Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người nông dân ven đô khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá: Nghiên cứu tại huyện Hoài Đức, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.2 KB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HẠNH
PHÚC CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VEN ĐÔ KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
NƠNG NGHIỆP TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ:
NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN HỒI ĐỨC, HÀ NỘI
Ngơ Thị Hà, Phan Thị Thanh Huyền
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét mức độ hạnh phúc của nông dân sau khi thu hồi đất cho q trình cơng
nghiệp hóa - đơ thị hóa tại vùng ngoại thành Hồi Đức - Hà Nội. Nghiên cứu điều tra 100 hộ dân
bị thu hồi đất nơng nghiệp tại Hồi Đức với các tiêu chí: Thu nhập và chi tiêu; Đơ thị hóa; Hạ
tầng xã hội; Công tác bồi thường và cách sử dụng khoản tiền bồi thường; Chi phí xã hội và thực
trạng mức sống sau thu hồi đất. Các bước phân tích EFA, regression được thực hiện trên SPSS 20.
Nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập và chi tiêu sau khi thu hồi đất; Vấn đề đơ thị hóa (khả năng
thích nghi với lối sống đơ thị hóa, các tiện nghi cơ bản); Khoản bồi thường cùng cách sử dụng để
ổn định trong tương lai sau khi mất đất có ảnh hưởng đáng kể; Sau đó là tình trạng mức sống và
cơ sở hạ tầng có tác động như nhau đến hạnh phúc của nơng dân. Ngược lại, yếu tố chi phí xã hội
có tác động ngược chiều đến hạnh phúc của nơng dân với hệ số tác động khá mạnh.
Từ khóa: Hạnh phúc; Nông dân; Thu hồi đất; Ven đô.
Abstract
Influencing factors on farmers’ happiness after the land acquisition in urbanization: A case
study on Hoai Duc district
In this paper, farmers’ happiness is investigated in the situation of post - land acquisition
for urbanization in an urban - rural fringe, Hoai Duc district, Ha Noi. Data were collected by
survey questionnaire from 100 farmers who were recovered by the local Government for urban
expansion and industrial development. The analysis process includes EFA and Regression analysis
in SPSS 20. The results prove that income and expenditure; Urbanization aspects; Compensation
and Utilization after acquisition play an extremely important role in the happiness of land - lost
farmers; Followed by social facilities and living status at the same level. In contrast, the social
cost has a negative impact on their one, however, no significant clue. Interestingly, this study gives
some suggestions for local governments to protect farmers’ rights and interests in due to improve
their happiness and social sustainability.


Keywords: Happiness; Farmer; Land acquisition; Rural - urban fringe.
1. Mở đầu
Đơ thị hóa (ĐTH) là hiện tượng xã hội tất yếu, thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia
trên thế giới [1]. Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số đô thị sẽ tăng thêm 1,35 tỷ người vào năm
2030, lúc đó dân số đơ thị trên thế giới sẽ xấp xỉ 5 tỷ người [2] và theo ước tính đến năm 2030,
3,7 % diện tích đất canh tác tồn cầu sẽ mất do q trình đơ thị hóa [3, 4]. Tại Việt Nam, theo Bộ
Xây dựng (2021), tỷ lệ đơ thị hóa đã tăng từ 7,5 % năm 1931 lên 29,6 % vào năm 2009 và 39,2 % vào
năm 2019. Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tỷ lệ đơ thị hóa tồn quốc
đạt từ 50 - 52 %. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đô thị hóa làm thay đổi sử dụng đất theo hướng
giảm diện tích đất nơng nghiệp, đất chưa sử dụng và tăng diện tích đất phi nơng nghiệp [5 - 7].
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, để có đất thực hiện các dự án phục vụ cho quá
trình đơ thị hóa, Nhà nước phải thực hiện thu hồi đất hoặc thỏa thuận với người dân hoặc sử dụng
Hội thảo Quốc gia 2022

265


quỹ đất đã có. Đối với thu hồi đất, mặc dù pháp luật đất đai năm 2013 đã có nhiều đổi mới theo
hướng có lợi cho người dân có đất bị thu hồi nhưng trong thực tế việc bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa
đáng cũng như chính sách tái định cư chưa kịp thời đã làm cho người dân phải đối mặt với những
khó khăn trong cuộc sống, ổn định sinh kế và thích nghi với lối sống mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, sau khi bị mất đất nông nghiệp, người nông dân phải trải qua các áp lực về công việc, cuộc
sống, tinh thần và các vấn đề khác, do đó đã ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của chính họ [8,
9]. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào đánh giá mức độ hạnh phúc của người
nông dân bị thu hồi đất mà phần lớn chỉ tập trung vào các vấn đề sinh kế hoặc cấu trúc xã hội [3, 4,
10, 11]. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho câu hỏi mức độ hạnh phúc của người
dân có đất bị thu hồi bị tác động bởi những yếu tố nào và cần có những giải pháp gì để giúp người
nơng dân có được cuộc sống hạnh phúc sau khi thu hồi đất nông nghiệp.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết

Hạnh phúc là một thang đo lường cuộc sống, đây chính là mục tiêu chính mà con người ln
theo đuổi [12]. Thuật ngữ này chỉ sự thường xuyên có những cảm xúc tích cực, sự thỏa mãn và hài
lịng cao với cuộc sống. Mức độ hạnh phúc tác động trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần, thể chất, lối
sống lành mạnh và kéo dài tuổi thọ của con người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố tác
động đến mức độ hạnh phúc của con người gồm: Độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thu nhập, tình trạng
hơn nhân [8, 12], các yếu tố môi trường xã hội và mơi trường khí hậu [13]. Nghiên cứu của Liu
và cs. (2020) [15] đã xác định các yếu tố tác ảnh hưởng mạnh đến mức độ hạnh phúc của người
nông dân bị thu hồi đất gồm: Thực trạng mức sống; Sự ổn định kinh tế, việc làm; Nhà ở; Chính
sách bồi thường. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Tâm & Đinh Thị Hạnh (2020)
[8] đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người dân gồm: Thu nhập, tình
trạng sức khỏe, nhân tố bản thân, mức độ đáp ứng về giáo dục của địa phương, tham gia chính trị
và khu vực thành thị hay nông thôn. Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc tổng hợp
được, kết hợp với ý kiến chuyên gia (Những người am hiểu về thu hồi đất), nghiên cứu đã xác định
được các yếu tố như sau:
Thu nhập và chi tiêu: Thu hồi đất nông nghiệp trong q trình đơ thị hóa làm biến đổi rõ
rệt thu nhập và cách chi tiêu của người dân ở vùng ven đô. Nghiên cứu của Nguyễn Trần Tuấn và
cs. (2019) cho thấy thu nhập của phần lớn hộ dân sau khi bị thu hồi đất tăng lên đáng kể do có sự
chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nơng nghiệp sang phi nông nghiệp, cơ hội nghề nghiệp tăng lên
khi họ có thể tham gia kinh doanh nhỏ lẻ, làm việc tại các khu công nghiệp hay hoạt động kinh
doanh dịch vụ [13]. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một lượng nhỏ người dân nghèo đi do mất đất và
không theo kịp để hội nhập với các hoạt động đô thị hoặc không thể cạnh tranh được với lượng
dân nhập cư đến vùng ven đơ để tìm kiếm việc làm [11, 14]. Đồng thời, đơ thị hóa tạo cơ hội cho
người dân được tiếp xúc với các tiện nghi hiện đại nên sẽ nảy sinh những nhu cầu chi tiêu mới và
lượng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giáo dục, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí,… Trước
áp lực về kinh tế do đơ thị hóa, vấn đề về thu nhập và chi tiêu là yếu tố xác định sự hạnh phúc trong
cuộc sống của người dân [16].
Đơ thị hóa: Q trình đơ thị hóa dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao khi được
cung cấp đầy đủ hệ thống đường, điện, nước [13]. Tuy nhiên, các giá trị, chuẩn mực và văn hóa
cũng biến đổi theo hướng đơ thị hóa, do đó có những khó khăn nhất định trong việc thích nghi với
lối sống đơ thị và sự khác biệt giữa văn hóa đơ thị - nông thôn [17, 18]. Đặc biệt, với những nông

266

Hội thảo Quốc gia 2022


dân nghèo, đây là vấn đề thách thức vì việc thích nghi địi hỏi phải có thời gian, sự đầu tư cả tiền
bạc lẫn trí tuệ. Do đó, vấn đề đơ thị hóa liên quan đến vấn đề xã hội và văn hóa đóng vai trị quan
trọng tới cảm nhận của người dân về sự hạnh phúc với cuộc sống mới [19].
Hạ tầng xã hội: Hầu hết các nông dân đều nhận định rằng hệ thống cơ sở hạ tầng như thông
tin liên lạc, trường học, khu vui chơi giải trí, bệnh viện,… đều được nâng cấp và xây mới sau khi
thu hồi đất cho q trình đơ thị hóa [20]. Tất nhiên, với sự thay đổi tích cực về cơ sở hạ tầng đã
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao nhất và hướng đến mục tiêu nâng
cao tuổi thọ của người dân, từ đó người dân sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc khi tận hưởng cuộc
sống đầy đủ tiện ích và chất lượng [21].
Bồi thường và sử dụng nguồn tiền được bồi thường: Khoản tiền bồi thường đất đai có ảnh
hưởng trực tiếp đến tình trạng kinh tế hộ gia đình, cụ thể với việc sử dụng tiền bồi thường để đầu
tư vào các lĩnh vực khác nhau đã tạo được sự ổn định kinh tế lâu dài cho hộ nông dân bị mất đất.
Thêm vào nữa, việc sử dụng khoản tiền này để xây dựng nhà ở, sắm sửa các tiện ích trong nhà sẽ
đem lại hài lòng cao cho cuộc sống hiện tại, tức là có cảm nhận sự hạnh phúc trong cuộc sống của
nông dân sau thu hồi đất [22].
Chi phí xã hội: Thu hồi đất nơng nghiệp cho q trình đơ thị hóa đã phá vỡ hệ sinh thái vốn
có của khu vực ven đơ, ngun nhân do những chất thải cơng nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh
chóng mà không được xử lý hoặc xử lý không triệt để dẫn đến suy thối, ơ nhiễm mơi trường trầm
trọng [14]. Do đó, chi phí xã hội với mức độ ô nhiễm môi trường và các vấn đề sức khỏe con người
ngày càng tăng đã ảnh hưởng xấu đến cảm nhận hạnh phúc của nông dân tại khu vực ven đô sau
thu hồi đất nông nghiệp [23].
Thực trạng mức sống: Do người dân ven đơ đang dần hịa nhịp với lối sống đơ thị nên đã
hình thành những tiêu chuẩn và chất lượng mức sống cao hơn so với trước đây, ví dụ như người
nơng dân muốn có vị trí nhất định trong xã hội khi có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, được sống
trong ngôi nhà mới với kiến trúc, tiện nghi hiện đại; Sẵn sàng đầu tư các khoản chi phí cho đầu tư

giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tham gia các sự kiện giải trí,… Trong khi đó, chất lượng cuộc sống
đơ thị chính là một trong những tiêu chí để đánh giá sự hạnh phúc của người dân [24].
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra đối với các hộ nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp cho dự án xây dựng khu đô thị mới Nam An Khánh trên địa bàn các thôn Vân
Canh, Vân Côn, Tân Phú và Song Phương thuộc xã An Khánh và An Thượng nằm về phía Tây
Nam huyện Hồi Đức. Trong đó, An Khánh là xã bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều nhất, từ một xã
thuần nơng đã nhanh chóng biến thành “đơ thị” với hàng nghìn hộ dân khơng cịn đất sản xuất,
phải biến đổi hoạt động sinh kế thuần nông sang các ngành nghề khác. Thực hiện quyết định thu
hồi đất của UBND thành phố, An Khánh thu hồi 100 % đất nông nghiệp thuộc 4 thôn Vân Lũng,
Phú Vinh, An Thọ, Yên Lũng và phần đất của An Thượng là 50 % đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc
các thôn Đào Nguyên, Ngự Câu, An Hạ cùng một số diện tích đất canh tác ngồi đê thuộc vùng
bồi của Sông Đáy chảy qua.
Nội dung phiếu điều tra bao gồm thông tin cơ bản về người trả lời điều tra, các nhân tố
giả định tác động đến mức độ hạnh phúc của nông dân sau khi bị thu hồi để người trả lời điều
tra chọn hoặc không chọn hay bổ sung các yếu tố khác. Các nhân tố có tỷ lệ lựa chọn trên 50 %
sẽ là các nhân tố tác động được lựa chọn cho nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy, có 18 biến
Hội thảo Quốc gia 2022

267


quan sát (biến độc lập) và được phân thành 06 nhóm nhân tố tác động theo đặc tính của các nhân
tố (Hình 1).

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu
Cụ thể, thang đo có 6 nhóm nhân tố và 18 biến quan sát: Thu nhập và chi tiêu (có 5 biến
quan sát); Đơ thị hóa (có 4 biến quan sát); Cơ sở hạ tầng xã hội (có 3 biến quan sát); Bồi thường
và sử dụng tiền bồi thường (2 biến quan sát); Chi phí xã hội (2 biến quan sát); Mức sống (2 biến

quan sát) và mức độ hạnh phúc (2 biến quan sát). Số lượng phiếu điều tra thực hiện là 100 hộ nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tức là đã đảm bảo tỷ lệ 1:5 (mỗi biến quan sát cần được điều tra
khảo sát ít nhất với 5 mẫu nghiên cứu - phiếu). Như vậy, số lượng mẫu điều tra đã đáp ứng yêu cầu
phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát để phân tích mức độ tin cậy và ý nghĩa của các
tác động [25]. Nghiên cứu xác định sự tác động đến mức độ hạnh phúc của các nhân tố dựa theo
thang đo Likert (5 mức độ) từ (1) - rất không đồng ý đến (5) - rất đồng ý. Đây là cơ sở để xác định
những tác động chính đến mức độ hạnh phúc của người nông dân sau khi mất đất canh tác do thu
hồi đất tại dự án nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp, phân tích
Phân tích độ tin cậy của thang đo: Được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Số
liệu đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng [0,6 - 0,95], hệ số tương
quan biến tổng > 0,3 [23].
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): EFA là một trong những phương pháp phân tích thống
kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng
có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu [23]. EFA được
đánh giá thông qua hệ số thích hợp KMO, kiểm định Bartlett, hệ số Eigenvalues, tổng phương sai
giải thích và hệ số tải. Các biến chỉ được chấp nhận khi KMO nằm trong khoảng [0,5 - 1] và các
trọng số tải của chính nó ở nhân tố khác lớn hơn 0,3 hoặc khoảng cách giữa 2 trọng số tải (Factor
loading) cùng 1 biến ở 2 nhân tố khác nhau lớn hơn 0,3 [23, 24]. Nếu chọn trọng số tải lớn hơn
0,3 thì cỡ mẫu phải ít nhất là 350, cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn trọng số tải lớn hơn 0,55 và
với cỡ mẫu khoảng 50 thì trọng số tải phải lớn hơn 0,75. Đối với nghiên cứu này trọng số tải được
chọn là lớn hơn 0,55 vì số mẫu điều tra là 100 mẫu. Ngoài ra, thang đo chỉ được chấp nhận khi
tổng phương sai giải thích (Total variance explained) lớn hơn 50 %; Hệ số Barlett’s Test với mức
ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0,05 để đảm bảo các yếu tố có mối tương quan với nhau; Hệ số Eigenvalue
có giá trị từ 1 để đảm bảo các nhóm nhân tố có sự khác biệt.
268

Hội thảo Quốc gia 2022



Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng mơ hình hồi qui tuyến tính để phân tích mức độ ảnh
hưởng của các biến độc lập đến mức độ hạnh phúc của nông dân, đồng thời xác định mức độ tác
động của từng biến nghiên cứu và đảm bảo có ý nghĩa thống kê.
Phương trình hồi quy ước lượng là:
Y = b0 + b1.X1 + b2. X2 + … + bi.Xi
Trong đó: Y: Mức độ hạnh phúc của nơng dân bị thu hồi đất;
bi: Hệ số ước lượng;

Xi: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của nông dân sau khi thu hồi đất.

