Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của đảng đối với công giáo ở huyện xuân trường ( tỉnh nam định ) từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI CƠNG GIÁO Ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
(TỈNH NAM ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI CƠNG GIÁO Ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
(TỈNH NAM ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng



Hà Nội - 2015

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình bản thân tơi tự nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đỗ Quang Hưng. Tất cả số liệu, kết
quả nêu trong luận văn đều đảm bảo tính trung thực. Những kết luận của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày…tháng…năm
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phương Anh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn,
giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Quang Hưng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, Ban Dân vận,
Mặt trận Tổ quốc huyện Xuân Trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong q trình sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, và
các thầy cô giáo một số chuyên ngành khác của trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức

cho tôi suốt 2 năm học qua.
Một lần nữa tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................3
NỘI DUNG.............................................................................................................. 9
Chương 1. HUYỆN XUÂN TRƯỜNG (NAM ĐỊNH) VÀ ĐỜI SỐNG TÔN
GIÁO........................................................................................................................ 9
1.1.. .Khái quát chung về huyện Xuân Trường và Đảng bộ huyện Xuân Trường.
............................................................................................................................... 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................12
1.1.3. Truyền thống yêu nước của nhân dân Xuân Trường..................................15
1.2.

Vài nét về cộng đồng Công giáo ở huyện Xuân Trường...........................19

1.2.1. Q trình truyền bá Cơng giáo vào Xn Trường.....................................19
1.2.2. Công giáo ở Xuân Trường hiện nay............................................................22
Tiểu kết chương 1................................................................................................26
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG (NAM ĐINH) VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO ĐỐI VỚI CƠNG GIÁO (1997 - 2010)
................................................................................................................................. 27
2.1. Quá trình đổi mới về đường lối, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà
nước..................................................................................................................... 27
2.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo...27
2.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo từ năm 1930 đến

năm 1997................................................................................................................31
2.1.3. Đổi mới đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn
1997 – 2010............................................................................................................35
2.2. Đảng bộ huyện Xuân Trường ( Nam Định) với công tác tôn giáo..................45
2.2.1. Bước đầu thực hiện chính sách tơn giáo đối với Cơng giáo của Đảng bộ
huyện Xuân Trường (1997 - 2005).........................................................................45
2.2.2. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đổi mới chính sách tôn giáo đối với
Công giáo của Đảng bộ huyện Xuân Trường (2006 - 2010)................................55

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tiểu kết chương 2...............................................................................................74
Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU.....75
3.1. Ưu điểm........................................................................................................75
3.2. Hạn chế.........................................................................................................82
3.3. Những bài học kinh nghiệm..........................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................93
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................97

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn

năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến
đời sống chính trị, văn hố, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập
quán của nhiều dân tộc. Chính vì vậy, vấn đề tơn giáo và chính sách đối với tơn giáo
đã và đang là một trong những vấn đề phức tạp và là mối quan tâm hàng đầu của
nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo do điều
kiện địa lý thuận lợi nằm trên trục giao lưu Bắc - Nam, Đơng - Tây, có ba mặt giáp
biển thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá rất dễ cho việc truyền bá các luồng tư
tưởng, các tôn giáo trên thế giới. Ngồi ra, do bản tính dung hồ về mặt văn hoá của
người Viêt nên các hệ tư tưởng thế giới được truyền vào Việt Nam khơng sớm thì
muộn, khơng trước thì sau đều được người Việt đón nhận.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ý thức được vai trò của tôn giáo trong
đời sống xã hội nên các triều đại đã có những chính sách nhất định với vấn đề tôn
giáo. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt nhân thức cũng như về mặt lịch sử mà các chính
sách ấy chưa giải quyết hết những hạn chế của tôn giáo và chưa phù hợp với tình
hình cụ thể. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2 - 1930), Đảng đã nhận thấy
Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, tuy mỗi tơn giáo có một đặc điểm riêng, hệ tư
tưởng riêng nhưng đều có đặc điểm chung đều là một bộ phận của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Nhất là sau khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã
có những quan tâm tích cực đối với tơn giáo. Những quan điểm của Đảng về tôn
giáo được thể hiện nhất quán, xun suốt trong q trình lãnh đạo cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay khi mà vấn đề tự do tín ngưỡng tơn giáo
đang bị một số tổ chức và cá nhân lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước, nhằm
làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và toàn thể nhân dân ta đang ra sức
xây dựng thì Đảng, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam ngày càng có nhiều chính

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



sách đúng đắn, sáng suốt và phù hợp với thực tế hơn để đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng cho nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết tồn dân – động lực
chính của cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh có
nhiều tơn giáo, đơng chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, nhiều cơ sở thờ tự. Đặc biệt,
Nam Định được coi là cái nôi của đạo Công giáo ở Viêt Nam và huyện Xuân
Trường được xác định là trọng điểm tôn giáo của cả tỉnh và của cả nước.
Từ ngày tái lập huyện (01/4/1997) đến năm 2010, đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân Xuân Trường, trong đó có đồng bào tơn giáo khơng ngừng được cải
thiện; chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đã đáp ứng được
nguyện vọng chính đáng của các tín đồ tơn giáo và các nhà tu hành. Nhìn chung,
các chức sắc tôn giáo đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tín đồ các tơn
giáo n tâm, tin tưởng, hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực tham gia xây dựng quê
hương, đất nước. Các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo góp phần xây dựng khối
đại đồn kết tồn dân tộc, cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo từng bước được
tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên tình hình, hoạt động tơn giáo trên địa bàn huyện cịn một số vấn
đề cần quan tâm như: lễ hội tơn giáo có chiều hướng gia tăng, nơi thờ tự được tôn
tạo, xây dựng, huy động quá lớn sức dân; mâu thuẫn trong nội bộ tơn giáo phát sinh
gây khơng ít khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị
của cấp uỷ, chính quyền và các đồn thể địa phương.
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình tơn giáo và chính sách tơn giáo của Đảng bộ
huyện Xn Trường trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010 nhằm tổng kết thực
tiễn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm là vấn đề không chỉ có
ý nghĩa khoa học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Q trình thực hiện chính
sách tơn giáo của Đảng đối với Công giáo ở huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định)

từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề tơn giáo và
chính sách tơn giáo ln ln được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Qua các thời
kỳ lich sử, do điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị khác nhau
mà Đảng đã đề ra rất nhiều chủ trương chính sách đối với tôn giáo để phù hợp với
từng giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, vấn đề tơn giáo và chính sách đối với tôn
giáo được rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan
tâm nghiên cứu và được trình bày trong nhiều văn kiện của Đảng, các tác phẩm của
các nhà lãnh đạo Đảng và các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận, nhận thức, chủ trương, chính sách về tơn giáo của Đảng
Cộng sản Việt Nam có các cơng trình như: Ban Tơn giáo Chính phủ, Tơn giáo và
chính sách tơn giáo ở Việt Nam (sách Trắng, 2006); Nguyễn Đức Lữ, Lý luận về tôn
giáo và chính sách tơn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Tơn giáo, 2007),
Tơn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay (Nxb
Chính trị - Hành chính, 2009); Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề lý luận và thực
tiễn tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Nxb Khoa học xã hội, 1998), Lý luận về tơn giáo
và tình hình tơn giáo ở Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, 2001); Đỗ Quang Hưng,
Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn (Nxb Lý luận
chính trị, 2008); Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo (Nxb Tôn giáo, 2003)...
Đặc biệt, bàn về đường lối, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước trong
có cơng trình Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn của
GS. TS. Đỗ Quang Hưng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), đặc biệt trong

thời gian gần đây cuốn sách Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp của GS. TS. Đỗ
Quang Hưng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, 2014) là cơng trình nghiên
cứu một cách hệ thống về chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên tôn giáo và chính sách tơn giáo ở huyện Xn Trường mới chỉ
được trình bày một cách sơ lược trong các Nghị quyết của Ban thường vụ huyện uỷ,
các báo cáo tổng kết tình hình tơn giáo và chính sách tơn giáo của huyện qua các
thời kỳ.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các văn kiện của Đảng, báo cáo của huyện uỷ đã khái quát những quan điểm
chủ trương và đề ra những chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước trong
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và trong công cuộc đổi mới ngày nay. Tuy
nhiên đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách đầy đủ,
có hệ thống về vấn đề “Qúa trình thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng đối với
Công giáo ở huyện Xuân Trường (Nam Định) (1997 - 2010)”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ q trình thực hiện chính sách tơn giáo đối với Cơng giáo ở Đảng
bộ huyện Xuân Trường trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010
- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong q trình thực
hiện chính sách tôn giáo đối với Công giáo ở Đảng bộ huyện Xuân Trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc giải
quyết vấn đề tôn giáo và việc thực hiện các chính sách tơn giáo.
- Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện Xuân Trường
trong quá trình thực hiện chính sách tơn giáo đối với cơng giáo trên địa bàn huyện

từ năm 1997 đến năm 2010.
- Đánh giá khách quan tồn diện q trình tổ chức thực hiện chính sách
tơn giáo đối với cơng giáo của Đảng bộ huyện Xuân Trường từ năm 1997 đến
năm 2010.
- Rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong q trình
thực hiện chính sách tơn giáo ở huyện Xuân Trường từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tơn giáo.
Q trình thực hiện chính sách tơn giáo đối với Công giáo của Đảng bộ
huyện Xuân Trường (Nam Định) trong thời gian từ 1997 đến 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010. Năm 1997 là năm tái lập huyện
Xuân Trường sau một thời gian hợp nhất với huyện Giao Thuỷ thành huyện Xuân
Thuỷ. Năm 2010 là năm tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Xuân Trường lần thứ XXII
(8 - 2010).
- Về khơng gian: nghiên cứu sự vận dụng, cụ thể hố chính sách tơn giáo của
Đảng bộ huyện Xn Trường trên toàn địa bàn huyện.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo; quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề tơn giáo và các chính sách tơn giáo.
- Các văn kiện, chủ trương, chính sách trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

