Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TÌM HIỂU THÀNH TỰU TRÊN LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG 35 NĂM ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC (19862021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.5 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài:

TÌM HIỂU THÀNH TỰU TRÊN LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT
NAM TRONG 35 NĂM ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC (1986-2021)

Nhóm thực hiện: Nhóm 2
GV hướng dẫn:
Lớp HP: 2260HCMI0131

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2

1.1. Khái niệm đối ngoại, đường lối đối ngoại...........................................................2
1.2. Vai trò của đường lối đối ngoại...........................................................................2
1.3. Đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới...............................................3
CHƯƠNG 2: THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
HƠN 30 NĂM ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC ( 1986 – 2021)

5



2.1. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng
vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hố, đa dạng hố, thuận lợi
cho cơng cuộc đổi mới.................................................................................................7
2.1.1. Về kinh tế..........................................................................................................7
2.1.2. Về chính trị.....................................................................................................11
2.1.3. Về văn hóa - xã hội........................................................................................12
2.1.4. Về giáo dục và đào tạo...................................................................................15
2.1.5. Về mơi trường................................................................................................16
2.1.6. Về y tế.............................................................................................................17
2.1.7. Về quốc phịng................................................................................................18
2.2. Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng
được nâng cao............................................................................................................19
2.3. Cơng tác đối ngoại góp phần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục
vụ phát triển đất nước..............................................................................................21


2.4. Đối ngoại đóng vai trị tiên phong trong việc giữ vững mơi trường hồ bình,
ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước........................................................24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÙNG
NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

27

3.1. Ý nghĩa của công tác đối ngoại trong 35 năm đổi mới.....................................27
3.2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................27
3.3. Thách thức trong công tác đối ngoại thời gian tới...........................................29
3.4. Một số vấn đề lưu ý để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đối

ngoại trong thời gian tới...........................................................................................30
KẾT LUẬN

31


1

LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực đối ngoại từ xưa đến nay với mỗi một quốc gia đều có vai trị vơ cùng
quan trọng, bởi đối ngoại góp phần tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa quốc
gia hội nhập với thế giới, góp phần tạo điều kiện phát triển đất nước, nâng cao vị thế
nước ta trên trường quốc tế. Ngồi ra cơng tác ngoại giao cịn giúp duy trì và củng cố
mơi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp giữ
vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, tạo cơ hội về hội nhập
quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Qua 35 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh
vực đối ngoại. Do vậy, nhóm 2 chúng em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu thành tựu trên
lĩnh vực đối ngoại Việt Nam trong 35 năm đổi mới đất nước 1986-2021” để từ đó hiểu
thêm về những đóng góp cũng như những thành tựu của nước ta đã đạt được. Qua đó
hiểu được ý nghĩa, bài học kinh nghiệm và những thách thức, định hướng triển khai
đường lối đối ngoại của Đảng trong thời gian tới.


2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm đối ngoại, đường lối đối ngoại
Đối ngoại là một lĩnh vực vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Những hoạt
động có thể diễn ra trên mọi quốc gia, bao gồm cả lãnh thổ Việt Nam, đồng thời có thể

diễn ra cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới. Đối ngoại là những hoạt động được
thực hiện với mục tiêu kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phịng an ninh… hoặc có thể
được thực hiện với mục đích khác như xin tài trợ trong các chương trình của sinh
viên, chương trình truyền hình…
Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ở
mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụ
đường lối đối nội.
1.2. Vai trò của đường lối đối ngoại
Đường lối đối ngoại có vai trị chính đó chính là chủ động tạo ra mối quan hệ
quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và củng cố môi
trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với hoạt động
đối ngoại sơi động, tích cực, chúng ta đã mở rộng và nâng lên tầm cao mới các mối
quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn, tranh thủ
sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của
nhân dân ta. Chính bản chất nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp
ngoại giao Việt Nam xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các
nước, kể cả với những nước vốn là cựu thù của đất nước ta.
Hoạt động đối ngoại đã góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta đã hoàn thành thực hiện phân
giới cắm mốc với Lào, Trung Quốc; đang thúc đẩy phân giới cắm mốc với
Campuchia, đàm phán phân định biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở
khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với
Indonesia, xử lý các vấn đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng với Malaysia. Công


