ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PRÔTEIN
TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG Ở GÀ ÁC LAI (GÀ TRỐNG ÁC X
GÀ MÁI AI CẬP) GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 6 TUẦN TUỔI
Nguyễn Thị Thùy Vân1
Tóm tắt: Mục đích cuả nghiên cứu này là so sánh khả năng sinh trưởng của
giống gà Ác lai (gà trống Ác × mái Ai Cập) khi sử dụng cùng một thức ăn công nghiệp
nhưng có hàm lượng protein khác nhau 17%, 19% và 21%. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ
nuôi sống của gà ở 3 lô đều cao, đạt 100%. Khối lượng gà lúc 6 tuần tuổi tương ứng là
455.17g/con (CP=17%), 523.86g/con (CP=19%) và 661.00 g/con (CP=21%); lượng
thức ăn tiêu tốn là 318.85, 350.54, 360.86 gam/10con/ngày. Sau 6 tuần nuôi với số
lượng 30con/ công thức, hiệu quả kinh tế từ bán gà ở CT1 (CP=17%) là 138.000 đồng,
CT2 (CP=19%) là 412.000 đồng và CT3 (CP=21%) đạt 696.000 đồng. Qua nghiên
cứu trên cho thấy gà Ác lai sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 19% và 21% có khả
năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đề nghị khuyến cáo người chăn ni
nên sử dụng loại thức ăn có hàm lượng protein cao 19% hoặc 21% để giống gà Ác lai
sinh trưởng tốt nhất.
Từ khóa: Gà Ác lai,Thức ăn cơng nghiệp, Mức độ protein, Khả năng sinh trưởng.
1. Mở đầu
Trong chăn ni nói chung, chăn ni gia cầm nói riêng; thức ăn là một trong
những tiêu chí hàng đầu quyết định đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi.
Prôtein là một trong những nguồn dưỡng chất thiết yếu có trong khẩu phần thức ăn của
các giống vật nuôi với nhiều tỉ lệ khác nhau tùy vào từng giai đoạn, mục đích sản xuất
các giống vật ni. Từ trước đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về nhu cầu dinh
dưỡng lên khả năng sinh trưởng gà Ác lai (gà Trống Ác x gà Mái Ai Cập). Chính vì lý
do đó mà chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của các mức độ prôtein
trong thức ăn công nghiệp đến khả năng sinh trưởng ở gà Ác lai (gà Trống Ác x gà
Mái Ai Cập) giai đoạn từ 1 đến 6 tuần tuổi”.
2. Nội dung
2.1. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống gà Ác lai (gà Trống Ác x gà Mái Ai Cập) được
nhập từ công ty TNHH giống gia cầm Hà Nam, địa chỉ Phù Vân- Phủ Lý- Hà Nam.
Gà nở ra 1 ngày tuổi được chuyển về ni tại một hộ gia đình trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ.
1 ThS., Trường ĐH Quảng Nam
127
Ảnh hưởng của các mức độ prôtein trong thức ăn...
Thức ăn nuôi gà là thức ăn công nghiệp của công ty dinh dưỡng ANT Bình Định,
thức ăn có mức năng lượng prôtein khác nhau 17%, 19% và 21%.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Tại hộ gia đình ơng Nguyễn Hữu Mãng, phường An Xuân, thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian: Từ ngày 09/11/2019 đến ngày 21/12/2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Gà 1 ngày tuổi, tổng số 90 con gà Ác lai. Mỗi nghiệm thức 30 con, được phân lô
ngẫu nhiên 10 con/ô, 3 ô/lô thí nghiệm tương đương với 3 lần lặp lại của một nghiệm
thức. Ba nghiệm thức đều đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi, trọng lượng, được tiêm
phòng, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau. Tất cả gà thí nghiệm được ni trên
nền lót trấu. Thời gian ni 6 tuần. Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi, gà úm
trong lồng bằng nan tre được quây kín, sau 4 tuần tuổi gà được ni nhốt hồn tồn
trong chuồng.