của Đảng bộ tỉnh Nam Định.
- Các nguồn tư liệu thành văn có liên quan đến vấn đề tôn giáo và tư liệu
khảo sát điền dã tại huyện Xuân Trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic.
- Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác đó là:
phương pháp điền dã, phương pháp thống kê, so sánh lịch sử, phân tích… để đối
chiếu, đảm bảo tính chính xác của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ q trình thực hiện chính sách tơn giáo đối với
Công giáo của Đảng bộ huyện Xuân Trường từ năm 1997 đến năm 2010.
- Luận văn cũng chỉ rõ những thành công, ưu điểm cũng như những thiếu sót
của Đảng bộ huyện Xn Trường trong q trình lãnh đạo thực hiện chính sách tơn
giáo. Từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần hồn thiện các giải pháp thực hiện
chính sách tơn giáo của Đảng bộ huyện Xn Trường.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7. Bố cục nội dung
Ngoài các phần mở đầu, kết luân, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Huyện Xuân Trường (Nam Định) và đời sống tôn giáo
Chương 2. Đảng bộ huyện Xn Trường (Nam Định) với việc thực hiện chính
sách tơn giáo đối với Công giáo (1997 - 2010)
Chương 3. Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
Chương 1. HUYỆN XUÂN TRƯỜNG (NAM ĐỊNH) VÀ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
1.1. Khái quát chung về huyện Xuân Trường và Đảng bộ huyện Xuân Trường.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo các nguồn thư tịch cổ thì Xuân Trường là vùng đất xưa kia thường ngập
nước theo chế độ nhật triều, lau sậy hoang vu. Vào thời kì nhà nước Vạn Xuân (năm
544) nơi đây đã có dấu chân người. Đến thời nhà Đinh (năm 968), Xuân Trường
vẫn chưa có tên riêng. Thời Lý, nước ta được chia thành 10 lộ, đất Xuân Trường lúc
đó thuộc lộ Hải Thanh.
Vào thế kỷ XV, vùng đất Xuân Trường đa phần vẫn còn là vùng bãi bồi, sình
lầy, lau sậy nối liền với rừng sú vẹt ven biển, nằm chắn sóng ngang biển Đơng, dân
cư sinh sống thưa thớt. Đây là vị trí tiền tiêu quan trọng nên trong lịch sử, giặc
ngoại xâm thường cho quân tiến đánh nước ta ở khu vực này. Chính vì vậy, mảnh
đất này đã ghi lại nhiều dấu tích lịch sử quan trọng trong q trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Thời Lý - Trần (1010 - 1400), chính quyền phong kiến rất chú trọng phát triển
kinh tế, đặc biệt công tác trị thuỷ để làm nông nghiệp rất được quan tâm. Các tuyến
đê của sông Hồng, sơng Thái Bình được nối dài ra biển và tu bổ hàng năm, công
cuộc quai đê lấp thành (thời Lý), phủ Thiên Trường (thời Trần) đã trở thành nơi hội
tụ của các cư dân các nơi đến khai cơ lập nghiệp.
Thời hậu Lê, nhà nước phong kiến tiếp tục thực hiện chính sách khuyến nơng
của thời Lý - Trần. Vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) đã xuống chiếu dụ cho dân phát
triển đinh điền. Năm 1483, vua Lê Thánh Tơng ban hành bộ luật Hồng Đức, trong
đó có đề cập đến việc “mở rộng diện tích cấy cày, tăng cường thu nhập cho nhà
nước”. Năm 1486, triều đình lại ra lệnh cho các phủ, huyện có đất bồi ven biển và

chia cho người ít ruộng cày cấy để nộp thuế.
Nhờ những chính sách đó mà vùng sinh lầy ven biển Trấn Sơn Nam Hạ thực
sự là vùng đất hấp dẫn. Hàng năm, nơng nơ vừa được giải phóng khỏi các điền
trang, thái ấp của nhà Trần đã cùng những đồn nơng dân tự do vì chiến tranh phiêu
bạt đã đổ xô về Sơn Nam Hạ. Họ dừng lại ở dải đất ven sông Hồng và các con sông

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khác định cư xây dựng một cuộc sống mới. Suốt mấy thế kỷ, cơng cuộc chinh phục
khai hoang đầy khó khăn, vất vả của con người đã tạo nên một loạt làng xã mới.
Đến thời Trịnh - Nguyễn, nhịp độ khai hoang lấn biển diễn ra nhanh hơn và
quy mô lớn hơn. Vùng đất Xuân Trường nhỏ bé xưa kia đã được mở rộng, dân cư
ngày càng đông đúc, ý thức cộng đồng trở nên sâu sắc.
Dưới triều nhà Nguyễn, chính quyền phong kiến đã tiến hành cuộc cải cách
hành chính để thuận lợi cho việc trị vì đất nước. Năm 1822 vua Minh Mệnh lập trấn
Nam Định. Năm 1831, lập tỉnh Nam Định gồm 4 phủ, Xuân Trường thuộc phủ
Thiên Trường.
Năm 1837, phủ Thiên Trường gồm năm huyện là Giao Thuỷ, Nam Chân, Chân
Ninh, Mỹ Lộc, được tách ra làm hai, một nửa hợp với phủ Tân Khai và tổng Quần
Phương thành lập huyện Hải Hậu.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 148 - SL của chủ tịch
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ đồng loạt bãi bỏ các đơn vị hành
chính phủ, châu quận đổi thành huyện, phủ Xuân Trường đổi thành huyện Xuân
Trường, sát nhập một loạt xã, thôn thành 19 xã.
Sau gần 30 năm hợp nhất, đến ngày 01/4/1997, thực hiện Nghị định 19/CP của
Chính phủ huyện Xuân Trường được tái lập bao gồm 20 xã là: Xuân Châu, Xuân
Thượng, Xuân Hồng, Xuân Thủy, Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Tân,

Xuân Bắc, Xuân Ngọc, Xuân Phương, Xuân Trung, Xuân Phú, Thọ Nghiệp, Xuân
Vinh, Xuân Kiên, Xuân Hòa, Xuân Hùng, Xuân Ninh, Xuân Tiến.
Xuân Truờng là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, thuộc đồng
bằng Bắc Bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 111,8 km 2, dân số trên 185000 người
(theo số liệu năm 2008), với 20 đơn vị hành chính (19 xã và một thị trấn). Xn
Trường có vị trí địa lý rất thuận lợi. Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình),
phía Đơng Bắc giáp huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình), phía Nam giáp huyện Hải
Hậu, phía Đơng Nam giáp huyện Giao Thủy, phía Tây giáp huyện Trực Ninh. Với địa
hình tương đối bằng phẳng, đất đai phù sa do được bồi đắp bởi nhiều con sông lớn đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Xuân Trường giao lưu và hội nhập phát triển trong
suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Xn Truờng là một huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an
ninh quốc phịng, có hệ thống giao thơng thuỷ, bộ khá thuận lợi, đồng ruộng màu
mỡ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn: sơng Hồng ở phía Đơng Bắc
phân định ranh giới giữa huyện Xn Trường với tỉnh Thái Bình, phía Tây Bắc là
sông Ninh Cơ phân định ranh giới giữa huyện Xuân Trường và huyện Trực Ninh,
phía Đơng Nam là sơng Sị phân định ranh giới với huyện Giao Thuỷ. Ngoài ra huyện
Xn Trường cịn có hàng trăm hecta bãi bồi ven sông Hồng, sông Ninh Cơ hàng
năm không những đem phù sa, nước ngọt về bồi đắp, tưới tiêu cho đồng ruộng mà
cịn tạo điều kiện cho giao thơng đường thuỷ phát triển.
Sông Hồng (người Xuân Trường thường gọi là sông Cái để phân biệt với sông
Ninh Cơ) là ranh giới của hai tỉnh Nam Định và Thái Bình, đồng thời cũng là ranh
giới của hai địa phận Bùi Chu và Thái Bình. Khi xuống tới Nam Định sơng này

