Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quan điểm bảo vệ môi trường từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến đường lối Đại hội XIII của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.68 KB, 8 trang )

QUAN ĐIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐẾN ĐƯỜNG LỐI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Hồng Thu Nga
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức lớn của tồn cầu, tác động khơng
nhỏ đến sự phát triển bền vững của các nước trên thế giới. Mặc dù sinh sống và hoạt động trong
thời đại mà vấn đề ô nhiễm môi trường chưa phổ biến, nhưng với tầm nhìn chiến lược của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý đến và đưa ra những quan điểm về vấn đề bảo vệ môi trường từ rất
sớm. Kế thừa và tiếp tục vận dụng tư tưởng của Người, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
qua từng giai đoạn, đặc biệt là qua kỳ Đại hội thứ XIII đã có những bước tiến dài trong nhận thức
cũng như trong chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Từ khóa: Bảo vệ mơi trường; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đại hội XIII.
Abstract
Environmental protection viewpoints from Ho Chi Minh thought to the way
of the 13th congress of the Party
Environmental protection is one of the major global challenges, having a significant impact
on the sustainable development of countries around the world. Although living and operating in
an era when the problem of environmental pollution is not widespread, with his strategic vision,
President Ho Chi Minh paid attention and gave his views on the issue of environmental protection.
environment very early. Inheriting and continuing to apply his thought and guidelines of the
Communist Party of Vietnam through each period, especially through the 13th Congress, there
have been great strides in awareness as well as in directing the implementation of environmental
protection in Vietnam.
Keywords: Environmental protection; Ho Chi Minh thought; 13th Congress.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội là tình trạng ơ nhiễm mơi
trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày
càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển
của thế hệ hiện tại và tương lai. Hơn 150 năm trước, Ph. Ăngghen từng nhắc nhở chúng ta rằng,
“không nên q khối chí về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc


nhở chúng ta hồn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân
tộc khác, như một người sống bên ngoài thế giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối
với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được những
quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách đúng đắn”. Đây là lời khuyến
cáo sâu sắc mà chúng ta cần nhận thức và quán triệt nghiêm túc trong hoạt động thực tiễn bảo vệ
môi trường.
2. Quan điểm bảo vệ môi trường trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
con người, mỗi lời nói, hành động của Người đều hướng tới lợi ích thiết thực của đồng bào, hướng
tới sự hài hòa giữa con người, xã hội với thiên nhiên. Sinh thời, Người luôn xác định, bảo vệ mơi
trường chính là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cuộc sống bền vững của nhân dân, điều này được thể hiện
242

Hội thảo Quốc gia 2022


rõ nét thông qua đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như những bài viết, câu chuyện, phong trào,
lời khuyên răn,… của Người đối với nhân dân, cán bộ.
2.1. Bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Tài nguyên rừng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên, trước hết phải bảo vệ
rừng: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam đã chỉ rõ, rừng là nơi khởi nguồn của các dân tộc Việt, rừng là lá phổi
xanh, rừng là tấm áo giáp chắn gió bão, chắn sóng, chắn cát xâm lấn; Rừng là nơi lưu giữ sự đa
dạng sinh học và là nơi nghiên cứu khảo cổ để làm rõ lịch sử ra đời của dân tộc Việt Nam; Rừng
cung cấp các loại sản phẩm nuôi sống con người và phục vụ cho sự phát triển đất nước; Rừng là
thủ đô kháng chiến, rừng là chiến khu kháng chiến, rừng là “vũ khí” hữu hình “che bộ đội, vây
qn thù”,… Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng khơng thể thay thế của rừng đối với sự phát triển bền
vững đất nước nên Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đó là loại vàng đặc biệt mà Mẹ thiên nhiên
đã ban tặng cho dân tộc Việt Nam.

