Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Đánh giá sử dụng đất nông nghiệp huyện thường tín giai đoạn 2005 2009 theo quan điểm bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-----------------ðỖ THỊ ðỨC HẠNH

ðÁNH GIÁ SỬ DỤNG ðẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THƯỜNG TÍN GIAI ðOẠN 2005 - 2009
THEO QUAN ðIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành : Quy hoạch và sử dụng ñất nông nghiệp
Mã số

: 62 62 15 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn ðình Mạnh
2. TS. ðoàn Công Quỳ

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ñược công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Toàn bộ các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự
giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.
Tác giả



ðỗ Thị ðức Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chỉ dẫn tận tình trong
suốt quá trình thực hiện luận án của PGS. TS Nguyễn ðình Mạnh Nguyên giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường, trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội và TS. ðoàn Công Quỳ - Cố giảng viên khoa Tài
nguyên và Môi trường, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp ñỡ của Viện Sau ðại học,
Tập thể giảng viên, kỹ thuật viên khoa Tài nguyên và Môi trường, các
thầy cô bộ môn Công nghệ Môi trường, bộ môn Quản lý ñất ñai, khoa
Tài nguyên và Môi trường, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Xin cảm ơn tập thể cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường và
các phòng ban thuộc UBND huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; tập
thể cán bộ và nhân dân xã Quất ðộng, huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong thời gian thực hiện ñề tài.
Tác giả xin cảm ơn gia ñình, ñồng nghiệp, các cộng tác viên, em
ðỗ Thùy Dương và bạn bè ñã giúp ñỡ, cổ vũ trong quá trình thực hiện
luận án.
Tác giả

ðỗ Thị ðức Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..


ii


MỤC LỤC

i

Lời cam ñoan
Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

MỞ ðẦU

1

1


ðẶT VẤN ðỀ

1

2

MỤC ðÍCH

2

3

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2

4

NHỮNG ðÓNG GÓP MỚI CỦA ðỀ TÀI

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1

4

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


4

1.1.1

Ô nhiễm môi trường

4

1.1.2

Bảo vệ môi trường

7

1.2

ÁP LỰC CỦA PHÁT TRIỂN ðẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
NHỮNG VẤN ðỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

9

1.2.1

Áp lực của phát triển ñến môi trường tại Việt Nam

9

1.2.2

Những vấn ñề môi trường tại Việt Nam


1.3

11

CÁC QUAN ðIỂM SỬ DỤNG ðẤT BỀN VỮNG

19

1.3.1

Sử dụng ñất và thay ñổi mục ñích sử dụng ñất

19

1.3.2

Các quan ñiểm sử dụng ñất bền vững

21

1.4

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ðỘNG MÔI TRƯỜNG
TRONG SỬ DỤNG ðẤT

1.4.1

23


Tác ñộng môi trường của sử dụng ñất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

23

iii


1.4.2
1.5

Sử dụng ñất với bảo vệ môi trường và biến ñổi khí hậu

28

NHẬN XÉT CHUNG VÀ ðỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

34

CHƯƠNG 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

2.1

ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

38


2.2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

38

2.2.1

ðặc ñiểm chung về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên
quan ñến sử dụng ñất tại huyện Thường Tín

2.2.2

38

ðánh giá sử dụng ñất nông nghiệp tại huyện Thường Tín
38

trong giai ñoạn 2005 - 2009
2.2.3

Chất lượng môi trường ñất, nước nông nghiệp chịu ảnh hưởng
bởi một số mục ñích sử dụng ñất tại huyện Thường Tín

2.2.4

39

ðánh giá về sử dụng ñất nông nghiệp và môi trường tại
huyện Thường Tín


2.2.5

39

ðề xuất giải pháp nhằm sử dụng ñất bền vững theo quan
ñiểm môi trường

2.3

40

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

40

2.3.1

Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu

40

2.3.2

Phương pháp khảo sát và lựa chọn ñiểm nghiên cứu

41

2.3.3


Phương pháp ñiều tra nông thôn

42

2.3.4

Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường

42

2.3.5

Phương pháp phân tích mẫu

46

2.3.6

Phương pháp ma trận ñịnh tính ñánh giá tác ñộng môi trường

47

2.3.7

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

48

2.3.8


Phương pháp chuyên gia

48

2.3.9

Phương pháp GIS (Geographic Information Systerm)

49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

iv


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

51

ðẶC ðIỂM CHUNG VỀ ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ,
XÃ HỘI LIÊN QUAN ðẾN SỬ DỤNG ðẤT TẠI HUYỆN
51

THƯỜNG TÍN
3.1.1
3.1.2
3.2

ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan ñến sử dụng

ñất giai ñoạn 2005 – 2009 tại huyện Thường Tín

51

Tình hình sử dụng ñất và môi trường tại huyện Thường Tín

54

ðÁNH GIÁ SỬ DỤNG ðẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
58

THƯỜNG TÍN GIAI ðOẠN 2005 - 2009
3.2.1

Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp tại huyện Thường Tín

58

3.2.2

Các yếu tố chính tác ñộng ñến sử dụng ñất nông nghiệp và
chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất nông nghiệp tại huyện
Thường Tín

