Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tờ trình Về việc phê duyệt Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 20222027

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.88 KB, 16 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Chủ đề: Tờ trình Về việc phê duyệt Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền
vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu
Lộc trong giai đoạn 2022-2027

Hà Nội, 2022


1
UBND TỈNH THANH HĨA
SỞ NN & PTNT
SỐ: .... /TTr-SNN&PTNT

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------Thanh Hóa, ngày… tháng… năm.
TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập
mặn dựa vào Cộng đồng trên tồn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện theo nghị định số 119/2016 /NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính phủ về một
số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi
khí hậu; Thực hiện Quyết định số 4975/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng


phịng hộ tỉnh Thanh Hóa; Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các ngành, địa phương triển khai
xây dựng Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào
Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027 với các nội dung chủ yếu
như sau:
I.

Tình hình thực hiện Dự án Trồng rừng và quản lý Rừng ngập mặn dựa vào Cộng
đồng tại Xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) tồn tại ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và

đất liền. Cũng như tình trạng suy giảm rừng ngập mặn trên toàn thế giới cũng như ở Việt
Nam trong giai đoạn trước năm 2000, xã Đa Lộc - huyện Hậu Lộc cũng đã bị suy giảm
nghiêm trọng diện tích rừng ngập mặn. Hậu quả là cơn bão Damrey năm 2005 quét qua đã
làm vỡ vụn 3,7km đê biển và gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội và kinh tế của
người dân. Sau cơn bão và chịu nhiều thiệt hại nặng nề, cùng với đồng bào cả nước, nhiều
tổ chức quốc tế đã đến chia sẻ, hỗ trợ, trong đó có tổ chức Care quốc tế. Từ đó, dự án mang
tên “Trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng” đã ra đời, đem lại nhiều
thay đổi cho người dân.


2
1.1. Hiệu quả của dự án dựa vào Cộng Đồng tại xã Đa Lộc:
Quản lý rừng nói chung và Quản lý rừng ngập mặn (RNM) nói riêng dựa vào cộng
đồng là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử
dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần
kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm,
thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng. Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
-


Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia
quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự
nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các
hoạt động lâm nghiệp…).

-

Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản
lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm
trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp
như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là
người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong
hợp đồng.
Dự án “Trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng” tại xã Đa Lộc, Hậu

Lộc chính thức ra đời từ tháng 4-2007 và hồn thành vào tháng 6-2011. Mục tiêu của dự án
là tăng cường nhận thức và năng lực của cộng đồng về quản lý rừng ngập mặn dựa vào
cộng đồng; cải thiện chất lượng và mở rộng diện tích rừng ngập mặn; giúp cộng đồng ở xã
Đa Lộc được tăng cường khả năng bảo vệ và khả năng sinh kế từ rừng ngập mặn và tăng
cường năng lực cho chính quyền địa phương với tổng ngân sách hơn 330 nghìn USD.
Qua 5 năm triển khai dự án đã thành cơng ngồi mong đợi. Từ các cuộc hội thảo, khóa
tập huấn kỹ thuật về các lĩnh vực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường… người
dân đã hiểu thêm về vai trị và giá trị của rừng ngập mặn đối với cuộc sống của họ như rừng
bảo vệ đê biển; rừng cung cấp các nguồn lợi hải sản, tạo cảnh quan môi trường. Họ tình
nguyện tham gia vào các hoạt động của dự án coi như đó là cơng việc của mình.
Trồng dự án, rừng mới trồng có với tỷ lệ sống sót cao, dao động từ 70% -90%. Khu
vực bao gồm hơn 250 ha, trải dài 3 km dọc theo bờ biển và đạt 700 m ra biển. Ngoài việc
tăng cường bảo vệ bão, dự án đã giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là



