Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật của Frida Kahlo không chỉ là hội họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.73 KB, 5 trang )

NGHỆ THUẬT CỦA FRIDA KAHLO KHÔNG CHỈ LÀ HỘI HỌA
Nguyễn Đình Thanh Mai, Bùi Thị Chúc Linh, Ngô Kim Dung,
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến
TÓM TẮT
Frida Kahlo, một nữ họa sĩ Mexico nổi tiếng với phong cách vẽ độc đáo, các tác phẩm của bà ln đầy tính
nghệ thuật và siêu thực, nhưng khi tìm hiểu về cuộc đời của bà, thấy được các tác phẩm thật ra lại phản ánh
đúng nhất những gì bà đã trải qua, rõ ràng con người của bà. Không chỉ dừng ở mức hội họa, các tác phẩm của
Frida Kahlo đều được gửi gắm những câu chuyện, những thơng điệp của bản thân, đó chính là nỗi đau dai dẳng
của người phụ nữ. Và thay vì chọn ôm đau khổ, bà lại chọn cách lấy nó làm cảm hứng và biến chúng thành
những bức tranh không chỉ mang giá trị nghệ thuật cao mà nó cịn chứa đựng ý nghĩa, liều thuốc tự chữa lành
bản thân mà kiên cường đối mặt với khó khăn
Từ khóa: cảm hứng, hội họa, nghệ thuật, siêu thực, thời trang.
1. TỔNG QUAN VỀ HỌA SĨ FRIDA KAHLO
Frida Kahlo được biết đến là một nữ họa sĩ tài hoa bậc nhất Mexico, bà nổi tiếng với những bức chân dung tự
họa phản ánh một cách trần trụi tấn bi kịch cuộc đời bà. Frida được công chúng biết đến với những bức chân
dung siêu thực, miêu tả nổi đau thể xác và thế giới nội tâm hỗn loạn của bà. Đáng nói đến, có hai sự kiện lớn
nhất trong cuộc đời, khiến bà có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân mang đến cho bà những cảm hứng nghệ thuật
đạt mức siêu thực. Đó là khi Frida cịn là sinh viên tại Prepatoria năm 1922, bà đã gặp tai nạn xe buýt khủng
khiếp. Một chiếc xe đẩy đã va chạm với chiếc xe buýt mà Kahlo đang đi, bà bị thương nặng, để lại trong bà nỗi
đau cho đến hết đời. Trong bức tranh tự họa “The Broken Column”, thể hiện rõ nhất nổi đau mà bà phải chịu
sau tai nạn đáng nhớ. Các bức họa sau này của bà xoay quanh cuộc đời sau khi bà lấy chồng mình, Diego, từ
đây rất nhiều bức họa siêu thực được ra đời với giá trị nghệ thuật rất cao.
1.1 Cảm hứng từ chính cuộc đời mình
Các tác phẩm hội họa của Frida Kahlo đều được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của bà. Frida vẽ những gì bà
trải qua, cuộc đời bà như thước phim bi thương, các tác phẩm của bà mang tính cá nhân sâu sắc, phản ánh nội
tâm chứa đựng nhiều biến động. Frida là nàng thơ của chính mình, bà hiểu được sự đau đớn của bản thân, từ
đó họa lên bức tranh rõ nét nhất về con người thật sự của bản thân. Những bức tranh nổi tiếng nhất của bà
dường như xoay quanh hai sự kiện lớn trong cuộc đời là vụ tai nạn khi Frida Kahlo còn ở tuổi niên thiếu và sự
kiện sau bà lấy chồng.


