Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH vai trò của phật giáo đối với đời sống văn hóa người dân thôn thái bình, xã mai lâm, huyện đông anh, thành phố hà nội (từ 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỢI

VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA NGƢỜI DÂN THƠN THÁI BÌNH,
XÃ MAI LÂM, HUYỆN ĐƠNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2018
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỢI

VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA NGƢỜI DÂN THƠN THÁI BÌNH,
XÃ MAI LÂM, HUYỆN ĐƠNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09



Chủ tịch hội đồng:

Giáo viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. TRẦN THỊ HỒNG YẾN

Hà Nội - 2018
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hợi

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả
xin trân thành cảm ơn TS. Trần Thị Hồng Yến – người thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chư tơn Hịa Thượng, chư Thượng tọa
lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và
tạo nhiều thắng duyên cho con trong suốt q trình học tập, bên cạnh đó nhờ
sự động viên và trợ duyên quý báu của gia đình, cũng như đàn na thí chủ.
Kính chúc chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn phát, chúng sinh dị độ,
Phật đạo viên thành.
Tác giả xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hợi

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA NGƢỜI DÂN THƠN THÁI BÌNH, XÃ MAI LÂM, HUYỆN
ĐƠNG ANH, HÀ NỘI................................................................................ 14

1.1. Khái qt chung về Phật giáo thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện
Đông Anh, Hà Nội. .................................................................................. 14
1.1.1. Sự du nhập, phát triển của Phật giáo thơn Thái Bình, xã Mai Lâm,
huyện Đông Anh, Hà Nội ....................................................................... 14
1.1.2. Chùa Diên Phúc, thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh,
Hà Nội ................................................................................................... 17
1.2. Khái quát chung về đời sống văn hóa ngƣời dân thơn Thái Bình,
xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội ................................ 21
1.2.1. Khái niệm “đời sống văn hóa” ...................................................... 21
1.2.2. Điều kiện lịch sử - tự nhiên, kinh tế - xã hội - yếu tố tác động, quy
định đến đời sống văn hóa người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện
Đơng Anh, thành phố Hà Nội ................................................................. 23
1.2.3. Thực trạng đời sống văn hóa của người dân thơn Thái Bình, xã Mai
Lâm, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội ............................................. 25
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................... 31
Chƣơng 2.BIỂU HIỆN CỦA VAI TRÕ PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG VĂN HĨA NGƢỜI DÂN THƠN THÁI BÌNH, XÃ MAI LÂM,
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 33
2.1. Biểu hiện vai trị của Phật giáo đối với văn hóa vật thể và phi
vật thể ...................................................................................................... 33
2.1.1. Biểu hiện vai trị của Phật giáo đối với văn hóa vật thể................. 33
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Biểu hiện vai trò của Phật giáo đối với văn hóa phi vật thể........... 34
2.2. Biểu hiện vai trị của Phật giáo đối với cảnh quan văn hóa ........... 39
2.2.1. Giá trị lịch sử của chùa Diên Phúc ................................................ 39
2.2.2. Giá trị văn hóa của chùa Diên Phúc .............................................. 40

2.3. Biểu hiện vai trò của Phật giáo đối với văn hóa cá nhân ................ 43
2.3.1. Biểu hiện vai trị của Phật giáo đối với tư tưởng, đạo đức, lối sống
cá nhân ................................................................................................... 43
2.3.2. Biểu hiện vai trò của Phật giáo với giáo dục ................................. 48
2.4. Biểu hiện vai trò của Phật giáo đối với văn hóa của các “tế bào”
trong cộng đồng ....................................................................................... 50
2.4.1. Biểu hiện vai trò của Phật giáo đối với văn hóa gia đình .............. 50
2.4.2. Biểu hiện vai trò của Phật giáo đối với văn hóa các tổ chức xã hội..... 58
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................... 60
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA PHẬT
GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI DÂN THƠN THÁI
BÌNH, XÃ MAI LÂM, HUYỆN ĐƠNG ANH, HÀ NỘI TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................... 62
3.1. Đánh giá vai trị của Phật giáo đối với đời sống văn hóa ngƣời dân
thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội....................... 62
3.1.1. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần,
tín ngưỡng của người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh,
Hà Nội ................................................................................................... 62
3.1.2. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với việc bảo lưu các giá trị văn
hóa truyền thống và cố kết cộng đồng của người dân thơn Thái Bình, xã
Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội. ..................................................... 66
3.2. Những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy vai trị của Phật giáo đối
với đời sống văn hóa ngƣời dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện
Đơng Anh, Hà Nội ................................................................................... 70
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.1. Những giải pháp đối với chính quyền địa phương nhằm bảo tồn,

phát huy vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa người dân thơn
Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. ............................... 71
3.2.2. Những giải pháp đối với Ban trị sự Phật giáo huyện đơng Anh
nhằm bảo tồn, phát huy vai trị của Phật giáo đối với đời sống văn hóa
người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội. ....... 73
3.2.3. Những giải pháp đối với người dân nhằm bảo tồn, phát huy vai trò
của Phật giáo đối với đời sống văn hóa người dân thơn Thái Bình, xã Mai
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. ............................................................. 77
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 82
PHỤ LỤC.................................................................................................... 90