3
phụ nữ và đa dạng hóa sinh kế. Dự án đã giúp tăng cường sản xuất mật ong và tăng sản
lượng thủy sản rất nhiều; năng suất nhuyễn thể lớn gấp 5 đến 10 lần so với trước đây và thu
nhập của hộ gia đình đã được cải thiện.
1.1.1. Hiệu quả kinh tế của hoạt động phục hồi và quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng
đồng:
Hoạt động trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại vùng nghiên
cứu đã đem lại nguồn sinh kế cho người dân thông qua nguồn thu nhập bổ sung từ khai thác
các sản phẩm của rừng. Đặc biệt, với nhóm yếu thế, là các gia đình khơng có điều kiện kinh
tế để đầu tư công cụ sản xuất hoặc kinh doanh, và các phụ nữ trong giai đoạn nông nhàn.
Họ có thể tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản thủ công trong rừng và các bãi bồi ven
rừng khi thủy triều xuống thấp. Kết quả điều tra cho thấy, trung bình mỗi người có thể có
thu nhập khoảng 350.000 VNĐ/ngày từ việc khai thác thủy sản thủ công.
Khu vực bãi bồi và RNM khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ảnh hưởng triều, với chu
kì nhật triều. Người dân thường có thể tiếp cận rừng ngập mặn vào các ngày có chu kì nước
rịng, tương đương với thời gian làm việc 15 ngày/tháng và khoảng 10 tháng/năm (trừ 02
tháng người dân tập trung vào trồng và thu hoạch các sản phẩm nơng nghiệp). Với diện tích
rừng ngập mặn hiện có tại địa phương, mỗi ngày, trung bình có khoảng 250 người dân tham
gia khai thác thủy sản. Tương đương với gần 65 triệu đồng/ha/năm (~2.812 USD/ha/năm).
Như vậy, đây được coi là nguồn sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.
Thành viên của ban quản lý cộng đồng được nhận nguồn trợ cấp định kỳ từ nguồn kinh
phí nhà nước cho hoạt động bảo vệ rừng và một phần từ nguồn đóng góp của cộng đồng
địa phương. Những thành viên này chuyên tâm cho nhiệm vụ bảo vệ rừng. Ngồi ra, họ cịn
được quyền khai thác các sản phẩm ngồi gỗ từ rừng như những cơng dân khác trong vùng.
Vậy nên, có thể nói, hiệu quả về mặt kinh tế từ hoạt động trồng và phục hồi rừng tại địa
phương là rất có ý nghĩa với đời sống xã hội nơi đây.
1.1.2. Hiệu quả về mặt môi trường:
Mặc dù diện tích rừng trồng chưa phát triển như rừng tự nhiên nhưng đã tạo ra tác động
tích cực rõ rệt đến môi trường ven biển. Hơn 200 ha bãi bồi trống nay thành rừng khép tán,
có cây con tái sinh dưới tán rừng. Diện tích rừng này giúp ổn định bãi bồi, trống xói lở.

Ngày càng nhiều các sinh vật biển và chim di cư đến làm tăng đa dạng sinh học trong thảm


4
thực vật ngập mặn. Hơn nữa, cộng đồng địa phương đã nhận thực rõ về vai trò và giá trị
của rừng, có ban quản lý cộng đồng và đặc biệt là sự thay đổi hành vi của người dân địa
phương liên quan đến vệ sinh môi trường (dọn vệ sinh/qui định nơi đổ rác) đã có tác động
tích cực đáng kể đến chính rừng ngập mặn và mơi trường biển rộng lớn hơn. Ngoài ra, giá
trị gián tiếp từ khả năng tích lũy lượng lớn carbon trong đất và sinh khối rừng ngập mặn
góp vai trị đáng kể trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.2. Bài học kinh nghiệm từ Dự án Trồng rừng và quản lý Rừng ngập mặn dựa vào
Cộng đồng của Xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa:
Dự án dựa vào Cộng đồng ở xã Đa Lộc có thể minh chứng rằng việc phục hồi rừng
ngập mặn đang mang lại nhiều lợi ích, từ việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ven biển
góp phần giảm thiểu rủi ro để cải thiện quyền năng cộng đồng và khả năng sinh kế của
người dân. Và với hiệu quả cao như vậy thì dự án này nên được mở rộng trên tồn huyện
và tồn tỉnh để có thể phục hồi và phát triển diện tích rừng ngập mặn của tỉnh ta.
Ngoài ra, từ kết quả của Chương trình, có thể rút ra các bài học quan trọng trong việc
triển khai các dự án, mơ hình trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lí rừng ngập mặn dựa vào
cộng đồng:
-

Một là, cách tiếp cận quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng là một công cụ hữu
hiệu trong tăng cường năng lực và trao quyền cho cộng đồng tham gia và có trách
nhiệm trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

-

Hai là, vai trò lãnh đạo, giám sát và đánh giá tại hiện trường là một bài học kinh
nghiệm cần được nhân rộng ở các mơ hình khác.