1.2 Nghệ thuật siêu thực xen lẫn hiện thực
Nghệ thuật của Frida chịu ảnh hưởng khơng ít bởi các danh họa thời Phục Hưng và nghệ thuật dân gian Mexico,
dựa trên các yếu tố "tưởng tượng, ngây thơ, say mê bạo lực và chết chóc". Khi chịu ảnh hưởng từ nhiều nền
1147


văn hóa, đã tạo nên một phong cách tranh nghệ thuật riêng biệt, mang yếu tố tự truyện mạnh mẽ, hiện thực pha
trộn với các yếu tố siêu thực.
Chính trị cũng một phần ảnh hưởng đến nghệ thuật của Frida, Frida và chồng bà đều ủng hộ chủ nghĩa Mác.
Thông qua bức tranh “Marxism Will Give Health To The Sick”, bà đưa ra quan điểm chính trị của mình. Trong
bức tranh, ta thấy bà đứng trên nền bị chia cắt, trong đó một nửa tượng trưng cho hịa bình và phần còn lại bị
đe dọa bởi cái ác, được cứu bởi hai bàn tay khổng lồ, biểu tượng của chủ nghĩa Mác. Theo quan điểm của Frida,
chỉ có chủ nghĩa Mác mới đem lại hịa bình, khơng chỉ đơn thuần là hội họa, tác phẩm này mang đến ý nghĩa
lớn đối với thời chiến tranh lúc bấy giờ. Niềm tin chính trị của Frida chắc chắn đã được phản ánh trong nghệ
thuật của bà.
Sự siêu thực trong nghệ thuật của Frida có lẽ hiện rõ nhất vào năm cuối cùng của bà, với bức họa chân dung
“The Wounded Deer”, Frida hiện lên là một nai nhưng đầu của bà. Con nai bị mắc kẹt bởi những mũi tên và
phía dưới là một cành cây gãy (một vật thể được sử dụng trong các nghi thức tang lễ truyền thống của Mexico),
và nó có khả năng sẽ chết. Vào thời điểm sáng tạo bức tranh, sức khỏe của Frida Kahlo đang ngày càng suy
giảm. Bức tranh là một khía cạnh khác của những nỗi đau mà Frida phải chịu, đến cuối cùng, nó trở nên siêu
thực vượt mức tưởng tượng
Trong suốt 47 năm của cuộc đời, bà tự nhìn nhận và trở thành nàng thơ của chính mình. Nhờ sự khám phá bản
thân đầy cảm hứng của Fida Kahlo đã để lại cho chúng ta các bức chân dung tuyệt đẹp và giàu cảm xúc.
“Tơi vẽ chính tơi vì tơi q cơ đơn, và vì tơi là chủ thể mà tơi biết rõ nhất”.

3 tác phẩm: The Accident, The Wounded Deer và Marxism Will Give Health To The Sick
2. KHI HỘI HỌA KHÔNG CHỈ LÀ HỘI HỌA
Qua những sự kiện bà đã trải qua, dường như nó đã mang đến cho Frida một cảm hứng sáng tạo khác thường.
Những bức tranh siêu thực tự họa chính bản thân, đằng sau nó luôn là câu chuyện bằng tất cả niềm đam mê và
nỗi đau của bà.

Bức tranh “Self-Portrait with Thorn Necklace and Hummingbird (1940)” là một trong những bức tranh thể hiện
rõ nhất niềm đau sau khi ly dị chồng mình, quanh cổ quấn những vòng gai điểm nhấn là con chim ruồi, tuy
vòng gai quấn vào cổ đến rỉ máu nhưng thái độ trên gương mặt vẫn điềm tĩnh, bà là người mà ngay cả khi suy
sụp vì ly hơn vẫn đối mặt một cách bình thản nhất. Với bức tự họa “The Two Fridas”, bà phát hiện hai con
1148