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du vào Việt Nam từ rất sớm, với ưu thế có nhiều điểm tương
đồng với văn hóa Việt Nam và với phương châm “Tùy duyên phương tiện”,
Phật giáo nhanh chóng, dễ dàng được người Việt đón nhận. Tận dụng ưu thế
đó, Phật giáo đã từng bước len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Trải qua lịch sử hơn hai nghìn năm, Phật giáo đã khẳng định được vai trị, vị
thế của mình, là một phần khơng thể thiếu của văn hóa Việt Nam, đặc biệt là
văn hóa làng xã.
Nói đến các làng xã ở Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn; bên
cạnh ngơi đình, khơng thể thiếu được mái chùa thân thương quen thuộc. Trên

thực tế, làng nào cũng có chùa, có làng có tới hai, ba ngôi chùa. “Chùa Việt
Nam là sự hội tụ của tinh hoa Phật giáo, là nơi thuyết pháp, trao đổi học thuật,
là sự kết hợp hài hòa của các loại hình nghệ thuật dân gian và phong thủy, nó
đã tạo nên những sản phẩm vật chất và tinh thần quý giá đối với đời sống văn
hóa Việt” [74, tr.91]. Vai trị của ngơi chùa Việt được thể hiện rõ nét trong
hồn thơ của Huyền Không:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.
Các ngôi chùa trong q trình thực hành tín ngưỡng đã phát huy rất tốt
chức năng liên kết cộng đồng, liên kết các phật tử, bởi chùa là nơi gửi gắm
tâm linh. Thông qua những sinh hoạt tín ngưỡng gắn với nhà chùa, người dân
giữ gìn ni dưỡng mối quan hệ gắn bó, một lối sống hòa hợp và bền chặt của
cộng đồng. Chùa không chỉ là nơi thờ Phật, mà thờ các thánh thần, những
người có cơng với nước, với làng... Ngơi chùa không chỉ là nơi đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu tâm linh của các làng, mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


địa phương. Hội làng luôn gắn với hội chùa và ngược lại. Văn hóa chùa ln
gắn với văn hóa cư dân làng - nơi mái chùa tồn tại như gia đình, dịng họ, làng
xã, các tổ chức xã hội khác....
Tuy nhiên hiện nay, q trình đơ thị hóa ở nước ta đã và đang diễn ra
với tốc độ rất nhanh, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
dẫn đến có sự chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, ngành nghề, tăng thu nhập cho
người dân, nhưng mặt khác, lại phá vỡ những nguyên tắc cơ bản trong quan
hệ cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ổn định trên tất
cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng... Vì vậy, vai trị của
Phật giáo ở các làng xã, hay nói một cách khác, ngơi chùa Việt (nịng cốt là

các tăng, ni) cần phải khẳng định và phát huy vị thế, vai trị của mình, để
“hoằng dương Phật pháp, lợi lạc chúng sinh” trong giai đoạn từ Đổi mới
(1986) đến nay, rất cần được nghiên cứu.
Ngoài ra, thời gian qua đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu viết về
Phật giáo, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: quá trình du nhập và
phát triển, hoạt động, giáo lý, giáo luật, tổ chức, giáo hội… trên diện vĩ mơ;
chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể về vai trò của Phật giáo đối với
đời sống văn hóa của người dân ở những làng xã cụ thể.
Thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội là một vùng
đất có lịch sử văn hóa lâu đời, tương truyền là vùng đất quê ngoại của vương
triều Lý rất sùng đạo Phật nên có thể khẳng định nơi đây có bề dày lịch sử
Phật giáo. Trong đó, chùa Diên Phúc là một địa danh lịch sử quý báu của
Thăng Long – Hà Nội. Là nhà sư đang tu hành tại ngơi chùa chùa này và có
nhiều hoạt động gắn bó với mái chùa và người dân làng. Những năm qua,
hoạt động của Phật giáo ở đây đã đóng vai trị quan trọng trong đời sống văn
hóa người dân địa phương.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với những lý do quan trọng nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Vai trò của
Phật giáo đối với đời sống văn hóa người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Từ 1986 đến nay)” làm đề tài Luận
văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo du nhập vào nước ta đến nay đã được hơn hai nghìn năm.
Trong quá trình phát triển, các tài liệu Việt về Phật giáo vô cùng đồ sộ, phong
phú. Do đó, chúng tơi tập trung tổng quan những tài liệu nghiên cứu liên quan

mật thiết đến đề tài. Đó là những tài liệu, những cơng trình đề cập đến vai trò
của Phật giáo đối với đời sống của người dân Việt Nam nói chung và người
dân các làng xã nói riêng. Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tơi chia làm ba
mảng sau: Thứ nhất, các cơng trình đề cập đến vai trò của Phật giáo đối với
các mặt của đời sống xã hội người Việt Nam; Thứ hai, các cơng trình đề cập
đến vai trị của Phật giáo với đời sống văn hóa người dân các làng xã (từ năm
1986 đến nay); Thứ ba, các cơng trình đề cập đến Phật giáo huyện Đơng Anh
nói chung và Phật giáo ở thơn Thái Bình, xã Mai Lâm nói riêng.
Thứ nhất, các cơng trình đề cập đến vai trị của Phật giáo đối với các
mặt của đời sống xã hội người Việt Nam
Đạo Phật truyền vào nước ta từ đầu Công nguyên, trở thành tôn giáo
tồn tại đến ngày nay và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con
người Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội.
Vai trị của Phật giáo trong lĩnh vực chính trị tư tưởng là một đề tài thu hút
nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà sử học, văn hóa học và triết học... Đáng
chú ý là các cơng trình, bài viết của Trần Văn Giàu, Nguyễn Tài Thư, Trần
Bạch Đằng, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Đức Sự, Hà Thúc Minh, …
Trước hết phải kể đến các cuốn sách cơ bản: Mấy vấn đề về Phật giáo
và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học (1986). Nội dung cuốn sách
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đã đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng con người Việt Nam.
Đây là cuốn sách của nhiều tác giả có uy tín viết về vai trò của Phật giáo đối
với lĩnh vực tư tưởng của con người Việt Nam.
Cụ thể, bài viết: “Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt
Nam” (trong: Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, 1986)
của tác giả Trần Văn Giàu đã chỉ ra: lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn liền với

