Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN đề tài nội dung tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết dân tộc, vận dụng của đảng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.08 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

*

*

*

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc,
vận dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay

MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MÃ LỚP: POL1001- 09
HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ LAN HƯƠNG
MSSV: 19040100
GIẢNG VIÊN: TS. ĐỖ THỊ NGỌC ANH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VƠ SẢN............................................................3
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc...................3
1.2. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc...............................5
2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN..............................................8


2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đồn kết dân tộc ở
Việt Nam hiện nay.................................................................................................8
2.2. Liên hệ bản thân............................................................................................11
KẾT LUẬN.................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................14

1


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân có giá trị to lớn và sớm
được hình thành từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy tổng hợp nội lực từ bên
trong, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kế thừa truyền thống
đồn kết của cha ơng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường cách mạng
đúng đắn, phát huy tổng hợp sức mạnh toàn dân dựa trên nển tảng kế thừa và
phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân nghĩa, đoàn kết toàn dân đồng
thời phải có lịng khoan dung, lịng tin u con người từ đó dẫn dắt cách mạng ta
đi đến thắng lợi và thành cơng như ngày nay. Chính vì lẽ đó em chọn đề tài “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nội dung đại đoàn kết dân tộc, vận dụng của Đảng
trong giai đoạn hiện nay” để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm
của bản thân đối với cuộc sống cũng như với việc xây dựng đất nước, có cái
nhìn đúng đắn về đại đồn kết toàn dân và rút ra cho bản thân bài học q báu
để hồn thiện mình hơn.

2


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VƠ SẢN
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc1
- Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc
Việt Nam.
Tinh thần yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến mà tất cả các dân tộc
trên thế giới đều có chứ khơng chỉ riêng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên đối
với Việt Nam, lòng yêu nước khơng chỉ là thứ tình cảm tự nhiên có mà nó cịn
gắn kết chặt chẽ với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, tinh thần đoàn kết
dân tộc được hình thành và hun đúc từ chính lịch sử hào hùng của dân tộc Việt
Nam. Trải qua ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao đau thương mất mát
nhưng vẻ vang, tinh thần ấy, tình cảm ấy dần trở thành lẽ sống của mỗi con
người Việt Nam, gắn chặt vận mệnh mỗi cá nhân với vận mệnh của cộng đồng,
sự sống cịn của quốc gia; khơng chỉ là thứ tình cảm yêu nước đơn thuần mà đã
trở thành chủ nghĩa yêu nước. Hồ Chí Minh đã sớm hấp thu và kế thừa được
truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết dân tộc. Bác khẳng định: “Dân ta
có một lịng nồng nàn u nước, đó là truyền thống quý báu của ta…”. 2 Chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin
Quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lenin được xem là cơ sở lý luận quan
trọng đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc.
Chủ nghĩa Mác- Lenin đã tìm ra quy luật xã hội là sản xuất vật chất, qua đó phát
hiện ra vai trị mang tính quyết định sự phát triển xã hội của quần chúng nhân
dân. Bác đến với chủ nghĩa Mác- Lenin bởi nó đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp
1

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, cán bộ mơn khoa
học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2


Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao Động Việt Nam.

3


bức con đường tự giải phóng, con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách
mạng ở phạm vi từng quốc gia cũng như trên thế giới. Xã hội luôn vận động gắn
liền với một giai cấp nhất định đứng ở trung tâm của thời đại, trở thành giai cấp
lãnh đạo. Ngày nay giai cấp công nhân lại đứng ở vị trí trung tâm, mang lợi ích
phù hợp với lợi ích của nông dân và các tầng lớp lao động khác do vậy trở thành
giai cấp lãnh đạo cách mạng, đoàn kết mọi giai tầng xã hội, cả dân tộc bị áp bức
để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã nắm bắt
được linh hồn của chủ nghĩa Mác- Lenin cùng với vấn đề cốt lõi của học thuyết
cách mạng và khoa học, đánh giá chính xác những mặt tích cực cũng như hạn
chế trong di sản truyền thống, trong tư tưởng của cách nhà cách mạng tiền bối
hay trong cách mạng các nước từ đó hình thành và hồn thiện tư tưởng về đại
đoàn kết dân tộc. Để đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng, trước hết phải thiết lập
liên minh công nông làm nịng cốt sau đó sẽ đồn kết rộng rãi mọi lực lượng bên
trong và bên ngồi.
- Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân
loại
Bác tiếp thu những tinh hoa trong học thuyết Nho giáo về tư tưởng đại
đồng, nhân ái, thương người như thương mình, nhân nghĩa. Tiếp thu tư tưởng
lục hịa, cư xử hòa hợp giữa người với người, cá nhân với cộng đồng và con
người với môi trường trong Phật giáo. Tiếp thu tư tưởng đồn kết của Tơn Trung
Sơn, đặc biệt là Chủ nghĩa Tam dân, chủ trương đoàn kết 400 dịng học người
Trung Quốc, khơng phân biêt giàu nghèo, chống thực dân Anh, ủng hộ công
nông.
- Tổng kết những kinh nghiệm từ phong trào cách mạng Việt Nam và cách
mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

