Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đổi mới hoạt động đào tạo nhân lực ngành tài nguyên môi trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.5 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Thị Cảnh Hoa1, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh2
1
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
2
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển, hội nhập quốc tế của
ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang
trao cơ hội cho ngành tài ngun và mơi trường có những phát triển đột phá mạnh mẽ đảm đảo
nguồn tài nguyên được khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững. Điều này tạo sự chuyển biến mạnh
về nhận thức, yêu cầu cấp bách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường hơn bất cứ lúc nào. Bài viết thực hiện phân tích những yêu cầu cụ thể về
nhân lực ngành tài nguyên và mơi trường trên các khía cạnh số lượng và chất lượng (Kiến thức
chuyên môn, kỹ năng, ý thức trách nhiệm). Kết hợp với phân tích thực trạng hoạt động đào tạo
nhân lực ngành tài nguyên và môi trường hiện nay để xác định các ưu điểm và những tồn tại cần
nâng cao, khắc phục từ đó đưa ra một số đổi mới hoạt động đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và
môi trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khố: Cách mạng cơng nghiệp 4.0; Đào tạo; Nhân lực; Tài nguyên và môi trường.
Abstract
Innovation of human resources training activities in natural resources and environment
sector in the context of industrial revolution 4.0
People are the the most decisive factor in the development and international integration of
the natural resources and environment sector, especially in the context of the Industrial revolution
4.0. Natural resources and environment have had strong breakthroughs to ensure that natural
resources are exploited, used rationally and sustainably. This creates a sharp change in awareness,
urgent requirements for training and retraining of human resource in the field of natural resources
and environment more than ever. The article analyzes specific requirements for human resource
in the natural resources and environment sector in terms of quantity and quality (Professional
knowledge, skills, sense of responsibility). Combined with the analysis of the current situation of


human resource training activities in the natural resources and environment sector to identify the
advantages and shortcomings that need to be improved and overcome, thereby offering a number
of innovations in human resource training for natural resources and environment sector in the
context of Industrial revolution 4.0.
Keywords: Industrial revolution 4.0; Training; Human resource; Natural resources and
environment.
1. Đặt vấn đề
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng gắn liền với những đột phá
về công nghệ đang diễn ra tại tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam đang trong giai
đoạn đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, do đó thời gian
qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản chỉ đạo như Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 đã
378

Hội thảo Quốc gia 2022


ra đời. Đây là cơ sở cho các bộ, ngành nói chung và Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng xây dựng
Kế hoạch hành động, chủ trương, chính sách cho việc chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT), về mặt mơi trường, CMCN 4.0 có tác
động tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng công
nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và các công nghệ giám sát môi
trường đang phát triển nhanh được hỗ trợ bởi internet kết nối vạn vật (VoT), giúp thu thập và xử lý
thông tin liên tục theo thời gian thực cũng như đưa ra cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên. Đi
cùng với vấn đề đó thì việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm nảy sinh hàng loạt
các vấn đề về gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm,... Để bảo đảo cho các nguồn
tài nguyên được khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững thì cần đội ngũ nhân lực ngành TN&MT có
năng lực, trình độ và tâm huyết. Đây cũng là lý do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành TN&MT
luôn rất lớn và đóng vai trị quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và được coi là