3.2.3

63

ðánh giá sử dụng ñất nông nghiệp chiếu theo quy hoạch sử
dụng ñất


3.2.4

73

ðánh giá chung về việc sử dụng ñất nông nghiệp tại huyện
Thường Tín trong giai ñoạn 2005 - 2009

3.3

84

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ðẤT, NƯỚC NÔNG
NGHIỆP CHỊU TÁC ðỘNG TỪ VIỆC SỬ DỤNG ðẤT TẠI
HUYỆN THƯỜNG TÍN

3.3.1

87

Xác ñịnh các tác ñộng của sử dụng ñất ñến môi trường ñất,
nước nông nghiệp qua nghiên cứu ñiểm - xã Quất ðộng

87

3.3.2

Chất lượng nước nông nghiệp trên ñịa bàn huyện Thường Tín

98


3.3.3

Chất lượng ñất nông nghiệp trên ñịa bàn huyện Thường Tín

103

3.3.4

Thảo luận về tác ñộng của sử dụng ñất ñến môi trường tại
huyện Thường Tín

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

108

v


3.4

ðÁNH GIÁ VỀ SỬ DỤNG ðẤT GẮN VỚI MÔI TRƯỜNG
TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN

3.4.1

111

Hoạt ñộng bảo vệ môi trường của huyện Thường Tín thể hiện
qua quá trình quản lý sử dụng ñất


3.4.2
3.4.3
3.5

111

Những hạn chế trong quá trình sử dụng ñất gắn với môi
trường tại huyện Thường Tín

113

ðánh giá tác ñộng môi trường sơ bộ tại Thường Tín

116

ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ðẤT BỀN VỮNG THEO
122

QUAN ðIỂM MÔI TRƯỜNG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

125

1

KẾT LUẬN

125


2

KIẾN NGHỊ

126

Danh mục các công trình khoa học có liên quan ñến luận án ñã ñược công bố

128

Tài liệu tham khảo

129

Phụ lục

138

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang


1.1

Dự tính cơ cấu lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

18

1.2

Tóm tắt các kiểu lũ lụt khác nhau có thể bị tác ñộng do sự biến
ñổi khí hậu và hậu quả thiệt hại

29

2.1

Ký hiệu và vị trí ñiểm lấy mẫu ñất nông nghiệp

43

2.2

Phân loại mẫu ñất nông nghiệp theo khoảng cách tính từ nguồn thải

44

2.3

Ký hiệu và vị trí lấy mẫu nước


45

3.1

Cơ cấu sử dụng ñất của huyện Thường Tín năm 2009

59

3.2

Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng

61

3.3

Cơ cấu, diện tích các loại ñất năm 2010 theo QH sử dụng ñất

64

3.4

Diện tích ñất chuyển mục ñích sử dụng trong kỳ quy hoạch

65

3.5

Kế hoạch chuyển ñổi cơ cấu sử dụng ñất nông nghiệp theo từng năm


67

3.6

Quỹ ñất nông nghiệp trước và sau kỳ quy hoạch

68

3.7

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp ñến 2020

70

3.8

ðối chiếu hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp với quy hoạch sử
dụng ñất

3.9

80

So sánh hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp và ñịnh hướng phát
triển vùng theo quy hoạch

3.10

82


ðối chiếu hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp với quy hoạch sử
dụng ñất

3.11

83

Diện tích ñất chưa sử dụng chuyển sang sử dụng vào nông
nghiệp giai ñoạn 2005 - 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

