Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bồi thường nhà nước: Kinh nghiệm gì cho Việt Nam? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.49 KB, 6 trang )





Bồi thường nhà nước: Kinh
nghiệm gì cho Việt Nam?
Cho đến nay, số vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt
Nam xảy ra ít, thông thường chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực như tai
nạn giao thông, xây dựng công trình dân dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong các tranh chấp dân sự.
Điều này trái ngược với tỷ lệ thực tế tại các nước phát triển. Lấy ví
dụ tại Nhật Bản, số vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
chiếm hơn 60% tổng số tranh chấp dân sự. Hơn 30% còn lại chia cho
các tranh chấp hợp đồng, hưởng lợi không có căn cứ chính đáng và
thực hiện công việc không có ủy quyền.
Vài kinh nghiệm từ Nhật Bản
Một trong những bị đơn thường xuyên trong các vụ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng tại các nước phát triển là nhà nước hoặc cơ quan
nhà nước như chính quyền địa phương. Họ trở thành bị đơn vì đã được
xã hội giao cho các quyền (nghĩa vụ) thực hiện công việc nhất định như
cấp phép, bảo đảm chất lượng cuộc sống, xây dựng công trình công
cộng nhưng đã không hoàn thành những công việc này mà còn gây
thiệt hại cho người khác.
Lấy ví dụ tại Nhật Bản, từ năm 1947 nước này đã ban hành Luật về
bồi thường nhà nước (Kokka baisho ho) quy định về những trường hợp
nhà nước phải bồi thường. Cụ thể điều 1.1 luật này quy định: “Khi thực
thi công vụ, nếu một quan chức chính quyền có hành vi vi phạm, dù cố
ý hoặc vô ý, mà gây thiệt hại cho người khác thì nhà nước hoặc cơ
quan có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Điều 2.1
luật này quy định: “Trong trường hợp có khiếm khuyết khi xây dựng
hoặc quản lý đường sá, sông ngòi và các cơ sở công cộng khác mà gây


thiệt hại cho người khác thì nhà nước hoặc cơ quan có liên quan phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
”Như vậy, luật này có hai nội dung lớn liên quan đến trách nhiệm bồi
thường của nhà nước/cơ quan nhà nước. Thứ nhất, nhà nước phải chịu
trách nhiệm đối với các hành vi sai trái của nhân viên của mình. Thứ
hai, nhà nước phải chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình.
Điều đáng lưu ý khác ở đây là điều 2.1 Luật về bồi thường nhà nước
của Nhật Bản mặc nhiên thừa nhận nhà nước/cơ quan nhà nước phải
chịu trách nhiệm ngay cả khi họ không có lỗi khi tranh chấp liên quan
đến khiếm khuyết của công trình công cộng. Tức là, nguyên đơn sẽ
không phải chứng minh rằng người vi phạm cố ý hay buộc phải biết
rằng hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác.
Sau khi được ban hành, Luật về bồi thường nhà nước được áp dụng
trong nhiều vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Dường như
không có vụ nào giống như “lô cốt” tại Việt Nam (người viết bài đã
chứng kiến 6 năm cuối xây dựng một tuyến tàu điện ngầm tại một
thành phố và nhận thấy đã không hề xảy ra hiện tượng ùn tắc giao
thông, gây ra hố “tử thần”, gây ngập úng hay thậm chí bụi bặm cho
đường phố khi thi công công trình này). Nhưng số vụ kiện về trách
nhiệm nhà nước thì rất nhiều.
Nổi tiếng nhất có lẽ là vụ SMON năm 1977, viết tắt của bệnh lý
“subacute myel-optico neuropathy”. Hơn 5.000 nguyên đơn khởi kiện
bị đơn gồm các công ty Ciba-Geigi, Japan Ltd., Takeda Chemical
Industries Ltd., Tanabe Seiyaku Co. Ltd. và Chính phủ Nhật Bản.
Nguyên đơn khởi kiện các công ty này vì loại thuốc có tên gọi
Clioquinol gây ra bệnh cho hệ thống thần kinh của họ, và khởi kiện
Chính phủ Nhật Bản vì đã cấp phép lưu hành thuốc này.
Chín tòa khu vực gồm Tokyo, Kanazawa, Fukuoka, Hiroshima,
Sapporo, Kyoto, Shizuoka, Maehashi và Osaka đều tuyên phần thắng
thuộc về nguyên đơn. Bị đơn là các công ty bị tuyên phải bồi thường vi