chìa khóa của chiến lược quốc gia. Nó khơng những mang tính quy mơ sâu rộng mà cịn mang tính
cấp thiết thời sự để giải quyết các vấn đề bức xúc về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.
Phát triển nhân lực ngành TN&MT nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm
về chất lượng, cơ cấu ngành nghề hợp lý; Có phẩm chất, năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển
ngành, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và bảo đảm sự phát triển
bền vững của đất nước.
2. Những yêu cầu của nhân lực ngành TN&MT trong bối cảnh cách mạng 4.0
2.1. Yêu cầu về mặt số lượng
Theo đề án phát triển nhân lực ngành TN&MT 2012 - 2020, tầm nhìn đến 2030 ban hành
theo Quyết định số 2476/QĐ - BTNMT thì nhu cầu nhân lực của ngành là rất lớn, về tổng thể, nhu
cầu nhân lực được đào tạo các chuyên ngành TN&MT bổ sung lực lượng công chức, viên chức
đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 là khoảng
45.000 người. Giai đoạn từ 2016 đến 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành TN&MT,
nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20 % đến 25 % so với giai đoạn 2012 - 2015, trong
đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, đo
đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới, tập trung nhân lực có trình độ
cao, tăng tỉ lệ có trình độ đại học trở lên từ mức 70 % lên đến 90 %.
Cũng theo đề án nhu cầu đối với đội ngũ viên chức, người lao động được đào tạo chuyên
môn về TN&MT tại khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015 cần khoảng 30.000 người,
trong đó cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ngành
TN&MT. Tỷ lệ thay thế và bổ sung này sẽ duy trì cho giai đoạn 2012 - 2020. Xét theo từng lĩnh
vực, nhu cầu cụ thể như sau:
Bảng 1. Tổng hợp nhu cầu nhân lực ngành TN&MT giai đoạn 2012 - 2020
Đơn vị tính: Người
Lĩnh vực

Lĩnh vực đất đai
Lĩnh vực mơi trường
Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
Lĩnh vực địa chất khống sản

Lĩnh vực tài nguyên nước
Lĩnh vực đo đạc và bản đồ
Lĩnh vực biển và hải đảo

Số lượng nhân lực hiện tại
25.000
10.000
4.000
4.500
2.000
6.000
1.000

Nhu cầu bổ sung
8.000
10.000
600 - 1.000
3.000
3.000
3.000
20.000

Nguồn: Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT

Hội thảo Quốc gia 2022

379


Theo dự thảo Đề án tăng cường năng lực hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức

ngành TN&MT đến năm 2030. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn
ngành TN&MT từ Trung ương đến cơ sở hiện nay khoảng trên 65.000 người, chưa kể đến lực
lượng lao động ngoài ngành có liên quan đang làm việc trong các khu vực của nền kinh tế q́c
dân. Trong đó, đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành TN&MT ở cấp Trung
ương có khoảng 1.200 công chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước và gần 11.000
viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội
ngũ công chức, viên chức làm công tác TN&MT ở các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác có
khoảng 10.000 người (Chưa kể lực lượng Cảnh sát môi trường và lực lượng sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp về TN&MT trong Quân đội). Tại địa phương, đội ngũ công chức, viên chức ngành
TN&MT có khoảng 37.170 người, gồm 26.060 công chức và 11.110 viên chức. Dự thảo đã chỉ
ra đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành đã được bổ sung, tăng cường
đáng kể so với thời kỳ đầu mới thành lập; Đáp ứng yêu cầu trước mắt về số lượng song thực tiễn
cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TN&MT vẫn còn thiếu.
Theo Bộ TN&MT, ước tính mỗi năm ngành TN&MT cần khoảng 10.000 người có trình độ đại
học trở lên và khoảng 50.000 người có trình độ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Những lĩnh vực
đang thiếu nhân lực nghiêm trọng là biển và hải đảo, đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn,
đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới,… Theo thống kê của Trung tâm
dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nguồn
nhân lực ngành mơi trường của các doanh nghiệp trong những năm qua khá ổn định. Trong giai đoạn
2013 - 2015 hướng đến 2020 - 2025, Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường được dự đốn là 1 trong 8
nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 10.800 người/năm.
Như vậy, có thể thấy rằng, yêu cầu mở rộng, gia tăng số lượng nhân lực trong ngành TN&MT
là rất lớn.
2.2. Yêu cầu về chất lượng nhân lực
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc khai
thác tài ngun thiên nhiên dẫn tới các xung đột về đất đai và ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo
khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên, nâng cao công tác quản lý tài nguyên
và bảo vệ mơi trường địi hỏi một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng được cả về mặt kiến
thức chuyên môn kỹ năng làm việc trong bối cảnh công nghệ mới và ý thức trách nhiệm trong việc
quản lý, gìn giữ tài nguyên đất nước.

