Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán: Khó khăn và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.43 KB, 10 trang )

GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUN NGÀNH KẾ TỐN:
KHĨ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
Đồn Thị Trà My1
Tóm tắt: Tiếng Anh chun ngành hiện nay đang được giảng dạy ở các trường Đại
học trên cả nước và đóng vai trị quan trọng trong hành trang của sinh viên sau khi ra
trường. Thực tế đã cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh
tốt sẽ tìm được những cơng việc tốt hơn vì các em có khả năng sử dụng thơng tin từ các
nguồn tài liệu nước ngồi và trên các trang web. Tuy nhiên, sinh viên dù đã được trang
bị kiến thức chuyên ngành trước khi học Tiếng Anh chuyên ngành, nhưng các em vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu môn học. Bài viết này chỉ ra một số khó khăn trong việc dạy
và học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
giúp sinh viên nâng cao và học tốt học phần này.
Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, Giảng dạy, Khó khăn, Giải pháp, Nâng cao.
1. Mở đầu
Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời
kì hội nhập, là một trong những yếu tố cần thiết cũng như một yêu cầu không thể thiếu
của các nhà tuyển dụng đối với các ứng viên. Mặt khác, muốn thực sự trở thành chuyên
gia trong lĩnh vực mình theo đuổi, sinh viên cần phải trang bị cho mình nhiều  kiến thức
chun ngành bổ ích, đặc biệt là thông qua các văn bản, tài liệu tham khảo của nước
ngồi. Bởi vì những kiến thức chun ngành ln đóng vai trị quan trọng giúp sinh viên
có đủ tri thức chuyên môn cũng như kĩ năng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. Vì
vậy, Tiếng Anh chuyên ngành luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của sinh viên ở các
trường cao đẳng, đại học vì sự quan trọng và thiết yếu của nó.
Có một thực tế cho thấy rằng sinh viên dù đã được trang bị kiến thức chun mơn
(chun ngành kế tốn), có nhiều nỗ lực trong học tập, tìm hiểu tài liệu hay giáo viên có
cố gắng nhiều đến thế nào thì kết quả cho thấy rằng, sinh viên vẫn chưa đáp ứng được
u cầu mơn học. Có nhiều ngun nhân, có thể là tài liệu, phương pháp giảng dạy,
phương pháp học tập, ý thức của sinh viên.
Bằng cách kết hợp phương pháp quan sát quá trình học tập của người học và phỏng
vấn một số giảng viên đã từng giảng dạy học phần này, tác giả chỉ ra một số khó khăn
trong việc giảng dạy và học tập học phần Tiếng Anh chun ngành Kế tốn, từ góc độ


người học và người dạy, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một vài giải pháp giúp sinh viên
nâng cao và học tốt học phần này.
2. Nội dung
2.1 Khái niệm Tiếng Anh chuyên ngành (ESP)
Thuật ngữ ‘Tiếng Anh chuyên ngành’ (TACN) được các nhà nghiên cứu định
1 ThS., Trường Đại học Quảng Nam

29


GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN...
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Hutchinson và Walters (1987) thì đó là cách tiếp
cận ngơn ngữ trong đó tùy theo nhu cầu cụ thể của người học mà nội dung giảng dạy
và phương pháp giảng dạy được quyết định. Ông cho rằng, giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành là một lĩnh vực của giảng dạy Tiếng Anh. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
chuyên ngành chẳng qua là phương pháp giảng dạy tiếng Anh được áp dụng cho lớp học
tiếng Anh chuyên ngành mà thôi. Cốt lõi của vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
là dạy và học tiếng Anh.
Strevens (1988) cũng đồng quan điểm khi cho rằng tiếng Anh chuyên ngành là
một khái niệm chỉ việc dạy hay học tiếng Anh nhằm phục vụ cho một chuyên ngành nhất
định nào đó và được biết đến là phương pháp giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ.
Còn Kenedy và Bolitho điều quan trọng là không được coi tiếng Anh chuyên
ngành là một lĩnh vực phát triển tách biệt với giảng dạy Tiếng Anh. Nó là một phần của
sự chuyển đổi trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp trong dạy
và học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. (3)
Theo Frendo and Mahoney (2007) (4), tiếng Anh chuyên ngành kế toán là môn
học được giảng dạy cho những người làm trong lĩnh vực kế toán và tài chính, và sử dụng
tiếng Anh để làm việc hay giao tiếp trong các tình huống khác nhau với đối tác kinh
doanh. Người học được cung cấp các khái niệm chuyên ngành kế toán cũng như các cách
đạt được mục tiêu của mình trong các cuộc họp, thuyết trình, điện thoại hoặc các đoạn