84

vii


3.12

Biến ñộng diện tích ñất nông nghiệp xã Quất ðộng giai ñoạn
2004 - 2008

89

3.13

Lượng thải sinh hoạt trung bình trong ngày tại xã Quất ðộng

92


3.14

Cơ cấu nước thải tại xã Quất ðộng

93

3.15

Hàm lượng các hoá chất bảo vệ thực vật trong ñất nông nghiệp
tại xã Quất ðộng

95

3.16

Thành phần nước thải khu dân cư tại xã Quất ðộng

96

3.17

Kết quả phân tích chất lượng nguồn cung cấp nước tưới nông nghiệp

98

3.18

Kết quả phân tích mẫu nước tưới dùng cho sản xuất nông nghiệp

99


3.19

Kết quả phân tích nước thải từ ñô thị, làng nghề và cụm công nghiệp

100

3.20

Kết quả phân tích ñất nông nghiệp tại khu vực thuần nông

103

3.21

Chất lượng ñất nông nghiệp tại khu vực thuần nông

104

3.22

Kết quả phân tích ñất nông nghiệp tại khu vực ñô thị

104

3.23

Chất lượng ñất tại khu vực ñô thị

105


3.24

Kết quả phân tích ñất nông nghiệp tại khu vực làng nghề

105

3.25

Chất lượng ñất tại khu vực làng nghề

106

3.26

Kết quả phân tích ñất nông nghiệp tại khu vực công nghiệp

107

3.27

Các yếu tố tác ñộng ñến môi trường do sử dụng ñất tại huyện

3.28

Thường Tín

118

Ma trận ñánh giá tác ñộng môi trường tại huyện Thường Tín


119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

viii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ ñồ vị trí ñiểm lấy mẫu

50

3.1

GDP giai ñoạn 1996 - 2008 của huyện Thường Tín

52

3.2


Dân số và lao ñộng của huyện Thường Tín giai ñoạn 2005 - 2009

53

3.3

Sơ ñồ hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp năm 2009

74

3.4

Cơ cấu sử dụng ñất của huyện Thường Tín

74

3.5

Sơ ñồ chu chuyển ñất nông nghiệp huyện Thường Tín giai ñoạn
2005 – 2009

77

3.6

So sánh kết quả thực hiện quy hoạch ñối với ñất nông nghiệp

82

3.7


Hàm lượng các kim loại nặng trong ñất nông nghiệp xã Quất ðộng

94

3.8

So sánh một số chỉ tiêu trong nước thải công nghiệp tại xã Quất ðộng

97

3.9

Một số hình ảnh về nước dùng cho nông nghiệp tại huyện
Thường Tín

3.10

101

Biến ñộng một số tính chất lý, hóa của ñất nông nghiệp (theo
khoảng cách ñến nguồn thải)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

110

ix



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AQ
BðKH
BTNMT
BOD
BVTV
CC
CD
CHXHCN
CN
C.N
COD
DDT
DO
DT
ðT
ðTM
EC
GDP
GTSX
FAO
HðBM
HNK
KH
KCN
KC
LN
L-N

: Ăn quả

: Biến ñổi khí hậu
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Nhu cầu ô xy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
: Bảo vệ thực vật
: Công cộng
: Chuyên dùng
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
: Công nghiệp
: Chăn nuôi
: Nhu cầu ô xy hóa hóa học (Chemical Oxygen Demand)
: Dichloro Diphenyl Trichloroethane
: Ôxy hòa tan
: Diện tích
: ðô thị
: ðánh giá tác ñộng môi trường
: ðộ dẫn ñiện
: Giá trị gia tăng
: Giá trị sản xuất
: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization)
: Hoạt ñộng bề mặt
: Hàng năm khác
: Kế hoạch
: Khu công nghiệp
: Khoảng cách
: Làng nghề
: Lâu năm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..


x



MN
NN
NTTS
QCN
QCVN
QH
SD
SEMLA
SXKD
SXNN
TT
TC
TCVN
THCS
THPT
TIC
TN
TN & MT
TOC
TS
TSS
UBND
VKYK
VKHK
WHO
WB


: Mục ñích
: Mặt nước
: Nông nghiệp
: Nuôi trồng thủy sản
: Quy chuẩn ngành
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quy hoạch
: Sử dụng
: Nâng cao năng lực quản lý ñất ñai và môi trường
(Strengthening Enviromental Management and Land Administration)
: Sản xuất kinh doanh
: Sản xuất nông nghiệp
: Thị trấn
: Cacbon tổng số
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Cacbon vô cơ tổng số
: Thuần nông
: Tài nguyên và Môi trường
: Cacbon hữu cơ tổng số
: Tổng số
: Tổng chất rắn lơ lửng
: Ủy ban nhân dân
: Vi khuẩn yếm khí
: Vi khuẩn hảo khí
: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
: Ngân hàng Thế giới (World Bank)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

xi


MỞ ðẦU
1. ðẶT VẤN ðỀ
Sử dụng ñất và môi trường luôn có sự gắn kết và tác ñộng qua lại lẫn
nhau. Hoạt ñộng của con người tác ñộng ñến ñất và các tài nguyên gắn liền
với ñất ñều trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những tổn hại lâu dài về môi
trường. Nhu cầu của con người và thuộc tính của môi trường giữ vai trò chi
phối quá trình sử dụng ñất trong khi sử dụng ñất lại tác ñộng làm biến ñổi môi
trường và con người. Thực tế các hoạt ñộng phát triển ñã gây ra những tác
ñộng không nhỏ ñến môi trường, gây ô nhiễm cục bộ ñối với môi trường
không khí, nước và ñất. Những tác ñộng này nếu không kịp thời ñược khắc
phục thì chi phí ñể giải quyết hậu quả và cải thiện chất lượng môi trường sẽ
rất lớn. Một trong những phương châm quản lý môi trường có hiệu quả cao là
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi ô nhiễm còn chưa xảy ra bằng các công cụ
quản lý trong ñó có quy hoạch sử dụng ñất.
Giai ñoạn vừa qua, Việt Nam ñã ñạt ñược mức tăng trưởng kinh tế ñáng
kể nhưng nhiều khía cạnh về môi trường chịu tác ñộng của sử dụng ñất lại
không ñược quan tâm ñúng mức trong quá trình phát triển. Trong khi ñó
nhiều vấn ñề môi trường hiện chưa ñược ñề cập một cách ñầy ñủ trong các
mục tiêu phát triển của vùng cũng như từng ñịa phương. ðể ñáp ứng nhu cầu
của xã hội và duy trì tính toàn vẹn của môi trường, chúng ta cần phải ñiều
chỉnh lại cách tiếp cận ñối với sử dụng ñất và quy hoạch sử dụng ñất ñể hỗ trợ
tốc ñộ phát triển kinh tế, tạo ra một hành lang ñể quản lý quá trình phát triển
của ñất nước một cách bền vững.
Việc sử dụng ñất nói chung và sử dụng ñất nông nghiệp nói riêng ở các
ñịa phương chịu sự chi phối của quy hoạch sử dụng ñất. ðây cũng chính là