2.2.1. Yêu cầu về kiến thức chun mơn
Nhân lực ngành TN&MT có vai trị quan trọng trong đảm bảo quản lý, sử dụng và phát triển
bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia, do đó bên cạnh các kiến thức nền tảng về chuyên ngành,
chuyên môn cần có những kiến thức phong phú liên quan đến tốn, khoa học tự nhiên, kinh tế,
chính trị, xã hội và nhân văn. Công tác bảo vệ môi trường trong cuộc CMCN 4.0 dẫn tới sự chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền kinh tế các bon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển
bền vững trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Do đó nhân lực ngành TN&MT cần có được những kiến thức
chun mơn gắn kết với cơng nghệ điện tử, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để có thể ứng dụng các
sản phẩm của công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả
thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố mơi trường như nước thải, khơng khí, áp dụng
trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh,…
380

Hội thảo Quốc gia 2022


2.2.2. Yêu cầu về kỹ năng
Đặc thù của công việc liên quan ngành TN&MT là vừa mang tính nghiên cứu vừa ứng dụng
nên yêu cầu đặt ra đối với nhân lực ngành TN&MT khơng chỉ về chun mơn mà cịn bao gồm
cả các kỹ năng liên quan chuyên môn như nhận biết, giải quyết vấn đề, phân tích tình huống, tổng
hợp và những kỹ năng cá nhân như trình bày, tư duy, sáng tạo, làm việc theo nhóm hoặc độc lập,
có khả năng thích ứng và nghiên cứu khoa học, kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin,… Bên
cạnh đó cũng cần có các kỹ năng quản lý như biết tổ chức, viết và trình bày báo cáo, giao tiếp, đàm
phán và có khả năng lãnh đạo.
Ngồi ra, công nghệ 4.0 thực chất là sự kết nối giữa không gian thực và không gian số, tận
dụng kết hợp với công nghệ không gian vũ trụ, vệ tinh để giám sát mặt đất, nhất là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Ứng dụng ảnh chụp vệ tinh, kết hợp hệ thống thơng tin địa lý (GIS) và số hóa
nắm bắt chính xác các nguồn tài ngun thiên nhiên, từ đó sẽ có biện pháp quản lý, khai thác và sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. CMCN 4.0 cũng đem lại các công nghệ

để phát triển nguồn năng lượng sạch để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch hiện nay gây ơ nhiễm
mơi trường. Do đó nắm bắt kịp thời và có kỹ năng sử dụng, thực hành với các thiết bị, hệ thống
và có khả năng tiếp cận, làm chủ các công nghệ hiện đại mới nhất trong lĩnh vực môi trường ứng
dụng công nghệ thông minh của CMCN 4.0 làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ, giảm
tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất,… là u cầu khơng thể thiếu của nhân lực ngành TN&MT.
Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức chun mơn để có thể phân tích ảnh hưởng
của chính sách, pháp luật trong cơng tác quản lý TN&MT; Đánh giá công tác quản lý TN&MT để
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn TN&MT đáp ứng
các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
Yêu cầu về ý thức trách nhiệm bảo vệ mơi trường, gìn giữ và quản lý đảm bảo khai thác, sử
dụng tài nguyên quốc gia hợp lý bền vững.
Nhằm hướng tới việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững,
xu hướng chung cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều nỗ lực, khơng ngừng xây dựng,
triển khai nhiều chính sách, biện pháp, chương trình và kế hoạch nhằm để khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước và Việt Nam cũng khơng ngoại
lệ. Để có thể thực hiện được điều này cần có đội ngũ nhân lực khơng chỉ có chun mơn, có kỹ
năng mà cần có cả nhận thức đúng đắn về bảo vệ TN&MT.
Yêu cầu về thức trách nhiệm của nhân lực hoạt động trong ngành TN&MT đối với việc giữ
gìn mơi trường sinh thái, bảo vệ mơi trường, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế,
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới.
Đặc biệt trong xu hướng hiện nay, cần có nhận thức đúng đắn và hợp lý, vừa coi trọng đổi mới
công nghệ phát triển khoa học công nghệ nhưng phải gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
3. Thực trạng nhân lực ngành TN&MT trong bối cảnh cách mạng 4.0
3.1. Thực trạng về số lượng
Trong khi yêu cầu về mặt số lượng nhân lực là rất lớn, đòi hỏi việc mở rộng, gia tăng hoạt
động đào tạo thì thực tiễn số lượng thí sinh nộp hồ sơ học ngành TN&MT tại các cơ sở đào tạo
hiện nay lại giảm sút mạnh khiến cho các chuyên gia lo lắng một số lĩnh vực sẽ thiếu hụt nguồn
nhân lực trong tương lai. Từ năm 2020, thống kê của Bộ GD&ĐT đã cho thấy 5 nhóm ngành có tỷ
lệ nhập học thấp nhất, chỉ từ 41 - 65 %, trong đó có khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy

sản, khoa học sự sống, môi trường và bảo vệ môi trường.
Hội thảo Quốc gia 2022

381


Theo PGS.TS. Phạm Trung Hiếu: “Nguồn nhân lực thiếu hụt khi tỷ lệ người học về địa chất,
môi trường, tài nguyên thiên nhiên,… quá ít trong vài năm gần đây”. Tương tự, nhiều ngành khác
về lâm nghiệp, khí tượng khí hậu, thủy văn, môi trường,… vô cùng quan trọng đối với việc phát
triển bền vững và cũng rất thiếu nhân lực. TS. Mai Hải Châu, Phó Giám đốc phân hiệu Trường
Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, nhìn nhận: “Công tác tuyển sinh khối ngành truyền thống
như nông lâm nghiệp, TN&MT, khai khống,… gặp rất nhiều khó khăn, với tỷ lệ nhập học thấp.
Tất cả điều này sẽ dẫn tới quy hoạch bị phá vỡ, tạo ra sự khủng khoảng về nguồn nhân lực, nguy
cơ gây ra suy thoái kinh tế,…”.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê hiện nay, trên cả nước ta có 481
trường đại học, cao đẳng và học viện đào tào tất cả các chuyên ngành trong xã hội phục vụ cho sự
phát triển của đất nước. Trong số đó, dữ liệu của Bộ TN&MT cho thấy, tính đến năm 2019 cả nước
có khoảng gần 100 trường đại học, cao đẳng đào tạo các ngành, chuyên ngành TN&MT (Chiếm
khoảng 20 %), trong đó có khoảng 20 cơ sở đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trong tổng số 100 cơ sở nêu
trên có khoảng 30 cơ sở có khoa, viện và trung tâm nghiên cứu; 70 cơ sở chỉ mở một hoặc một số
chuyên ngành đào tạo TN&MT như địa chất, khoáng sản, trắc địa, bản đồ, quản lý đất đai, viễn
thám, khí tượng, thủy văn, quản lý mơi trường, quản lý tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí
hậu,… Các cơ sở đào tạo quy mơ lớn gồm có: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường
Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học
Cần Thơ, Trường Đại học Huế, Trường Đại học TN&MT Hà Nội, Trường Đại học TN&MT Thành
phố Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, với số lượng lớn các trường đào tạo như vậy nhưng số lượng các
trường đào tạo các ngành liên quan đến TN&MT là rất ít. Cơ cấu phân bổ chỉ tiêu cho các ngành
liên quan cũng khơng cao. Ví dụ, trong số 481 trường đại học, cao đẳng có khoảng 80 trường có

đào tạo các ngành liên quan (chiếm 16,66 %) đào tạo các ngành liên quan đến TN&MT.
Từ con số thống kê trên có thể thấy rằng vấn đề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực TN&MT cịn
khá khiêm tốn, khơng đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cơ cấu các ngành cũng chưa phủ kín được
các lĩnh vực. Có thể kết luận thưc trạng về số lượng nhân lực và khả năng cung ứng nguồn nhân
lực ngành TN&MT hiện nay là chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
3.2. Thực trạng về mặt chất lượng nhân lực ngành TN&MT hiện nay
Theo báo cáo của dự thảo Đề án tăng cường năng lực hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức,
viên chức ngành TN&MT đến năm 2030 cho thấy về trình độ đào tạo của nhân lực ngành TN&MT
hiện nay, khối quản lý nhà nước có: 9 % tiến sĩ, 35 % thạc sĩ, 43 % đại học; Khối sự nghiệp có: 3
% tiến sĩ, 15 % thạc sĩ, 43 % đại học. Về độ tuổi, khối quản lý nhà nước có: 8,87 % công chức từ
30 tuổi trở xuống; 44,2 % từ 31 đến 40 tuổi; 23,36 % từ 41 đến 50 tuổi và 12,86 % trên 50 tuổi;
Khối sự nghiệp: 18,1 % từ 30 tuổi trở xuống; 34,62 % từ 31 đến 40 tuổi; Từ 41 đến 50 tuổi chiếm
23,11 %, từ 51 đến 60 tuổi 14,16 %, trên 60 tuổi là 0,11 %. Đa số viên chức công tác tại các đơn
vị sự nghiệp hoạt động mang tính đặc thù về điều tra cơ bản, dự báo trên khắp các vùng sâu, vùng
xa, miền núi, hải đảo.
Ở cấp Trung ương, một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công chức, viên chức có trình
độ cao, chuyên môn sâu. Phần lớn số công chức, viên chức được đào tạo về các chuyên ngành kỹ
thuật, thiếu kỹ năng quản lý. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành TN&MT
còn bất cập, chính sách thu hút học sinh, sinh viên học tập một số chuyên ngành về TN&MT chưa
được quan tâm xây dựng dẫn đến tình trạng một số ngành, chuyên ngành được đào tạo tràn lan
382