Nhận thức được vị trí, vai trị quan trọng của rừng đối với mơi trường sinh thái, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ln đề cao cơng tác bảo vệ và tu bổ rừng. Không chỉ nhắc nhở mọi người không
nên khai thác rừng bừa bãi mà Người cịn ln kêu gọi mọi người phải ra sức trồng cây gây rừng.
Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự
nghiệp trồng cây được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem quan trọng như sự nghiệp trồng người. Bởi
theo Người, trồng cây hay trồng người cũng là phục vụ lợi ích cho con người, vì con người. Ngày
28/11/1959, trên Báo Nhân dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” và đề nghị
tổ chức một ngày Tết trồng cây để thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Hưởng ứng lời kêu
gọi của Người, toàn dân ta thực hiện “Tết trồng cây” đầu tiên trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý
(1960). Từ đó tới nay, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là nhân dân ta lại tổ chức Tết trồng cây và trở
thành một nếp sống mới, một phong tục, tập quán tốt đẹp trong nhân dân, một kế hoạch dài lâu cho
Đảng và Nhà nước.
2.1.2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng để kinh tế phát triển lâu dài, Người luôn nhắc
nhở nhân dân khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu
công nhân và cán bộ ngành than, Người cũng đã đề cao giá trị của tài nguyên thiên nhiên: “Người ta
thường gọi than là “vàng đen”. Nó rất cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, vận
tải, quốc phòng và đời sống của nhân dân. Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội càng cần rất nhiều than”. Nhưng Người luôn xác định cần tới mức nào, giá trị tới mức
nào cũng phải khai thác có kế hoạch, làm theo kế hoạch. Mục đích của đất nước là sản xuất thật nhiều
than nhưng cần phải thống nhất, phải đúng mục đích, phải tổ chức và quản lý thật tốt, không để khai
thác tự phát, vừa khơng kiểm sốt được, vừa ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
2.2. Vệ sinh môi trường đảm bảo sức khỏe nhân dân
Hồ Chí Minh ln quan tâm coi trọng vấn đề làm sao để có một mơi trường sống trong sạch,
vì mơi trường sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Vì vậy, phải có
nếp sống vệ sinh, đường sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và chăm sóc
cẩn thận. Những ao hồ khơng cần thì lấp đi cho đỡ muỗi. Phải có cầu xí chung, hoặc cầu xí riêng từng
nhà,… Đồng thời, muốn đảm bảo sức khỏe cho người dân thì phải giữ gìn vệ sinh, ăn uống sạch sẽ,
Hội thảo Quốc gia 2022


243


nhà cửa sạch sẽ, vườn cũng sạch sẽ, để giữ gìn sức khỏe thì phải ăn sạch, uống sạch, mặc sạch. Vì
vậy, mọi người dân phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi, muỗi để tiêu diệt bệnh tật, bảo
vệ sức khỏe của chính mình và việc cần nữa là phải kết hợp tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác
vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vùng nước bẩn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường là một trong những cơng
việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Người đã đưa “vệ sinh phòng
bệnh” vào nội dung của phong trào thi đua yêu nước, Người khởi xướng phong trào “Vệ sinh yêu
nước” và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp.
Những phong trào vệ sinh phát triển mạnh mẽ khi đó như vệ sinh phịng bệnh, diệt muỗi, đào giếng
khơi, xây dựng nhà vệ sinh,...
2.3. Biện pháp bảo vệ môi trường
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về ý thức bảo vệ mơi trường
Hồ Chí Minh rất chú ý tới vấn đề nâng cao nhận thức về môi trường cho tất cả mọi người.
Người cho rằng: “Phải tuyên truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân, làm cho
đồng bào hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường”. Để làm cho mọi người
dân hiểu hết được tác hại của việc xâm hại đến môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường
sống thì biện pháp quan trọng đó là tăng cường giáo dục, thuyết phục, làm cho già, trẻ, gái, trai ai
cũng hiểu và tích cực tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên một cách hiệu quả. Phải coi công tác
bảo vệ môi trường là việc của toàn dân, huy động sức dân, chỉ có lịng tin và sức mạnh của nhân
dân thì sự nghiệp đó mới thành cơng.
2.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các tổ chức đồn thể
trong cơng tác bảo vệ mơi trường
Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, các tổ chức
đoàn thể trong bảo vệ môi trường. Người nhấn mạnh Đảng với vai trị lãnh đạo phải đưa ra đường
lối bảo vệ mơi trường đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương trong cả nước.
Toàn thể Đảng viên phải gương mẫu để nhân dân học tập và làm theo. Mỗi cán bộ, Đảng viên cần