chủ nghĩa yêu nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa xuất phát từ các ngơi chùa hoặc
nói cách khác, nhà chùa là trung tâm của một số cuộc khởi nghĩa, nhiều nhà
sư tham gia phong trào cách mạng của dân tộc. Đạo Phật khơng có chủ nghĩa
u nước nhưng ở Việt Nam nó gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Ở Nam Bộ,
các đạo Cao Đài, Hòa Hảo đều từ Phật giáo mà ra [72, tr. 15].
Bài viết “Mấy vấn đề về nghiên cứu Phật giáo và lịch sử tư tưởng của
dân tộc (trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, 1986)
của Trần Bạch Đằng đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa tư tưởng của Phật
giáo với tư tưởng Việt Nam, cụ thể: trong mối quan hệ giữa Phật giáo với lịch
sử tư tưởng thì Phật giáo là chủ thể nhưng ngược lại tư tưởng Việt Nam cũng
có ảnh hưởng đến Phật giáo. Thậm chí, ảnh hưởng của tư tưởng Việt Nam
đến Phật giáo cịn có tính chất quyết định [72, tr. 18].
Cuốn sách Phật giáo trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh,
Lê Đức Hạnh (2011), Nxb. Văn hóa Thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội đã
chỉ ra sự ảnh hưởng của những tu tưởng Phật giáo đối với hai vị vua nhà Trần.
Theo các tác giả, trong Lục Độ Tập Kinh có đề cập đến khái niệm bố thí: Bố
thí vơ cực là bố thí “tài thí”, khơng giới hạn, kể cả tính mạng đến tài sản, từ
ngơi vua đến hồng hậu, từ voi chiến đến quốc thổ,…hễ có người cần thì ban
phát vơ tư, dù người đó là kẻ thù. Bố thí như vậy quả là vơ cực. Điều này xuất
phát từ quan điểm vô ngã, nghĩa là khơng có cái gì là của ta và xa hơn nữa là
tư tưởng Không [19, tr.11]. Sau này hai ông vua Trần Thái Tông và Trần
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhân Tơng từng có hành động bỏ ngơi vua vào n Tử là tương tự với bố thí
ngơi vua, tuy động cơ không thực sự như vậy, nhưng dù sao cũng ảnh hưởng
phần nào tư tưởng bố thí của Lục Độ Tập Kinh [19,tr.15]. Bên cạnh đó, các
tác giả cũng khẳng định đặc trưng và vai trò của Phật giáo trong văn hóa, tín

ngưỡng Việt Nam đó là: “Phật giáo Việt Nam tiếp thu trước tiên Phật giáo Ấn
Độ, rồi đến Phật giáo Trung Quốc (mà chủ yếu là Thiền tơng) trên cơ sở tín
ngưỡng Phồn Thực của người Việt với thần điện Cây Đa - Hòn Đá và cầu
mưa…” [19, tr.502].
Tác giả Đặng Thị Lan có cuốn sách: Đạo đức Phật giáo với đạo đức
con người Việt Nam, cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức
Phật giáo, đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt am, Đạo đức Phật
giáo với việc xây dựng va hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Trong đó, ngay ở lời nói đầu, tác giả đã khẳng định: “Đối với người Việt
Nam, ngôi chùa đã trở thành một cái gì đó thật thiêng liêng và gần gũi, là một
phần trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Những lễ hội chùa với
hình thức sinh hoạt mang ý nghĩa tơn giáo, văn hóa lành mạnh cần được gìn
giữ và phát huy” [29, tr.7]
Bên cạnh các sách còn một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp
chí, kỷ yếu hội thảo chuyên ngành. Điển hình là bài viết: “Vị thế Phật giáo
trong văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Thị Kim Oanh (2012, Kỷ yếu Hội
thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981- 2011)).
Trong đó, tác giả đi vào phân tích hai vấn đề: thứ nhất, vai trò Phật giáo trong
lịch sử nước nhà, với việc điểm lại vai trò Phật giáo trong từng giai đoạn lịch
sử khác nhau; thứ hai, khẳng định vai trò Phật giáo trong văn hóa thời đại mới
hiện nay. Tác giả khẳng định: Phải nói Phật giáo là một tơn giáo có sức ảnh
hưởng rất lớn trong tâm hồn người Việt. Hệ thống giáo lý "Nhân quả", "Luân
hồi", "Thiện ác nghiệp báo"... đã trở thành nhận thức truyền thống.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bài viết “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị Phật giáo trong xã hội
Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương (Tạp chí Nghiên cứu