hợi thoại ngắn.
Từ các ý kiến trên có thể kết luận rằng mục đích của việc giảng dạy tiếng Anh
chuyên ngành kế toán là để phát triển kỹ năng chuyên sâu cho người học trong những
lĩnh vực cụ thể liên quan đến ngành nghề hay lĩnh vực nghiên cứu của họ.
2.2. Thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành kế toán tại trường Đại học
Quảng Nam.
Cho đến nay, tiếng Anh chuyên ngành kế toán đã được triển khai và giảng dạy cho
sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Quảng Nam, tuy nhiên thực tế vẫn
còn tồn tại những vấn đề hạn chế nhất định đến từ cả hai phía, người dạy lẫn người học
dẫn đến kết quả đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kế toán vẫn chưa đạt được kì vọng.
Giáo trình chuyên ngành tiếng Anh kế toán có nhiều khái niệm, thuật ngữ đặc thù, mà
muốn giảng dạy được, giáo viên tiếng Anh cũng phải có kiến thức nhất định về những
khái niệm, thuật ngữ đó. Tuy nhiên, giảng viên (GV) tiếng Anh thuộc khoa Ngoại ngữ,
chuyên môn chính là giảng dạy các học phần liên quan đến chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
(theo thống kê ở trang web của nhà trường)[5], còn đối với giảng viên chuyên ngành kế
toán tại trường hiện nay phần lớn, người dạy chưa được đào tạo bài bản về kiến thức
chuyên ngành kế toán mà chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu dẫn đến rất nhiều những khái
niệm, định nghĩa chuyên ngành khó được phân tích, giải thích đầy đủ, thấu đáo.
Mặt khác, đối với sinh viên chuyên ngành kế toán lớp cao đẳng kế toán K18 của
Trường Đại học Quảng Nam, việc học và tìm hiểu tiếng Anh chuyên ngành Kế toán còn
30


ĐỒN THỊ TRÀ MY
gặp khơng ít trở ngại và nhiều thách thức. Với trình độ đầu vào thấp, trình độ sinh viên
không đồng đều, vốn tiếng Anh ít ỏi và hầu như mất căn bản nên ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình học hỏi và phát triển môn chuyên ngành của mình dù đã trải qua ba
học phần ngoại ngữ cơ bản. Ngoài ra, phương pháp giảng được áp dụng chủ yếu là đọc
và dịch nhằm giải thích cấu trúc ngữ pháp và tăng vốn từ vựng, các phương pháp khác
nhằm tăng kĩ năng giao tiếp hầu như chưa được áp dụng phổ quát vì trình độ sinh viên