chảy xế theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển bằng cửa Ba Lạt. Theo
truyền thuyết, thời xưa cửa sông này rất nhỏ, nhưng về sau, cửa Ba Lạt trở thành
cửa sông lớn và rất sâu. Những thuyền buôn lớn thường vào cửa biển này để lên
kinh thành, nơi đây thường có các thương thuyền lớn của ngoại quốc như Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản...tấp nập tới lui trong nhiều thế kỷ.
Sông Ninh Cơ là một chi nhánh hữu ngạn của sông Hồng. Tả ngạn ở phía
Đơng là các huyện Xn Trường, Hải Hậu và Giao Thủy. Hữu ngạn ở phía Tây là
các huyện Nam Trực, Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Đây là con sơng ngăn cách tỉnh
Nam Định nên từ xưa đã có rất nhiều bến đò, tàu thuyền đi lại tấp nập nhộn nhịp.
Hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân huyện Xuân Trường nguồn nước tưới tiêu cho phát triển kinh tế nơng
nghiệp trồng lúa nước, giao lưu bn bán mà cịn tác động khơng nhỏ đến q trình
truyền bá đạo Thiên Chúa. Hệ thống sơng ngịi chằng chịt với những con sông lớn
đổ ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho con thuyền chở những nhà truyền giáo
phương Tây vào đây truyền giáo từ những năm đầu của thề kỷ XVI.
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện khá thuận lợi, quốc lộ 21 từ Lạc
Quần lên thành phố Nam Định nối liền quốc lộ 1 và quốc lộ 10 là mạch máu giao

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thơng của Xn Trường với các tỉnh ven biển phía Bắc và cả nước. Tỉnh lộ 51A từ
dốc Xuân Bảng đến phà Sa Cao sang Thái Bình, đường 498 từ Lạc Quần qua huyện
Xuân Trường xuống Giao Thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho Xuân Trường hội nhập
và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quá trình hình thành vùng đất Xuân Trường cũng là quá trình người dân nơi
đây phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, biển dữ. Để chống thiên tai, bảo vệ sản

xuất, người dân đã đoàn kết trong lao động để tạo dựng được những cánh đồng phù
sa màu mỡ, những làng mạc trù phú thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp và phát
triển kinh tế, xã hội. Chính sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động đã tạo
thành thế và lực để họ chống lại thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội, chống cường quyền
áp bức, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Ngay từ buổi đầu sinh cơ lập nghiệp, cùng với nghề chài lưới đánh bắt tơm cá
dựa vào sơng ngịi, nơng nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ yếu của người Xuân
Trường. Tuy là vùng đất phù sa màu mỡ nhưng chưa hợp với nghề trồng lúa nước.
Bằng sức lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân Xuân Trường đã đắp đê, đào mương,
khơi ngòi, xây kè cống, đưa nước ngọt về thau chua rửa mặn, cải tạo đồng ruộng.
Từ quá trình sản xuất nơng nghiệp đầy khó khăn thử thách, người dân Xuân Trường
đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thâm canh cây lúa và hoa màu.
Từ các loại lúa tép dong, tép bầu, nếp trằn, hom râu, trải qua những tháng năm sản
xuất, nhân dân đã chọn lọc được những giống lúa đặc sản nổi tiếng, trở thành những
sản phẩm nổi tiếng như lúa tám xoan, tám ấp bẹ, dự hương, nếp cái hoa vàng, nếp
hương... Với bề dày kinh nghiệm, 20 năm trở lại đây, Xuân Trường đã trở thành
vùng trọng điểm lúa của tỉnh và luôn là một trong những huyện có năng suất lúa
cao của tỉnh và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Là nơi hội tụ dân cư của nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, các dịng
họ ở Xn Trường có những nét văn hố độc đáo và những nghề thủ cơng đa dạng.
Những nghề thủ cơng ban đầu chỉ mang tính tự cấp, tự túc, phục vụ cho sinh hoạt
của từng gia đình như đan lát, dệt chiếu, đóng thuyền, làm gạch, nề, mộc, rèn, cơ

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khí, ni tằm ươm tơ... Tục truyền thời Lê Hồn đánh Tống, bình Chiêm, nhân dân
vùng Kiên Lao đã có cơng đóng thuyền giúp vua cứu nước.