Tơn giáo, Số 5, 2008) đã chỉ ra vai trò quan trọng của các giá trị văn hóa Phật
giáo (cứu nhân, độ thế, từ bi, hỷ xả…) trong lịch sử đã được các triều đại
phong kiến Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, nhất là Lý Trần dùng làm nền tảng để tổ
chức và cai quản xã hội. Trên cơ sở đó xã hội giữ được kỷ cương, lấy được
lòng dân, tạo nên sức mạnh đồn kết để ba lần đánh bại qn Ngun Mơng.
Trên cơ sở tổng kết những tác động tích cực của giá trị văn hóa Phật giáo tác
giả đã đưa ra một số giá trị quan trọng cần phát huy trong giai đoạn xây dựng
đất nước hiện nay.
Bài viết “Ảnh hưởng chữ “tâm” trong Phật giáo đối với văn hóa tinh
thần của người Việt nam hiện nay” của tác giả Ngô Thị Lan Anh (Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, Số 5, 2008) đã nêu lên ảnh hưởng của chữ “tâm” trong
Phật giáo đối với một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện
nay như hướng phật tử tới những giá trị đạo đức cao đẹp, tinh thần nhân văn,
tình u thương con người khơng phân biệt đẳng cấp; trong phong cách ứng
xử của con người Việt Nam; tới ngôn ngữ, ca dao, tục ngữ, văn học, nghệ
thuật, kiến trúc… của người Việt Nam.
Bài viết “Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển của xã
hội,” của Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Ngọc Lan (Tạp chí Nghiên cứu
Tơn giáo, Số 12, 2008) đã chỉ rõ vai trị quan trọng của Phật giáo Việt Nam
đó là được bản địa hóa, dân tộc hóa, trở thành một phần trong văn hóa Việt
Nam. Phật giáo có vai trị như chăm sóc đời sống tâm linh cho nhân dân, giúp
đỡ cộng đồng như chữa bệnh, dạy chữ, là nơi nương tựa của người già, trẻ
em, người cơ nhỡ…Văn hóa Phật giáo đã thấm đẫm trong đạo đức, lối sống
của người Việt Nam, trở thành lối tư duy, hành động của mỗi con người…,
tạo thành sức mạnh của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Thứ hai, vai trò của Phật giáo với đời sống văn hóa người dân các làng
xã (từ năm 1986 đến nay)
Trước hết, đề cập đến vai trò của Phật giáo ở các làng xã, trong cơng
trình “Vài nét về Phật giáo và làng xã, (trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch
sử tư tưởng Việt Nam), Nxb. Hà Nội, 1986), Phan Đại Doãn đã lý giải tại sao
Phật giáo Việt Nam lại có sức trường tồn mãnh liệt? Theo ông, đó là, từ khi
vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã biết bám riết lấy làng xã, có nhiều hoạt
động cụ thể kết hợp với tín ngưỡng bản địa, hội hè, lao động sản xuất... Nhà
sư và ngôi chùa có vai trị quan trọng trong đời sống dân gian cổ truyền thể
hiện ở làng nào cũng có chùa, có làng có tới hai, ba ngơi. Chùa khơng chỉ là
nơi thờ Phật mà dung hợp cả tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên cho những
người ký kỵ, thờ Mẫu Thượng Ngàn, Liễu Hạnh…. Ngày Phật Đản của các
chùa Gióng, chùa Láng, chùa Thầy… là những ngày hội văn nghệ dân gian
phong phú, lôi cuốn nhiều người. Ngôi chùa trở thành một trung tâm văn hóa
ở nơng thơn.
Cuốn sách Văn hóa truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới tác động
của kinh tế thị trường (2005) do tác giả Trần Đức Ngơn (chủ biên, Nxb. Văn
hóa Thơng tin) đã cung cấp một số biến đổi về vai trò của Phật giáo ở các
làng xã ngoại thành trong bối cảnh đô thị hóa và kinh tế thị trường. Cuốn sách
cho biết, mặc dù các làng xã đã bị đơ thị hóa, thành phần dân cư đa dạng,
trong đó dân ngụ cư chiếm một tỉ lệ đáng kể, nhưng “Dấu ấn làng xã được
nhận thấy khá rõ qua các sinh hoạt tập thể của các sinh hoạt tơn giáo tín
ngưỡng. Có tới 88,13% số người được hỏi khẳng định có đi lễ chùa ở mức độ
từ khơng thường xun trở lên, chỉ có 10,8% số người được hỏi không tham
gia hoạt động này….” [36,tr.108]. Trong số những người đi lễ chùa nêu trên,
có 45,33% người đi lễ chùa thường xuyên và 42,8% đi lễ chùa không thường
xuyên. Ở các làng ngoại thành ven đơ, Phật giáo vẫn đóng vai trị quan trọng
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