Hội thảo Quốc gia 2022


trong khi một số ngành ít có sinh viên, học sinh (như ngành khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu,
quản lý biển và hải đảo,...). Số công chức, viên chức, chuyên gia được đào tạo trình độ cao ở các
nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu hiện nay chưa có đội ngũ
chuẩn bị thay thế.
Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương không đồng đều, đặc biệt là cấp

huyện và cấp xã còn yếu chuyên môn, tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý đất đai, trong khi đó cán
bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí
tượng thủy văn còn rất thiếu. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung
giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường,
tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (Đối với các địa phương có biển) ngày càng
trở nên cấp thiết. Thực tế hiện nay, các địa phương đang đứng trước tình trạng khan hiếm nhân lực
có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Việc tuyển dụng người có năng lực chuyên môn, được
đào tạo chính quy ở các chuyên ngành về TN&MT rất khó khăn, kể cả ở các đơn vị cấp sở.
4. Thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực ngành TN&MT ở Việt Nam hiện nay
4.1. Về số lượng cơ sở đào tạo nhân lực TN&MT ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, cả nước có khoảng gần 100 trường đại học, cao đẳng đào tạo các ngành, chuyên
ngành TN&MT (chiếm khoảng 20 %), trong đó có khoảng 20 cơ sở đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trong
tổng số 100 cơ sở nêu trên có khoảng 30 cơ sở có khoa, viện và trung tâm nghiên cứu; 70 cơ sở
chỉ mở một hoặc một số chuyên ngành đào tạo TN&MT như địa chất, khoáng sản, trắc địa, bản
đồ, quản lý đất đai, viễn thám, khí tượng, thủy văn, quản lý mơi trường, quản lý tài nguyên nước,
ứng phó với biến đổi khí hậu,… Các cơ sở đào tạo quy mơ lớn gồm có: Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học
Thủy lợi, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Huế, Trường Đại học TN&MT Hà
Nội, Trường Đại học TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh,… Các cơ sở này hằng năm đã đào tạo
hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hàng nghìn kỹ sư về lĩnh vực TN&MT, đáp ứng được một phần nhu
cầu nhân lực TN&MT ở một số lĩnh vực: đất đai, môi trường, địa chất và khống sản, khí tượng,
thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Tính riêng Bộ TN&MT hiện có 02 Trường đại học: Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và 03 Viện đang đào tạo trình độ tiến sĩ,
bao gồm: Viện Khoa học Địa chất và Khống sản, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Các trường đại học trực thuộc Bộ đang đào tạo
các chuyên ngành đại học: Công nghệ Kỹ thuật mơi trường; Khí tượng Thủy văn Biển; Kế tốn;
Quản lý Tài nguyên nước; Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ; Quản lý Đất đai; Khí tượng học; Thuỷ

văn; Cơng nghệ thông tin; Quản lý TN&MT; Kỹ thuật Địa chất; Quản lý Biển; Biến đổi khí hậu
và Phát triển bền vững; Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên; Khoa học Đất; Quản trị Dịch vụ du lịch
và Lữ hành. Các chuyên ngành thạc sĩ: Khoa học Môi trường; Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ; Thuỷ
văn; Quản lý Đất đai; Khí tượng và Khí hậu học. Các Viện trực thuộc Bộ đang thực hiện đào tạo
trình độ tiến sĩ các chuyên ngành: Địa chất học, Khống vật học và Địa hóa học, Khí tượng và
Khí hậu học, Thủy văn học, Hải dương học, Quản lý TN&MT, Biến đổi khí hậu và Phát triển
bền vững, Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ. Các trường hiện đang đào tạo với lưu lượng trung bình
khoảng 9.000 sinh viên/năm.
Hội thảo Quốc gia 2022