Thức ăn thí nghiệm gồm: nghiệm thức I (CP= 17%), nghiệm thức II (CP=19%)
và nghiệm thức III (CP= 21%). Các thành phần dinh dưỡng khác như nhau.
2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu ở gà thí nghiệm [1]
- Khối lượng gà và tốc độ sinh trưởng qua các tuần:
Cân gà hàng tuần, cân gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, cho uống, cân gà bằng
cân điện tử AND GF-4000. Tính tốc độ sinh trưởng truyệt đối (A:g/tuần) và tương đối
(R%) theo tuần.
- Xác định lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn
Trong giai đoạn thí nghiệm, gà được cho ăn tự do. Mỗi buổi sáng cân thức ăn
thừa, rồi sau đó cân thức ăn mới cho vào máng ăn. Theo dõi lượng thức ăn cho ăn, thức
ăn thừa hàng ngày, tính thức ăn thực ăn(g/con/ngày), từ đó tính hiệu quả sử dụng thức
ăn theo tuần.
- Tỉ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi: Theo dõi hàng ngày, ghi chép gà chết,
loại. Tính tỉ lệ sống qua các tuần tuổi.
- Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Statistix 10.0 và
chương trình Excel 2013.
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Khối lượng tích lũy của gà thí nghiệm
Khối lượng gà qua các tuần tuổi trong 3 nghiệm thức thể hiện ở bảng 1 sau đây:
128
Nguyễn Thị Thùy Vân
Bảng 1. Khối lượng tích lũy của gà qua mỗi tuần nuôi (gam/con)
Nghiệm thức
1 ngày tuổi
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
CT1
35,06
76,33b 127,34b 176,33c 269,46c 356,89c 455,17c
CT2
35,50
78,83b
156,95a 231,90b 319,34b 414,52b 523,86b
CT3
35,82
82,94a
165,32a 277,99a 373,61a 520,66a 661,00a
LSD 0,05
3,87
9,65
20,31
26,26
27,97
28,36
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 1 cho thấy khối lượng gà lai ở tuần 1 khơng có sự sai khác giữa các
lơ thí nghiệm, dao động 76.33-82.94 g/con. Từ tuần 3 trở đi có sự sai khác về khối lượng
của gà lai là rất rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê P < 0,05. Ở giai đoạn 6 tuần tuổi gà
lai ở CT1 (CP=17%) đạt khối lượng 455.17 g/con, CT2 (CP=19%) đạt 523.86g/con cao
hơn so với nuôi gà Ai Cập dịng thuần sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 19% đạt 469
g/con ở giai đoạn 6 tuần tuổi
(Ngũ Thị Ngân, 2015) [2], qua đó thấy được gà Ác lai ( trống Ác ×mái Ai Cập) có
mức sinh trưởng cao hơn dòng thuần. Ở CT3 (CP=21%) đạt khối lượng cao vượt trội 661
g/con. Nhìn chung qua 6 tuần ni, khối lượng gà ở nghiệm thức CT1 (CP=17%) luôn
nhỏ hơn khối lượng gà ở CT2 (CP=19%) và CT3 (CP=21%). Nguyên nhân là do sự khác
biệt về hàm lượng proteein thô trong khẩu phần. Gà được cho ăn khẩu phần có protein thô
cao sẽ cho sự phát triển nhanh hơn trong giai đoạn này. Đây là những tiền đề cho sự phát
triển tốt hơn trong các giai đoạn sau của gà.