làm tốt công tác bảo vệ môi trường gắn với việc tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường
khu vực công cộng, chăm sóc cây xanh và giữ gìn vệ sinh mơi trường tại nơi làm việc, nơi cư trú.
Nhà nước với vai trò quản lý, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phải đưa
ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng
môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
Mặt trận và các đoàn thể quần chúng là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường phải phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giải thích cho nhân dân thấy được tầm
quan trọng của bảo vệ môi trường.
2.3.3. Tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ môi trường
Để nâng cao ý thức cho người dân trong vấn đề bảo vệ mơi trường, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động các phong trào thi đua, bởi Người cho rằng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi
đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Người đã khởi xướng các phong trào
như “Tết trồng cây”, “Vệ sinh yêu nước”,… và được nhân dân cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Hồ
Chí Minh cho rằng, đây là những cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ
các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, trong đó thanh niên là lực lượng
làm chủ của phong trào.
244

Hội thảo Quốc gia 2022


Các phong trào bảo vệ môi trường không nên chỉ dừng lại ở mặt hình thức mà cần mang tính
thiết thực và có hiệu quả. Thơng qua các phong trào thi đua, mọi người dân, từ già đến trẻ, gái đến
trai, mọi cấp, mọi ngành đều hiểu và tích cực tham gia; Bởi lẽ, bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của tồn xã hội chứ khơng phải là cơng việc riêng của một cá nhân, một tổ chức nào.
2.3.4. Nêu gương người tốt, việc tốt và phê bình những cá nhân, tổ chức vi phạm trong bảo
vệ môi trường
Để làm cho mọi người dân hiểu hết được tác hại của việc xâm hại đến môi trường và ý
nghĩa của việc bảo vệ mơi trường sống thì một trong những biện pháp quan trọng đó là thường

xuyên biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong cơng tác bảo vệ mơi
trường, đồng thời phê bình những hành vi xâm hại đến môi trường.
Trong bài Tết trồng cây, Hồ Chí Minh đã nêu lên những tấm gương điển hình trong phong
trào trồng cây gây rừng để qua đó khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân học tập và làm theo:
“Những cá nhân có thành tích xuất sắc như: Anh hùng trồng cây Nguyễn Văn Tần; Cụ Nguyễn Văn
Quắc - ba năm liền chiến sĩ thi đua về trồng cây ở Ninh Bình; Cụ Nơng Quảng Liêm tự tay mình
trồng được 3.500 cây trên đồi trọc,...”. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng thẳng thắn phê bình, góp
ý những nơi thực hiện chưa tốt trong cơng tác bảo vệ mơi trường, phải có kế hoạch thực hiện từng
bước chắc chắn thì mới đem lại hiệu quả cao.
3. Quan điểm bảo vệ môi trường trong đường lối Đại hội XIII của Đảng
Kế thừa quan điểm bảo vệ môi trường của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
đến vấn đề bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu. Kể từ khi đổi mới, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường
của Đảng ta đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt. Các nhiệm kỳ Đại hội thường xuyên tổng kết,
bổ sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với từng bối cảnh phát triển đất nước và ban hành
nhiều văn bản về bảo vệ môi trường. Qua các giai đoạn phát triển, các nhiệm kỳ Đại hội, bằng các
Nghị quyết, Chỉ thị, Đảng ta đã có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, sát sao, phù hợp. Văn kiện
Đại hội lần thứ XIII của Đảng càng thể hiện rõ sự coi trọng đối với công tác bảo vệ môi trường,
đặt ra mục tiêu cụ thể về môi trường đến năm 2030: “1 - Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 %;
2 - Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70 %; 3 - Giảm
9 % lượng phát thải khí nhà kính; 4 - 100 % các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn về mơi
trường; 5 - Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5 % diện tích tự nhiên vùng biển
quốc gia”. “Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững về tài ngun, mơi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ cơ sở gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý
đạt 100 %; Tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98 %, trong đó riêng tỷ lệ chất thải y
tế được xử lý đạt 100 %; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử
lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100 %; Tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn
sinh hoạt đạt trên 65 %”.
Đây là những mục tiêu rất quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, thúc đẩy bảo đảm
quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân. Để đạt được những mục tiêu đó, bên