Tư tưởng của Người về đại đồn kết tồn dân khơng chỉ dựa trên cơ sở lý
luận mà còn xuất phát từ thực tiễn cách mạng và bài học mà Bác đúc rút được
sau nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài. Sự am hiểu sâu sắc lịch sử
4


đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc giúp Người nhận thấy những hạn
chế của cách mạng Việt Nam do chưa tổng hợp được sức mạnh của toàn dân tộc,
việc tập hợp lực lượng chưa rộng rãi và thống nhất. Cách mạng Việt Nam cần
lực lượng lãnh đạo mới, đưa ra đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp bối
cảnh đất nước, quy tụ được cả dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh chống thực
dân, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc bền vững. Đây chính là yếu tố thúc đẩy
Bác ra đi tìm đường cứu nước. Nghiên cứu Cách mạng tháng 10 Nga đã đưa Hồ
Chí Minh đi đến bước ngoặt quyết định trong việc tìm ra con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Người nhận thấy bài học nổi bật về sự huy động, tập hợp,
đồn kết lực lượng quần chúng cơng nơng binh để làm cách mạng giành chính
quyền.
1.2. Vai trị của đại đoàn kết dân tộc3
1.2.1 Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng
Khi đề cập đến vị trí, vai trị của đại đồn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng
định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề
sống còn, quyết định thành cơng của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi
lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết
làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành cơng: “Đồn kết là một lực
lượng vơ địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi” 4; “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.5
1.2.2 Đại đồn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng Việt Nam

Người nói: “Tồn dân Việt Nam chỉ có một lịng: Quyết khơng làm nơ lệ,
Chỉ có một ý chí: Quyết khơng chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết
3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

4

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 9, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr.177.

5

Sđd, Tập 13, tr. 119.

5


kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho tổ quốc. Sự đồng tâm của
đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù
địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng
cũng phải thất bại.”6 Đại đồn kết dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
không chỉ đơn giản là phương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn là
một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách
mạng, Người khẳng định: “Đồn kết là một chính sách dân tộc, khơng phải là
một thủ đoạn chính trị”. Có thể nói đồn kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết,
sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng thời là tơn chỉ, mục đích, là nhiệm
vụ hàng đầu mà sự nghiệp cách mạng cần hướng và đạt tới.
1.3. Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là tồn dân trong đó lấy liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm
nền tảng.

Kế thừa và nâng tầm tư duy chính trị truyền thống của cha ơng: “Nước lấy
dân làm gốc”7; đồng thời thấm nhuần nguyên lý Marxist “Cách mạng là ngày
hội của quần chúng”8, Hồ Chí Minh đã thống nhất đất nước ở lực lượng vô địch
của nhân dân: “Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới
khơng có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” 9.Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
của Người là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các chính đảng,
đồn thể, các dân tộc, tơn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường lạc lối
nhưng đã biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đại đồn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc và
quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hồ lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và tồn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và
quốc tế. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được khẳng định: “Đại
6

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr.150.

7

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tr. 501.

8

V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 45, Nxb. Tiến bộ, Moskva, 1978, tr.117.

9

Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2 Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, 1956.