Các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố. Nhân
tố thứ i được xác định:
Fi = Ai1 X1 + Ai2 X2 + … + Aik Xk
Cụ thể: Fi: Ước lượng trị số của nhân tố thứ i;

Aik: Trọng số nhân tố;

k: Biến quan sát trong nhân tố thứ i.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm các hộ nông dân được phỏng vấn
Kết quả điều tra cho thấy người trả lời phỏng vấn chủ yếu là nam giới (71,9 %), như vậy
có thể thấy nam giới là người quan trọng nhất trong gia đình tại khu vực nghiên cứu. Trong số
95 phiếu hỏi hợp lệ, 48,8 % người được hỏi có trình độ học vấn hết cấp III và độ tuổi từ 41 - 50
tuổi chiếm phần lớn với tỷ lệ 45,9 %. Có 89,9 % người được hỏi đã kết hôn và 67,3 % có quy mơ
gia đình từ 4 - 6 thành viên; Người dân chủ yếu tự kinh doanh nhỏ lẻ sau khi thu hồi đất chiếm
51,8 % (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm các hộ điều tra
STT

1


2

3

Đặc điểm

Độ tuổi
Dưới 31 tuổi
Từ 31 - 40 tuổi
Từ 41 - 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Trình độ học vấn
Cấp 1 + 2
Cấp 3
Trình độ từ đại học trở lên
Giới tính
Nam
Nữ

Tỷ lệ (%)

STT

9,5
22,6
45,9
22,0

4


34,0
48,8
17,2
71,9
28,1

5

6

Đặc điểm
Tình trạng hơn nhân
Độc thân
Đã kết hôn
Nghề nghiệp
Công nhân, viên chức
Tự kinh doanh
Khác
Số nhân khẩu/hộ
Dưới 4 nhân khẩu
Từ 4 - 6 thành viên
Trên 6 thành viên

Tỷ lệ (%)
10,1
89,9
40,5
51,8
7,7

6,0
67,3
26,7

3.2. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hạnh phúc của người nông dân
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
Để đảm bảo độ tin cây của các thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha cần đạt yêu cầu không
được nhỏ hơn 0,5 và biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kết quả phân tích
Hội thảo Quốc gia 2022

269


Cronbach›s Alpha cho từng thang đo của 6 nhóm nhân tố tại Bảng 2 có hệ số Cronbach›s Alpha
đều lớn hơn 0,5 nên các thang đo của 6 nhóm nhân tố có độ tin cậy cao. Ngồi ra, các biến quan
sát trong các nhóm nhân tố đều thỏa mãn vì có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach›s
Alpha biến nhỏ hơn hệ số Cronbach›s Alpha của từng nhóm nhân tố [26].
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Ký hiệu

Hệ số tương Cronbach’s Alpha
quan biến tổng
nếu loại biến

1 Nguồn thu nhập và chi tiêu
1.1 Thu nhập tăng từ nguồn thu nhập mới
1.2 Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư

ISS
ISS1

ISS2

Cronbach’s Alpha = 0,871
0,690
0,846
0,575
0,871

1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3

ISS3
ISS4
ISS5
ĐTH
ĐTH1
ĐTH2
ĐTH3
ĐTH4
HTXH

0,774
0,824

0,730
0,836
0,722
0,838
Cronbach’s Alpha = 0,833
0,608
0,813
0,688
0,778
0,675
0,786
0,691
0,779
Cronbach’s Alpha = 0,828

HTXH1

0,669

0,781

HTXH2

0,668

0,783

HTXH3

0,726


0,722

STT

3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
5
5.1
5.2
6
6.1
6.2
7
7.1
7.2

Biến quan sát

Mua ô tô, các đồ dùng trong sinh hoạt
Chi tiêu nhiều hơn vào học tập của con cái
Tăng chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí
Đơ thị hóa
Sự thích nghi với lối sống thành thị
Đa dạng nguồn lực cho lao động gần nơi sinh sống
Cung cấp đầy đủ điện, nước

Cung cấp đầy đủ đường sá và hệ thống giao thông
Hạ tầng xã hội
Nâng cấp các trường học và trang thiết bị cho giáo
dục
Nâng cấp các trang thiết bị cho hoạt động giải trí
(cơng viên, trung tâm sinh hoạt cộng đồng,…)
Nâng cấp cơ sở vật chất cho các bệnh viện xung
quanh
Bồi thường và sử dụng nguồn tiền được bồi thường
Tận dụng khoản tiền BT vào đầu tư: kinh doanh,
xây dựng cho thuê, tiết kiệm ngân hàng,…)
Sử dụng tiền vào sửa chữa nhà ở, mua mới
Chi phí xã hội
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường gia tăng
Vấn đề về sức khỏe gia tăng
Thực trạng mức sống
Địa vị xã hội
Mức sống tăng cao
Mức độ hạnh phúc của nông dân
Xét về tổng thể, tôi hạnh phúc với nguồn tài chính
sau khi thu hồi đất
Xét về tổng thể, tôi thấy hạnh phúc với cuộc sống
chung của tôi sau khi thu hồi đất

BT

Cronbach’s Alpha = 0,764

BT1


0,626

BT2
SC
SC1
SC2
LS
LS1
LS2
FH

0,626
Cronbach’s Alpha = 0,813
0,68
0,685
Cronbach’s Alpha = 0,731
0,577
0,577
Cronbach’s Alpha = 0,795

FH1

0,659

FH2

0,659

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá là bước rút gọn một tập hợp k các biến quan sát thành một tập

hợp F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm
khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc bị phân sai nhân tố từ
ban đầu. Các bước kiểm định trong phân tích nhân tố ảnh hưởng mức độ hạnh phúc của nông dân
270