383


4.2. Về cơ cấu đào tạo nhân lực TN&MT ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo tổng kết của Bộ TN&MT năm 2019, công tác đào tạo về lĩnh vực TN&MT vẫn
còn mất cân đối giữa các ngành, các cấp đào tạo, nhiều lĩnh vực quản lý mới của ngành chưa được
các cơ sở đào tạo quan tâm mở ngành đào tạo kịp thời, quy mô đào tạo giữa các ngành cũng có sự mất
cân đối, một số lĩnh vực còn thiếu ngành đào tạo như lĩnh vực biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, quản
lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, một số ngành đào tạo có đơng đảo lượng sinh viên
theo học nhưng một số ngành khác ít có sinh viên học như ngành Khí tượng, Thủy văn, Địa chất,...
Bên cạnh đó, hệ thống các cơ sở đào tạo thiếu đồng bộ và chưa có tính liên thơng, liên kết
cao; Đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao trong các cơ sở đào tạo đại học, các viện, trung tâm
nghiên cứu chưa được chuẩn bị để thay thế lực lượng đào tạo bài bản trước đây và đáp ứng nhu cầu
đào tạo, nghiên cứu khoa học; Chưa có quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo các ngành, chuyên
ngành TN&MT; Việc đầu tư cơ sở, vật chất, đổi mới giáo trình, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng
dạy cịn manh mún, dàn trải; Chưa có chính sách thu hút học sinh vào học các chuyên ngành về
TN&MT khó tuyển.
4.3. Về cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nhân lực TN&MT ở Việt Nam hiện nay
Cũng theo báo cáo của Bộ TN&MT năm 2019, các trường đào tào nhân lực TN&MT hiện
đều có điều kiện về cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh,

sinh viên tại thời điểm hiện tại. Các trường đã được trang bị các phịng thí nghiệm về mơi trường,
địa chính, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực hành, thí
nghiệm và nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ giảng viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
của phịng phân tích, thí nghiệm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được trang bị tương đối
đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tại các trường, phòng
học còn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, phịng thí nghiệm, thực hành chưa
được hiện đại hố, nhiều trang thiết bị thí nghiệm đã lạc hậu, kinh phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị
hằng năm cịn hạn hẹp; Diện tích đất và diện tích sàn xây dựng chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
4.4. Về công tác tuyển sinh, đào tạo
Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Trung ương về đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ
sở đào tạo triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo và đã đạt
được những kết quả tích cực, được xã hội đánh giá, cơng nhận, trong đó có những kết quả tích
cực trong công tác tuyển sinh, đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay đối với một số chuyên ngành đặc thù
của Bộ TN&MT, việc tuyển sinh tại các trường đại học trực thuộc bộ rất khó khăn. Một số ngành
địi hỏi thí sinh đầu vào cao trong các mơn học như: Tốn, Lý, Hóa, Sinh,… Nhưng số lượng thí
sinh đăng ký vào ngành thấp nên khơng có cơ hội lựa chọn các thí sinh có chất lượng cao. Một số
chun ngành, số lượng thí sinh học theo các khóa chưa đảm bảo cơ cấu mở lớp nhưng các chuyên
ngành gắn với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và đội ngũ giảng viên cơ hữu đã cơng tác, gắn
bó với trường nhiều năm nên các trường vẫn phải duy trì tuyển sinh, đào tạo.
5. Một số giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo nhân lực ngành TN&MT trong bối cảnh
CMCN 4.0
Thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực,
được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có nhiệt huyết, trí tuệ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt cũng
như lâu dài của ngành TN&MT và theo nhu cầu xã hội
384