căn cứ pháp lý ñể thực hiện chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất ñáp ứng nhu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

1


cầu phát triển. Quá trình lập quy hoạch và sử dụng ñất ở nhiều ñịa phương
chưa thực sự hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững .
Luật ðất ñai năm 2003 và Luật Môi trường năm 2005 cũng ñã từng bước tạo
cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng ñất có tính ñến yếu tố môi trường. Tuy
nhiên, quá trình thực thi quy hoạch sử dụng ñất và chuyển ñổi mục ñích sử
dụng ñất nông nghiệp chưa tuân thủ các quy ñịnh và nguyên tắc về bảo vệ
môi trường. Những tác ñộng ñến môi trường do quá trình sử dụng ñất gây ra
ñối với ñất nông nghiệp chưa ñược ñánh giá ñúng mức. Các quyết ñịnh lựa
chọn phương án sử dụng ñất thiếu cân nhắc ñến những tác ñộng này ñã làm
ảnh hưởng ñến tính bền vững trong sử dụng ñất nông nghiệp.
Trong giai ñoạn vừa qua, diện tích ñất nông nghiệp của Thường Tín bị giảm
sút ñáng kể do ñáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập và phát triển. Những tác
ñộng của sử dụng và chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất nông nghiệp ñến môi
trường tại Thường Tín chưa ñược xem xét. Xuất phát từ thực tiễn ñó chúng tôi
thực hiện ñề tài: “ðánh giá sử dụng ñất nông nghiệp huyện Thường Tín giai
ñoạn 2005 - 2009 theo quan ñiểm bảo vệ môi trường”.

2. MỤC ðÍCH
- ðánh giá tình hình sử dụng ñất nông nghiệp giai ñoạn 2005 - 2009 của
huyện Thường Tín;
- Xác ñịnh tác ñộng của một số mục ñích sử dụng ñất ñến môi trường ñất,
nước nông nghiệp tại huyện Thường Tín qua ñó ñề xuất hướng sử dụng
ñất nông nghiệp theo quan ñiểm bảo vệ môi trường.


3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất
nông nghiệp trên ñịa bàn huyện Thường Tín và các vùng có ñiều kiện
tương ñồng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

2


- Cung cấp cơ sở ñể cân nhắc những thiệt hại về môi trường khi chuyển
ñổi mục ñích sử dụng ñất nông nghiệp theo hướng bền vững.

4. NHỮNG ðÓNG GÓP MỚI CỦA ðỀ TÀI
Xác ñịnh ñược những tác ñộng của việc sử dụng và thay ñổi mục ñích
sử dụng ñất nông nghiệp ñến chất lượng ñất, nước nông nghiệp. Ứng dụng
phương pháp ma trận ñánh giá tác ñộng môi trường ñể tìm giải pháp sử dụng
ñất bền vững.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các tác ñộng môi trường trong sử dụng ñất, chuyển mục ñích
sử dụng ñất và sử dụng các công cụ quản lý ñể có ñịnh hướng sử dụng ñất bền
vững còn rất mới ở Việt Nam. Một nguyên nhân có thể nhận thấy là chúng ta

chưa có ñủ năng lực toàn diện khi ñào tạo cán bộ cho ngành kỹ thuật này. Một
số tri thức về môi trường, hệ sinh thái, biến ñổi khí hậu còn ít ñược trang bị
cho kỹ sư hoặc cử nhân quản lý và quy hoạch sử dụng ñất. Nhiều cán bộ
ngành môi trường mới ñào tạo khi tham gia vào lĩnh vực quản lý ñất ñai
thường né tránh các vấn ñề môi trường khi xem xét dự án, ñề án sử dụng ñất
cũng như ñề xuất chuyển ñổi mục ñích sử dụng. Thực tế ñó cho thấy sự gắn
kết hai lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất lỏng lẻo. Những năm gần ñây, nhiều
quốc gia trên thế giới ñã ñẩy mạnh sự quan tâm ñến sử dụng ñất và những tác
ñộng môi trường. Nhiều quốc gia ñã xây dựng khung pháp lý khá tốt cho vấn
ñề này như ðức, Hà Lan, Singapor .... Từ năm 1996 ñến nay với sự giúp ñỡ
của các tổ chức Quốc tế, công tác ñưa yếu tố môi trường vào sử dụng ñất ñã
dần ñược áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên thực tế ñòi hỏi công tác này cần
ñươc thực hiện tốt hơn nữa, ñi sâu thực tế hơn nữa và có một khung pháp lý
ngày càng hoàn chỉnh.