-

Ba là, cơng tác tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của cộng đồng và người dân địa
phương nhằm thu thập các ý tưởng, thông tin và chia sẻ kinh nghiệm; sự linh hoạt
trong huy động người dân cũng là một bài học kinh nghiệm đáng học hỏi.

-

Bốn là, xây dựng quan hệ và truyền thông tới các đối tượng về những thành công, bài
học kinh nghiệm giúp tranh thủ sự ủng hộ và nâng cao khả năng nhân rộng của mơ
hình.


5
II.

Sự cần thiết của Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập
mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc:

2.1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn,
làng, buôn, bản, ấp;
Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì
sự phát triển bền vững;
Căn cứ nghị định số 119/2016 /NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính phủ về một số chính
sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ : số 548/QĐ-TTg ngày 21/04/2017
về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính
chống chịu vùng ven biển”; Số 1387/QĐ-TTg ngày 23/10/2018 về phê duyệt điều chỉnh,
bổ sung chủ trương đầu tư dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống
chịu vùng ven biển”;
Căn cứ Quyết định số 4975/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng
hộ tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Tầm quan trọng của rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn là một quần xã quan trọng được hình thành từ các các thực vật ngập
mặn và phát triển trên vùng bãi triều ven biển dọc theo các bờ biển ở những khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động
vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định chất
lượng nước ven biển, vận chuyển các chất dinh dưỡng cũng như là loại bỏ các chất gây ô
nhiễm đến từ đất liền. Rừng ngập mặn có thể bảo vệ đất, đê điều, giảm xói lở bờ biển cũng
như là cịn giúp tăng diện tích đất, đồng thời rừng ngập mặn còn là một tấm lá chắn vững


6
chắc chống lại gió báo cũng như là các thiên tai từ thiên nhiên như bão, ngập lụt và sóng
thần.
Rừng ngập mặn cịn có vai trị như là lá phổi xanh của trái đất khi nó giúp lọc khí thải,
khí cacbon từ khí quyển, thậm chí là cịn tốt hơn rất nhiều từ rừng khác, vì theo một báo cáo
của nhóm giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thì với cùng
một diện tích, rừng ngập mặn có khả năng dự trữ cacbon nhiều gấp 5 lần so với các rừng
khác trên đất liền. Đặc biệt nhất là rừng ngập mặn còn là nơi cung cấp sinh kế cho người
dân sống xung quanh và đóng góp đáng kể vào việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội của
người dân vùng ven biển Việt Nam. Rừng ngập mặn mang lại các giá trị về văn hóa cũng
như là đem đến các lợi ích cho ngành ngành du lịch của Việt Nam và nhiều quốc gia khác

trên thế giới.
HST RNM không chỉ mang lại những giá trị về kinh tế-xã hội mà cịn góp phần to lớn
trong việc bảo vệ mơi trường, đặc biệt là đối phó với biển đổi khí hậu. Chính vì thế rừng
ngập mặn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và phát triển.
2.2.2. Thực trạng rừng ngập mặn Hậu Lộc:
Trong quá khứ những vai trò quan trọng của rừng ngập mặn đối với con người và mơi
trường cịn ít được biết đến vậy nên đã dẫn đến việc nhiều rừng ngập mặn tại Hậu Lộc bị
tàn phá nghiêm trọng. Từ những năm 1980, RNM của huyện Hậu Lộc đã được các tổ chức
trong và ngoài nước quan tâm đầu tư công tác trồng và phát triển. So sánh với các huyện
ven biển trong tỉnh Thanh Hóa thì diện tích RNM của Hậu Lộc khá lớn, đứng đầu với 468,3
ha chiếm khoảng 30,4% so với diện tích RNM tồn tỉnh.