3

tác đối ngoại tham gia tích cực vào việc giữ vững và xây dựng đường biên giới trên bộ

hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng; kiên quyết, kiên trì
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên Biển
Đông, không để các tranh chấp leo thang thành xung đột. Thực hiện nhiệm vụ đối
ngoại, đấu tranh kiên quyết trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, kịp thời xử lý
các khía cạnh đối ngoại phức tạp, góp phần bảo đảm ổn định chính trị – xã hội của đất
nước.
Hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh và hiệu quả chủ trương
lớn về Hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các
kênh, gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại
nhân dân, diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nỗ lực trong
hoạt động đối ngoại đã phát huy vai trò của nước ta trên nhiều diễn đàn và tổ chức
quốc tế, tranh thủ có được những vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an, Ủy ban
Nhân quyền, Hội đồng kinh tế – xã hội của Liên hợp quốc…
Hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các
nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Có nhiều quốc gia, vùng lãnh
thổ, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Đàm phán thành công nhiều hiệp định
thương mại tự do với 55 quốc gia, mở ra triển vọng huy động thêm các nguồn lực từ
bên ngoài để phát triển.
1.3. Đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của
đối ngoại thời kỳ Đổi mới là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
vì hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
tồn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài;
nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
Mục tiêu của đối ngoại được xác định là: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân
tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp
quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.



4

Phương hướng đối ngoại là: Chủ động, tích cực triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu
quả các hoạt động đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối
ngoại nhân dân, đối ngoại của các cấp, các ngành, các địa phương.
Nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại là: Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối
ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hồ bình, ổn định, huy động các
nguồn lực bên ngồi để phát triển và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất
nước.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước và triển khai
thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII đã đề ra, đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư
duy và phương thức tổ chức hoạt động, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
 Một là, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại
Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện và thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của
Nhà nước đối với đối ngoại và hội nhập quốc tế. Quán triệt sâu sắc, tồn diện,
cụ thể hố và tổ chức thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng
bằng các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án đối ngoại và hội nhập quốc
tế.
 Hai là, củng cố tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các
đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện,
đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng,
cùng có lợi, tơn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế.
 Ba là, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, sáng tạo hơn nữa đối ngoại đa phương,
chủ động, tích cực phát huy vai trị, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế
đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế; đặc biệt là ASEAN, Liên hợp
quốc, các cơ chế hợp tác liên nghị viện quốc tế và khu vực (như AIPA, IPU),
APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công, cũng như trong các vấn đề quốc tế có tầm
quan trọng chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của Việt

Nam.
 Bốn là, tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao
Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo


5

thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
huy động nguồn lực bên ngồi cho phát triển đất nước.
 Năm là, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với
văn hoá truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh để tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện khoa học, lý luận ngoại giao Việt Nam. Đẩy mạnh
hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời thúc đẩy và nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế trong các lĩnh
vực văn hoá, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,
du lịch…, qua đó đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
 Sáu là, Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của dân
tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, sức mạnh con người
Việt Nam và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Triển khai
đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy địa
phương, doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ, kết hợp hiệu quả
nguồn lực bên ngoài với các nguồn lực trong nước, góp phần thực hiện thắng
lợi các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 Bảy là, nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức của cơng tác ngoại
giao văn hố, thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân, triển khai tồn diện và
mạnh mẽ hơn cơng tác cơng tác người Việt Nam ở nước ngoài để tạo sự gắn kết
chặt chẽ, phát huy được tối đa các nguồn lực, sức mạnh tổng hợp cho phát triển
đất nước.
 Tám là, mở rộng, nâng cao hiệu quả và đưa các mối quan hệ đối ngoại Đảng đi
vào chiều sâu, tạo nền tảng chính trị cho quan hệ giữa nước ta với các nước; tạo

lập sự đồng thuận và hậu thuẫn chính trị của các chính đảng và các lực lượng
chính trị đối với sự nghiệp đổi mới. Củng cố, nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân, tạo nền tảng xã hội hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta với
nhân dân các nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức nhân dân với vai
trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác trong hoạt động đối
ngoại.


6

 Chín là, kiện tồn và nâng cao hiệu quả của các cơ chế phối hợp liên ngành
trong lĩnh vực đối ngoại. Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách
chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại để
đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.


7

CHƯƠNG 2: THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG 35 NĂM ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC ( 1986 – 2021)