1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Ô nhiễm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới ñời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Quốc Hội, 2005)
[30]. Môi trường ñược hiểu như là một thể thống nhất của tất cả 5 quyển môi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

4


trường thuộc Trái ñất ñang tồn tại và phát triển trong hệ Mặt trời gồm: ðịa
quyển, Thuỷ quyển, Khí quyển, Sinh quyển và Nhân sinh quyển (Nguyễn
Khắc Kính, 2007) [25].

Ô nhiễm môi trường ñược hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường ñến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người,
ñến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Môi
trường chỉ ñược coi là bị ô nhiễm nếu trong ñó hàm lượng, nồng ñộ hoặc
cường ñộ các tác nhân trên ñạt ñến mức có khả năng tác ñộng xấu ñến con
người, sinh vật và vật liệu. Các dạng ô nhiễm môi trường chính bao gồm ô
nhiễm môi trường ñất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước.
1.1.1.1. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay ñổi theo chiều xấu ñi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên ñộc hại với con người và sinh vật, làm giảm ñộ ña dạng
sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có tốc ñộ lan truyền và quy mô ảnh hưởng
rất lớn. Tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: kim loại
nặng (As, Pb, Cr, Sb, Cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Mn...), anion (CN-, F-, NO3-,
Cl-, SO42-), hoá chất ñộc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật
gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng). Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại
nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố
lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón hoá học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông
nghiệp thâm canh trên thế giới.
1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến ñổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch sẽ hoặc gây ra mùi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

5


khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa do bụi. Mỗi năm có khoảng 20x109 tấn CO2; 1,53

triệu tấn bụi SiO2; hơn 1 triệu tấn bụi Niken; 700 triệu tấn bụi Hydrocacbon;
1,5 triệu tấn Asen (As); 900 tấn Coban (Co); 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ
ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất ñộc hại khác ñược thải vào bầu khí quyển
(Michael, 1995) [79]. Con người thải vào không khí các loại khí ñộc như: CO2,
NOX, CH4, CFC ñã gây hiệu ứng nhà kính. Khí CO2 ñóng góp 50% vào việc
gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng ñối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là
22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% (Lê Văn Khoa, 1995) [26]. Khí thải của
tất cả phương tiện giao thông do con người sử dụng thải vào môi trường sẽ là
một con số ñáng kể. Thông báo của Cơ quan Môi trường châu Âu (2010) [94]
cho thấy lượng khí thải mà các phi cơ của 27 nước châu Âu tạo ra lên tới
440.000 tấn mỗi ngày.
Sự xả các khí ñộc vào không khí ñã tác ñộng ñến ñời sống thực vật, ñộng
vật và sức khỏe con người, làm phương hại tới các công trình xây dựng hoặc
các tính chất khác (John và Cartledge, 1994) [75]. Từ năm 1997, Jeftic và cộng
sự [74] ñã cho rằng nếu chúng ta không ngăn chặn ñược hiện tượng hiệu ứng
nhà kính thì trong vòng 30 năm tiếp theo mực nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 3,5 m. Nghiên cứu của George và Spoolman (2007) [73] ñã chỉ ra rằng nhiệt
ñộ của bề mặt Trái ñất sẽ tăng lên 2 - 4,50C trong thời gian từ năm 2005 ñến
năm 2100. Năm 2007, Robert [81] dự báo nhiệt ñộ trung bình của Trái ñất
trong khoảng 100 năm nữa có thể cao hơn từ 2-110C so với hiện tại.
1.1.1.3. Ô nhiễm môi trường ñất
Ô nhiễm môi trường ñất (ô nhiễm ñất) ñược xem là tất cả các hiện tượng
làm bẩn môi trường ñất bởi các chất ô nhiễm hay một sự thay ñổi tự nhiên xảy
ra khi các thông số môi trường ñất bị biến ñổi. Hoạt ñộng của con người làm
cho các yếu tố sinh thái thay ñổi, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái các quần xã