7
Bảng 1: Diện tích RNM ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2015
(nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thanh Hóa) (đơn vị: ha)

STT Đơn vị (huyện)

Tồn tỉnh

Đất ngập mặn
RNM hiện có Đất NTTS

Đất chưa có rừng

1542,3

679,8


941,5

1

Nga Sơn

160

84,4

72

2

Hậu Lộc

468,3

235

265,3

3

Hoằng Hóa

377,1

172,9


163

4

Sầm Sơn

110,3

150

68

5

Quảng Xương

207,8

165

40,5

6

Tĩnh Gia

218,8

134,2


71

Tại huyện Hậu Lộc năm 1964 tổng diện tích RNM là hơn 200 ha nhưng sau chiến tranh
diện tích này đã giảm mạnh và gần như là khơng cịn. Từ những năm 1980 RNM bắt đầu
được trồng lại. Tuy nhiên, dưới sự tác động của nhiều nhân tố, tự nhiên và kinh tế - xã hội,
đặc biệt là sự tác động của nhân tố con người nên diện tích RNM huyện Hậu Lộc có nhiều
thay đổi.
Diện tích RNM của huyện Hậu Lộc có sự biến động qua các năm:
-

Năm 1980 Hậu Lộc đã bắt đầu trồng RNM với diện tích ban đầu là 220 ha trên địa
bàn 5 xã ven biển của huyện do Quỹ Nhi đồng Anh, Hội Chữ Thập Đỏ đầu tư.


8
-

Năm 1990 diện tích RNM của huyện là 150 ha, sau 10 năm diện tích RNM giảm 70
ha. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do đây là lần đầu tiên Hậu Lộc tổ chức công
tác trồng rừng nhằm bảo vệ đê điều và dân cư vùng ven biển nên kinh nghiệm trong
cơng tác bảo vệ rừng chưa có, công tác khuyến lâm chưa được đảm bảo nên không dự
đốn được sâu bệnh và các lồi thuỷ sinh gây hại rừng. Hơn nữa, người dân chưa ý
thức được vai trị và tác dụng của RNM nên chưa có ý thức bảo vệ. Mặt khác, với áp
lực của phát triển kinh tế đặc biệt là tại các ao, đầm nuôi tơm, cua… đây cũng là
ngun nhân chính làm cho diện tích rừng bị suy giảm.

-

Năm 1995 – 2000 diện tích RNM trên địa bàn huyện tiếp tục có sự suy giảm từ 120
ha năm 1995 xuống còn 110 ha năm 2000, giảm 44 ha. Như vậy, từ năm 1980 đến

2000 diện tích RNM Hậu Lộc giảm gần một nửa với diện tích 110 ha. Trong thời gian
này diện tích RNM của huyện tiếp tục có sự suy giảm do tất cả những hạn chế trên
chưa được khắc phục, thêm vào đó chưa có cơ chế chính sách nào xử phạt những
người vi phạm như chặt RNM làm củi đốt, phá huỷ RNM mở rộng diện tích ni trồng
thuỷ hải sản…

-

Từ năm 2000 đến năm 2015 diện tích RNM huyện Hậu Lộc dần dần được phục hồi
và mở rộng diện tích. Từ năm 2005 – 2020 diện tích RNM của huyện tăng từ 250 ha
lên 507,2 ha tăng 257,2 ha. Trong thời gian này diện tích RNM của huyện liên tục
tăng vì cơng tác khuyến lâm được đảm bảo, dự đốn được sâu bệnh và các loài thuỷ
sinh phá hoại cây (như Hà biển, Hầu biển, rều rác…).
RNM huyện Hậu Lộc mang đặc điểm của rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, do

sự can thiệp quá mức của con người nên diện tích rừng tự nhiên khơng cịn, chỉ cịn là rừng
trồng. RNM huyện Hậu Lộc mang ý nghĩa phòng hộ ven biển. Vì vậy, cấu trúc của rừng
chủ yếu là 2 – 3 tầng, khơng có cấu trúc rừng trên 3 tầng tán.
-

Tầng 1: Tầng dưới tán gồm những cây thân gỗ mọc thưa, có chiều cao khoảng 10–14
m chủ yếu là các cây bần chua, đước vịi, ơ rô.

-

Tầng 2: Tầng cây bụi thấp, gồm những cây mọc tương đối dày, với chiều cao khoảng
2 – 8 m, chủ yếu là các cây như trang, vẹt dù.

-


Tầng 3: là những cây thấp mọc sát mặt đất như có gà, sam biển, cỏ mật lông…


9
2.2.3. Yêu cầu và vấn đề đặt ra:
-

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển có diện tích RNM tương đối lớn. Nhưng diện
tích Đất ngập mặn chưa có rừng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, trong khi đó hàng
năm vùng biển Hậu Lộc lại chịu ảnh hưởng lớn của gió bão, sự tàn phá của sóng
biển, thuỷ triều... Với diện tích RNM như trên bước đầu có thể bảo vệ được đê điều,
cơ sở hạ tầng ven biển cũng như sự an toàn của cư dân vùng ven biển, song về lâu
dài cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai tăng về tần suất và mạnh về cường độ thì
khơng thể đảm bảo an tồn về tính mạng cũng như tài sản của dân cư ven biển.