khơng chỉ đối với dân chính cư mà cả dân ngụ cư, bởi “Cửa chùa vốn là nơi
đón nhận mọi người dân khơng phân biệt cũ mới, đương nhiên có tỉ lệ người
tham gia cao hơn” [36,tr.109].
Cuốn sách Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong q trình
đơ thị hóa tại Hà Nội của tác giả Trần Thị Hồng Yến (Nxb. Chính trị quốc
gia, 2013), đã chỉ ra: từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến
nay, nhiều di tích tại các làng xã (trong đó có chùa làng) được tu sửa khang
trang bằng nhiều nguồn lực của người dân và Nhà nước; nhiều di tích đã được
xếp hạng, tạo cơ sở pháp lý cho các làng xã giữ gìn, bảo vệ; đồng thời các lễ
hội, lễ tiết trong năm được tổ chức trở lại. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực
của đơ thị hóa đã làm biến mất, biến dạng hoặc thu hẹp nhiều cơng trình văn
hóa thờ cúng hàng nghìn năm của cộng đồng dân cư [78,tr. 219-220].
Các làng xã đơ thị hóa được chuyển thành phường cũng có nhiều cố
gắng trong việc phục dựng, tu sửa các di tích (chùa). Tuy nhiên, đó chỉ là sự
phục dựng, tu sửa phần “lõi” mà chưa chú ý phục dựng cảnh quan, mơi
trường xung quanh; một số di tích được phục dựng nhưng không giữ được giá
trị cổ. Sự phục hồi của các chùa cũng “…kéo theo số lượng phật tử đến chùa
ngày càng đơng, là nịng cốt của chùa, ủng hộ chùa bằng tiền, vật chất và
công sức. Nhu cầu tâm linh là tất yếu của con người bởi họ luôn phải đối mặt
với những bất trắc của tự nhiên, bất ổn của đời sống xã hộ, ốm đau, bệnh
tật… và cả những ham muốn. Do vậy, họ luôn mong muốn được che trở và
phù hộ. Nhà chùa và sư sư là nơi đáp ứng những nhu cầu đó. Một số nhà sư
được coi như những nhà tâm lý để lắng nghe, thông cảm, chia sẻ, giải đáp
những khúc mắc trong cuộc sống của người đến chùa; đồng thời còn “chữa
bệnh” tinh thần và cầu nguyện cho họ được như mong muốn” [78,tr.247-248].
Bên cạnh đó, lượng khách thập phương đến chùa ngày một nhiều, một
số ngôi chùa làng trước đây đã mở rộng thành ngơi chùa của vùng, thậm chí
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trên cả nước. Đánh giá về thế mạnh của các ngôi chùa làng hiện nay tác giả
viết: “… nhà chùa, nhất là những chùa lớn ở Hà Nội, đang nắm giữ một sức
mạnh lớn về nhân lực (đệ tử) và nguồn tiền bạc…” [78, tr.249].
Gần đây, đề cập đến Phật giáo tại các làng đơ thị hóa ở Hà Nội, bài viết
“Vai trị của văn hóa đạo đức Phật giáo” (Qua các nhà tu hành ở một số
chùa Hà Nội) của tác giả Phan Thị Lan in trong cuốn Việt Nam học (lần thứ
IV), tập III đã chỉ ra một số giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức của Phật
giáo qua các giáo lý. Bài viết cũng ìm hiểu việc thực hành lối sống đạo đức
Phật giáo ở một số chùa tại Hà Nội hiện nay: cúng cầu an, cúng sao giải hạn,
cầu siêu, bán khoán...
Một bài viết khác đề cập đến Mối quan hệ giữa nhu cầu của người đi lễ
chùa và dịch vụ bán đồ lễ (qua khảo sát thực tế tại chùa Quán Sứ và chùa Hà
ở Hà Nội) của Hồng Thu Hương (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 2006, số 02,
tr. 51 -55). Bài viết bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu của người đi lễ
chùa và dịch vụ bán đồ lễ. Qua đó, giúp người đọc hiểu thêm về vấn đề đi lễ
chùa và thực hành nghi lễ của họ.
Thứ ba, các cơng trình đề cập đến Phật giáo huyện Đơng Anh nói
chung và Phật giáo ở thơn Thái Bình, xã Mai Lâm nói riêng
Liên quan trực tiếp đến Phật giáo tại địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã
Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội được đề cập ít nhiều trong các cơng trình
nghiên cứu chung về Phật Giáo thời Lý, Phật giáo Hà Nội...
Cuốn sách Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của
Đại đức, TS. Thích Đức Thiện và TS. Nguyễn Quốc Tuấn (đồng chủ biên)
(2011), Nxb Chính trị Quốc gia, nội dung gồm ba phần lớn: Tinh hoa Phật
giáo thời Lý qua các khía cạnh văn hóa, chính trị và các nhân vật Phật giáo;
Phật giáo Đại Việt thời Lý – kế thừa, hội tụ và phát triển; Phát huy di sản Phật

giáo thời Lý.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Liên quan khá trực tiếp đến đề tài là cuốn sách: Kế thừa các giá trị văn
hóa Phật giáo để xây dựng và phát triển đất nước (Nxb Lao Động, 2012),
cuốn sách là kết quả của sự cộng tác giữa Viện Nghiên cứu Truyền thống và
Phát triển với chùa Diên Phúc, trong đó có một phần lớn với nhan đề: Chùa
Diên Phúc với những đóng góp cho quê hương đất nước.
Ngồi các cuốn sách trên, cịn một số bài viết về chùa Diên Phúc như:
“Đình Thái Bình và chùa Diên Phúc” (2013) trên trang Di sản văn hóa thế
giới Hồng Thành Thăng Long1 , “Chùa Diên Phúc đúc tượng và chuông
đồng lớn” của Báo Giác Ngộ2 “Chùa Diên Phúc- một danh thắng, lịch sử của
Thăng Long Hà Nội” (2014) của Ni sư trụ trì chùa Thích Minh Thịnh”3…
Các bài viết nêu trên đều khẳng định vị trí của quan trọng của chùa
Diên Phúc trong hệ thống di tích Hồng Thành Thăng Long. Đây là ngôi
chùa thời Lý, là danh lam thắng cảnh của Hoàng thành Thăng Long. Chùa là
nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ bà Phạm Thị - mẹ vua Lý Cơng Uẩn; là một
cơng trình nghệ thuật mang đậm phong cách thời Lý, hiện nay trong chùa
còn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ và quí giá như tượng phật, chuông đồng bi
ký, kinh sách…. Hiện nay thơn Thái Bình cịn nhiều địa danh liên quan đến
vương triều Lý, ngơi đình làng cịn thờ bà Hồng hậu nhà Trần là Lý Chiêu
Hoàng, thờ Trần Thủ Độ và Trần Cảnh.
Qua tổng quan các cơng trình, tác phẩm, bài viết liên quan đến đề tài,
chúng tôi rút ra một số nhận xét:
Những cơng trình nêu trên đều đã chỉ ra những đóng góp to lớn của
Phật giáo trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam ở các
thời kỳ khác nhau của lịch sử. Qua đó, văn hóa Phật giáo đã hịa nhập vào văn