2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (gam/con/ngày)
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà Ác lai ở tuần tuổi đầu tiên chưa có sự khác biệt
đáng kể. Ở giai đoạn từ 3-5 tuần tuổi có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa về mặt thống kê (p<
0,05). Tuần tuổi thứ 3, CT1(CP=17%) có mức sinh trưởng tuyệt đối trung bình thấp nhất
6.95g/con/ngày, CT2(CP=19%) có giá trị cao hơn 10.73g/con/ngày và CT3(CP=21%)
có giá trị cao nhất 16g/con/ngày. Ở tuần tuổi 4 mức sinh trưởng tuyệt đối tăng chậm do
ở giai đoạn này gà thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi bệnh cầu trùng. Ở các giai đoạn sau gà
thí nhiệm phát triển ở mức ổn định hơn. Tính trong cả 6 tuần nuôi, sức sinh trưởng tuyệt
đối ở các công thức lần lượt là: 10.00, 11.60, 14.89 g/con/ngày. Có thể nhận thấy rằng ở
CT3(CP=21%) và CT2(CP=19) gà thí nghiệm có sự tăng trọng một cách vượt bậc so với
gà thí nghiệm được ni ở CT1(CP=17%).
Bảng 2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (gam/con/ngày)
Nghiệm thức Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5
Tuần 6
Trung bình
CT1
5,84b
7,39b
6,95c
13,27c
12,53c
14,04b
10,00
CT2
6,16b
11,13a
10,73b
12,02b
14,07b
15,64b
11,62
129
Ảnh hưởng của các mức độ prôtein trong thức ăn...
CT3
6,83a
11,78a
16,00a
13,66a
21,00a
20,05a
14,89
LSD 0,05
0,35
1,23
1,72
0,99
2,30
3,04
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống
kê (P<0,05)
2.3.3. Lượng thức ăn tiêu tốn (gam/con/ngày)
Bảng 3. Lượng thức ăn tiêu tốn (gam/con/ngày)
Nghiệm thức Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6 Trung bình
CT1
111,69c 170,13b 270,68c 353,76c 455,75c 551,09c
318,85
CT2
118,07
589,45
b
350,54
CT3
120,44a 185,01a 305,11a 417,49a 526,99a 610,09a
360,86
b
LSD 0,05
1,11
182,97
a
298,05
2,05
b
3,56
403,81
b
2,27
510,90
b
4,31
7,86
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (P<0,05)
Tiêu tốn thức ăn tăng dần qua các tuần tuổi, đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho duy trì
và phát triển theo tuổi của gà. Lượng thức ăn tiêu tốn ở cả ba cơng thức có sự sai khác tin
cậy. Trung bình 6 tuần ni lượng thức ăn tiêu tốn ở mỗi lô (10con/1 lô) CT1 (CP=17%),
CT2 (CP=19%) và CT3 (CP=21%) lần lượt là 318.85, 350.54, 360.86 gam/10con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu tốn ở CT1 ít hơn so với CT2 VÀ CT3 trong cả q trình thí nghiệm.
Như vậy một khi tiềm năng di truyền về năng suất được cải thiện, gà sẽ phải tiêu thụ lượng
thức ăn nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển.
2.3.4. Tỉ lệ nuôi sống của gà
Thử nghiệm cho kết quả gà Ác lai có sức sống cao ở cả tất cả các lô, đạt 100%. Cao
hơn so với sức sống gà Ai Cập dòng thuần đạt 96.67% giai đoạn 6 tuần tuổi ( Ngũ Thị
Ngân, 2015), gà Tam Hồng 92.93%- 95.22% (Trần Cơng Xn và cs, 1995)[3].
Đối với con lai việc xác định tỉ lệ nuôi sống cịn có ý nghĩa quyết định việc thành
hay bại của cơng tác lai tạo. Qua đó có thể khẳng định quy trình chăm sóc của chúng tơi là
phù hợp, sức sống của gà cao, đây là giống gà đầy tiềm năng cho người chăn nuôi.