-

Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa là tỉnh chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH,
nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan... đang hiện hữu
ngày càng nhiều và rõ rệt hơn, thu hẹp diện tích sản xuất đất nơng nghiệp, gây thiệt
hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. BĐKH gây ra nhiều tác hại tới
rừng và nghề rừng, đe dọa tới ĐDSH và làm tăng nguy cơ mất rừng. Nhiệt độ tăng
lên làm nguy cơ cháy rừng tăng cao, làm thay đổi tổ thành và cấu trúc hệ sinh thái,
làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của một số lồi động thực vật, gây khó khăn cho cơng
tác bảo tồn ĐDSH. Hạn hán, nắng nóng và bão lũ làm tăng nguy cơ cháy rừng, cây
cối đổ gãy, lũ lụt, sạt lở đất, xói mịn đất xảy ra nghiêm trọng. Thời tiết thay đổi cực
đoan ảnh hưởng trực tiếp đến công tác trồng rừng của người dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, nhất là cơng tác trồng RNM gặp nhiều khó khăn.

-


Các chương trình dự án về Khơi phục và phát triển RNM đang được triển khai dựa
trên sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
của Việt Nam cho thấy việc khôi phục và phát triển RNM là một nhiệm vụ quan
trọng với nhằm hướng tới phát triển kinh tế- xã hội bền vững lâu dài. Nhiều tỉnh trên
cả nước đã áp dụng mơ hình “Trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng
đồng” vào thực tiễn. Là một tỉnh có diện tích RNM khá lớn thì chính quyền tỉnh ta
cần nghiên cứu, triển khai và đưa dự án “Trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn dựa
vào cộng đồng” vào thực tiễn.

Trong bối cảnh tỉnh ta và cả nước như vậy, việc đề xuất triển khai Kế hoạch Phục hồi
và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện


10
Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027, sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, môi
trường và đặc biệt là góp phần vào trong ứng phó với Biến đổi khí hậu của tỉnh. Ngồi ra,
việc triển khai Chương trình sẽ là sự mở đầu để có thể mở rộng dự án ra toàn tỉnh.
Với lý do trên đây, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn kính trình Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái
Rừng ngập mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027.
Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào

III.

Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027:
3.1. Tiêu chí của Kế hoạch:
-

Đảm bảo tầm nhìn dài hạn, tổng thể, phù hợp các Chiến lược phát triển Kinh tế - xã

hội, Chiến lược phát triển bền vững đất nước.

-

Được cấp có thẩm quyền giao khoán quản lý rừng ngập mặn cho cộng đồng bằng
Quyết định và Hợp đồng theo quy định hiện hành (Đây là một trong những tiêu chí
quan trọng để xác lập việc quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng). Quyết định
giao khốn hoặc Hợp đồng giao khốn có các điều khoản quy định rõ quyền lợi, trách
nhiệm giữa chủ rừng với cộng đồng trong đó hai bên thống nhất việc quy định mức
độ hưởng lợi theo quy định hiện hành khi diện tích rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
quản lý cho lợi ích.

-

Đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng về Phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi
khí hậu, đảm bảo mơi trường sinh thái và xã hội. Cộng đồng được hưởng thành quả
lao động trên diện tích đất, diện tích rừng được giao.

-

Sử dụng các nguồn lực sẵn có của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước như:
Sử dụng nguồn lao động của chính cộng đồng để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ để tăng cường sự tham gia của người dân vào
quản lý rừng như tư vấn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ thơng qua khuyến nơng,
khuyến lâm, tiền khốn quản lý bảo vệ rừng hàng năm và chi trả dịch vụ mơi trường
rừng (nếu có),...