1

truy cập ngày 28 tháng 3
năm 2018.
2
truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
3
truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hóa Việt Nam, làm phong phú và nâng tầm văn hóa Việt Nam lên một bước
mới. Bản thân Phật giáo cũng đã mang dấu ấn của dân tộc để trở thành Phật
giáo Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, với những tác động mạnh mẽ của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của q trình đơ thị hóa, Phật giáo đã
nhập thế tích cực, tham gia đóng góp vào việc phát triển y tế, giáo dục,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động quần chúng tham gia vào
các cơng tác xã hội: xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và các hoạt
động từ thiện khác,...
Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên mới chỉ được đề cập đến chung
chung trong các cơng trình, bài viết ở dạng vĩ mơ, chưa có những nghiên
cứu, khảo sát cụ thể ở các làng xã. Chính vì vậy, các nghiên cứu trên chưa
cho thấy được mối quan hệ biện chứng về vai trị Phật giáo với đời sống văn
hóa người dân và ngược lại, vai trò của người dân với sự tồn tại, phát triển
của ngôi chùa.
Như vậy, lĩnh vực về vai trị của Phật giáo đối với các làng xã nói

chung và Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa người dân thơn
Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội (Từ 1986 đến
nay) cịn là khoảng trống bỏ ngỏ.
Trên cơ sở sự tổng quan các tài liệu nghiên cứu trên đây, chúng tôi sẽ
kế thừa những kết quả của những cơng trình nghiên cứu đi trước để làm nền
tảng cho những nghiên cứu về vai trị của Phật giáo với đời sống văn hóa
người dân làng xã từ 1986 đến nay và là tấm gương phản chiếu để so sánh,
khẳng định tính hệ thống, tính liên tục và sự đóng góp của Phật giáo với đất
nước, thực hiện tôn chỉ của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “ pháp
– Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” trong mọi thời đại.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội hàm khái niệm “đời sống văn hóa”, luận văn chỉ
ra vai trị của Phật giáo với đời sống văn hóa người dân thơn Thái Bình, xã
Mai Lâm, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội. Đưa ra những đánh giá về vai
trò của Phật giáo, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của
Phật giáo trong đời sống văn hóa người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ các khái niệm liên quan, khái quát về Phật giáo, về địa bàn
nghiên cứu - Cơ sở để chỉ ra vai trò Phật giáo với đời sống người dân
- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể để khẳng định vai trị Phật giáo với
đời sống người văn hóa dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng

Anh, Hà Nội.
- Đánh giá vai trò Phật giáo với đời sống người dân và đưa ra những
giải pháp nhằm phát huy vai trò Phật giáo trong công cuộc xây dựng nông
thôn mới hiện nay cũng như trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Vai trò của Phật giáo (các sư trụ trì và các sư đang tu tập) tại chùa
Diên Phúc, thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội) đối với
đời sống văn hóa của người dân.
- Người dân thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, nơi có
ngơi chùa Diên Phúc là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa và thực
hiện các hoạt động xã hội
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: Thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian: Từ năm 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tơn giáo
học: phân tích, tổng hợp, so sánh; đặc biệt chúng tôi sử dụng phương pháp
của Nhân học tôn giáo (điền dã, khảo sát thực địa tại thơn Thái Bình, xã Mai
Lâm, huyện Đơng Anh với các cơng cụ chính là quan sát tham dự, phỏng vấn

sâu, thảo luận nhóm...) để nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là cơng trình khoa học khảo cứu có tính hệ thống và chun sâu
về vai trị của Phật giáo đối với đời sống người dân ở một thôn làng cụ thể
trên các lĩnh vực của đời sống văn hóa.
- Khẳng định sự đóng góp của Phật giáo đối với làng xã nói riêng, đất
nước nói chung trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
- Cung cấp những luận cứ, luận chứng cụ thể về vai trò của Phật giáo
đối với đời sống người dân tại một địa phương cụ thể cho các nhà quản lý và
thực hiên chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
NGƢỜI DÂN THƠN THÁI BÌNH, XÃ MAI LÂM,
HUYỆN ĐƠNG ANH, HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về Phật giáo thôn Thái Bình, xã Mai Lâm,
huyện Đơng Anh, Hà Nội.
1.1.1. Sự du nhập, phát triển của Phật giáo thơn Thái Bình, xã Mai
Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội
Thơn Thái Bình, Mai Lâm, Đơng Anh, Hà Nội là một vùng đất có lịch
sử lâu đời, Phật giáo du nhập vào đây từ rất sớm, khó có thể xác định được
mốc thời gian cụ thể nhưng những dữ liệu lịch sử ngày nay cho thấy sự hiện

