trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt trên Internet khi tự kết liễu cuộc sống
của mình ở tuổi 16. Khơng chỉ bị chế giễu về ngoại hình, bị gọi là "mập ú", "lẳng lơ",
Jessica cịn nhận được những câu nói khủng khiếp hơn như "Cơ có thể chết đi được
khơng?" hay "Chẳng ai thèm quan tâm đến cô đâu".
10/15


Triết học Mác- Lênin
5. Giúp người bị chỉ trích có thêm nghị lực
Nhìn nhận vấn đề ở hướng khác thì body shaming cũng góp phần giúp cuộc sống của bạn
trở nên tốt hơn. Ưu điểm của body-shaming chính là nó giúp cho bản thân người bị miệt

thị có thêm nghị lực, động lực để thay đổi chính bản thân mình từ những điều người khác
cho rằng đó là khuyết điểm nhưng nó lại trở thành ưu điểm với chính bản thân người đó.
VI. Thực trạng về body shaming
Body shaming hiện tại khơng cịn là một chủ đề q xa lạ đối với tất cả mọi người. Hầu
hết mọi người đều đã ít nhất một lần bị body-shame, bị chỉ trích, miệt thị về ngoại hình
của bản thân hay vơ tình nhận xét tiêu cực về hình thể của người khác. Có lẽ chính vì vậy
mà body shaming dần trở nên quá phổ biến trong xã hội hiện nay và con người đã quen
thuộc và xem nhẹ tác hại cũng như sự ảnh hưởng tinh thần dai dẳng mà nạn nhân của
body shaming phải trải qua.
Người body shaming cho rằng họ khơng có ý miệt thị, mà chỉ giúp người khác có ý thức
hơn về ngoại hình, và gọi đó là “góp ý chân thành” và thậm chí là “tự do ngơn luận”. Họ
cịn cho rằng body shaming một phần nào đó tạo động lực để bạn thay đổi và khơng nên
chối bỏ tác dụng chỉ vì nó khiến bạn tổn thương. Những kẻ body shaming không hề nhận
ra tác hại và chịu trách nhiệm cho những lời nói của mình, họ chỉ đơn giản là nói ra và
nghĩ đó là một điều hiển nhiên.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mạng xã hội là "nơi lý tưởng" cho body shaming khi người ta
thoải mái viết những điều khủng khiếp về người khác đằng sau màn hình điện thoại, máy
tính. Theo đó, khác với sự miệt thị được nhìn nhận từ phía nạn nhân và những kẻ phán
xét trực tiếp, các cá nhân giấu mình sau những lời bình phẩm trên mạng dễ dàng buông
lời chê bai bất chấp hậu quả xảy đến với nạn nhân.
VII. Hướng giải quyết
Muốn dừng hẳn việc miệt thị ngoại hình người khác ngay lập tức là điều khó khơng tưởng
mặc dù ngày nay đã có nhiều chiến dịch được phát động nhằm khuyến khích mọi

11/15


Triết học Mác- Lênin
người dừng việc làm này lại. Điều quan trọng ở đây là sự thay đổi trong nhận thức của
mỗi người. Đừng coi đó là việc gì q lớn lao, bởi lẽ những gì bạn cần làm đơn giản

hơn bạn nghĩ rất nhiều. Và để có thể chấm dứt body shaming, việc mà bản thân mỗi
chúng ta cần làm sau đây:
1.
1.1

Đối với người đi body shaming người khác
Thay đổi cách nói chuyện

Hãy dừng việc gọi người khác bằng biệt danh đầy tính miệt thị, chê bai lại. Và thay vào
đó là chính cái tên thật của họ. Việc nhỏ nhặt này khơng chỉ khơng xúc phạm, mà cịn tạo
thiện cảm tốt hơn với đối phương.
Thay vì hỏi thăm bằng câu nói khiếm nhã "Sao dạo này mày béo thế?" thì hãy nói những
câu mang tính trung lập hơn "Dạo này trông khỏe khoắn nhỉ?".
Chỉ cần thay đổi ngôn từ giao tiếp, bạn sẽ tránh khỏi những câu body shaming vô thức,
điều này tốt cho cả bạn lẫn người mà bạn đang nói chuyện.
1.2

Tạm biệt những cuộc trị chuyện bình phẩm ngoại hình người khác

Khi cuộc trị chuyện dần chuyển sang bình phẩm người khác, bạn có thể uyển chuyển đổi
chủ đề cuộc trò chuyện, lái sang một chuyện khác, cịn nếu khơng bạn cứ nhẹ nhàng rút
khỏi cuộc trị chuyện đó. Việc này sẽ thể hiện thái độ khơng đồng tình của bạn.
2. Đối với người bị body shaming
2.1

Nói rõ cảm giác của bạn

Đơi khi, những người nhận xét khơng hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với
người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ khơng biết được
những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.