6



đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân
dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác” 10, và sau
này Người bổ sung thêm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh
giữa cơng nhân, nơng dân với trí thức. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh
ln có sự kết hợp hài hòa, quyện chặt và nhất quán giữa yếu tố dân tộc và yếu
tố giai cấp.
1.4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự
lãnh đạo của Đảng
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được giác
ngộ về tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đơng chưa
có sức mạnh. Muốn có sức mạnh quần chúng phải được tổ chức, giốc ngộ về
lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn. Vì
thế, việc quy tụ quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với
từng bước phát triển của cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí
Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta. Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất
của khối đại đồn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Mặt trận thực hiện tổ chức, giác ngộ quần chúng về lợi ích, mục
tiêu, lý tưởng và định hướng hoạt động của quần chúng theo đường lối chính trị
đúng đắn nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc. mặt trận có thể có
tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi tập
hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức, đảng phái, cá
nhân yêu nước ở trong và ngồi nước phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất
của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân như : Hội phản đế Đồng minh
năm 1930; Mặt trận dân chủ năm 1936; Mặt trận nhân dân phản đế năm 1939;
Mặt Trận Việt Minh năm 1941; Mặt trận Liên Việt năm 1946; Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam 1960; mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955 và 1976.

10


Hồ Chí Minh, Nói chuyện tại Hội Nghị Đại biểu Mặt Trận Liên Việt Toàn Quốc 910/1/1955)

7


2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay
Ngày nay, trước địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước thì việc thực hiện tư tưởng đại đồn kết của Người càng có ý nghĩa quan
trọng, là một trong những nhân tố bảo đảm cho quá trình đổi mới, phát triển.
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đồn kết, Đảng
và nhân dân ta đã khơng ngừng tăng cường xây dựng, củng cố và phát triển khối
đại đoàn kết dân tộc, gặt hái được nhiều thành quả quan trọng trong phát triển
kinh tế-xã hội. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đang phát huy ở mức cao
thành động lực của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Trong cơng tác dân
vận vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tiếp tục được khẳng
định và nâng cao vị thế trong đời sống chính trị và xã hội đất nước đồng thời
mối quan hệ giữa Mặt trận và các đoàn thể với nhân dân ngày càng khăng khít,
gắn bó mật thiết với nhau. Nhân dân được quyền làm chủ tham gia quản lý nhà
nước, kinh tế- xã hội; cùng góp sức, chung tay với Đảng xây dựng bộ máy chính
quyền trong sạch, vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịngan ninh, tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội. Đảng tích cực chăm lo đời
sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần bằng các dự án phát triển kinh tế, an
sinh xã hội. Các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước hay phong trào thi
đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận đều phát huy hiệu quả, ngày càng

đi vào thực tiễn, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và đồng thuận. Chính
quyền các cấp ban ngành đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động trong
quan hệ với nhân dân. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phát
triển mạnh mẽ, từng bước được kiềm chế, xét xử nghiêm minh, khơng có vùng
cấm hay ngoại lệ nào nên đạt được nhiều thành quả đáng chúc mừng và lấy
8


được lòng tin của dân. Hay những phong trào, hoạt động bảo vệ biên giới, biển
đảo; phong chống thiên tai, đồn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, xóa đói giảm
nghèo… có tác dụng thiết thực, góp phần gắn kết cộng đồng hơn, nâng cao tinh
thần đoàn kết trong nhân dân. Trong cơn hoạn nạn vì đại dịch, tính nhân văn của
người Việt Nam được lan tỏa rộng khắp và đại đồn kết dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh tiếp tục được phát huy. Đầu năm 2020, sự bùng phát của đại dịch
Covid-19 với diễn biến phức tạp trên toàn cầu và Việt Nam ảnh hưởng lớn đến
mọi mặt của đời sống xã, gây tổn thất nghiêm trọng cả về người và của cải cho
đất nước. Nhưng chính trong hồn cảnh khó khăn, gian khổ ấy tinh thần đồn
kết dân tộc ta lại một lần nữa được nêu cao, như ánh sáng soi đường chiếu rọi
màn đêm tăm tối. Tinh thần đoàn kết dân tộc ấy khiến quốc tế phải nể phục, coi
Việt Nam như điểm sáng trong công tác phịng chống dịch bệnh. Tồn dân hết
lịng ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, chính sách của Đảng
trong cơng tác phịng chống dịch bệnh như chủ động khai báo y tế, giãn cách xã
hội…đồng thời cố gắng khắc phục khó khăn đóng góp thiết thực vào cơng tác
phịng chống dịch bệnh. Xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp của người dân Việt
Nam trong chống dịch thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Tại
tuyến đầu chống dịch, đội ngũ các y bác sĩ hi sinh qn mình, khơng quản nắng
mưa, mệt nhọc, nguy hiểm chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo, đảm bảo
không một ai bị bỏ lại. Việc giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu, biên
giới, cảng biển hàng không, chia sẻ thông thông tin hành khách với cơ quan y tế,
tiếp nhận đối tượng cách ly và đảm bảo trật tự xã hội của các bộ đội, chiến sĩ