2.3.5. Hiệu quả kinh tế
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế gà thí nghiệm
Diễn giải
CT1 (CP=17%)
CT2 (CP=19%)
CT3 (CP=21%)
1. Phần chi phí (đồng)
Con giống
510.000
510.000
510.000
Thức ăn
552.000
573.000
594.000
Thuốc thú y
85.000
85.000
85.000
130
Nguyễn Thị Thùy Vân
Điện
70.000
70.000
70.000
Tổng chi
1.217.000
1.238.000
1.259.000
Bán gà
1.355.000
1.650.000
1.955.000
3. Lãi (đồng)
138.000
412.000
696.000
4. Lợi nhuận (%)
11.40
33.28
55.28
2. Phần thu (đồng)
Kết quả ở bảng 4 cho thấy mỗi công thức gồm 30 con gà Ác lai, sau 6 tuần nuôi
hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất ở gà được nuôi với CT3 (CP=21%) là 696.000 đồng,
tiếp đến là CT2 (CP=19%) với 412.000 nghìn đồng và cuối cùng là gà được nuôi ở
CT1 (CP=17%) với 138.000 đồng. Từ kết quả đó, ta có lợi nhuận tương ứng là 55.28%,
33.28% và 11.40%. Vì vậy, nếu chúng ta ni gà với số lượng nhiều thì hiệu quả kinh tế
cao lên gấp nhiều lần, sẽ tạo thu nhập tốt cho người chăn nuôi.
3. Kết luận
Cùng một giống gà Ác lai được nuôi với khẩu phần protein khác nhau 17%, 19% và
21% đều cho tỉ lệ nuôi sống cao 100%. Khối lượng gà Ác lai giai đoạn 6 tuần tuổi đạt tương
ứng: 455.17g/con (CP=17%), 523.86g/con (CP=19%) và 661.00 g/con (CP=21%. Lượng
thức ăn tiêu tốn là 318.85, 350.54, 360.86 gam/10con/ngày. Sau 6 tuần nuôi với số lượng
30con/công thức, hiệu quả kinh tế ở CT1(CP=17%) là 138.000 đồng, CT2(CP=19%) là
412.000 đồng và CT3(CP=21%) đạt 696.000 đồng. Đề nghị áp dụng khẩu phần có mức
protein 19% và 21% cho gà Ác lai tại các hộ chăn ni.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Hữu Đồn (chủ biên), Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn
Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb nông
nghiệp Hà Nội.
[2] Ngũ Thị Ngân (2015) “Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà Ai Cập từ 1-9
tuần tuổi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi –thú y trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên” Trường Đại học nông lâm- Đại học Thái Nguyên, 36-37.
[3] Trần Cơng Xn, Hồng Văn Lộc, Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn
Quốc Đạt (1999), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và tính năng sản xuất của
gà Tam Hồng, Jiangcun vàng”, Tuyển tập cơng trình nghiên cứu khoa học kỹ
thuật và động vật mới nhập 1989-1999, viện chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu gia
cầm Thụy Phương, Nxb Nông Nghiệp, 94-108.
131
Ảnh hưởng của các mức độ prôtein trong thức ăn...
Title: EFFECTS OF PROTEIN IN COMMERCIAL FEED ON THE GROWTH
OF 1-6 WEEK CROSS-BRED BLACK-BONE SILKY FOWLS
NGUYEN THI THUY VAN
Quang Nam University
Abstract: The study aims at a comparison of the growth between cross-bred blackbone silky fowls (black-bone cocks x Fayoumi hens) feeding on the same commercial
feed with different protein contents: 17%, 19% and 21%. The findings show that all fowls
grow well. A 6-week fowl weighs 455.17g (CP1=17%), 523.86g (CP2=19%) and 661g
(CP3=21%). On an average, 10 fowls eat 318.85g, 350.54g and 360.86g of feed a day
respectively. Every 30 6-week fowls of CP1 costs 138,000 Vietnamese Dong, that of CP2
does 412,000 VND, and 696,000 VND goes into that of CP3. Thereby, it can be seen that
cross-bred black-bone silky fowls feeding commercial feed with the protein content of
19% and 21% not only grow well but bring high economic efficiency. It is suggested that
breeders should use fowl feeds with the protein content of 19% or 21% to feed cross-bred
black-bone silky fowls.
Keywords: Cross-bred black-bone silky fowls, Commercial feed, Protein content,
Growth performance.
132