2.1. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng
vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hố, thuận lợi
cho cơng cuộc đổi mới.
2.1.1. Về kinh tế
Sau hơn 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2021 về kinh tế, Việt Nam đã và
đang phát triển ổn định, từ một nước đói nghèo vươn lên trở thành nước xuất khẩu
hàng đầu thế giới về nơng thủy sản, bước vào ngưỡng thu nhập trung bình và hội nhập
ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Ngành Ngoại giao Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực trong q trình ký kết
và thực thi các hiệp định thương mại tự do, góp phần giúp Việt Nam đa dạng hóa thị
trường và sản phẩm, đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Thời gian qua, ngành Ngoại
giao đã đôn đốc triển khai và đưa các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực đi vào
thực chất, đạt hiệu quả. Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nền
kinh tế. Chỉ trong năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỷ
USD, tăng trưởng 14,8%, trong đó, Việt Nam xuất sang EU đạt 4,8 tỷ USD, tăng
14,2% so với năm 2020. Bên cạnh đó, hiệp định FTA giữa Việt Nam và Vương quốc
Anh có hiệu lực từ năm 2021 cũng đã góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa
hai quốc gia, với tổng giá trị 6,6 tỷ USD.
Cùng với sự hỗ trợ của ngành Ngoại giao, thời gian qua, Việt Nam cũng đã khơng
ngừng tích cực hồn thiện khung pháp lý, phê chuẩn hiệp định RCEP trước tháng
11/2021 và dự kiến Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2025. Với sự tham gia
của nhiều nền kinh tế lớn và có mối quan hệ sâu rộng với Việt Nam, như: Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản…, RCEP hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước
ngồi ln tích cực trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho thương nhân và nhà đầu tư


8

trong nước tiếp cận với các thị trường mới thông qua q trình trao đổi thơng tin như
tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp mặt, trao đổi thông tin về thị trường cho các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài.
Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, dưới sự chỉ đạo của
Chính phủ, triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều chính sách, biện pháp phục hồi kinh
tế trong và sau đại dịch như bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, giao thương hàng hóa,
dịch vụ trong nước cũng như giữa Việt Nam với nước ngồi; tiếp tục đẩy mạnh cải
thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, cắt giảm thủ tục, chi phí.


 Về hợp tác song phương:
Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 180 quốc gia
trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường
của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết gần 100 Hiệp định thương mại song phương,
trên 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, khoảng 70 Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các
tổ chức quốc tế.
Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất
khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản,
như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... ln duy trì ở mức
cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh bị
ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới
suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn
đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong
5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã
đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng
thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

 Về hợp tác đa phương và khu vực:
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên
nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác
chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị


9

trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO (Tổ chức Thương mại thế giới).
Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường,
trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với nhiều tổ chức định chế tài chính quốc tế,
cụ thể: ngày 15/9/1976, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của của Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), ngày 21/9/1976 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Ngân
hàng thế giới (WB), ngày 23/9/1976 Việt Nam gia nhập vào Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB). Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)
từ 1/1/1996. Đây là sự kiện đánh dấu bước đột phá của Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác
Á – Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được công nhận là thành viên của Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, ngày 11/1/2007
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được nâng lên một tầm cao hơn thông qua việc
tham gia ký kết các hiệp định kinh tế đa phương và song phương. Thực hiện chủ
trương, chính sách lớn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành
thành viên của nhiều Hiệp định thương mại và cũng đang tham gia đàm phán một số
hiệp định thương mại quan trọng khác.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do
(FTA) khu vực và song phương và đang đàm phán 2 Hiệp định thương mại tự do
(FTA) với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết
các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong
đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt
Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do
đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác
động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh
nghiệp và sản phẩm...
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ
chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức



10

của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trị
ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng.

 Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu khơng ngừng được tăng lên, đóng góp một phần quan trọng
vào sự tăng trưởng GDP. Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu
USD, thì năm 2006 xuất khẩu đã đạt trên 39 tỷ USD và kể từ sau khi gia nhập WTO
(Tổ chức thương mại thế giới), kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, đạt trên
170 triệu USD năm 2016. Không chỉ xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên
tương ứng cho thấy mức độ mở cửa của nền kinh tế là tương đối lớn với tỷ lệ tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu đã lên đến trên 150% GDP. Năm 2021 có 8 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của cá nước là điện tử, máy tính, linh kiện; điện thoại và linh kiện phương tiện vận tải
và phụ tùng; sắt, thép; gỗ và sản phẩm gỗ; giầy dép; hàng dệt may; máy móc, thiết bị
và dụng cụ phụ tùng khác. Điều này chưa thực sự hợp lý vì nhóm hàng chế biến, chế
tạo vẫn chủ yếu làm gia công, lắp ráp cho nước ngoài, giá trị gia tăng của sản phẩm
xuất khẩu thấp. Sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ, chất xám và giá trị gia
tăng cao cịn hạn chế. Về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng,
có nhiều nhóm hàng “chủ lực” đạt kim ngạch lớn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có khối
lượng lớn, kim ngạch đứng thứ hạng cao trên thế giới. Nếu như năm 1986 chúng ta
chưa có mặt hàng nào xuất khẩu trên 200 triệu USD thì hiện này đã có nhiều mặt hàng
vượt kim ngạch 1 tỷ USD, 5 tỷ USD. Cơ cấu mặt hàng đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực: tỷ trọng hàng thơ hoặc mới sơ chế giảm.
 Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Thông qua những cam kết minh bạch, rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp
phần ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm huy động nguồn vốn và các nguồn lực khoa học
– công nghệ cho phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng thơng qua tính minh bạch
và hấp dẫn của mơi trường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hài hịa hóa

các quy trình,…Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam tại các thị trường trong và ngoài
nước.