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

6



sống trong ñất và là yếu tố cơ bản gây ô nhiễm môi trường ñất trong những
năm gần ñây. Các tác nhân gây ô nhiễm ñất gồm:
- Tác nhân hoá học: dư lượng phân bón (N, P) trong ñất, thuốc trừ sâu (clo
hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh
hoạt (kim loại nặng, ñộ kiềm, ñộ axit v.v...).
- Tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun,
sán ...); vi trùng, siêu vi trùng, vi khuẩn và siêu vi khuẩn.
- Tác nhân vật lý: nhiệt ñộ, chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr 90 , Cs 137).
1.1.2. Bảo vệ môi trường
Môi trường có vai trò quyết ñịnh tới sự tồn tại và phát triển của thế giới
tự nhiên nói chung và con người nói riêng. Chính vì vậy mà bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững là mối quan tâm ñặc biệt ñối với từng quốc gia,
từng khu vực và toàn thế giới. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cũng ñã
khẳng ñịnh bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường cần tuân thủ những nguyên tắc
ñược nêu trong Luật Môi trường 2005 (Quốc Hội, 2005) [30]:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo
ñảm tiến bộ xã hội ñể phát triển bền vững ñất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân.
- Hoạt ñộng bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, ñặc ñiểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước trong từng giai ñoạn.
- Tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

7



trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo
quy ñịnh của pháp luật.
Vấn ñề môi trường diễn ra khác nhau và rất ña dạng ở mỗi quốc gia. Vấn
ñề môi trường cũng gây áp lực gần như ngay lập tức ñối với nền kinh tế và xã
hội. Trong số những vấn ñề môi trường toàn cầu hiện nay thì biến ñổi khí hậu
ñã và ñang là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học và nhiều quốc gia trên
thế giới. Biến ñổi khí hậu có thể làm trầm trọng hơn những vấn ñề xã hội hiện
ñang xảy ra tại phía Nam châu Phi nơi có 68% dân số sống ở nông thôn và
sinh kế chính bằng nông nghiệp (Alemneh, 2011) [59].
Tại hội nghị về An ninh Lương thực Thế giới năm 2007, tổ chức Nông
lương Liên hiệp quốc [72] ñã ñưa ra ước tính gần 34 triệu người (khoảng 33%
dân số thế giới) sẽ chịu tác ñộng trực tiếp của biến ñổi khí hậu. Tình trạng tăng
nhiệt ñộ sẽ mang ñến thảm họa cho hơn 3 tỷ người vào năm 2100 do nước mưa
có thể bốc hơi trước khi chạm mặt ñất (David, 2010) [65]. Ở các nước ñang
phát triển, biến ñổi khí hậu sẽ tác ñộng lên khoảng 11% diện tích ñất nông
nghiệp bao gồm giảm sản lượng tại gần 65 nước và giảm khoảng 16% GDP từ
nông nghiệp (FAO, 2005) [71].
Nghiên cứu của Solomon và cộng sự năm 2010 [84] cho thấy kiểu thời
tiết nóng bức từng giết chết 52.000 người tại châu Âu vào năm 2003 sẽ trở
nên phổ biến từ năm 2080 tại lục ñịa này. Nhiệt ñộ lên cao vào mùa hè khiến
sản lượng ngô tại Italy giảm 36% trong năm 2003, còn sản lượng trái cây của
Pháp giảm một phần tư. Tình trạng nóng bức ở miền ñông nam Ukraina và
tây nam nước Nga mùa hè năm 1972 từng khiến sản lượng lượng thực của
Liên Xô khi ñó giảm 13% (David, 2010) [65]. Mức ñộ thay ñổi khí hậu cũng
sẽ tuỳ thuộc vào từng vùng tuy nhiên tất cả các vùng trên thế giới ñều có thể bị
tác ñộng ở các mức ñộ khác nhau. Hậu quả do thay ñổi khí hậu gây ra sẽ không

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..


8


ñồng ñều. Tại vùng có vĩ ñộ cao, hậu quả của BðKH sẽ nghiêm trọng hơn.
Vùng nhiệt ñới, nhất là các nước ñang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á
sẽ phải hứng chịu hậu quả lớn nhất (William và cộng sự, 2005) [88].

1.2. ÁP LỰC CỦA PHÁT TRIỂN ðẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
NHỮNG VẤN ðỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Áp lực của phát triển ñến môi trường tại Việt Nam
Môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Môi trường
là ñịa bàn và ñối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo
nên các biến ñổi của môi trường. Phát triển giúp cải tạo môi trường tự nhiên
hoặc tạo ra kinh phí cần thiết ñể cải tạo tự nhiên, nhưng có thể gây ra ô nhiễm
môi trường tự nhiên. Mặt khác, môi trường tự nhiên ñồng thời cũng tác ñộng
ñến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên
(ñối tượng của hoạt ñộng phát triển) hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai ñối với
các hoạt ñộng kinh tế xã hội trong khu vực.
Tại Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế và xóa ñói, giảm nghèo luôn
ñược ưu tiên hàng ñầu trong giai ñoạn vừa qua. Tuy nhiên, phát triển kinh tế,
gia tăng dân số, ñô thị hóa tràn lan,… ñã và ñang gây áp lực ñến môi trường.
Dân số tăng quá nhanh gây sức ép lên chất lượng cuộc sống dẫn ñến vòng
luẩn quẩn của sự suy thoái do quá sức chịu ñựng của nguồn tài nguyên
(David, 1994) [64]. Số liệu từ Tổng cục Thống kê [58] cho thấy dân số Việt
Nam ñã tăng 12,3% trong vòng 10 năm từ 1999 ñến 2009, riêng số dân ñô thị
tăng tới 40,8%. Trong khi ñó diện tích ñất nông nghiệp của cả nước ñã giảm
27.066 ha (2,8%) từ năm 2000 ñến 2007 (Phương Anh, 2009) [55]. Khoảng
50% diện tích này ñược sử dụng ñể phát triển công nghiệp gây áp lực lớn ñến
quỹ ñất nông nghiệp còn lại cũng như môi trường ở khu vực lân cận do chịu