Hội thảo Quốc gia 2022



5.1. Giải pháp tăng cường số lượng nhân lực ngành TN&MT
Thứ nhất, cần phải có sự kết nối giữa dự báo nhân lực và đào tạo: Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội và Bộ GD&ĐT phải có sự phối hợp, kết nối với nhau, tính tốn để đưa ra những con số
dự báo nhân lực các ngành nghề, trình độ trong vịng 5 - 10 năm tới, sau đó phân bổ chỉ tiêu về các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo dự báo đó, tránh tình trạng các trường mở ngành theo xu
hướng rồi đào tạo rất nhiều chỉ tiêu. Hậu quả là sau 4 - 5 năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp quá
nhiều trong khi nhu cầu lúc đó giảm.
Thứ hai, tăng cường các chính sách động viện, khuyến khích cơ sở đào tạo và người học
hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy và học các ngành nghề liên quan TN&MT. Bộ GD&ĐT
cũng cần điều chỉnh quy định mức trần về mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các
cơ sở giáo dục đại học. Trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn lực quốc gia, đã đến lúc các trường đại
học cũng nên xây dựng văn hóa “trách nhiệm xã hội” trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chất
lượng đào tạo và học phí. Đối với các trường đào tạo các ngành nghề truyền thống, khó tuyển sinh
thì cũng cần sớm đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với cuộc CMCN 4.0 và một nền
kinh tế số.
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành TN&MT trong bối cảnh cách
mạng 4.0
CMCN 4.0 mang đến nhiều cơ hội và giải pháp có tiềm năng to lớn cho môi trường, nhưng
cũng gắn liền với những thách thức không hề nhỏ. Để thực sự làm chủ được cơng nghệ và những
giá trị của nó thì chúng ta phải đảm bảo được tính “sẵn sàng” chủ động tiếp cận, nghiên cứu, thực
thi. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên dẫn tới các xung đột về đất đai và ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo
khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên, nâng cao công tác quản lý tài ngun
và bảo vệ mơi trường địi hỏi một đội ngũ nhân lực chất lượng cao.Theo đó nguồn nhân lực trong
thời đại CMCN 4.0, phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, được cập nhật các kiến thức về công
nghệ, đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của xã hội. Chính vì thế tại mỗi cơ sở đào tạo cũng
cần có những sự thay đổi để có thể đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng thời đại CMCN 4.0, một số
thay đổi trong đào tạo bao gồm:
Thứ nhất, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo của các trường đại học nhằm đào

tạo cán bộ kỹ thuật có đủ khả năng nắm bắt, ứng dụng, khai thác công nghệ CMCN 4.0. Đào tạo,
cập nhật thường xuyên cán bộ để có khả năng vận hành, sử dụng các ứng dụng công nghệ 4.0. Thu
hút, sử dụng nhân lực chuyên trách ứng dụng công nghệ thơng tin, an tồn và bảo mật thơng tin.
Thứ hai, hồn thiện chương trình đào tạo, cập nhật, đổi mới theo hướng tiếp cận thị trường
việc làm trong nước và xu hương quốc tế. Các trường đào tạo nhân lực ngành TN&MT nên triển
khai và phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO (Conceive: Hình thành ý tưởng;
Design: thiết kế ý tưởng; Implement: Thực hiện và Operate: Vận hành), hợp tác chặt chẽ giữa nhà
trường và các doanh nghiệp. Sự tham gia của doanh nghiệp trong tư vấn, phát triển chương trình
và thực hành, thực tập, phát triển dự án nghiên cứu sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang
bị những kiến thức, những kỹ năng tốt nhất, được các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao. Với chương
trình đào tạo tiếp cận CDIO, hàng năm các trường cần thực hiện cơng tác rà sốt đánh giá và có
những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển
của xã hội. Các chương trình đào tạo phải thường xuyên được xây dựng và cải tiến theo hướng tăng
cường thực hành, tăng cường ứng dụng công nghệ để đáp ứng CMCN 4.0. 
Hội thảo Quốc gia 2022