-

Có quy ước/hương ước với sự tham gia của toàn thể cộng đồng và được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền phê duyệt: Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp


11
luật về quản lý rừng nhưng quy ước/ hương ước của thơn cũng có tác dụng quan trọng.
Cộng đồng muốn quản lý được rừng phải dựa vào pháp luật của Nhà nước, nhu cầu
của cộng đồng, trình độ dân trí để soạn thảo và ban hành quy ước/hương ước quản lý
và bảo vệ rừng. Nội dung quy ước/hương ước quy định quyền lợi và nghĩa vụ của mọi
thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thành viên của cộng đồng trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng. Có thể
nói, quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn là một trong những tiêu chí
quan trọng để xác nhận khu rừng ngập mặn ở địa phương đã được cộng đồng quản
lý.
Có hình thức tổ chức quản lý rừng linh hoạt, mềm dẻo. Tổ chức sự tham gia của các

-

thành viên trong cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hưởng lợi lâu dài; hình thức tổ
chức và quản lý đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo. Có thể áp dụng các hình thức tổ chức
quản lý rừng để thu hút mọi nguồn lực sẵn có ở cộng đồng như: thành lập tổ chuyên
trách bảo vệ rừng, các hộ gia đình trong cộng đồng luân phiên tuần tra rừng hoặc huy
động các tổ chức đoàn thể cấp cộng đồng tham gia bảo vệ rừng.
3.2. Mục tiêu của kế hoạch:
3.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục đích quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng là để phục hồi và phát triển bền
vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn. Từ đó, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu và tạo thu nhập từ nguồn lợi thủy hải sản. Cụ thể là chắn sóng,
chắn gió và bão tố, hấp thụ các bon, cố định phù sa, tăng nguồn lợi thủy hải sản dưới tán
rừng; bảo vệ đời sống, kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư ven biển.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

i. Tăng cường nhận thức và năng lực của cộng đồng xung quanh RNM về quản lý rừng
ngập mặn dựa vào cộng đồng. Cần tổ chức các cuộc hội thảo, khóa tập huấn kỹ thuật về các
lĩnh vực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường… để người dân hiểu thêm về vai
trò và giá trị của rừng ngập mặn đối với cuộc sống của họ.
ii. Cải thiện, nâng cao chất lượng hệ sinh thái của RNM và mở rộng diện tích rừng ngập
mặn trên tồn huyện. Hỗ trợ người dân trồng và quản lý rừng ngập mặn; Xây dựng vườn
ươm.


12
iii. Giúp cộng đồng dân cư ven biển được tăng cường khả năng bảo vệ và khả năng sinh kế
từ rừng ngập mặn và tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương.
iv. Nâng cao khả năng hấp thụ carbon, thanh lọc mơi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu và hướng tới mục tiêu zero carbon của chính phủ đã đề ra.
v. Lựa chọn các tổ chức đoàn thể tại địa phương để xây dựng một hệ thống quản lý dự án
từ cấp huyện đến cấp xã. Thành lập các nhóm tình nguyện xanh, các nhóm đi tuần và kiểm
tra RNM tại địa phương.
IV.

Giải pháp thực hiện Kế hoạch:

4.1. Về cơ chế, chính sách về quản lý RNM dựa vào cộng đồng:
-

Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan để bảo đảm xây dựng
khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện giao quyền quản lý RNM cho cộng đồng;
đồng thời bảo đảm sự đồng bộ về cơ chế, chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng RNM; Các chính sách để khuyến khích và huy
động nguồn lực để thúc đẩy khôi phục và phát triển RNM gắn với bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch;


-

Hồn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các
thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin; tăng cường
phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm
quyền được phân cấp; bảo đảm hài hịa giữa lợi ích của các đối tượng được quản lý
và các đối tượng không được quản lý RNM;

-

Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý từ các tỉnh đến cấp địa phương để bảo
đảm hiện đại và đồng bộ; kiện tồn mơ hình tổ chức, nâng cao năng lực quản lý RNm
để tổ chức thực hiện hiệu quả của kế hoạch.