còn hạn chế.
Từ thực tế giảng dạy lớp tiếng Anh Cao đẳng khóa k18 chuyên ngành Kế toán tại
Trường Đại học Quảng Nam, tôi nhận thấy rằng, những thực trạng đang tồn tại làm cho
việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kế toán còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được mục
tiêu đào tạo.
2.3. Khó khăn
Qua q trình giảng dạy mơn học, cùng với sự quan sát, thảo luận cùng đồng
nghiệp, đặc biệt thu thập thông tin và trao đổi với các bạn sinh viên lớp Cao đẳng kế toán
K18 - đối tượng quan trọng nhất của quá trình dạy học ở trường Đại học Quảng Nam,
chúng tơi đã tìm ra những khó khăn mà giảng viên cũng như sinh viên gặp phải khi giảng
dạy và học tập Tiếng Anh chuyên ngành Kế tốn.
2.3.1. Về phía sinh viên
2.3.1.1. Khó khăn về từ vựng
Đa phần sinh viên được hỏi đều thẳng thắn chia sẻ rằng từ vựng thuộc lĩnh vực
chuyên ngành gây ra khơng ít khó khăn cho họ trong khi đọc văn bản. Cụ thể là sinh
viên thấy khó có thể hiểu và nhớ các từ thuộc chuyên ngành Kế toán như  Balance
Sheet, Market Capitalization, Discounted Cash Flows, Statement of Financial Position,
Statement of Shareholders’ Equity….Các từ đơn lẻ đã vậy, các cụm từ thành ngữ, cụm
động từ hay cụm danh từ còn khó hơn nhiều. Phần lớn các em đều khơng biết nghĩa
hoặc khó có thể đốn nghĩa của các cụm từ này trong bài đọc. Điều này gây khó khăn
cho các em trong việc nghiên cứu và đọc hiểu các văn bản chuyên ngành, có thể kể đến
một số cụm từ như: Consolidated affiliates, Common stock, accumulated gains, retained
earnings…Bên cạnh đó, sinh viên cịn phải loay hoay tìm nghĩa phù hợp của các từ đa
nghĩa. Có thể trong hội thoại hoặc giao tiếp hàng ngày, những từ này không gây ra bất
cứ khó khăn gì cho các em nhưng trong các tài liệu thuộc lĩnh vực chun ngành, chúng
lại có nghĩa hồn tồn khác.Do đó, việc lựa chọn sắc thái ý nghĩa nào của từ phù hợp với
văn bản chuyên ngành là điều không hề dễ dàng, đặc biệt khi vốn từ vựng của sinh viên
khơng chun vẫn cịn rất hạn chế. Ngoài ra, số lượng từ mới nhiều trong tài liệu chuyên
ngành cũng gây nhiều lúng túng cho sinh viên.
Từ thực tế cho thấy, khi học các học phần tiếng Anh cơ bản, các em chỉ gặp rất ít

từ mới trong bài. Song, lượng từ mới tăng đáng kể trong các tài liệu khi sinh viên bước
sang học phần tiếng Anh chuyên ngành. Một khi không hiểu hoặc hiểu một cách mơ hồ
31


GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN...
nghĩa của các từ trong văn bản thì sinh viên khó có thể hiểu chính xác và đầy đủ nội dung
của văn bản đó.
2.3.1.2. Khó khăn về ngữ pháp
Khơng chỉ từ vựng mà ngữ pháp cũng là rào cản không nhỏ của sinh viên không
chuyên khi học TACN. Đôi khi sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các
thì động từ (verb tenses), dạng thức (forms) và cụm động từ (verb phrases). 
Một số sinh viên thừa nhận rằng họ không biết cách xác định từ loại, động từ, tính
từ, trạng từ hay danh từ, etc. Do đó, các em thường mắc lỗi khi làm các bài tập liên quan
hoàn thành câu hay điền vào chỗ trống với từ thích hợp.
Ngồi ra, sinh viên thấy khó phân biệt các loại câu đơn, câu phức, câu chủ động
hay câu bị động. Hơn thế nữa, hầu hết sinh viên đều cảm thấy choáng ngợp trong việc
hiểu nghĩa các câu phức với cấu trúc ngữ pháp không quen thuộc.
2.3.1.3 Khó khăn về mặt diễn ngơn
Phần đơng sinh viên đều cho rằng họ rất khó nắm bắt nội dung bài đọc thuộc các
chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán bởi chúng thường chứa rất nhiều từ vựng chuyên
ngành, các cấu trúc câu phức tạp và sinh viên thường thiếu kĩ năng đọc hiểu thích hợp
để có thể hiểu được nội dung chuyên ngành mà tài liệu muốn chuyển tải. Bên cạnh đó,
sinh viên thường phụ thuộc vào các ứng dụng google dịch ở điện thoại nên việc học cịn
mang tính bị động và không thực sự mang lại hiệu quả mong muốn. 
2.3.1.4 Khó khăn về kỹ năng đọc hiểu
Có lẽ đây là khó khăn lớn nhất của sinh viên khơng chun khi đọc tài liệu TACN.
Việc không nắm rõ các phương pháp đọc hiểu làm cho các em khó có thể hiểu được nội
dung cũng như xử lý thông tin liên quan tới bài đọc như làm bài tập hay trả lời các câu
hỏi đọc hiểu. Đa số sinh viên được hỏi đều thừa nhận rằng họ khơng biết cách đốn nghĩa