cạnh việc tiếp tục kế thừa các quan điểm được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội trước, Văn kiện
Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quan điểm về bảo vệ môi trường.
3.1. Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu
Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong những
Hội thảo Quốc gia 2022

245


năm qua. Nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được
ban hành, triển khai, nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ môi trường sống, sức khỏe
người dân,...
Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: Bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; Là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của nhân dân; Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.
Trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, suy
kiệt về tài nguyên thiên nhiên, ngày 03/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành
Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Cùng với việc chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết số 24-NQ/
TW, Bộ Chính trị chỉ đạo sơ kết và ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 về việc Tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tiếp tục khẳng định “Lấy bảo vệ sức khỏe nhân
dân làm mục tiêu hàng đầu”, “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
3.2. Nâng cao vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quản lý tài nguyên và môi trường
(Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường; Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu)
Nhà nước có nhiệm vụ quản lý khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững

tài ngun; Hồn chỉnh cơng tác điều tra cơ bản, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên
đất, nước, rừng, biển, khoáng sản và đa dạng sinh học. Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài
ngun, mơi trường. Tăng cường kiểm sốt các hoạt động khai thác tài nguyên, các ngành, doanh
nghiệp dựa nhiều vào tài nguyên, các nguồn gây ô nhiễm, nguồn phát thải khí nhà kính. Chấn
chỉnh cơng tác bảo vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi
trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi
phạm pháp luật về tài ngun và mơi trường, đẩy lùi tình trạng ơ nhiễm, xâm hại môi trường, suy
thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học. Thực hiện nguyên tắc đối tượng gây ơ nhiễm mơi
trường phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; Đối tượng
được hưởng lợi từ tài nguyên, mơi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho bảo
vệ môi trường. Thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động bảo vệ tài ngun, mơi trường. Khuyến khích
doanh nghiệp tư nhân tham gia bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức
tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ mơi trường.
3.3. Kiên trì, thường xun, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ
quan chuyên ngành, cả hệ thống chính trị và của tồn dân trong công tác bảo vệ môi trường
Trong lý thuyết và cả trong thực tiễn cho thấy, ở đâu, lúc nào có cơng tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát thì ở đó, hầu như mọi cơng việc đều được thực hiện tốt, ít có tiêu cực, yếu kém, mất đồn
kết nội bộ xảy ra, người dân tin tưởng vào các cấp lãnh đạo, vào cấp ủy đảng, các tổ chức chính
quyền,... Môi trường là vấn đề rất dễ thấy, dễ biết, dễ nhận diện, khó có thể giấu giếm được. Do
vậy, một trong những công tác then chốt của công tác bảo vệ mơi trường là kiên trì, thường xun,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên ngành, của cả hệ thống
chính trị và của toàn dân, nhất là của cấp ủy đảng, người đứng đầu. Bởi vì “Lãnh đạo thì phải kiểm
tra, khơng kiểm tra coi như không lãnh đạo”.
246