ảnh hưởng của các chất thải từ quá trình sản xuất công nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

9


Vấn ñề môi trường chưa ñược coi là ưu tiên tại Việt Nam nói chung và tại
các ñô thị lớn nói riêng do áp lực của phát triển kinh tế, gia tăng dân số, ñô thị
hóa tràn lan... Dân số tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về lương thực thực
phẩm, gia tăng lượng xả thải vào môi trường. Công nghiệp và dịch vụ phát
triển tạo ra nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao ñộng, góp phần
ñô thị hóa khu vực nông thôn nhưng cơ sở hạ tầng không ñáp ứng kịp với sự
phát triển dẫn ñến khai thác quá mức các tài nguyên hiện có, phá vỡ cân bằng
sinh thái, làm hủy hoại môi trường.
Theo ñánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2010 [90], mỗi năm Việt
Nam sẽ phải gánh chịu tổn thất tới 5,5% GDP do ô nhiễm môi trường và thiệt
hại tới 780 triệu ñô la Mỹ vì sức khỏe cộng ñồng bị ảnh hưởng từ môi trường ô
nhiễm. Từ năm 2005 ñến 2010, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh ñã phải chi
2000 tỷ ñồng ñể khắc phục nạn ô nhiễm kênh rạch, bảo vệ môi trường, nâng
cao chất lượng sống của cộng ñồng dân cư và cảnh quan ñô thị (ðặng Ngọc
Khoa, 2011) [56]. Theo ñánh giá của các chuyên gia, khi GDP tăng 1% thì
lượng chất thải ra môi trường sẽ tăng lên 3% (Bộ TN&MT, 2009a) [11].Các
chuyên gia của WB ñã nhận ñịnh: Ô nhiễm môi trường chính là thách thức lớn
nhất của quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá và ñô thị hoá ở Việt Nam.
Sự phát triển của ñất nước, của từng ñịa phương ñã ñem lại những kết quả
ñáng phấn khởi. Tuy nhiên chúng ta cũng cần cân nhắc giữa những lợi ích mà
phát triển ñem lại với những thiệt hại mà phát triển gây ra cho môi trường ñể có
những hành ñộng kịp thời, nhất là khi Việt Nam ñang phát triển nhanh chóng.
Song hành với sự phát triển ñó là sự gia tăng mức ñộ ảnh hưởng ñến môi

trường. Phát triển trong mức ñộ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng
giữa môi trường và phát triển phải luôn ñược coi như tiêu chí của mỗi vùng,
mỗi ñịa phương. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

10


xã hội, bảo vệ môi trường, ñầu tư bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2.2. Những vấn ñề môi trường tại Việt Nam
Bên cạnh những thành quả ñạt ñược do phát triển kinh tế, Việt Nam hiện
cũng ñang gặp phải những vấn ñề về môi trường như ñã từng xảy ra ở các
nước phát triển trong giai ñoạn trước.
1.2.2.1. Môi trường ñất
Bình quân diện tích ñất nông nghiệp của Việt Nam giảm từ 0,400
ha/người năm 1995 (Tổng cục ðịa chính, 1998) [33] xuống 0,113 ha/người
năm 2000 và 0,108 ha/người năm 2010 (Nguyễn Hữu Tiến, 2011) [57]. Diện
tích trồng một vụ chiếm 27%, còn gần 20 triệu ha ñất mặt nước, ñồi núi dốc
nghèo dinh dưỡng thuộc loại ñất xấu do cấu trúc tự nhiên và suy thoái bởi
phương thức canh tác, sản xuất công nghiệp, dịch vụ làm môi trường xuống
cấp. Sự tích tụ cao các chất ñộc hại, các kim loại nặng trong ñất ñã diễn ra ở
một số khu vực sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây
trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người (Bộ
TN & MT, 2005) [4]. Tình hình ngộ ñộc thực phẩm do các hóa chất ñộc,
trong ñó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia
tăng. Theo thống kê của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (2004) [16], cả
nước có 145 vụ ngộ ñộc (trong ñó thực phẩm ñộc chiếm 23%, hóa chất 13%)
với 3580 người mắc, có 41 người tử vong trong năm 2004. Ô nhiễm cũng làm
giảm năng suất lao ñộng ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sản xuất, tăng chi phí

chăm khám chữa bệnh thêm 62,5% (Cục Bảo vệ Môi trường, 2007) [17].
Theo Lê Thái Bạt (2001) [1], nguyên nhân chính gây ô nhiễm ñất ở Việt
Nam là sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, các chất
thải ñô thị và khu công nghiệp không qua xử lý và các chất ñộc do chiến tranh
ñể lại. Các loại hình ô nhiễm ñất chính ở Việt Nam bao gồm:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