Bạn hãy nói rõ rằng bạn cảm thấy không vui khi nghe những lời chế giễu ngoại hình. Khi
ấy, những người thực sự yêu thương bạn sẽ hiểu và không lặp lại điều đó nữa.

12/15


Triết học Mác- Lênin
2.2

Nhận thức được khơng ai hồn hảo

Theo nghiên cứu thì cứ hai người lại có một người khơng hài lịng với cơ thể mình, nghĩa
là một nửa nhân loại khơng hề tự tin về ngoại hình. Thực tế thì chính những người hay
chỉ trích người khác cũng là những người thường xuyên tự ti về diện mạo của chính họ.
Bạn khơng nên để tâm đến những lời body shaming từ bất kỳ ai. Thay vào đó, bạn nên cố
gắng tập luyện thể dục và chăm sóc bản thân để tơn lên các nét đẹp riêng của mình.
2.3

Học cách yêu thương bản thân

Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngồi tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy
nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ
nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng khơng sao
cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình. Khi bạn đầu tư chăm sóc cho bản
thân thật nhiều thì cũng là lúc sự tự tin và trân trọng bản thân được gia tăng.
2.4

Cảm thấy tốt cho bản thân thì cứ thay đổi

Đối với những bạn bị body shaming, khơng nhất thiết là phải thay đổi tồn bộ theo lời

người ta nói. Nhưng tự bản thân các bạn cho rằng cái điểm xấu ở trên cơ thể mình thật sự
khơng tốt và có ảnh hưởng lâu dài thì hãy cứ mạnh dạn thay đổi. Từ hơm nay bạn có thể
bắt đầu tập ăn bữa ăn có lợi cho sức khỏe, bạn có thể trang điểm để bản thân trở nên xinh
đẹp hơn. Hãy nhớ tất cả thay đổi đều chỉ vì tốt cho bản thân bạn mà thơi!
VIII. Tổng kết
Qua những khái niệm, tổng quan, phân tích nguyên nhân, thực trạng và tổng hợp ở trên,
chúng ta đã phần nào hệ thống được những lý luận về đề tài “Body shaming”, qua đó hình
thành nên bức tranh tổng thể về vấn nạn miệt thị ngoại hình hiện nay, từ đó làm rõ vai trị,

ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với việc phòng chống vấn nạn body shaming
và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
Body shaming là quá trình giết chết người khác không cần dao mà bằng ngôn ngữ. Ngày
nay với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ và internet, vấn đề body shaming đang
13/15


Triết học Mác- Lênin
ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần
của rất nhiều người, trở thành một vấn nạn xã hội mới cần tìm cách giải quyết. Việc
nghiên cứu về đề tài “Body shaming” giúp ta hiểu rõ vấn đề qua nhiều khía cạnh khác
nhau, làm cơ sở để đề ra những giải pháp: thay đổi nhận thức, thay đổi cách nói chuyện,
tự tin về bản thân, v.v… Tuy nhiên, việc giải quyết triệt để vấn nạn body shaming vẫn
đang là một vấn đề hết sức nan giải, cần nhiều thời gian và ý thức trách nhiệm của từng
cá nhân trên toàn thế giới.

14/15


Triết học Mác- Lênin


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Gilbert & Jeremy, 2002. Body-shame: Conceptualisation, Research and
Treatment
2.
Szymanski, D. M., Moffitt, L. B., & Carr, E. R. (2011). Sexual
Objectification of Women: Advances to Theory and Research. The Counseling
Psychologist 39(1), 6– 38
3.
Adams, R. (2015). Body shame may be making women sick. Huffington
Post. Trích dẫn từ />4.
Gilbert, P. & Miles, J. (2002). Body shame: Conceptualisation, Research
and
Treatment. New York: Brunner-Routledge.
5.
Gunnars, K. (n.d). Science Confirms: “Fat Shaming” Just Makes Things
Worse.
Authority Nutrition. Trích dẫn từ />6.
Body-shaming, what is it & why do we do it? .Waldeneatingdisorders.com.
Trích dẫn từ />

15/15



×