Hội thảo Quốc gia 2022


Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa
phương phải được kiện toàn, trọng tâm là các địa phương, bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả

cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, đấu tranh
phịng chống tội phạm về môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng
nghề, lưu vực sông và hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khống sản cần được tổ chức
thường xun; Thực hiện cơng khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường theo quy định; Xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Cần kiểm sốt hoạt động nhập khẩu phế liệu, máy móc, phương tiện, thiết bị đã qua sử dụng; Xây
dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý xuất nhập khẩu
và lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Chấm dứt tình trạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất hoặc vận chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định.
Kiểm tra, rà soát các cơ sở, nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường trên phạm vi
cả nước, tiến hành phân loại theo mức độ gây ô nhiễm, tác động xấu và thực hiện chế độ kiểm tra,
giám sát phù hợp. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; Các quy định về hướng
dẫn sử dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải;
Quy định về kiểm tốn chất thải và đánh giá vịng đời sản phẩm. Thực hiện nghiêm Quyết định số
1788/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đến năm 2020, đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào làng nghề; Phát
triển các mơ hình sản xuất sử dụng khí sinh học từ chất thải chăn nuôi.
3.4. Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và
sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thải gắn với hình thành chuỗi sản xuất tiếp nối, liên tục
Xây dựng kinh tế tuần hoàn được Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định là một trong những
định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững, bảo
vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên quy mơ lớn trong 10 năm tới. Nền kinh tế tuần hoàn
hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng tái chế, quay vòng sản
xuất, chế biến và sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu và đi đến triệt
tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế tuần hồn có thể giải quyết được tình
trạng khan hiếm tài ngun, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả

kinh tế, giúp đạt được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu thuộc các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là
một nguồn động lực rất lớn nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế này. Thúc đẩy phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế và tái sử dụng rác và tạo thêm cơ hội việc làm
trong lĩnh vực mới. Với mục tiêu phát triển bền vững gắn chặt với bảo vệ môi trường, Việt Nam cần
tiếp tục đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hồn thiện thể chế chính sách, nâng
cao nhận thức toàn xã hội về áp dụng kinh tế tuần hồn trong cuộc sống, cơng nghệ số, cơng nghệ xử
lý, tái chế chất thải và kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, nông nghiệp sinh thái.
3.5. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Mục tiêu tại Đại hội XIII của Đảng đề ra là: “Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát
triển bền vững về tài nguyên, mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Để đạt được mục tiêu
đó, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra một số nhiệm vụ cơ bản sau: 
Hội thảo Quốc gia 2022

247


Thứ nhất, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân về
bảo vệ mơi trường, từ đó dẫn đến sự thay đổi nhận thức và hành vi của từng cá nhân, cộng đồng.
“Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu”. Phát huy vai trị của các cơ quan thơng tin đại chúng trong tun truyền về bảo vệ mơi
trường; Đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước
mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững
của đất nước, sức khỏe con người, đời sống xã hội.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ mơi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.
Các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay có khá nhiều nhưng chưa đồng
bộ, thiếu thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhất là giữa các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất
đai, Luật Khống sản và Luật Đa dạng sinh học. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
một cách đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, đẩy nhanh việc hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hệ thống cơ sở dữ