11


- Ô nhiễm ñất do sử dụng phân hóa học: Kết quả báo cáo của Bộ TN & MT
năm 2005 [4] ñã chỉ ra rằng bón phân không cân ñối, nặng về sử dụng phân
ñạm; chất lượng phân bón không ñảm bảo; sử dụng phân bón không ñúng kỹ
thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp. Trên 50% lượng
ñạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp
gây ô nhiễm môi trường ñất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý
như K2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 còn tồn dư axit, ñã làm xuất hiện nhiều ñộc tố
trong môi trường ñất (ion Al3+, Fe2+, Mn2+), giảm hoạt tính sinh học của ñất
và năng suất cây trồng. Tình trạng hóa chua ở tầng ñất canh tác trở nên phổ
biến do nguyên nhân rửa trôi và sử dụng phân bón có tính chua (Lê Thái Bạt,
2005) [2]. Tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông
nghiệp còn phổ biến. Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, theo Bộ TN & MT
(2005) [4], hàng năm lượng phân Bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong ñó
2/3 ñược dùng bón cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường ñất và nông sản.
- Ô nhiễm ñất do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có ñặc ñiểm
rất ñộc ñối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường ñất - nước, tác
dụng gây ñộc không phân biệt (gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi
trong môi trường ñất). Nhiều nơi ñã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong ñất mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng ở Việt Nam

còn ít (trung bình từ 0,5-1,0 kg /ha/năm) (Bộ TN & MT, 2005) [4].
- Ô nhiễm ñất do chất thải ñô thị và công nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Thành (2006) [32] cho thấy hàm lượng các kim loại nặng tích lũy trong
ñất ven các làng nghề công nghiệp, khu công nghiệp có dấu hiệu tăng. Tại
cụm công nghiệp Phước Long, hàm lượng crôm (Cr) cao gấp 15 lần so với
tiêu chuẩn, cadimi (Cd) cao từ 1,5 ñến 5 lần, asen (As) cao hơn tiêu chuẩn 1,3
lần (Bộ TN & MT, 2005) [4]. Hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các ñô thị, khu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

12


công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng ñộc hại
như: Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg (ðặng Kim Chi và cộng sự, 2005) [14],
(Bộ TN & MT, 2008a) [6]. Một diện tích ñáng kể ñất nông nghiệp ven ñô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ñã bị ô nhiễm kim loại nặng (Bộ TN & MT,
2008a) [6]. Tuy nhiên quy mô vùng bị ô nhiễm không lớn. Ô nhiễm chỉ xảy ra ở
ven một số thành phố lớn, khu công nghiệp và những nơi gia công kim loại
không có công nghệ xử lý chất thải ñộc hại (Lê Thái Bạt, 2001) [1].
- Ô nhiễm ñất do chất ñộc trong chiến tranh: Thuốc diệt cỏ, làm rụng lá trong
chiến tranh ñã gây hậu quả lâu dài ñến môi trường ñất trên phạm vi rộng lớn
ñất rừng và ñất canh tác ở miền Nam Việt Nam (Lê Thái Bạt, 2005) [2].
1.2.2.2. Môi trường nước
a. Môi trường nước lục ñịa
Hiện nay vấn ñề ô nhiễm nước mặt, nước ngầm ở Việt Nam ñang ngày
càng trở nên nghiêm trọng nhất là tại các lưu vực sông, sông nhỏ, kênh rạch
trong nội thành, nội thị. Nước ngầm dưới ñất cũng ñã có dấu hiệu ô nhiễm và
nhiễm mặn cục bộ. Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt, nước
ngầm là kết quả của sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước do gia tãng dân số và

quá trình công nghiệp hóa, ñô thị hóa mạnh mẽ. ðó là nguyên nhân chính gây
suy giảm nghiêm trọng về chất lượng và số lượng tài nguyên nước. Kết quả
quan trắc của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường các năm
2002 ñến 2004 [4] cho thấy: hàm lượng BOD5, N-, NH+4 tại một số ñiểm của
hệ thống sông chính trên cả nước ñã có hiện tượng vượt mức tiêu chuẩn cho
phép và dao ñộng từ 1,5 - 3 lần; hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) ño ñược tại
các sông hồ và hệ thống kênh rạch chính ñều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho
phép loại A từ 1,5 - 2,5 lần; một số ñiểm cũng ñã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim
loại nặng, Coliform, hóa chất bảo vệ thực vật.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp …………………..

13


×