Hội thảo Quốc gia 2022


sau thu hồi đất cho kết quả sau: Hệ số KMO = 0,850 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1,0; Hệ số
Sig. của kiểm định Bartlett = 0,000, như vậy phân tích nhân tố phù hợp với bộ dữ liệu của nghiên
cứu, và các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau (Bảng 3). Trị số Eigenvalue là tiêu
chí để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, kết quả ở Bảng 3 cho thấy các nhân tố đều
có giá trị Eig. lớn hơn, do đó 6 nhân tố đều được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu. Thêm vào nữa,
tổng phương sai giải thích (Total variance explained) đạt giá trị trên 50 %, tức là cả 6 nhân tố được
trích giải thích được 74,619 % biến thiên dữ liệu của 18 biến quan sát tham gia vào EFA.
Bảng 3. Phân tích mức độ phù hợp của bộ dữ liệu
Extraction sums of squared
Rotation sums of squared
loadings
loadings
Component
% of Cumulative
% of
Cumulative
% of
Cumulative
Total
Total
Total
Variance

%
Variance
%
Variance
%
1
6,924 38,469
38,469
6,924 38,469
38,469
3,299
18,326
18,326
2
1,604 8,913
47,383
1,604
8,913
47,383
2,653
14,741
33,067
3
1,506 8,364
55,747
1,506
8,364
55,747
2,342
13,013

46,080
4
1,318 7,320
63,067
1,318
7,320
63,067
1,753
9,736
55,816
5
1,077 5,984
69,050
1,077
5,984
69,050
1,715
9,527
65,343
74,619
6
1,002 5,569
74,619
1,002
5,569
1,670
9,276
74,619
KMO
0,850 (0,5 < KMO < 1)

Chi - Square
810,449
153
Bartlett’s Test
df
0,000 (< 0,05)
Sig.
Initial Eigenvalues

Note: Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả ma trận xoay nhân tố cho thấy, 18 biến quan sát được phân thành 6 nhóm nhân tố và
các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 (Bảng 4).
Bảng 4. Ma trận xoay nhân tố
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18

Biến
ISS3
ISS1
ISS5
ISS4
ISS2
ĐTH3
ĐTH4
ĐTH2
ĐTH1
HTXH3
HTXH1
HTXH2
BT1
BT2
SC2
SC1
LS1
LS2

1
0,825
0,774
0,736
0,717
0,654


2

0,796
0,778
0,772
0,627

3

Nhân tố

0,837
0,758
0,739

4

5

0,860
0,826

0,846
0,780

6

0,898
0,802


Hội thảo Quốc gia 2022

271


Tiếp tục thực hiện phân tích EFA với biến phụ thuộc, kết quả phân tích cho thấy có một nhân
tố được trích tại Eig. bằng 1.659 (>1) và nhân tố này giải thích được 82,972 % biến thiên dữ liệu
của 2 biến quan sát tham gia vào EFA. Đặc biệt, kết quả ma trận xoay thể hiện rằng chỉ trích một
nhân tố, nghĩa là thang đo đảm bảo tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ
khá tốt (Bảng 5).
Bảng 5. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
% of
Cumulative
% of
Cumulative
Total
Total
Variance
%
Variance
%
1
1,659
82,972
82,972
1,659
82,972

82,972
2
0,341
17,028
100,000
KMO
0,500
Approx. Chi - Square
52,788
Bartlett’s Test
df
1
Sig.
0,000

Component

Extraction Method: Principal Component Analysis

Các biến quan sát có mối tương quan chặt chẽ. Sau khi thực hiện ma trận xoay, các biến đều
có hệ số tải lớn hơn 0,5 và từ 6 nhóm nhân tố với 18 biến quan sát được sắp xếp thành 6 nhóm
khơng theo thứ tự ban đầu. Hệ số tải của các biến đều có giá trị > 0,5, do đó các biến đưa vào mơ
hình đều có ý nghĩa thực tiễn [25]. Khi đó, mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh như sau:
Mức độ hạnh phúc nông dân sau thu hồi đất (FH) = f (ISS, ĐTH, LS, BT, HTXN, SC).
3.2.3. Phân tích tương quan Pearson
Đây là bước phân tích nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập và sẽ là cơ sở để phát hiện sớm hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập có mối
quan hệ tương quan mạnh với nhau.
Kết quả phân tích Pearson cho thấy, giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05, nghĩa là các biến độc lập
có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (Bảng 6).

Bảng 6. Phân tích tương quan

F_FH

Pearson
Correlation
Sig. (2 - tailed)
N

F_ISS

F_DTH

F_BT

F_HTXH

F_LS

F_SC

0,706**

0,640**

0,543**

0,511*

0,236**


-0,521**

0,000
95

0,000
95

0,000
95

0,021
95

0,000
95

0,000
95

Cả 6 nhân tố có 5 nhân tố có mối tương quan dương (thuận chiều) với mức độ hạnh phúc
của người dân và chỉ có nhân tố chi phí xã hội (SC) có tương quan ngược chiều với biên phụ thuộc
(-0,521). Nhóm nhân tố thu nhập có tương quan thuận chiều mạnh nhất với hệ số tương quan r bằng
0,706; Ngược lại sự tương quan yếu nhất là nhân tố thực trạng mức sống với hệ số r bằng 0,236.
3.2.4. Phân tích hồi quy xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,688, tức là sự thay đổi về cảm
nhận hạnh phúc của nông dân sau thu hồi đất chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Thu nhập và chi
tiêu, đơ thị hóa, tình trạng mức sống, khoản bồi thường và việc sử dụng khoản bồi thường, hạ tầng
xã hội, chi phí xã hội. Trong đó, giá trị phương sai đạt Sig. = 0,000 (< 0,05) cho thấy mô hình hồi

quy tuyến tính đa biến là phù hợp với nghiên cứu này. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất
272