từ mới và phỏng đoán nội dung bài đọc dựa vào ngữ cảnh. Đặc biệt sinh viên không quen
sử dụng với các kỹ năng đọc hiểu như phương pháp đọc lướt để lấy ý chính hoặc phương
pháp đọc nhanh để tìm thơng tin chi tiết hay phương pháp đốn nội dung văn bản từ tiêu
đề, phụ đề, tranh ảnh minh họa.
2.3.2 Về phía giảng viên
Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tập trung khai thác các khía cạnh ngơn ngữ,
những thuật ngữ chính, thiết yếu; chú trọng thực hành để phát triển vốn từ vựng chuyên
ngành gắn liền với 4 kĩ năng ngơn ngữ theo ngữ cảnh, tình huống của ngành và giúp sinh
viên quen với văn phong tiếng Anh dùng trong lĩnh vực chuyên ngành. Quan trọng nhất,
thông qua các hoạt động ngơn ngữ, giúp họ ghi nhớ và có thể vận dụng vốn tiếng Anh
chuyên ngành trong thực tế công việc.
2.3.2.1 Tâm lý giảng dạy
Hầu hết giảng viên Tiếng Anh trong các trường đại học đều được đào tạo để dạy
tiếng Anh cơ bản (General English), kiến thức cả họ thiên về lĩnh vực xã hội hơn là các
32


ĐOÀN THỊ TRÀ MY
lĩnh vực tự nhiên. Khi bắt tay vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, với vị trí “bất đắc
dĩ” của mình, họ thường có tâm lý lo âu, trăn trở, khơng hiểu mình có đảm nhận được
cơng việc mới mẻ này khơng? Liệu sinh viên có coi thường mình vì kiến thức chun
ngành của mình q ít khơng? Nhiều giáo viên cịn băn khoăn rằng nên chăng để phần
này cho giáo viên chuyên môn thạo tiếng Anh giảng dạy. Mỗi buổi lên lớp với nội dung
mới là cả một cuộc vật lộn, căng thẳng đối với họ. Tuy đã chuẩn bị rất kỹ nhưng nếu bị
sinh viên hỏi vào đúng phần mình khơng biết thì thật là bẽ mặt và cảm thấy rất mất tự tin
trong những buổi lên lớp sau. Đây là suy nghĩ trăn trở khơng những của chính tác giả mà
là tâm sự của nhiều đồng nghiệp mà tác giả ghi nhận được khi có dịp trị chuyện cùng họ.
2.3.2.2 Thiếu từ vựng tương ứng trong tiếng Việt
Đa số giảng viên được phỏng vấn cho rằng họ thấy đơi khi việc tìm kiếm một thuật
ngữ chuyên ngành tương ứng trong tiếng Việt là khá khó khăn vì bản thân giảng viên

dạy tiếng Anh chun ngành Kế toán chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về
chuyên ngành đó. Mặc dù có sự hỗ trợ của từ điển chuyên ngành và các tài liệu tìm kiếm
trên internet, nhưng giảng viên khó có thể giải thích kỹ từng khía cạnh liên quan đến
kiến thức chuyên ngành khi sinh viên yêu cầu giải thích. Điều này làm giảm đi sự hiệu
quả trong công tác giảng dạy của giảng viên cũng như giảm sự hứng thú của sinh viên.
2.3.2.3 Kiến thức chuyên ngành
Một khó khăn nổi trội nữa đối với giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành là
họ thiếu hẳn mảng kiến thức chuyên môn của ngành mình dạy. Người học bao giờ
cũng cho rằng thầy cô là người am hiểu và là người mà mình có thể tin cậy để hỏi các
thắc mắc. Đây thực sự là một thách thức đối với các giáo viên Tiếng Anh vì họ có thể
giải đáp các thắc mắc về ngơn ngữ chứ khó có thể làm thay vai trị của một giáo viên
chun mơn được.
2.3.2.4. Phương pháp giảng dạy
Ngồi các ngun nhân chính xuất phát từ phía sinh viên như ý thức học tập chưa
tích cực, chủ động, hay phương pháp học tập chưa phù hợp, bản thân tơi cho rằng, thật
khó để chuyển tải hết nội dung bài học trong khi người học hoàn toàn bị động trong học
tập và thiếu phương pháp học tập. Sinh viên tham dự lớp học thường lắng nghe giảng
viên trình bày, và phần lớn các em đều không nắm được nghĩa của các từ ngữ chuyên
ngành (cho dù có được chuẩn bị từ bài học hôm trước), nên các em cảm giác khơng hứng
thú với mơn học và từ đó có tâm lý e sợ mơn học. Một số sinh viên cũng thẳng thắn cho
rằng đôi khi cách thức truyền đạt của giáo viên chưa gây được hứng thú cho các em trong
các giờ học TACN. Có lẽ việc giáo viên sử dụng cùng một phương pháp trong khoảng
thời gian dài đã gây ra nhàm chán trong giờ học. Trên thực tế, vì thời lượng của mơn học
khơng cho phép nên giáo viên cũng khơng thể có tham vọng trình bày các kiến thức ngôn
ngữ này cho sinh viên một cách có hệ thống.
2.4. Nguyên nhân
Có thể xem xét một vài nguyên nhân sau đây khiến cho việc học TACN của sinh
33



GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUN NGÀNH KẾ TỐN...
viên khơng chun chưa mấy hiệu quả.
2.4.1. Trình độ của sinh viên
Trong quá trình giảng dạy lớp tiếng Anh chun ngành Kế tốn cho các bạn sinh
viên cao đẳng, tôi nhận thấy, do trình độ tiếng Anh của các em chưa đồng đều và còn yếu
cùng với sự thiếu nỗ lực, phương pháp học tập, nên giáo viên gặp khó khăn vơ cùng trong
quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu phương pháp chuyển tải nội dung tài liệu một
cách thích hợp và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, cịn phải kể đến trình độ chuyên ngành của các em. Dù đã được trang
bị kiến thức chun ngành Kế tốn từ học kì trước, nhưng khi tiếp cận học phần tiếng
Anh chuyên ngành, các em gần như đã quên hoặc không nhớ các nội dung liên quan đến
chun ngành mình đã học. Thậm chí, nội dung mơn học chỉ ra mục đích hướng đến là
cung cấp cho các em các từ ngữ, khái niệm chuyên ngành bằng Tiếng Anh để sau này
các em có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên, giáo viên Tiếng Anh lại
phải tìm hiểu, giải thích tất cả các khái niệm chuyên ngành bằng tiếng Việt, các em mới
có thể nắm được từ chun ngành mình đang được học.
2.4.2. Phương pháp học tập
Sinh viên còn bị động, thiếu phương pháp học tập. Cụ thể, với mỗi nội dung trên
lớp, giảng viên đã có hướng dẫn tự học trước đó, nhưng nhìn chung, khi tham gia vào
q trình học, sinh viên hầu như khơng chuẩn bị gì, chỉ mang tâm lý phụ thuộc vào giáo
viên, chờ giáo viên cung cấp thông tin từ vựng, ngữ pháp, rồi mới bắt đầu nghiên cứu
tài liệu tại lớp. Tất cả những tâm lý bị động trên còn thể hiện ở chỗ, dù giảng viên đã cố
gắng chuyển tải, giải thích và hướng dẫn kĩ lưỡng tại lớp, sự thiếu tập trung trong việc
học (các em thường làm việc riêng, dùng điện thoại hoặc không tham gia thảo luận cùng
bạn) cùng với việc trơng chờ, ỷ lại hồn tồn vào giáo viên, và dĩ nhiên, kết quả môn học
các em vẫn dậm chân tại chỗ.
2.4.3. Ý thức, thái độ
Thông tin thu gom được từ các cuộc phỏng vấn, trao đổi với sinh viên cho thấy
phần đơng các em cịn chưa tích cực, chủ động trong việc trau dồi kiến thức nền tảng
cũng như kiến thức ngôn ngữ. Tuy đa phần sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng và

sự cần thiết của mơn học nhưng vẫn cịn rất nhiều sinh viên chưa đánh giá cao ý nghĩa
của việc tự tìm hiểu, tự học trong việc nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình.
2.4.4. Giáo trình
Về mặt giáo trình, tơi nhận thấy đây là 1 cuốn giáo trình được sử dụng rộng rãi ở
các trường Đại học trên cả nước. Tuy nó ngắn gọn nhưng chắt lọc những kiến thức cần
thiết nhất cho một nhân viên kế tốn, như tài chính, tỷ lệ, kiểm toán, thuế, vốn đầu tư….
Với các dạng bài tập phong phú, sinh viên có thể dễ dàng nắm được lượng từ vựng cần
thiết cho ngành kế toán, cách viết báo cáo, email, luyện tập nghe để làm quen với các
cuộc hội thoại trong ngành.
34