diện rất sớm của Phật giáo ở vùng đất này. Đến thời Lý, Phật giáo nơi đây đã
phát triển khá thịnh vượng.
Nằm ở phía Bắc sơng Đuống, xã Hoa Lâm (sau đổi là Danh Lâm) thuộc
tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh xã Danh Lâm gồm 3
thơn: Lệ Xá, Phú Thọ, Thái Bình. Sau năm 1945, ba thôn của xã Danh Lâm,
ba thôn của xã Du Lâm, cùng Mai Hiên, Lộc Hà hợp nhất thành xã Mai Lâm,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961 nhập vào huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội. Vùng đất này nằm cạnh trung tâm Phật giáo Luy Lâu - trung tâm
Phật giáo cổ xưa Việt Nam, lịch sử Phật giáo từ rất lâu đời, sử sách ghi chép
rất nhiều về lịch sử Phật giáo tại Luy Lâu và các vùng lân cận: Vào những thế
kỷ đầu Công Nguyên “Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trung tâm đồng
bằng Sông Hồng, Việt Nam”, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
Từ đây có những tuyến đường thủy bộ nối với Bành Thành và Lạc Dương.
Các nhà buôn người Ấn Độ và người Trung Á đến buôn bán ở đây rất sớm và
theo sau họ là các nhà sư đến hành đạo và truyền đạo” [47, tr.28].
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hay khi viết về lịch sử chùa Diên Phúc, ngôi chùa là biểu tượng của
Phật giáo ở vùng đất Thái Bình, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định sự
xuất hiện rất sớm của Phật giáo ở mảnh đất này, mặc dù khơng có tư liệu lịch
sử nào ghi chép về thời gian cụ thể: “Một trong những lý do khác là với vị trí
địa lý quan trọng bên cạnh sông Đuống, nơi tiếp giáp giữa hai trung tâm Phật
giáo Luy Lâu và Thăng Long, trong quá trình chuyển tiếp các giá trị văn hóa
phật giáo từ Luy Lâu về Thăng Long, chắc chắn trong lịch sử chùa Diên Phúc
phải có một vai trị đặc biệt quan trọng” [74, tr. 94].
Một cứ liệu lịch sử nữa cũng cho thấy có thể khẳng định sự phát triển
thịnh vượng của Phật giáo ở vùng đất này vào thời Lý. Nhà Lý được nhiều sử

gia gọi là thời kỳ “hoàng kim” của Phật giáo, có lẽ vì thời kỳ này có các vị
vua hiền đã từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý nhà Phật (đặc biệt, Lý
Công Uẩn - vị vua đầu tiên của vương triều Lý là người vốn chịu ảnh hưởng
sâu đậm của giáo lý nhà Phật), luôn ủng hộ Phật giáo, có nhiều vị cao tăng
học vấn uyên thâm, phẩm hạnh cao đẹp. Ngay từ khi lên ngôi, thấy rõ vai trị
Phật giáo với cơng cuộc chấn hưng dân tộc, Lý Thái Tổ đã có nhiều chính
sách, hành động nâng đỡ, trọng đãi Phật giáo: “Trong 18 năm cầm quyền, nhà
vua đã có nhiều lần cho xây chùa. Ngay trong năm mới lên ngôi (1010), Lý
Thái Tổ đã cho “phát tiền kho hai vạn quan, thuê thợ làm tám sở chùa ở phủ
Thiên Đức, đều có dựng bia ghi công” và ra lệnh “cho các hương ấp nơi nào
có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại”. Rồi khi xây dựng cung điện tại
Thăng Long, trong nội thành xây dựng chùa Ngự Hưng Thiên, còn ngoại
thành thì làm chùa Thắng Nghiêm. Năm sau (1011) lại dựng chùa Vạn Tuế,
Tứ Đại Thiên Vương, Cập Y, Long Hưng và Thánh Thọ. Năm 1016, lại dựng
chùa Thiên Quang và Thiên Đức. Năm 1024, dựng chùa Chân Giáo... dựng
chùa trên tồn quốc là một chính sách văn hóa, giáo dục hết sức cơ bản”
[Xem 51].
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nằm trên mảnh đất quê ngoại của vương triều Lý rất sùng đạo Phật, lẽ
dĩ nhiên Phật giáo ở vùng đất này cũng sẽ được quan tâm phát triển, chính vì
thế ngơi chùa Diên Phúc nơi đây được xây dựng từ rất sớm: “Nhiều giải
thuyết cũng cho rằng chùa Diên Phúc phải được xây dựng từ rất sớm trong
điều kiện những năm đầu của triều đại Lý, khi bản thân các vua nhà Lý là
những người rất sùng đạo Phật và họ đã cho xây dựng ngôi chùa trên mảnh
đất quê hương của mình, tiện cho việc hành lễ, cúng tế hàng năm” [74, tr. 94].
Như vậy, với những suy luận logic dựa trên những cứ liệu lịch sử trên

đây cho thấy Phật giáo du nhập vào vùng đất Thái Bình từ rất sớm, đến thời
Lý đã phát triển khá thịnh vượng. Là một phần của Phật giáo Việt Nam, Phật
giáo thơn Thái Bình ln đồng hành cùng nhân dân địa phương trong mọi
bước đi thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tinh thần “hộ quốc an dân” của Phật
giáo vẫn được nêu cao. Khi đất nước hịa bình, Phật giáo cùng nhân dân xây
dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, khi đất nước lâm nguy, Phật giáo cùng nhân
dân đánh giặc cứu nước, giành lại độc lập tự do. Thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, hòa chung với khơng khí khởi nghĩa của dân tộc, Phật giáo
ở thơn Thái Bình tích cực tham gia, ủng hộ cách mạng. Ngôi chùa làng trở
thành cơ sở hoạt động cách mạng, nuôi giấu nhiều cán bộ kháng chiến, làm cơ
sở hậu cần tiếp viện cho các đơn vị bộ đội; người tu sĩ trở thành người chiến
sĩ cách mạng, trực tiếp tham gia mặt trận Việt Minh (sẽ trình bày rõ hơn
phần giới thiệu về chùa Diên Phúc ở mục sau). Những chiến cơng vang dội
của cách mạng Việt Nam có phần đóng góp khơng nhỏ của Phật giáo Việt
Nam nói chung, Phật giáo thơn Thái Bình (xã Mai Lâm) nói riêng. Khi đất
nước sạch bóng qn thù, Phật giáo thơn Thái Bình lại cùng nhân dân trong
thơn xây dựng q hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phật giáo quay về
thực hiện chức năng tín ngưỡng, tơn giáo, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa
truyền thống của người dân nơi đây.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngày nay, trải qua biết bao thăng trầm, Phật giáo đã khẳng định được
vai trị quan trọng của mình trong mọi mặt đời sống người dân thơn Thái
Bình. Với tinh thần đồn kết, hịa hợp, phụng sự đạo pháp, phục vụ dân tộc,
góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc ấm no cho nhân dân (Tóm lại, Phật
giáo Thái Bình, Mai Lâm, Đơng Anh, Hà Nội có lịch sử từ lâu đời, ngoài
mang những đặc trưng chung của Phật giáo Việt Nam thì nó cịn mang những