phạm ngoài hợp đồng theo điều 709 Bộ luật Dân sự, còn Chính phủ
Nhật Bản bị tuyên vi phạm theo Luật về bồi thường nhà nước khi cấp
phép lưu hành thuốc.
Một vụ khác là về bệnh Minamata (bệnh ngộ độc thủy ngân) bắt đầu
từ năm 1959. Nhiều người tại vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto khi
ăn cá hoặc sò đánh bắt tại khu vực này bị các chứng bệnh rối loạn thần
kinh và sau đó tử vong. Sau quá trình điều tra lâu dài, kết luận nguyên
nhân của bệnh là do việc thải thủy ngân của Công ty Chisso. Các
nguyên đơn đã khởi kiện Công ty Chisso và chính quyền tỉnh
Kumamoto. Chisso bị khởi kiện do vi phạm quy định cấm xả chất độc
hại theo quy chế phối hợp ngư nghiệp tỉnh Kumamoto; còn chính
quyền tỉnh Kumamoto là đồng bị đơn do không thực thi thẩm quyền
(nhiệm vụ) ngăn ngừa sự lan rộng của chứng bệnh như được quy định
tại Luật Bảo tồn chất lượng nước tại khu vực nước công cộng, và Luật
Kiểm soát xả thải nhà máy.
Khi không thực thi thẩm quyền này, hành vi của chính quyền/quan
chức bị coi là vi phạm điều 1.1 Luật về bồi thường nhà nước. Sau nhiều
cấp xét xử, cuối cùng ngày 15-10-2004 Tòa án Tối cao Nhật Bản tuyên
Chisso và chính quyền tỉnh Kumamoto phải chịu trách nhiệm và phải
bồi thường cho các nạn nhân với mức bồi thường là 320 triệu yen Nhật.
Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Như có thể thấy, việc nhà nước Nhật Bản bồi thường cho dân chúng
không làm cho nhà nước trở nên yếu đi. Ngược lại, người dân sẽ tin
tưởng hơn vào tính chịu trách nhiệm của chính quyền, hiệu quả của quy
định pháp luật và tính nghiêm minh của tòa án. Về phần mình, cơ quan
chính quyền sau khi thực hiện bồi thường cũng có quyền truy trách
nhiệm cá nhân của cá nhân sai phạm để truy thu khoản bồi thường và
thực hiện kỷ luật.
Dường như, pháp luật chung về bồi thường thiệt hại của Việt Nam
nêu tại điều 604 Bộ luật Dân sự và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP cũng đủ để giải quyết liên quan đến bồi thường nhà
nước cho các vụ như “lô cốt” Tuy nhiên, sẽ là hoàn thiện hơn cho hệ
thống pháp luật liên quan đến vấn đề này nếu các nhà làm luật sửa đổi,
bổ sung một số nội dung sau.
Thứ nhất, quy định “phải có hành vi trái pháp luật” trong các yếu tố
khởi kiện một vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu tại Nghị
quyết 03 là không hợp lý. Quy định này bắt nguồn từ hệ thống Đức hay
Anh, nơi yêu cầu hành vi vi phạm phải trái một quy định pháp luật nào
đó và nó trái với quy định chung của điều 604 Bộ luật Dân sự về trách
nhiệm bồi thường cho bất kỳ hành vi nào xâm hại đến “tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của cá nhân…” (theo hệ thống Pháp). Ai cũng biết rằng hành vi vi
phạm một quy định pháp luật là khác và hạn hẹp hơn một hành vi vi
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của một người. Vì vậy, quy định tại
Nghị quyết 03 nói trên cần được sửa đổi cho phù hợp với điều 604 Bộ
luật Dân sự.
Thứ hai, nhà làm luật cần xem xét bổ sung vào dự thảo Luật Bồi
thường nhà nước của Việt Nam quy định về bồi thường nhà nước đối
với các công trình công cộng. Quy định tại điều 2.1 Luật về bồi thường
nhà nước của Nhật Bản nói trên có thể được coi là một nguồn tham
khảo.
Cuối cùng, trong các vụ án bồi thường nhà nước, vì nguyên đơn
thường là những người không có điều kiện (khả năng) để chứng minh
rằng chủ thể vi phạm có lỗi hay không nên nhà làm luật cần xem xét
quy định chủ thể vi phạm phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi như
được quy định tương tự tại điều 623 và 624 Bộ luật Dân sự Việt Nam.

×