ĐOÀN THỊ TRÀ MY
Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về vốn từ và vốn ngữ pháp cơ bản,  nên việc lĩnh hội
những gì ở giáo trình ở các em gặp nhiều trở ngại; sinh viên cũng cho rằng các bài đọc
chun ngành trong giáo trình đơi khi q dài với nhiều từ mới và cấu trúc ngữ pháp
phức tạp làm cho các em đọc mà không hiểu nổi nội dung, thậm chí khi luyện nghe các
bài hội thoại, các em cũng khơng hiểu họ đang nói vấn đề gì.
2.5. Một số biện pháp khắc phục khó khăn
Từ việc xác định những khó khăn trong việc học TACN của sinh viên không
chuyên cùng nguyên nhân của chúng, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý giúp các em
vượt qua những trở ngại, thêm tự tin trong việc lĩnh hội kiến thức trong các tài liệu
chuyên ngành viết bằng tiếng Anh.
2.5.1 Về phía người dạy
Giáo viên cần tập trung vào các công việc sau:
+ Để tạo tâm lý thoải mái trước khi dạy giảng viên nên khẳng định với sinh viên
rằng họ là giáo viên ngoại ngữ chứ không phải giáo viên chun mơn, vì vậy nhiệm vụ
của học là hướng dẫn sinh viên cách học và cung cấp cho họ những kiến thức về ngơn
ngữ là chính cịn kiến thức chuyên môn hay một số thuật ngữ chuyên ngành chuẩn thì họ
cần sự hỗ trợ từ phía sinh viên rất nhiều. Điều này sẽ tạo được sự thông cảm giữa thầy

và trị trong q trình dạy và học. Theo Hutchinson giáo viên tiếng Anh chuyên ngành
không nên trở thành một giáo viên dạy chuyên môn mà nên trở thành một học sinh thích
thú chun mơn đó, nhiều giáo viên đã không khỏi ngạc nhiên về lượng kiến thức chuyên
môn họ đã có được từ các tài liệu chuyên ngành mà họ phải giảng dạy và qua trao đổi,
trò chuyện với sinh viên.
+ Giảng viên tiếng Anh phải có quan điểm, thái độ tích cực đối với việc dạy và học
tiếng Anh chuyên ngành. Họ phải xác định được sự tự nỗ lực để vượt qua các khó khăn là
nhân tố quyết định cho sự thành công. Họ phải là người biết chắt lọc và tổng hợp những
gì có sẵn để tìm ra cách giải quyết phù hợp với tình huống cụ thể.
+ Tìm hiểu nhu cầu người học và khích lệ thái độ học tập tích cực của người học.
Người học tiếng Anh với những mục đích đặc biệt là học tiếng Anh chuyên ngành chắc
chắn sẽ hứng thú hơn trong khi học với những tài liệu được biên soạn trên cơ sở của một
văn bản khoa học có những yếu tố diễn ngôn, cú pháp quen thuộc với người học. Vì vậy
để khích lệ thái độ tích cực học tập của người học, người dạy tiếng Anh chuyên ngành
nên tránh những tài liệu có kiến thức chuyên sâu, khó hiểu. Mặt khác, để giúp cho học
sinh có ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành, người dạy nên động viên,
khuyến khích học sinh tự tìm những tài liệu có liên quan đến chuyên ngành họ đang học
và phân nhóm theo chủ đề để tự họ hiểu được nội dung của tài liệu bằng cách dịch được
văn bản đó. Bằng cách tổ chức giờ học với việc phân cơng nhiệm vụ cho mỗi nhóm, trình
bày nội dung được giao và trả lời các câu hỏi thắc mắc của các nhóm khác.
+ Giáo viên đặt câu hỏi, sinh viên trả lời.
35


GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN...
+ Cung cấp các nguồn tài nguyên, tài liệu có trên mạng để sinh viên tự học, tự
nghiên cứu.
+ Trang bị cho sinh viên kiến thức về một số kỹ năng trong quá trình đọc hiểu như
đọc lướt, đọc qt, dự đốn, suy luận,  xây dựng từ, v.v. để các em có thể linh hoạt áp
dụng cho các loại hình văn bản khác nhau trong lĩnh vực chuyên ngành của mình.