người khác trong mình, bên trái một Frida với trái tim tan vỡ, và bên phải trái tim bà được lắp đầy, cả hai trái
tim đều được nối với nhau bắng sợi tĩnh mạch, nhưng bên trái thì cắt nó còn bên phải tĩnh mạch tạo nên chân
dung chồng bà, bức ảnh tự họa độc đáo này đại diện cho cuộc đấu tranh mà Kahlo phải đối mặt khi bà giải
quyết vụ ly hôn.
Frida vẽ những bức họa siêu thực nhưng tất cả đều được vẽ nên dựa trên hiện thực của bà và qua con mắt đầy
nghệ thuật, phản ánh trực tiếp tính cách của bà. Các nghệ sỹ trường phái siêu thực cho rằng Frida Kahlo theo
chủ nghĩa siêu thực, nhưng bà phủ nhận điều đó, bà cho rằng đấy chính là thực tế mà bà đang trải qua. Nghệ
thuật Frida khơng chỉ là vẽ tranh, nó cịn cách mà bà kể lên câu chuyện của chính mình, khi mà niềm đau của
chính bản thân trở thành cảm hứng hội họa, Frida khơng vẽ nên nghệ thuật, chính bản thân Frida là nghệ thuật.
Các tác phẩm của bà ln đầy ẩn dụ và các yếu tố văn hóa dân, cũng như những bức chân dung tự họa, nó cho
thấy nhiều hình ảnh độc đáo, khó giải thích xen lẫn với sự đau đớn mà cơ thể của bà phải chịu đựng sau tai nạn.
Tác phẩm tự họa thường thấy bản thân bà trong những tác phẩm làm những điều bà muốn, biểu tượng rõ nét
của nữ quyền, vì phụ nữ thời điểm ấy làm những việc đó được coi là khơng bình thường, Nữ quyền ở các tác
phẩm này cịn thể hiện ở hình ảnh bà từ chối nhổ lông mày và ria. Qua những tác phẩm chứa giá trị nghệ thuật
mà bà để lại, truyền cảm hứng mạnh mẽ đến ngưởi dân Mexico, từ đó trở thành một biểu tượng về sự đối mặt
với khó khăn của cuộc đời, biến nó thành thứ phục vụ cho đời sống tinh thần của mình mà khơng lệ thuộc vào
nó.
Các tác phẩm nghệ thuật đằng sau nó cịn có những câu chuyện riêng, về nỗi đau, nội tâm hỗn loạn, đó vừa là
nghệ thuật hội họa cũng vừa là nghệ thuật kể chuyện đầy ẩn dụ. Các sự kiện xảy ra bất hạnh với Frida và cách
bà đối diện với nó bằng cách họa nó ra khiến tác phẩm nghệ thuật tuy siêu thực nhưng lại hiện thực bằng cách
nào đó, điều đó cho thấy dù tổn thương như thế nào, cũng khó có thể ngăn cản “Người đàn bà thép” này không
ngừng sáng tạo. Tuy hội họa của bà mang sự bi thương nhưng sâu trong đó, song nó mang sức mạnh nội tâm
dữ dội khó sánh bằng. Các tác phẩm của Frida, cũng như chính bản thân bà, sẽ là tiếng nói truyền cảm hứng

cho những ai đang phải trải qua khoảng thời gian tồi tệ nhất của cuộc đời, từ việc biến áp lực thành động lực.
3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT FRIDA KAHLO TRONG CÁC LĨNH VỰC 2.1 VĂN HỌC
VÀ ĐIỆN ẢNH
Frida Kahlo để lại cho đời hơn 200 tác phẩm nghệ thuật, được xem là một cuốn nhật ký đầy màu sắc về cuộc
đời đau khổ của nữ họa sĩ tài hoa. Sau khi qua đời, Frida Kahlo được công nhận là một trong những họa sĩ xuất
chúng nhất của thế kỷ 20. Hình ảnh của bà và các giá trị nghệ thuật của bà để lại trở thành nguồn cảm hứng
cho nhiều lĩnh vực
Trong thế giới văn học, nhiều nhà văn đã lấy cảm hứng từ hoạ sĩ Frida Kahlo. Tiêu biểu là tác phẩm “Frida và
Diego” do nhà văn người Pháp Jean Marie Gustave viết kể về mối tình giữa nghệ sĩ và chồng Diego, tác phẩm
“Frida: cái cọ của Anguish” do Martha Zamora viết về những bất hạnh và vấn đề mà Frida phải chịu đựng,
“Kahlo: 1907- 1954” là cuốn sách tiểu sử chi tiết nhất, giúp bạn hình dung về Frida có ý nghĩa như thế nào đối
1149