Trải qua bao năm tháng, với khối óc thơng minh sáng tạo, với bàn tay cần cù
tài hoa của nhân dân Xuân Trường, những ngành nghề thủ công ngày càng phát
triển, trở thành những ngành nghề truyền thống có uy tín khắp nơi như nghề đúc
đồng truyền thống ở xã Xuân Tiến, nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải ở Hành Thiện,
Xuân Tiến, Xuân Hồng, Xuân Châu, Xuân Ninh, và nghề thêu ren ở Xuân Phong,
Xuân Khu, Xuân Tiến.
Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế cả vùng
nơng thơn biến đổi. Hàng hố đã tràn vào làng quê Xuân Trường. Làng Hành Thiện
vốn được coi là một tiểu đô hội, là một thị trường lớn trong huyện lúc đó. Với ưu
thế “trên bến, dưới thuyền” và có các chợ lớn cùng với các phường buôn trong làng,
mà lớn nhất là phường bn vải Thanh Hố tạo ra một mạng lưới giao lưu hàng hóa
tấp nập thu hút các thương nhân từ Hà Nội, Hải Phịng, về bn bán trao đổi hàng
hóa. Từ đây, sản vật Xuân Trường cũng được chuyển đi mn nơi.
Đời sống văn hố tinh thần của người Xuân Trường cũng rất đa dạng, tinh
tế, vừa phản ánh những nét văn hoá riêng của các miền quê theo hành trang của
những người tới đây mở đất, vừa mang đậm dấu ấn văn hoá của đồng bằng
châu thổ sơng Hồng.
Sự gắn bó đồn kết của con người để chống lại thiên tai, giặc dữ không những
tạo nên bản anh hùng ca trong lao động, chiến đấu mà còn tạo dựng được nét đẹp
truyền thống “trong họ, ngoài làng”. Những hương ước làng xã được ra đời mang
đậm tính nhân văn cao cả. Nhiều làng được vua Tự Đức ban tặng là “Mỹ tục khả
phong” như ở Hành Thiện, Trà Lũ.
Mang đậm dấu ấn, phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, đời sống tâm linh của người Xuân Trường gắn liền với
tín ngưỡng tơn thờ trời đất và thờ cúng tổ tiên. Cùng với quá trình hình thành làng
xã, đạo Phật cũng hình thành và giữ vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của
người dân. Hầu hết các làng xã đều xây dựng chùa thờ Phật, tiêu biểu như chùa Keo

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Hành Thiện, chùa Kiên Lao - Xuân Kiên, chùa Trung - Xn Trung... Đây là
những cơng trình được xếp hạng trong quần thể di tích lịch sử văn hố.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều đình, chùa, đền trong
huyện đã trở thành nơi hội họp của cán bộ, đảng viên, nơi che giấu cán bộ, tài
liệu cách mạng.
Cùng với sự phát triển của đạo Phật, từ năm 1533 đạo Thiên chúa được truyền
vào Xuân Trường. Vùng Trà Lũ, Bắc Câu là hai địa phương đầu tiên tiếp nhận sự du
nhập của tơn giáo này. Người đóng vai trị tích cực truyền đạo là giáo sỹ Inêkhu. Sang
thế kỷ XVII, với sự ráo riết truyền đạo của các giáo sỹ phương Tây từ Bắc Câu, Trà
Lũ và Ninh Cường (Trực Ninh), Quần Anh (Hải Hậu), đạo Thiên Chúa đã phát triển
nhanh chóng ở Xuân Trường và tỉnh Nam Định.
Xuân Trường cũng là vùng “địa linh nhân kiệt”, là vùng đất văn, đất học có
tiếng từ xưa, là vùng đất tiêu biểu của trấn Sơn Nam Hạ với làng học Hành Thiện nổi
tiếng cả nước với 7 vị đỗ đại khoa, 97 vị đỗ cử nhân, 248 tú tài. Vì vậy, từ xưa trong
nhân gian đã lưu truyền câu ca dao “xứ Đông Cổ Am, xứ Nam Hành Thiện” với niềm
tự hào sâu sắc. Ham học hỏi, tôn sư trọng đạo đã trở thành một nét đẹp truyền thống
trong mỗi con người nơi đây. Dưới thời phong kiến, nhiều gia đình, dịng họ đều
chăm lo ni chồng, con học hành thơng tỏ chữ “Thánh hiền” để giúp ích cho đời.
Thời Nguyễn, mỗi lần triều đình mở khoa thi đều có nho sinh của huyện tham dự và
nhiều người đã đỗ đạt cao, trở thành những bậc hiền tài của đất nước. Các làng, xã
đều dành một phần ruộng (học điền) để khuyến khích sự học. Người mở đầu cho sự
nghiệp vẻ vang của huyện Xuân Trường là cụ Đào Minh Dương, đỗ tiến sỹ năm 1550
đời vua Mạc Phúc Nguyên. Từ năm 1856 đến năm 1915, cả Bắc Kỳ đều thi hương ở
Nam Định. Trong các kỳ thi, cả 3 vị đỗ đầu đều là người Hành Thiện, đó là Đặng
Xuân Bảng đỗ tiến sỹ năm 1856, Nguyễn Ngọc Liên, Đỗ Hữu Dương đỗ tiến sỹ năm
1889. Rất nhiều các làng trong huyện có các nhà nho đỗ cử nhân, tú tài. Đăng Xuân
Bảng – ông nội của cố Tổng bí thư Trường Chinh đỗ tiến sỹ năm 29 tuổi và làm việc