+ Giáo viên có thể tổ chức nhiều hoạt động trong giai đoạn này như trò chơi về từ
vựng hay sử dụng các phương tiện hỗ trợ như âm thanh, hình ảnh, các bài báo từ Internet
phù hợp với nội dung bài đọc. Các hoạt động này sẽ giúp cho bầu khơng khí học tập trở
nên thoải mái, giúp sinh viên thêm tự tin và hứng thú học tập trong các giai đoạn tiếp
theo của giờ học.
+ Điều chỉnh và thiết kế hệ thống bài tập về từ vựng, ngữ pháp liên quan đến bài
đọc từ dễ đến khó để sinh viên luyện tập thêm.
+ Thường xuyên thay đổi phong cách và phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải
luôn luôn coi trọng việc tự làm mới mình cũng như áp dụng đa dạng các phương pháp
trong giảng dạy. Điều này rất cần thiết đối với mơn học khó như tiếng Anh chun ngành.
+ Ngồi ra, giáo viên nên khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm. Giáo viên
chủ động chia lớp thành các nhóm nhỏ và u cầu các nhóm này tìm tài liệu bổ sung liên
quan đến chủ đề mà sinh viên sẽ tìm hiểu trong bài học kế tiếp.
+ Cộng tác với những giáo viên dạy bộ môn chuyên ngành. Việc đào tạo kiến thức
chuyên môn về chuyên ngành trước và trong khi tiến hành giảng dạy tiếng Anh chun
ngành đó là vơ cùng cần thiết. Thực sự thì các giảng viên tiếng Anh không cần và cũng
không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực chun mơn đó, nhưng họ nhất thiết
phải am hiểu những điều cơ bản nhất về nó (Kennedy & Bolitho, 1984). Thêm vào đó,
các giảng viên đều cho rằng họ cần có hợp tác và hỗ trợ giữa các giảng viên phụ trách
chuyên môn và các giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành. Trước và trong khi giảng
dạy tiếng Anh chuyên ngành, các giảng viên tiếng Anh gặp phải khơng ít khó khăn trong
việc hiểu và truyền đạt nghĩa của các từ chun mơn một cách chính xác. Chính vì vậy,
sự hỗ trợ của các giảng viên chun môn đối với giảng viên tiếng Anh sẽ giúp cho bài
học tiếng Anh chuyên ngành thành công hơn.
Tuy nhiên, sự cộng tác này không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi. Hiệu
quả của sự hợp tác này tuỳ thuộc chủ yếu vào việc nắm lấy vấn đề của cả hai phía nhưng
thơng thường người dạy tiếng Anh chun ngành nên cố gắng dành được sự giúp đỡ của
các giáo viên dạy môn chuyên ngành bằng cách chọn lọc những vấn đề cơ bản và cần
thiết để bàn luận. Chúng ta nên chọn những giáo viên có nhiều kiến thức tốt và có sự
thơng cảm với tiếng Anh chun ngành bởi vì họ có thể giúp chúng ta nắm được những

mục tiêu cơ bản của người học, đồng thời chúng ta có thể làm cho các giáo viên này
ý thức nhiều hơn về những khó khăn ngơn ngữ mà người học và người dạy tiếng Anh
chuyên ngành gặp phải.
36


ĐỒN THỊ TRÀ MY
2.5.2 Về phía người học
Dù với bất cứ lí do gì thì sinh viên –người học cũng vẫn là người có vai trị quyết
định tới q trình học tập của mình. Do vậy, sinh viên phải tích cực, chủ động cho việc học.
+ Sinh viên không chỉ học một cách thụ động những gì giáo viên yêu cầu hoặc làm
theo những gì được chỉ dẫn mà họ phải tìm ra những phương pháp học tập riêng phù hợp
với hồn cảnh và trình độ của mình.
+ Sinh viên cần xây dựng cho mình thói quen đọc sách và đặc biệt phải là người
đọc sách có hiệu quả, ví dụ như ghi chép các từ chuyên ngành khó, cấu trúc ngữ pháp lạ
và phức tạp ra một cuốn sổ tay sau đó tiến hành ghi nhớ hoặc xem lại khi cần thiết.
+ Việc ghi chép cũng phải khoa học: các từ, cụm từ nên sắp xếp theo từng lĩnh vực,
từng chuyên ngành, trong từng chuyên ngành lại sắp xếp theo từng phân mục nhỏ khác
nhau. Cách làm này sẽ giúp các em có được quyển cẩm nang vơ cùng hữu ích trong học
tập cũng như trong nghiên cứu sau này.
+ Phải nắm vững chuyên môn trước khi học tiếng Anh chuyên ngành: Việc nắm
vững chuyên môn trước khi học tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Nếu không, các em sẽ
lúng túng trước các thuật ngữ tiếng Anh vì khơng hiểu rõ chúng là gì, từ đó gây khó khăn
cho việc ghi nhớ từ vựng và vận dụng trong thực tiễn.
+ Phải nắm vững kiến thức tiếng Anh cơ bản và có niềm yêu thích học tiếng Anh.
Tại sao vậy? Nhiều sinh viên kiến thức tiếng Anh cơ bản chưa nắm vững đã vội vàng học
tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả là chẳng thể tiếp thu được vì cơ bản chưa nắm được thì
việc học tiếng Anh chun ngành sẽ rất khó. Bên cạnh đó, có niềm u thích học tiếng
Anh thì mới khơng dễ dàng từ bỏ những “ca khó” trong học tiếng Anh chuyên ngành.
+ Chủ động đọc và dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Có thể ban đầu sẽ rất