liệu quốc gia về tài nguyên khoáng sản, đất, nước, rừng, biển, đa dạng sinh học, ơ nhiễm và suy thối
mơi trường. Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mơ hình kinh
tế tuần hồn. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ
Trung ương đến cơ sở. Chú trọng phát triển tổ chức quản lý mơi trường ở các tập đồn kinh tế, khu
cơng nghiệp, khu chế xuất và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng về bảo vệ môi trường.
Thứ ba, tập trung khắc phục, cải thiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở các đơ thị, các cụm
cơng nghiệp, làng nghề,...
“Có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây
ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Cải thiện chất lượng
môi trường và điều kiện sống của nhân dân”. Có biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng mơi trường
khơng khí, hạn chế ơ nhiễm tiếng ồn, nhất là ở các đô thị lớn. Tập trung xử lý nước thải ở thành
thị và các khu công nghiệp, xử lý rác thải ở nông thôn. Thúc đẩy tái chế sử dụng, sản xuất, thu hồi
năng lượng từ chất thải gắn với hình thành chuỗi sản xuất tiếp nối, liên tục. Kiểm sốt tốt tác động
mơi trường của các dự án khai thác tài nguyên. Thực hiện nguyên tắc đối tượng gây ô nhiễm môi
trường phải chi trả chi phí xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo, phục hồi môi trường; Đối tượng được
hưởng lợi từ tài ngun, mơi trường có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, các ngành, doanh nghiệp dựa nhiều vào
tài nguyên, các nguồn phát thải nhà kính.
Thứ tư, quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; Phát triển, nâng cao chất lượng
rừng; Tăng độ che phủ rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh
thái. Tăng cường bảo vệ, ngăn ngừa, kiểm sốt, giảm ơ nhiễm môi trường biển; Bảo vệ, phát triển
bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng
ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.
“Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng trồng rừng, nhất là
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phịng hộ ven biển”. Trồng rừng và tích cực phục
hồi rừng tự nhiên cũng là một cách hữu hiệu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bởi 80 % đa dạng
sinh học nằm trong rừng tự nhiên.
Thứ năm, nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng, thủy
văn và cảnh báo thiên tai; Năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích

ứng với biến đổi khí hậu.
248

Hội thảo Quốc gia 2022


Để thực hiện tốt nhiệm vụ này trước mắt cần xây dựng năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên
tai thông qua việc mở rộng, phát triển, hiện đại hóa hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn;
Tăng cường phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu về khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ hoạch định
chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tiếp tục cập nhật, hồn
thiện kịch bản biến đổi khí hậu công bố trước khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để lồng
ghép, điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Bên cạnh đó, cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển
và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong công nghiệp, xây dựng và giao thơng. Thúc đẩy
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng các bon thấp, tái cấu trúc các ngành kinh tế theo hướng ưu
tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu tốn ít năng lượng, từng bước hạn chế phát triển các ngành kinh
tế tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp. 
Thứ sáu, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Chúng ta cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện thành công chương trình này, cần hồn thiện hệ thống
thể chế phát triển bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững
quốc gia. Đồng thời, huy động sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, cơ quan từ Trung ương đến
địa phương, nhất là các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và
toàn thể người dân tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu nhằm giải quyết hiệu quả những khó khăn vượt khỏi khả năng của một quốc gia.
Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các
công ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia; Đồng thời tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm
quốc tế trong bảo vệ môi trường. Tranh thủ sự hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc
tế trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là các dự án từ Quỹ Mơi trường tồn cầu (GEP), nhằm

thực hiện mục tiêu bảo vệ mơi trường có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của
khu vực và tồn cầu. Bên cạnh đó, tích cực đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi
phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với tội phạm mơi trường cuốc tế nhằm góp phần
đẩy lùi tình trạng gây ơ nhiễm, xâm hại mơi trường, suy thối mơi trường, suy thối tài ngun và
suy giảm đa dạng sinh học của Việt Nam.
4. Kết luận
Thành công của sự nghiệp đổi mới dưới sự định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh
đạo của Đảng đã chứng minh đường lối xây dựng, phát triển đất nước ta hiện nay là đúng đắn, phù
hợp với quy luật phát triển của nước nhà. Chúng ta tin tưởng, khi tồn Đảng, tồn dân cùng chung
tay, góp sức thì các chủ trương, đường lối về bảo vệ môi trường của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào
cuộc sống; Tình trạng ơ nhiễm môi trường sẽ dần được khắc phục, môi trường sống ngày càng
được cải thiện, đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập. Tập 5, 7, 11, 12, 13, 14. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập 1, 2. Văn phòng
Trung ương Đảng, Hà Nội.
[3]. Vũ Dũng (2011). Đạo đức môi trường ở nước ta - Lý luận và thực tiễn. Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Tuyết Hạnh (2015). Vấn đề phát triển bền vững trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
sáng tạo của Đảng. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

BBT nhận bài: 23/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022
Hội thảo Quốc gia 2022

249



×