ở nội các nhà vua. Tuy làm quan nhưng ông sống liêm khiết, nhân hậu và yêu nước.
Hầu hết những người đỗ cử nhân, tú tài đều mở lớp dạy học tại quê hương, nhờ đó
mà việc học hành được toàn dân coi trọng.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3. Truyền thống yêu nước của nhân dân Xuân Trường
Không chỉ là vùng đất văn hiến, Xuân Trường còn là quê hương của nhiều hoạt
động cách mạng xuất sắc như Nguyễn Thế Rục, Đặng Xuân Thiều và đặc biệt là Cố
Tổng bí thư đồng chí Trường Chinh.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Xuân Trường có những nhà khoa học
nổi tiếng như Đặng Vũ Khiêu, ông được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh
đợt I năm 1996 và nhiều người giữ những cương vị quan trọng của Đảng, Nhà nước
như Đặng Quốc Bảo, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Quân Thuỵ, Đặng Hồi Xuân,...
Người Xuân Trường có cội nguồn yêu nước thiết tha. Truyền thống đó đã thấm
sâu vào đời sống tâm linh qua việc tôn thờ những danh tướng, danh nhân có cơng
đánh giặc giữ nước, có cơng mở đất, dựng làng như đền thờ Nguyễn Công Hai (vùng
đất Xn Tân ngày nay), là người có cơng giúp Lý Thường Kiệt đánh giặc Chiêm
Thành xâm lược nước ta. Đánh tan giặc Chiêm Thành, vua Lý Nhân Tông luận công
ban tặng cho ông danh hiệu là “Đệ nhị long vương thượng đẳng thần”. Đền Xuân Hy
(Xuân Thuỷ), Xuân Bảng (Xuân Hùng) thờ tướng cơng Ngơ Miễn là người đã có
cơng đưa dân 10 họ về đây lập “ Tân ấp” từ năm 1392 và nhiều đền thờ khác.
Thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn với chế độ áp bức bóc lột nhân dân hết sức
nặng nề, khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân với phong kiến càng thêm sâu sắc hơn.
Những cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra mà vang dội nhất là khởi nghĩa của Phan Bá Vành
được nhân dân dốc lòng hưởng ứng, ủng hộ. Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa
của Phan Bá Vành ở Xuân Trường đã góp phần làm lung lay chế độ phong kiến.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm
lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt rồi từng bước ký kết các
hàng ước với thực dân Pháp. Năm 1860, nhiều người dân Xuân Trường tình nguyện
tham gia đội quân nghĩa dũng của cụ đốc học Phạm Văn Nghị vào Nam đánh Pháp.
Khi Pháp đánh ra miền Bắc, nhân dân Xuân Trường hưởng ứng phong trào Cần
Vương cứu nước.
Tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất được hun
đúc trong truyền thống đánh giặc ngoại xâm, chính là mảnh đất tốt để gieo mầm
cách mạng vơ sản sau này.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Những năm đầu thế kỷ XX, khi phong trào yêu nước theo xu hướng cách
mạng mới bùng lên như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng đã có
nhiều nhà nho ở Xuân Trường cổ vũ hưởng ứng. Nhiều thanh niên tiến bộ trong
huyện đã vượt biển sang Nhật Bản, Trung Quốc hoặc gia nhập Duy Tân Hội, Việt
Nam Quang phục hội, tham gia thành lập Đông Kinh nghĩa thục. Một số nhà nho
yêu nước đã mở trường dạy học, khơi dậy lòng yêu nước căm thù giặc cho học sinh.
Là quê hương có truyền thống yêu nước sâu sắc, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình
và ở cách thành phố Nam Định - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của các
tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ khơng xa, lại có đường giao thơng khá thuận lợi
nên những hoạt động yêu nước ở thành phố Nam Định đã có tác động và ảnh
hưởng sâu sắc tạo điều kiện cho nhân dân Xuân Trường sớm tiếp nhận được ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản.
Sự ra đời và phát triển của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí
hội ở Nam Định (1927) là một sự kiện chính trị quan trọng trong đời sống và phong
trào yêu nước trong tỉnh đã ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến tình hình cách mạng ở

Xuân Trường. Là học sinh yêu nước của Xuân Trường học tại trường Thành Chung
(Nam Định) trong những năm 1925 - 1926, người thanh niên yêu nước Đặng Xuân
Khu (tức Trường Chinh) đã hăng hái tham gia các phong trào yêu nước của học sinh
ở Nam Định.
Cách mạng Tháng Tám ở Xuân Trường thắng lợi (20 - 8 - 1945) đã góp phần
cùng với nhân dân trong tỉnh và cả nước lật đổ chế độ thống trị của bọn đế quốc
ngót một trăm năm cùng với chế độ phong kiến ngự trị suốt hàng nghìn năm. Từ
đây nhân dân Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước, Tỉnh uỷ, nhân dân huyện Xuân Trường tích cực tham gia xây dựng chính
quyền mới, xố bỏ những tàn dư của chế độ cũ.
Ngày 23 - 9 - 1945, quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, bắt đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cùng với cả nước, nhân dân Xuân Trường dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã tích cực tham gia xây dựng chính quyền mới và phong trào
quyên góp tiền, gạo thuốc men và vũ khí ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Là vùng đất phì nhiêu, dân cư đơng, có nhiều đồng bào theo đạo Thiên Chúa
nên Xuân Trường trở thành mục tiêu lớn của thực dân Pháp trong cuộc đánh chiếm
đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Đây cũng là vùng đất giáp biển và có nhiều sơng lớn
bao bọc thuận lợi cho thực dân Pháp dùng tổng lực thuỷ, bộ binh đổ bộ, dễ dàng vây
chặt và đánh chiếm hịng triệt phá hậu phương của ta. Vì thế, thực dân Pháp đã mở
những cuộc hành quân thăm dò vùng tự do của ta, tung gián điệp dò xét bắt liên lạc
với bọn phản động. Thực dân Pháp gấp rút tổ chức và luyện tập cho “Tự vệ công
giáo”, “Thanh niên công giáo” để phối hợp thực hiện đánh chiếm mở rộng vùng
kiểm sốt của mình.

Bằng những hành động qn sự, kết hợp với những thủ đoạn thâm độc để lợi
dụng lòng tin của đồng bào theo đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp tuyên truyền xuyên
tạc đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Mặt khác lại nêu chiêu bài “chống
cộng”, “giải phóng đất thánh”, “giành tự trị cho Công giáo” để lôi kéo giáo dân.
Cuối tháng 12 - 1949, quân Pháp ép vua bù nhìn Bảo Đại phải để cho bọn phản
động đội lốt Thiên Chúa thành lập “tỉnh Công giáo Bùi Chu tự trị” gồm các huyện
Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Ninh và một phần phía Nam của hai
huyện Nam Trực và Nghĩa Hưng.
Trước những cuộc hành quân chiếm đóng của giặc Pháp, quân và dân trong
huyện đẩy mạnh phát triển chiến tranh du kích, củng cố, xây dựng lại cơ sở kháng
chiến trong vùng địch tạm chiến, tuyên truyền vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo
của kẻ thù, vận động lương - giáo đoàn kết.
Tháng 9 - 1950, hưởng ứng phong trào “Thi đua giết giặc lập công”, quần
chúng nhân dân nổi dậy có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang phá thế kìm kẹp của
địch, vạch mặt bọn phản động, xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng có đơng đồng bào
theo đạo Thiên Chúa.
Ngồi ra, để đối phó với âm mưu chiếm đóng của địch, tồn dân tích cực tham
gia các phong trào như “rào làng kháng chiến”, “ngũ gia liên bảo”... Đồng bào
lương - giáo đã đồn kết, xố bỏ những hiềm khích cá nhân để hợp sức cùng nhau
đánh đuổi thực dân Pháp. Lực lượng quân sự huyện, nhất là quân du kích phát triển,