4.2. Về ban quản lý RNM dựa vào cộng đồng:
4.2.1. Thành lập Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng:
Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng sẽ do thôn tự thành lập và báo cáo Uỷ
ban nhân dân cấp xã công nhận. Thành phần Ban quản lý rừng ngập mặn gồm Trưởng thôn,
4-5 thành viên được cộng đồng lựa chọn từ các đồn thể như Chi bộ thơn, Đồn thanh niên,
Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…


13
4.2.2. Nhiệm vụ của Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng:
Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, lãnh đạo xã và các tổ chức chính trị xã hội ở thôn,

-

xây dựng Quy ước quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng;

-

Xây dựng kế hoạch quản lý rừng ngập mặn dựa cộng đồng;

-

Phân chia các nhóm hộ và phân cơng nhóm hộ thực hiện kế hoạch quản lý rừng ngập
mặn, mỗi nhóm hộ có nhóm trưởng và nhóm phó;

-

Huy động vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch quản lý rừng ngập mặn;

-

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng ngập mặn; sử dụng tài liệu Hướng dẫn
kỹ thuật trồng mới và trồng bổ sung 3 loài cây ngập mặn 7 nguyên rừng mang lại và
việc phân chia lợi ích từ rừng do cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ;

-

Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn;

-

Lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về kết quả thực hiện quản lý rừng
ngập mặn dựa vào cộng đồng cho chủ rừng.

4.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng:
Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng có Trưởng Ban và 1 - 2 Phó Ban:

-

Trưởng thơn là Trưởng Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng. Trưởng ban
chịu trách nhiệm điều hành chung, kiểm tra các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn
thôn được quy định trong Quy ước quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đã được
ban hành.

-

Phó Ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng có trách nhiệm giúp Trưởng Ban
quản lý, điều hành theo nhiệm vụ được phân công.

4.3. Phương pháp xây dựng nội dung quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng:
Để có thể xây dựng nội dung quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng cần phải điều
tra tài nguyên và lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng. Việc lập kế
hoạch quản lý rừng ngập mặn được tiến hành theo trình tự: Phân lơ, mơ tả lơ rừng, đo đếm
ngồi thực địa, tổng hợp phân tích dữ liệu, đánh giá diễn biến rừng theo thời gian, xác định
mục tiêu, vấn đề và cơ hội, lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm, phân chia kế hoạch hoạt động
hàng năm. Có thể gộp thành 3 bước lớn sau đây:
- Bước 1: Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng. Nội dung của bước
1 gồm xác định lô, mô tả lô rừng, đo đếm trên thực địa.


14
- Bước 2: Tổng hợp phân tích số liệu: Tổng hợp số liệu đo đếm ngoại nghiệp trên các
ô mẫu, quy đổi theo quy định.
- Bước 3: Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm: Xác định mục tiêu chung về quản lý toàn
bộ rừng dựa vào cộng đồng. Xác định mục đích cụ thể cho từng lơ rừng và các biện
pháp tác động. Công việc này được tiến hành với sự tham gia thảo luận của cộng đồng.
Dựa vào kết quả phân tích ở phần trên, lập kế hoạch 5 năm và hàng năm.

Quản lý kế hoạch Kế hoạch do cộng đồng thơn xây dựng và trình UBND xã. UBND xã
tổng hợp khối lượng theo kế hoạch 5 năm trình UBND huyện xem xét, phê duyệt và báo
cáo UBND tỉnh. Sau khi được UBND huyện phê duyệt, cộng đồng tổ chức thực hiện, xã
chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm. Các cơ quan có liên
quan khác kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo chức năng được giao và theo quy định của
pháp luật.
V.

NỘI DUNG XIN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến chỉ đạo về một số nội
dung cụ thể sau đây:
(1) Trong tình hình Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và nhiều tỉnh trên cả
nước đã áp dụng mơ hình quản lý RNM dựa vào cộng đồng. Vậy nên Kế hoạch Phục hồi
và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện
Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027 là rất cần thiết để có bảo đảm an toàn cho người và của
của người dân ven biển và đồng thời để không bị tụt lại so với các tỉnh khác.
(2) Cho phép chỉnh sửa, hoàn thiện, và bổ sung các cơ chế, chính sách về quản lý RNM dựa
vào cộng đồng.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương Phục hồi
và phát triển RNM dựa vào cộng đồng giai đoạn 2022-2027.
(4) Đề nghị cho áp dụng kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập
mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027 vào thực tiễn


15
2. Trên đây là Tờ trình về Kế hoạch Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập
mặn dựa vào Cộng đồng trên toàn huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2022-2027, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn kính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét và quyết định.
Nơi nhận:

- Như trên;
- Các phó giám đốc Sở (để biết)
- Bộ Tài nguyên & Môi trường
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Ban Pháp chế - HĐND tỉnh
- UBND các xã, huyện Hậu Lộc
- Sở Tư pháp
- Lưu: VT, KT

GIÁM ĐỐC SỞ



×