385


Hiện nay, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu, các trường
đào tạo nhân lực ngành TN&MT có thể tập trung xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo
định hướng đào tạo chuyên sâu về: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, thiết kế dự án cải
tạo và phục hồi môi trường; Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ mơi trường; Kinh tế tuần hồn; An
tồn sức khỏe - mơi trường lao động (HSE).
Thứ ba, hiện đại hố công tác đào tạo, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình đào tạo để nâng
cao hiệu quả đào tạo và đồng thời giúp sinh viên, học viên tiếp cận cơng nghệ ngay từ trong q
trình học tại trường, gắn liền giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, gắn nội dung đào tạo với công
việc thực tế tại doanh nghiệp. Từ đó giúp sinh viên hiểu lý thuyết và thạo thực hành. Tăng cường
các hoạt động liên kết đào tạo,... ký kết hợp tác với hơn các doanh nghiệp trong và ngoài nước với
các nội dung: Phối hợp các hoạt động thực tế, thực tập cho sinh viên, phối hợp cải tiến chương

trình đào tạo, cùng triển khai nghiên cứu khoa học, đào tạo kỹ năng cho sinh viên,… Giúp sinh
viên có được kiến thức thực tế, tiếp cận với công nghệ để vững bước khi ra trường. Thông qua các
hoạt động về đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động trao đổi sinh viên với các nước,… sẽ hỗ trợ cho sinh
viên hồn thiện bản thân, có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời đại CMCN 4.0. Bên cạnh đó cũng cần hiện đại hố cơng tác đào tạo thí nghiệm, thực
hành bằng liên kết với các hãng, xây dựng phịng thí nghiệm ảo,… giúp cơng tác đào tạo gần với
thực tế phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực cơng nghệ; Khuyến
khích giảng viên và sinh viên thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đặc biệt những đề
tài liên quan đến môi trường, phục hồi và cải tạo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thích ứng với biến
đổi khí hậu. Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho thấy, để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, Bộ
TN&MT đã xác định trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và cơng nghệ, đánh
giá được trình độ cơng nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chức khoa học và cơng
nghệ, đồng thời có những định hướng đúng đắn thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ
đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế, đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ mơi trường.
6. Kết luận
CMCN 4.0 và sự biến đổi mạnh mẽ của xu hướng phát triển kinh tế bền vững đặt ra những
yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành TN&MT. Để thực hiện được vai trị của mình các
cơ sở đào tạo ngành, chuyên ngành TN&MT cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo
để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trong các lĩnh vực TN&MT. Việc đổi mới hoạt động đào
tạo cần thực hiện đồng bộ từ đổi mới định hướng, mục tiêu đào tạo, hồn thiện chương trình cũng
như hiện đại hố công tác đào tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên kết với doanh
nghiệp và các cơ sở đào tạo nước ngoài cũng như thúc đẩy nghiên cứu khoa học - chuyển giao công
nghệ giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực TN&MT; Góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém
và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành TN&MT, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và
phát huy được thế mạnh của ngành TN&MT trong sự phát triển của xã hội. Để thực hiện được điều
này cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo và các đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực TN&MT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài ngun và Mơi trường (2021). Xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng

cao giai đoạn 2021 - 2030.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Đề án phát triển nhân lực ngành tài nguyên môi trường 2012 2020, tầm nhìn đến 2030.

386

Hội thảo Quốc gia 2022


[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Báo cáo tổng kết thực trạng cơ sở đào tạo nhân lực tài ngun
và mơi trường.
[4]. Hồng Anh Huy (2022). Một số vấn đề về đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới của các trường đại học
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Tạp chí Mơi trường.
[5]. Hiếu Nguyễn (2011). Nhân lực ngành Tài nguyên - Môi trường: Thiếu, yếu, mất cân đối. Báo Giáo dục
Thời đại.
[6]. Kỷ yếu Hội nghị tồn quốc khoa học Trái đất, Mỏ, Mơi trường lần thứ IV - EME 2021. Đại học Mỏ Địa chất.
[7]. Nguyễn Bích Loan (2022). Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045.​Trang thơng tin điện tử
Hội đồng Lý luận Trung ương. Truy cập ngày 26/8/2022.
[8]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị
Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua.
[9]. Truy cập ngày 26/8/2022.
[10]. />Truy cập ngày 26/8/2022.
[11]. Truy cập ngày 26/8/2022.

BBT nhận bài: 29/8/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

Hội thảo Quốc gia 2022


387



×