Hội thảo Quốc gia 2022


cả các nhóm yếu tố đều có giá trị khá thấp, đều nhỏ hơn 10 tức là số liệu không có hiện tượng đa
cộng tuyến.
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy, các biến có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê và có mối
quan hệ tương quan thuận với biến độc lập theo thứ tự tác động từ mạnh nhất đến thấp nhất là: Thu
nhập và chi tiêu; Đơ thị hóa, khoản bồi thường, tình trạng mức sống và hạ tầng xã hội với hệ số
hồi qui được hiệu chỉnh tương ứng là 0,204; 0,161; 0,158; 0,143 và 0,144. Ngược lại, yếu tố chi
phí xã hội (SC) cho các vấn đề tiêu cực tới sức khỏe và mơi trường có tác động ngược chiều đến
cảm nhận hạnh phúc của người dân về cuộc sống sau thu hồi, số liệu được minh chứng với hệ số
Beta bằng -0,229 (Bảng 7).
Bảng 7. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Mơ hình
Hằng số
Chi phí xã hội (F_SC)

Hệ số hồi
quy chưa
hiệu chỉnh
B
0,420
-0,242

Nguồn thu nhập và chi tiêu (F_ISS)
0,216
Đơ thị hóa (F_DTH)

0,176
Bồi thường và sử dụng khoản tiền (F_BT)
0,176
Hạ tầng xã hội (F_HTXH)
0,173
Thực trạng mức sống (F_LS)
0,165
Sig.F = 0,000
Hệ số R2 = 0,708
2
Hệ số R hiệu chỉnh = 0,688
Durbin - Watson = 1,827

Hệ số hồi quy
hiệu chỉnh
Beta

Sig.
0,000

Thống kê đa
cộng tuyến
Dung sai

VIF

-0,229

0,001


0,803

1,245

0,204
0,161
0,158
0,144
0,143

0,037
0,043
0,018
0,000
0,031

0,519
0,623
0,749
0,549
0,637

1,926
1,605
1,335
1,822
1,569

Sau khi được bồi thường do thu hồi đất nông nghiệp, đa số nông dân ở khu vực này đều sử
dụng khoản tiền bồi thường cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, kinh doanh nhỏ lẻ, xây dựng

nhà cửa cho thuê để từ đó tạo nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Như vậy, kinh tế hầu hết các hộ
nơng dân tăng lên đáng kể. Từ đó, họ có khả năng chi trả cho các khoản cần thiết như: Đầu tư giáo
dục cho con cái, mua sắm thêm các vật dụng trong gia đình, chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe,
tổ chức hoặc tham gia các sự kiện lễ hội,… [5] và tất nhiên tác động tích cực đến cảm nhận hạnh
phúc với cuộc sống mới. Kết quả này trùng khớp với phát hiện của Liu và cs. (2020) khi việc tăng
thu nhập, ổn định cuộc sống sau thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề được người dân chú trọng và lo
lắng nhất [15]. Như vậy, nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến hạnh phúc của người dân sau thu
hồi là nhân tố thu nhập và chi tiêu với giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,204. Sau đó là nhân
tố đơ thị hóa (hệ số hồi quy = 0,161) với sự thích nghi của người dân với môi trường và lối sống
đô thị trong q trình đơ thị hóa với mức ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến hạnh phúc của người nông
dân. Rõ ràng, lối sống và văn hóa của nơng dân và thành thị là khác nhau, nếu người dân khó thích
ứng với sự thay đổi này, chắc chắn người nông dân sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Thêm vào nữa,
do sự thay đổi về tiêu chuẩn mức sống khi đơ thị hóa nên sự thuận tiện và đầy đủ hệ thống điện
nước, giao thông đi lại và công việc sẽ tạo được cảm giác hài lịng, thoải mái với cuộc sống đơ thị,
tất yếu sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc của người dân.
Các khoản nhận được từ việc bồi thường và sử dụng tiền bồi thường như sử dụng tiền để xây
dựng lại nhà cửa hoặc xây mới và dùng vào mục đích đầu tư để tạo thu nhập trong tương lai được
Hội thảo Quốc gia 2022

273


coi là các nhân tố để xác định sự hài lịng với cuộc sống hiện có và đem lại hạnh phúc cho người
nông dân sau thu hồi đất [27]. Yếu tố hạ tầng xã hội và thực trạng mức sống có mức tác động tương
tự như nhau đến hạnh phúc của nông dân sau thu hồi đất, tuy nhiên mức ảnh hưởng không cao. Hai
nhân tố này giúp nông dân cảm thấy hạnh phúc vì có được những dịch vụ tốt cho cuộc sống, đáp
ứng những nhu cầu cần thiết, nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống như mong muốn của
người dân ven đơ trong q trình đơ thị hóa [14]. Kết quả này hồn tồn trùng khớp với các tiêu
chí đánh giá hạnh phúc đối với người dân Việt Nam của tác giả Lê Ngọc Văn [28]. Ngược lại, nhân
tố “chi phí xã hội’’ (Beta = -0,229) đã có tác động tiêu cực đến hạnh phúc của nông dân do sự gia