với nghệ thuật.
Không chỉ ở văn học, cuộc đời của Frida Kahlo còn từng được chuyển thể thành phim tiểu sử Frida, ra mắt vào
năm 2002. Tác phẩm điện ảnh này chiến thắng hai giải Oscar tại hạng mục hóa trang xuất sắc nhất và kịch bản
gốc xuất sắc nhất.
Ngoài sách và điện ảnh là một cách hay để tìm hiểu về con người của Frida Kahlo, thì những bức ảnh chân
dung cũng mang đến cái nhìn gần gũi hơn về cuộc sống mà bà từng trải qua
2.2 Thời trang
Khác biệt và mạnh mẽ, Frida tự viết nên những quy luật và biến chúng thành phong cách cá nhân độc đáo. Bà
tự tạo cho mình một vẻ ngồi đặc biệt bằng cách trang điểm đậm với tông màu mạnh và phụ kiện cầu kì. Frida
đã khéo léo pha trộn thời trang phương Tây với trang phục truyền thống, kết hợp với những đơi bơng tai bạc
với dây chuyền ngọc bích bản địa. Trang phục màu sắc sặc sỡ và đầu cài nhiều hoa là phong cách đặc trưng
của Frida: hình ảnh của bà từng được tái hiện trên các bảo tàng, búp bê barbie, bộ sưu tập đồ trang sức và các
bộ sưu tập trên sàn diễn. Thế giới bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Frida Kahlo. Những tác phẩm hội hoạ và phong
cách cá nhân đặc sắc của Frida trở thành một một nguồn cảm hứng đa sắc trong thời trang cho những nhà thiết
kế khai thác. BST Thu Đông 1998 của Jean Paul Gaultier lấy cảm hứng từ hoạ sĩ Frida với tên gọi “lễ kính
Frida Kahlo”. Với ý tưởng “Thế giới tuyệt vời của Frida Kahlo” tạp chí Vogue Mexico đã kết hợp những gam

màu mãnh liệt đúng kiểu Frida Kahlo, thiết kế phụ trang gần như siêu thực được lấy cảm hứng từ nàng hoạ sĩ
nổi tiếng qua sự thể hiện của người mẫu Rostro de Diosa. BST Xuân Hè 2013 Maya Hansen cũng rất tươi trẻ
với hình ảnh Frida hiện đại và tinh nghịch. Một triển lãm mang tên “Frida: Making Her Seft Up” triễn lảm
trưng bày 200 trang phục cá nhân và quần áo thuộc về Kahlo- khám phá cách Kahlo đưa bản sắc Mexico đến
với thế giới thông qua trang phục.

BST Xuân Hè 2013 Maya Hansen, Vogue Mexico - Với ý tưởng “Thế giới tuyệt vời của Frida và BST Thu
1150


Đông 1998 của Jean Paul Gaultier.
“Tôi không vẽ những giấc mơ hay những cơn ác mộng. Tôi vẽ thực tế của riêng tôi”. Một bản lĩnh đáng ngạc
nhiên và tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhiều thế hệ các nhà thiết kế và nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới. Phong
cách của Frida dường như vô tận và dễ dàng giải thích theo nhiều cách khác nhau.
4. TỔNG KẾT
Nghệ thuật của Frida Kahlo lớn hơn những gì ta nghĩ, khơng chỉ là hội họa mà nó cịn là cả câu chuyện đầy nỗi
đau, sự cảm nhận, trạng thái tinh thần và những phản ứng cuộc sống để lại, sự kiên cường của một phụ nữ mạnh
mẽ, biến bi thương thành sáng tạo để sau đây thế giới được thừa hưởng một di sản vơ cùng q giá, đó là Frida
Kahlo. Nghệ thuật của Frida Kahlo sẽ là biểu tượngbất tận cho những ai đang phải trải qua giai đoạn khó khăn
của cuộc đời và là ví dụ tốt cho câu chuyện biến áp lực thành động lực. Nghệ thuật Frida mang một hình ảnh
sắc màu Mexico, giá trị nghệ thuật của bà để lại sẽ luôn là nguồn cảm hứng lớn cho giới nghệ thuật nói chung
và thời trang nói riêng sáng tạo không thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

tranh-tu-hoa-

noi-tieng-nhat-cua-frida-kahlo411045.html#:~:text=Gi%E1%BB%91ng%20nh%C6%B0%20Self%2DPortrait%20wi
th,cho%C3%A0ng%20truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng%20ch%C3%A2u %20%C3%82u. 

2.




3.


kahlo-qua-

nhung-buc-tranh 

4.

/>

n20210812065106096.htm 


1151



×