cơng an góp phần khơng nhỏ trong thành cơng của cơng tác phịng chống dịch,
hạn chế lây lan cộng đồng. Nhiều người còn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, chia sẻ
vật dụng cần thiết trong chống dịch như khẩu trang y tế, nước sát khuẩn…hoặc
thậm chí cịn tự bỏ tự bỏ tiền ra mua để phân phát miễn phí cho mọi người. Nổi
bật nữa là phong trào xây dựng “ATM gạo” để phát phát miễn phí cho dân
nghèo, những người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 để họ có một cuộc
sống ấm no hơn, cùng nhau vượt qua đại dịch. Những hành động trên dù nhỏ bé
hay to lớn cũng đều đem lại những giá trị thiết thực, mang đậm bản sắc tinh thần
9


đoàn kết dân tộc, phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh những ưu
điểm nổi trội thì nhìn thẳng vào sự thật thì vẫn cịn những hạn chế là sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc vẫn chưa được phát huy một cách tối đa và chưa
phát huy hết vai trò, quyền làm chủ của nhân dân. Đảng có khi chưa kịp thời
nắm bắt, đánh giá hay dự đốn chính xác những thay đổi của thời đại, diễn biến
phức tạp trong tâm trạng lo lắng của nhân dân về sự phân hóa giàu nghèo, về đời
sống và việc làm… để đưa ra những chủ trương phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở một số
nơi chưa sâu sát, cịn biểu hiện hành chính hóa. Đại đoàn kết dân tộc và quyền
lợi của nhân dân trong chủ trương, chính sách của Đảng chưa kịp thời được thể
chế hóa hoặc có nhưng chưa hiệu quả gây nên những hiềm nghi, bức bối ở một
số bộ phận nhân dân.
2.1.2. Giải pháp khắc phục để tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đồn kết tồn dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Những khuyết điểm, yếu kém này là do Đảng chưa kịp thời nắm bắt và dự
báo chính xác sự biến đổi cơ cấu giai cấp-xã hội trong bối cảnh đất nước hiện
nay với những mâu thuẫn nảy sinh của nhân dân với cán bộ chính quyền thối
hóa hay với Đảng để ngăn chặn, xử lý, hịa giải kịp thời. Bên cạnh đó các thế lực
thù địch vẫn đang nhăm nhe, ra sức phá hoại khối đại đồn kết tồn dân; kích

động vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, nhân dân.
Trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào củng cố, mở rộng khối đại đồn kết toàn dân tộc để phát
huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà
nước cần: Tiếp tục nâng cao nhận thức và thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi
người dân về vị trí, vai trị cũng như tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh
Minh về đại đồn kết dân tộc; coi đó là sự nghiệp của cả dân tộc, của hệ thống
chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo đưa ra chủ trương,
chính sách kịp thời, thích đáng, thuận lịng dân để phát huy tối đa sức mạnh dân
10


tộc. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa phải tiếp tục đổi mới chính sách
giai cấp, xã hội, hồn thiện chính sách dân tộc, tơn giáo; đặc biệt là chính sách
đối với cộng đồng người Việt ở nước ngồi, chính sách kinh tế thu hút nhân tài
và các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng tiềm lực kinh tế. Công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước phải được chú trọng đẩy mạnh, xem xét cẩn thận nhằm phát huy huy hiệu
quả vai trò, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, giữ vững kỷ cương
đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phải được quan
tâm, chú ý nhiều hơn; nâng cao vai trò trong tham gia xây dựng và củng cố, phát
huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc với sức mạnh thời đại. Đồng thời Mặt trận
cũng phải đồn kết rộng rãi hơn, đa dạng hóa hình thức tập hợp nhân dân, động
viên họ tham gia khối đại đồn kết dân tộc. Xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tham nhũng, cậy chức cậy
quyền; kịp thời phản ánh được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp
nhân dân, giải quyết những oan ức của dân và chăm lo đến đời sống vật chất và
tinh thần của dân.
Xu thế nước ta hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế

thị trường xã hội chủ nghĩa do đó phải khơi dậy và phát huy sức mạnh nội lực
xuất phát từ lợi ích dân tộc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan
hệ đối ngoại với phương châm ngoại giao mềm dẻo và chủ trương thêm bạn bớt
thù; nâng cao ý thức tự cường dân tộc, tính năng động sáng tạo của mỗi người
trong sản xuất kinh doanh. Ngày nay đất nước đang đứng trước những vận hội
mới trong phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải đối mặt với thách thức của
thời đại chỉ có thực hiện đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết tồn tộc
và thời đại thì mới giúp đưa đất nước phát triển ngày càng phồn thịnh, nhân dân
ấm no hạnh phúc.
2.2. Liên hệ bản thân
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vơ sản cịn có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với tầng lớp sinh viên trí thức hiện nay. Chủ tịch
11


Hồ Chí Minh đã nói: “Khơng có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì khơng
thể có lập trường giai cấp vững vàng”.11 Việc tiếp thu những tư tưởng trên đã
góp phần hình thành ở đội ngũ trí thức tương lai nhận thức chính trị đúng đắn,
bản lĩnh vững vàng, phẩm chất chính trị góp phần hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học. Việc lĩnh hội và được
trang bị những kiến thức cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc
góp phần nâng cao ở tầng lớp sinh viên tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng,
có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị - xã hội, nỗ lực rèn luyện đạo
đức, sống có niềm tin và hồi bão, chủ động phòng và tránh được những tác
động tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường, từ âm mưu “diễn biến hịa bình” của
các thế lực thù địch. Đặc biệt hiểu rằng sự nghiệp xây dựng đại đồn kết dân tộc
khơng chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước mà cịn của của
tồn nhân dân, tồn xã hội chung tay góp sức xây dựng khối đại đồn kết vững
mạnh, phát huy tối đa tiềm lực của nước nhà. Là một sinh viên, một công dân
Việt Nam- thế hệ trẻ mang trong mình niềm kì vọng, mơ ước của cả dân tộc, em

biết mình khơng chỉ có trách nhiệm với bản thân mà cịn phải có trách nhiệm với
sự phát triển của dân tộc trong công cuộc đổi mới, đảm bảo cho nước nhà phát
triển phồn thịnh, ổn định, xã hội công bằng, văn minh; đời sống nhân dân ấm no
hạnh phúc.

11

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.113.

12


KẾT LUẬN
Có thể thấy qua những phân tích trên rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đồn kết dân tộc có ý nghĩa vơ cùng to lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc
đối với sự nghiệp cách mạng và cả công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ đất
nước trong thời đại hịa bình ngày nay. Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là hình
ảnh đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là câu trả lời cho những bài bài
tốn hóc búa của cách mạng, về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tư
tưởng đại đoàn kết của Bác ngày càng phát huy được hết giá trị trong thực tiễn
đời sống, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, tinh thần
tương thân tương ái, đoàn kết cộng đồng được lan tỏa rộng rãi và đem lại những
kết quả tốt đẹp vượt ngoài mong đợi với những chuyển biến tích cực trong nhận
thức của nhân dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên sức
mạnh tổng hợp giúp đất nước vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mặc dù còn nhiều thách thức và bất cập trong
xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc nhưng em tin rằng chỉ cần người
dân ln tin vào đường lối, chính sách của Đảng; đồn kết giúp đỡ nhau thì
khơng có gì mà chúng ta không thể vượt qua được.


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia, cán bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
3. TS. Nguyễn Văn Hùng (2021), “Đại đoàn kết dân tộc - Nguồn sức mạnh,
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp
cách mạng ở Việt Nam”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, đăng ngày
15-06- 2021.
/>4. TS. Bùi Thị Ngọc Trang (2020), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
là nguồn sức mạnh cho cuộc chiến đấu chống dịch COVID-19”, Trang tin
điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đăng ngày 04-06-2020.
/>
14



×