khó với người mới, nhưng hãy làm quen với tiếng Anh chuyên ngành bằng cách đọc và
dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán. Đối với những thuật ngữ nào
khó hiểu thì có thể tra từ điển, ghi nhớ và nắm cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh phù
hợp nhất.
+ Tham khảo các nguồn tài liệu phong phú trên mạng. Một lợi thế rất lớn cho
những bạn học tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán là tài liệu học vô cùng phong
phú. Hãy thường xuyên truy cập các trang website sau đây để nâng cao kiến thức:
• aroma.vn
• English4accounting.com
• Businessenglishsite.com
• Businessenglishpod.com
• Quizlet.com
+ Luyện tập mỗi ngày và khơng được từ bỏ khi gặp khó khăn. Luyện tập mỗi ngày
giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, tốt nhất là hãy áp dụng các kiến thức đã được học
37


GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN...
vào thực tiễn. Bên cạnh đó, các em khơng được từ bỏ nếu có bất cứ khó khăn nào. Càng
bền bỉ, kiên trì thì thành cơng sẽ cao.
3. Kết luận
Tiếng Anh chun ngành, cùng với những đặc điểm và nội dung của nó, vẫn được coi
là một mơn học khó đối với cả người dạy lẫn người học. Bởi vậy, việc xác định rõ những khó
khăn trong q trình học mơn tiếng Anh chun ngành Kế tốn là vơ cùng cần thiết. Chúng
tơi hi vọng một số gợi ý cho phần giải pháp ở trên sẽ phần nào giúp sinh viên không chuyên
giảm bớt khó khăn, để các giờ học tiếng Anh chuyên ngành thực sự hiệu quả và bổ ích với
người học. Tóm lại, với tất cả sự nhiệt tình của người dạy tiếng Anh chuyên ngành cùng với
những tài liệu được thiết kế với ngôn ngữ phổ biến, dễ hiểu, chắc chắn tiếng Anh chuyên
ngành sẽ hấp dẫn người học lẫn người dạy và hy vọng rằng tiếng Anh chuyên ngành khơng
cịn là một lĩnh vực buồn tẻ và nhàm chán.


[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hutchinson, T., & Waters, A. (1987), English for specific purposes: A LearnerCentered Approach, Cambridge; Cambridge University Press
Strevens (1988), English for Specific purposes, Longman.
Kenedy. C and Bolitho, R, (1984), English for Specific Purposes, Macmillan
Evan F. & Sean M. (2007), English for Accounting, Oxford University Press.
/>
Title: TEACHING ENGLISH FOR ACCOUNTING STUDENTS:
PROBLEMS AND SOLUTIONS
DOAN THI TRA MY
Quang Nam University
Abstract: English for Specific Purposes is being taught in every university in
Vietnam and it plays an important role in students’ performance on the job market after
graduation. Actually, students can easily get a better job after leaving university with
a good English ability since they can grasp useful information from various foreign
sources as well as different websites. However, in spife of being equiped with major
knowledge before adapting their ESP, learners still don’t meet the demand of the subject.
This study aims to investigate some difficulties teachers and students may get in learning
and teaching ESP and suggests a few steps to improve learners’ ESP knowledge as well
as to help them learn this subject better.
Key words: ESP, Teaching, Difficulties, Steps, Improve.

38




×