tăng các vấn đề tiêu cực của môi trường và sức khỏe người dân trong quá trình đơ thị hóa, cơng
nghiệp hóa [21, 23]. Tuy nhiên, hệ số tác động khá cao, cho thấy xuất hiện những tiêu cực trong
vấn đề về môi trường trong thực tại cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất. Và đây sẽ là cơ
sở để các nhà quản lý nắm bắt thực trạng và có những giải pháp kịp thời để hạn chế tối đa những
tác động xấu tới mơi trường, sức khỏe trong q trình cơng nghiệp hóa - đơ thị hóa (CNH - ĐTH)
nhằm tạo dựng cuộc sống ổn định, bền vững.
3.3. Một số đề xuất góp phần tăng cường mức độ hạnh phúc của người nông dân vùng
ven đô khi bị thu hồi đất nông nghiệp
Từ những kết quả của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của người dân
sau mất đất nông nghiệp, tác giả nhận thấy rằng các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý cần
xây dựng các chính sách sử dụng đất và thu hồi đất, bồi thường đất đai hợp lý sau khi thu hồi đất
thông qua việc xem xét các vấn đề liên quan đến nơng dân bị mất đất như: Tính cơng bằng trong
phương án bồi thường; Sinh kế của nông dân trong bối cảnh khu vực chuyển sang hình thái mới
“đơ thị”; Vấn đề an sinh xã hội; Điều kiện sống cần được cải thiện và chú ý tới các chính sách về
y tế, giáo dục cho hộ gia đình,...
Một khoản bồi thường tốt cho nơng dân bị mất đất có thể hỗ trợ ban đầu cho các hộ nông dân
để tiếp tục cuộc sống ổn định, đảm bảo sinh kế khi chuyển đổi từ nông thôn sang lối sống thành thị.
Tuy nhiên, sau một vài năm, khoản tiền nhận bồi thường trở nên khơng đủ để người nơng dân duy
trì điều kiện sống hiện có. Do đó, các nhà quản lý cần quan tâm hỗ trợ tài chính và phi tài chính
như cho vay trợ cấp để tìm kiếm việc làm, đào tạo và đảm bảo phát triển kỹ năng cho người nông
dân bị mất đất hay những hộ dân phần lớn phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nơng nghiệp trước
khi thu hồi đất. Từ đó, sự phụ thuộc vào các hoạt động canh tác sẽ giảm đi và người nơng dân có
thể hưởng lợi từ các cơ hội sinh kế mới.
Thêm nữa, trước khi thu hồi đất bắt buộc, Chính phủ nên đưa ra một số chính sách phúc lợi,
ví dụ như đảm bảo việc làm cho ít nhất một thành viên chính trong gia đình, giáo dục miễn phí
cho trẻ em, lương hưu cho người già trong gia đình, đồng thời tạo cơ hội để người dân tham gia hệ
thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tăng khả năng đối phó với những rủi ro
khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất đi sức lao động. Có thể ví việc nhận tiền bồi thường đất lớn
một lúc như việc trúng xổ số. Tuy nhiên, những người nông dân thường không có kế hoạch tối ưu
hay có tính tốn khoa học về cách sử dụng hoặc đầu tư số tiền bồi thường một cách hợp lý và tạo

được lợi nhuận tối đa; Khi đó, người nơng dân có xu hướng sử dụng số tiền bồi thường khơng có
hiệu quả, đơn giản cho tiêu dùng hàng ngày và gửi tiết kiệm. Do đó, các nhà quản lý tại địa phương
phải có trách nhiệm tổ chức các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức đầu tư dành cho những
nông dân bị mất đất dựa theo yêu cầu và chi tiêu đầu tư của họ.
Vấn đề tiêu cực về môi trường sống sau q trình đơ thị hóa đã có những ảnh hưởng không
tốt đến tinh thần, cảm nhận hạnh phúc của người nông dân sau thu hồi đất do việc tăng chi phí xã
274

Hội thảo Quốc gia 2022


hội. Vì vậy, các nhà quản lý mơi trường cần chú tâm đến việc cải thiện tình trạng ơ nhiễm do q
trình CNH - ĐTH gây ra, đồng thời có biện pháp hữu ích để tăng cường khả năng tiếp cận của
người dân đến hệ thống dịch vụ y tế tồn cộng đồng, vệ sinh mơi trường.
4. Kết luận
Nghiên cứu này điều tra việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển CNH - ĐTH tại khu vực
ven đô ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc của những người nông dân bị thu hồi đất tại vùng
ngoại thành của Hà Nội đang phát triển nhanh chóng. Nghiên cứu này đã giúp xác định nguồn thu
nhập và chi tiêu tuyệt đối quan trọng trong mối tác động đến hạnh phúc của người nông dân sau
thu hồi tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thanh Tâm và Đinh Thị Hạnh (2020)
[9]. Sau đó, vấn đề đơ thị hóa, vấn đề bồi thường và việc sử dụng tiền bồi thường, cơ sở hạ tầng và
thực trạng mức sống sẽ ảnh hưởng tới sự cảm nhận về hạnh phúc của nơng dân sau khi thu hồi đất
trong q trình đơ thị hóa. Chi phí xã hội tuy có ảnh hưởng ngược chiều và mức ảnh hưởng khá
lớn đến hạnh phúc của nơng dân; Đây là bài tốn nan giải trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp
để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình CNH - ĐTH. Vì vậy, các nhà quản lý đất đai cần sớm
tìm ra giải pháp để giải quyết những bất lợi này dựa trên quan điểm phát triển biền vững, đảm bảo
cân bằng 3 tiêu chí: Mơi trường - Kinh tế - Xã hội như: Tăng cường các chính sách an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (Giáo dục, y tế, vệ
sinh mơi trường); Chính sách hỗ trợ cuộc sống của người dân để có cuộc sống ổn định, bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].
P. W. Zagorski (2012). Comparative politics: Continuity and breakdown in the contemporary
world. Routledge.
[2].
United Nations (2018). Revision of world urbanization prospects. United Nations New York, NY,
USA, vol. 799.
[3].
C. Bren d’Amour et al. (2017). Future urban land expansion and implications for global croplands.
Proc. Natl. Acad. Sci., vol. 114, no. 34, p. 8939 - 8944.
[4].
J. Penghui, L. Manchun and C. Liang (2020). Dynamic response of agricultural productivity to
landscape structure changes and its policy implications of Chinese farmland conservation. Resour. Conserv.
Recycl., vol. 156, p. 104724.
[5].
N. Phương (2017). Quá trình đơ thị hóa ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2000 - 2015. Tạp chí Khoa học, vol. 14, no. 5, p. 120.
[6].
Y. S. Almamalachy, A. M. F. Al-Quraishi and H. Moradkhani (2020). Agricultural drought
monitoring over Iraq utilizing MODIS products. Environmental remote sensing and GIS in Iraq, Springer,
p. 253 - 278.
[7].
J. Chen (2007). Rapid urbanization in China: A real challenge to soil protection and food security.
Catena, vol. 69, no. 1, p. 1 - 15.
[8]. Phạm Thị Mai Hương (2014). Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nơng dân. Tạp chí Tâm lý học,
vol. 8, p. 28 - 41.
[9].
H. T. T. Tâm and Đ. T. Hạnh (2020). Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
hạnh phúc của người dân Việt Nam. Tạp chí Cơng Thương.
[10]. Tran Quang Tuyen (2014). The impact of farmland loss on income distribution of households in
Hanoi’s peri - urban areas, Vietnam. Hitotsubashi J. Econ., p. 189 - 206.