đặc trưng rất riêng được tạo bởi truyền thống, lịch sử mảnh đất và con người
nơi đây)
1.1.2. Chùa Diên Phúc, thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông
Anh, Hà Nội
 Lịch sử
Diên Phúc Tự (nhân dân quen gọi là chùa Thái Bình) tọa lạc tại thuộc

Comment [A1]: Phần viết về chùa Diên Phúc có
nhiều đoạn văn, câu chữ trùng với bài viết của sư
thầy Thích Minh Thịnh trên mạng, em cần phải
trích dẫn bài viết của thầy Thịnh không họ sẽ đánh
vào tội đạo văn

thơn Thái Bình (xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh), ngoại thành Hà Nội. Chùa
nằm cạnh sông Đuống, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về
phía Bắc, trên trục đường đi Thị trấn Đông Anh.
Những cứ liệu, ghi chép lịch sử ít ỏi khơng cho biết thời gian xây dựng
chùa Diên Phúc chính xác là năm nào, tuy nhiên giá trị lịch sử chùa Diên
Phúc đã được các nhà sử học khẳng định bởi sự hiện diện của nó từ bao đời
nay trên mảnh đất Mai Lâm – nơi được xác định là quê ngoại của Vương triều
Lý. “Một trong những lý do khác là với vị trí địa lý quan trọng, bên cạnh sông
Đuống, nơi tiếp giáp giữa hai trung tâm Phật giáo Luy Lâu và Thăng Long,
trong q trình chuyển tiếp các giá trị văn hóa Phật giáo từ Luy Lâu về Thăng
Long, chắc chắn trong lịch sử chùa Diên Phúc phải có một vai trị đặc biệt
quan trọng. Rất tiếc cho đến nay, cịn q ít những tư liệu lịch sử để chứng
minh cho luận điểm này. Nhất là trải qua nhiều giai đoạn lịch sử do điều kiện
thiên tai khắc nghiệt, lũ lụt, đất sụt lở nên nhiều di vật của chùa đã bị trôi theo
những dịng chảy của sơng Đuống, thậm chí cịn phải di chuyển chùa vào năm
1987” [74, tr. 94].
17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo nhà sư trụ trì chùa: “...tương truyền chùa Diên Phúc được xây
dựng từ thế kỷ XI và tồn tại liên tục cho đến ngày nay. Về lịch sử, theo bài
Minh trên quả chuông đồng “Diên Phúc tự chung” đúc, tháng Giêng năm
Minh Mệnh thứ hai (1821) thì chùa Diên Phúc tự ở thôn Thái Đường, xã Hoa
Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Từ năm Đinh Mùi, niên
hiệu Chiêu Thống nguyên niên có sự biến động lớn, do nhu cầu cấp thiết đúc
tiền nên đã thu chng đồng khắp thiên hạ, do đó chng chùa Diên Phúc
cũng bị thu lấy. Năm Minh Mệnh thứ hai, trụ trì chùa Tỷ Khiêu Diệu Bảo
Thích Lãng đã phát nguyện tâm phúc, khuyên dân trong ấp cùng thiện nam,
tín nữ thập phương quyên góp của cải mua đồng. Diên Phúc đã thuê thợ về
đúc quả chuông “Linh Ứng tự chung” suốt thời kỳ nhà Nguyễn, chùa được
quan tâm tu sửa nhiều lần”[74, tr 101].
Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Diên Phúc là nơi lưu truyền nhiều
chiến công chống giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc. Ở giai đoạn 1946 – 1954,
ngôi chùa này được chọn làm cơ sở hoạt động cách mạng, nơi nuôi giấu nhiều
cán bộ kháng chiến. Sư cụ Đàm Tín là người trụ trì chùa đã trực tiếp tham gia
mặt trận Việt Minh. Nhiều lần thực dân Pháp tổ chức vây giáp quân cách
mạng nhưng nhờ sự che chở của nhà chùa, sự đấu tranh khéo léo của sư trụ trì
mà cơ sở cách mạng địa phương đứng vững ngay trước mặt kẻ thù. Cũng thời
gian này, chùa là nơi cất giấu nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta,
cán bộ của mặt trận Việt Minh, trong đó có gia đình cố Tổng Bí Thư Nguyễn
Văn Linh đã được mái chùa che chở an toàn trong thời kỳ chiến tranh.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc (1964 1974), Chùa Diên Phúc là kho hậu cần tiếp viện quan trọng cho các đơn vị bộ
đội bảo vệ thủ đô; là nơi sơ tán của một số cơ quan Trung ương và thành phố
Hà Nội.


18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×