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong đó có nhiều đội du kích ở vùng đồng bào Công giáo đã trưởng thành cả về số
lượng, chất lượng và hiệu quả chiến đấu.
Trước sự chiến đấu anh dũng của nhân dân, 7 - 1954, quân địch đã rút bỏ tồn
bộ các vị trí cịn lại ở huyện Xuân Trường và tỉnh Nam Định. Nam Định là tỉnh đầu

tiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp và tay sai trên địa bàn huyện Xuân Trường đã ghi nhận sự đóng góp to
lớn của đồng bào Cơng giáo.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), khi nhân dân miền Bắc đang tập trung
mọi cố gắng để hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân thì các
thế lực phản động lại lợi dụng tôn giáo, ngấm ngầm thực hiện âm mưu của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai Ngơ Đình Diệm dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Kẻ
thù tung ra các tin bịa đặt “ chính phủ Việt Minh cấm đạo”, “Chúa đã vào Nam”,
“Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc’’... Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh
Nam Định đã qn triệt chỉ thị của Trung ương Đảng tổ chức vận động tuyên truyền
tích cực nên đồng bào ở Nam Định đã nghe theo xin ở lại khơng di cư, góp phần
không nhỏ vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội của huyện
Xuân Trường nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), nhân dân Xuân Trường vừa
tham gia xây dựng kinh tế, vừa tham gia chiến đấu đánh đuổi giặc Mỹ. Trên mặt
trận sản xuất, nhân dân Xuân Trường với tinh thần “chống Mỹ cứu nước, vượt
1000kg/mẫu/vụ”, “Nam Hà đoàn kết chống Mỹ cứu nước”. Trong cuộc tuyển quân
chi viện cho miền Nam năm 1965 của huyện có 300 thanh niên Công giáo (trong
tổng số 3000 thanh niên của tỉnh) tham gia, góp phần to lớn vào chiến thắng Mùa
Xuân năm 1975.
Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay, đồng bào các tôn giáo
huyện Xuân Trường với tinh thần “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “kính Chúa
u nước”, “tốt đời đẹp đạo”,… đã đồn kết cùng nhân dân trong huyện xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1.1.

Vài nét về cộng đồng Công giáo ở huyện Xuân Trường

1.2.1. Q trình truyền bá Cơng giáo vào Xn Trường
Đạo Cơng giáo được hình thành từ thế kỷ I TCN ở đế quốc Rơma cổ đại. Sự
hình thành của Cơng giáo giáo gắn bó chặt chẽ với những điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hoá - tư tưởng của chế độ La Mã thế kỷ I TCN và gắn với vai trị của nhân vật
lịch sử Chúa Kitơ cùng các tông đồ của ông.
Giáo lý cơ bản của đạo Công giáo thể hiện trong Kinh Thánh của đạo gồm hai
phần: Cựu ước và Tân ước.
Cũng như các tôn giáo khác, đạo Công giáo xem việc truyền đạo là sứ mạng
thiêng liêng và thường trực. Ngay từ rất sớm, với lời thúc giục “ Hãy đi khắp trái
đất và giảng Phúc âm cho mọi người” (Mat 28,19) các giáo sĩ đã đi khắp nơi truyền
bá đạo Thiên Chúa.
Đạo Công giáo ngay từ khi mới ra đời giữ vai trò trong đời sống tâm linh của
người châu Âu. Vào các thế kỷ XVI - XVII, khi người phương Tây phát hiện ra con
đường đi vòng quanh thế giới, bắt đầu trao đổi buôn bán và chinh phục các vùng đất
thuộc châu lục khác thì Cơng giáo giáo cũng trở thành một phương tiện thâm nhập
hết sức quan trọng của họ. Các giáo sĩ Cơng giáo thuộc nhiều dịng tu khác nhau đã
theo thuyền bn thâm nhập hầu hết các nước ngồi châu Âu, đến các nước ở bán
đảo Đông Dương khi mà ở đây chế độ phong kiến thống trị hàng ngàn năm đang ở
trong giai đoạn suy thối. Trong đó, Việt Nam cũng là nơi được các giáo sĩ, thừa sai
chọn để mở rộng “nước Chúa”.
Tình hình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII có nhiều xáo trộn và diễn
biến phức tạp. Nội bộ giai cấp thống trị hết sức lục đục vì sự tranh chấp quyền lực
dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài trong nhiều năm. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc
triều (1530 - 1592) khơng chỉ gây ra bao đau thương, chết chóc, đẩy hàng chục vạn
trai tráng vào cảnh chém giết lẫn nhau mà còn tàn phá mùa màng, gây nên hàng loạt

trận đói khiến đời sống nhân dân hết sức cực khổ. Tình trang Nam - Bắc triều chấm
dứt chưa được bao lâu thì lại xảy ra sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Một
cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ kéo dài gần nửa thế kỷ. Sau nhiều lần đánh nhau
dữ dội mà khơng có kết quả, qn sĩ hao tổn, chán nản, nhân dân cực khổ, hai họ