[11]. M. H. Vu and H. Kawashima (2017). Effects of urban expansion on suburban farmers’ livelihood in
Vietnam: A comparative analysis of Ho Chi Minh City and Hanoi. Habitat Int., vol. 65, no. 65, p. 49 - 58,
Jul. 2017. Doi: 10.1016/j.habitatint.2017.05.001.
[12]. J. M. Cordero, J. Salinas - Jiménez and M. M. Salinas - Jiménez (2016). Exploring factors affecting
the level of happiness across countries: A conditional robust nonparametric frontier analysis. Eur. J. Oper.

Hội thảo Quốc gia 2022

275


Res, vol. 256, no. 2, p. 663 - 672, Jan. 2017. Doi: 10.1016/j.ejor.2016.07.025.
[13]. N. T. Tuan, G. Hegedűs and N. T. Long (2019). Effect of land acquisition and compensation on the
livelihoods of people in Quang Ninh district, Quang Binh province: Labor and Income. Land, vol. 8, no. 6,
p. 91, Jun. 2019. Doi: 10.3390/land8060091.
[14]. Nguyễn Duy Thắng (2009). Tác động của đơ thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và
những vấn đề cần quan tâm. Xã hội học, vol. 01, no. 3, p. 347 - 359.
[15]. H.-C. Hsu (2010). Trajectory of life satisfaction and its relationship with subjective economic status
and successful Aging. Soc. Indic. Res., vol. 99, no. 3, p. 455 - 468, Dec. 2010. Doi: 10.1007/s11205-0109593-8.
[16]. J. W. Berry (1997). Immigration, Acculturation and Adaptation. Appl. Psychol., vol. 46, no. 1, pp.
5–34, Jan. 1997, doi: 10.1111/j.1464-0597.1997.tb01087.x.
[17]. L. W. Li and J. Liang (2007). Social exchanges and subjective well - being among older Chinese:
Does age make a difference?. Psychol. Aging, vol. 22, no. 2, p. 386 - 391, Jun. 2007. Doi: 10.1037/08827974.22.2.386.
[18]. Z. Qian (2017). Resettlement and adaptation in China’s small town urbanization: Evidence from the
villagers’ perspective. Habitat Int., vol. 67, p. 33 - 43, Sep. 2017. Doi: 10.1016/j.habitatint.2017.06.013.
[19]. L. Slavuj (2011). Urban quality of life - A case study: The city of Rijeka. Hrvat. Geogr. Glas. Geogr.
Bull., vol. 73, no. 01, p. 99 - 110, Aug. 2011. Doi: 10.21861/HGG.2011.73.01.07.
[20]. N. Chai, R. Stevens, X. Fang, C. Mao and D. Wang (2019). The impact of compensation upon urban
village residents satisfaction with the land expropriation process. J. Prop. Plan. Environ. Law, vol. 11, no.
3, p. 186 - 216, Oct. 2019. Doi: 10.1108/JPPEL-03-2019-0011.

[21]. Y. Wang, W. Li, J. Xiong, Y. Li and H. Wu (2019). Effect of land expropriation on land - lost farmers’
health: Empirical evidence from rural China. Int. J. Environ. Res. Public Health, vol. 16, no. 16, p. 2934,
Aug. 2019. Doi: 10.3390/ijerph16162934.
[22]. J. F. Hair (2011). Multivariate data analysis: An overview. International Encyclopedia of Statistical
Science, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, 2011, p. 904 - 907.
[23]. A. Hair (1998). Tatham and black. Análisis multivariante.
[24]. N. Đ. Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nxb. Lao động - Xã hội, vol.
593.
[25]. R. A. Peterson (1994). A meta - analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha. J. Consum. Res., vol. 21,
no. 2, p. 381 - 391, Sep. 1994. Doi: 10.1086/209405.
[26]. L. Liu, T. Wang, L. Xie and X. Zhan (2020). Influencing factors analysis on land - lost farmers’
happiness based on the Rough DEMATEL method. Discret. Dyn. Nat. Soc., vol. 2020, p. 1 - 10, Mar. 2020.
Doi: 10.1155/2020/6439476.
[27]. P. Nguyen, A. van Westen and A. Zoomers (2017). Compulsory land acquisition for urban expansion:
Livelihood reconstruction after land loss in Hue’s peri - urban areas, Central Vietnam. Int. Dev. Plan. Rev.,
vol. 39, no. 2, p. 99 - 121, Apr. 2017. Doi: 10.3828/idpr.2016.32.
[28]. Lê Ngọc Văn (2019). Hạnh phúc của người Việt Nam - Khái niệm, cách tiếp cận và chỉ số đánh giá.
Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

276

Hội thảo Quốc gia 2022



×