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trịnh - Nguyễn đành phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt. Sau
đó là cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh với quân Tây Sơn và sự khôi phục của nhà
Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Những điều đó đã làm cho kinh tế trì trệ gián đoạn, chính
trị hỗn độn, đời sống nhân dân đói khổ lầm than, nhân tâm dao động ly tán, tạo tình
thế thuận lợi cho viện thâm nhập truyền bá đạo Công giáo cũng như việc nhịm ngó
chinh phục của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI, ở Việt Nam đã có các giáo sĩ
phương Tây đến truyền giáo. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”
chép rằng: “Gia tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt
nhật, dương nhân Inêkhu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao
Thuỷ chi Trà Lũ âm dĩ Gia tô tả đạo truyền giáo”. Dịch nghĩa là: “Đạo Gia tô, theo
bút ký của tư nhân, đời Lê Trang Tơng, tháng 3 năm Ngun Hồ thứ nhất (1533),
có người Tây dương nên Inêkhu lén vào truyền bá đạo Gia tô ở làng Ninh Cường
và Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thuỷ”.
Như vậy người đóng vai trị tích cực truyền đạo trong thời gian đầu là giáo sĩ
Inêkhu và năm 1533, Xuân Trường là một trong những nơi đầu tiên tiếp nhận tôn
giáo mới này. Năm 1550, linh mục Gaspar da Santa Cruz đến giảng đạo tại Hà
Tiên; năm 1558, các linh mục khác như Luis de Fonseca, Gregoice de la Motte
truyền giáo ở miền Trung; năm 1583, các linh mục Diego, Doropesa, Pedro Ortiz
đến truyền giáo ở vùng ven biển Quảng Ninh…Thời kỳ từ năm 1533 đến năm

1614 chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan - xi - cơ thuộc Bồ Đào Nha và dịng Đa
Minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào nước ta, nhưng do không
quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không mấy hiệu quả.
Những hoạt động của các giáo sĩ trên chỉ trong giai đoạn dò đường, phải đợi đến
thế kỷ XVII việc truyền giáo mới được dịng Tên tổ chức quy mơ hơn.
Từ năm 1615 đến năm 1665 các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma
Cao (Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (Nam sơng Gianh) và
Đàng Ngồi (Bắc sơng Gianh). Ở Đàng Trong có các linh mục F.Buzomi, Diego
Carvalho, F. de Pina và đặc biệt là Alexandre de Rhodes. Ở Đàng Ngồi có linh mục
Pedro Marque, Gaspar d’ Amaral, Antonio Barbosa,… Trong khoảng 10 năm từ

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


năm 1615 đến năm 1625 đã có 21 giáo sĩ vào nước ta. Năm 1627, Alexandre de
Rhodes cùng một số giáo sĩ Bồ Đào Nha đến cửa Bạng (Thanh Hoá). Họ đã được
Trịnh Tráng đưa về Thăng Long giảng đạo. Nhờ đó Alexandre de Rhodes đã làm lễ
rửa tội cho hàng ngàn người. Vào năm 1645, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam,
Alexandre de Rhodes trở về châu Âu báo cáo tình hình và kêu gọi các giáo sĩ sang
truyền giáo ở Việt Nam. Những giáo sĩ dòng Tên tỏ ra thông thạo tiếng Việt Nam lại
hoạt động khôn khéo nên mặc dù gặp nhiều khó khăn phức tạp, có khi phải đổ máu
nên đã thu hút được khá nhiều người dân theo đạo.
Sang giữa thế kỷ XVII, các chính quyền Lê - Trịnh và Nguyễn bắt đầu ráo riết
cấm đạo nhưng các giáo sĩ vẫn tiếp tục hoạt động. Hội truyền giáo đối ngoại Pari
được thành lập (do sự vận động tích cực của Alexandre de Rhodes), năm 1660 cử
Lambe sang Viễn Đông phụ trách khu vực Đàng Trong. Năm 1662 Paluy được cử
sang phụ trách khu vực Đàng Ngoài. Chủ trương của họ là phải kết hợp giữa truyền
đạo và phát triển thương mại. Nhờ đó các giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động được. Năm

1665, Đâyđiê được cử ra Đàng Ngoài. Bấy giờ theo báo cáo của các giáo sĩ, ở Đàng
Ngồi đã có 35000 giáo dân, 200 giảng đường, 75 nhà thờ hay phòng họp. Dựa vào
sự suy thoái của Nho giáo, cuộc sống khổ cực của nhân dân vì chiến tranh, đói kém,
quan lại nhũng nhiễu, các giáo sĩ phương Tây đã truyền bá giáo lý về Chúa cứu thế,
về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, lại tìm cách
cứu giúp những kẻ nghèo khổ. Vì vậy, số giáo dân ngày càng tăng lên, mặc dầu các
giáo sĩ luôn luôn vấp phải sự phản kháng của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn
sùng các thần linh cứu nước, ý thức dân tộc… Trong công cuộc truyền bá này, chữ
Quốc ngữ góp phần quan trọng và trở thành một cơng cụ đắc lực cho q trình
truyền giáo. Các giáo sĩ đã giảng dạy bằng tiếng Việt, viết nhiều sách giáo lý bằng
chữ Quốc ngữ. Giáo dân không học chữ Nho mà chỉ học chữ Quốc ngữ. Các Chúa
Trịnh, Nguyễn nghĩ đến mối nguy đã nhiều lần ra lệnh “Cấm tà đạo Gia tô”, “Phá
huỷ các nhà thờ đạo, kinh sách”. Chỉ tính riêng trong 3 đời vua của triều Nguyễn là
Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đã có tất cả 14 sắc chỉ cấm đạo Cơng giáo. Tuy
nhiên những chính sách đó khơng nhất qn và kém hiệu quả. Đặc biệt là trước và
sau thời điểm thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (đời vua Tự Đức) việc
cấm đạo càng trở nên gay gắt quyết liệt.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×