11

2.1.2. Về chính trị
Trong 35 năm đổi mới, nhất là trong 25 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã không ngừng mở
rộng và tăng cường quan hệ đa dạng với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế
giới, tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các Đảng Cộng sản
và công nhân, các đảng cánh tả và các chính đảng ở châu Á. Từ chỗ chỉ có quan hệ
với các Đảng Cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả theo khuynh hướng cách
mạng, giải phóng dân tộc là chủ yếu, Đảng ta đã chủ động mở rộng quan hệ với các
đảng cầm quyền, các đảng tham chính. Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan
hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 đảng ở 115 nước khắp các châu lục; trong đó
có trên 100 Đảng Cộng sản và công nhân, hơn 40 đảng cầm quyền, gần 80 đảng đang
tham gia Quốc hội - Nghị viện các nước. Đồng thời, Đảng ta cũng thường xuyên tham
gia và tham gia có hiệu quả các diễn đàn đa phương chính đảng như: Cuộc gặp quốc tế
hàng năm của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới (IMCWP); Hội nghị
quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP); Diễn đàn Sao Paulo của các đảng cánh
tả....
Đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia tích cực đóng góp xây dựng, định hình
các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới
với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, xây
dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả 5
nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó đã củng cố thêm vị thế
quốc tế của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm

hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hịa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên
thế giới. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng là Chủ
tịch ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Chủ tịch AIPA (Hội đồng liên nghị
viện ASEAN)-41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu.
Điều này cho thấy sự tín nhiệm và tình cảm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Với công tác đối ngoại khéo léo, đúng đắn thì Đảng và Nhà nước ta ln tạo được
mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các nước láng giềng và các cường quốc trên thế


12

giới. Cụ thể là Đảng và Nhà nước đã có một bước ngoặt lịch sử với nước láng giềng
Campuchia về vấn đề biên giới trên bộ. Hiện nay, đường biên giới giữa hai nước
không phải để phân chia, mà là đường biên giới của hịa bình, thúc đẩy hợp tác hữu
nghị, mang lại sự phát triển phồn vinh và thịnh vượng cho mỗi nước. Đây như là một
minh chứng cho sự gắn kết khăng khít, sự gần gũi trong quan hệ hai nước Campuchia
- Việt Nam. Để có được điều này Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiến hành thăm cấp
nhà nước từ 8 - 9/11/2022. Chuyến thăm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong
muốn tăng cường quan hệ với các nước láng giềng hữu nghị truyền thống. Và theo
như phát ngơn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan thì sự có mặt của lãnh đạo cấp
cao Việt Nam tại Campuchia vào thời điểm hiện tại không chỉ thể hiện mối quan hệ
gần guĩ, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước mà còn thể hiện sự quan tâm, cố gắng vun đắp
cho hịa bình, ổn định của cả khu vực. Bởi vì, Việt Nam giữ vai trị rất quan trọng
trong ASEAN, cũng như đối với Campuchia.
2.1.3. Về văn hóa - xã hội

 Về văn hóa:
Trong một thế giới tồn cầu hóa và liên kết quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, văn
hóa ngày càng được các quốc gia nhìn nhận là nhân tố đóng vai trị quan trọng, là

nguồn lực nội sinh và là động lực phát triển, bảo vệ quốc gia trong tình hình mới.
Theo đó, cần phát huy và chuyển tải tối đa những giá trị mang ý nghĩa sâu sắc, nhân
văn, nhân bản của nét đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và thời đại vào các hoạt động
đối ngoại, để văn hóa thực sự có những đóng góp tồn diện, hiệu quả, thực chất hơn
đối với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới.
Trải qua gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã giúp cho lĩnh vực
văn hóa - xã hội ở Việt Nam gặt hái được nhiều thành tựu trong công cuộc đối ngoại,
giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế.
Năm 1987, Việt Nam tham gia Thập kỷ quốc tế về phát triển văn hóa của
UNESCO. Văn hóa Việt Nam bắt đầu chuyển mình từ cột mốc này. Đến cuối những
năm 90 của thế kỷ XX, quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần, đồng thời là mục
tiêu và động lực của sự phát triển đã được khẳng định trong các văn kiện quan trọng


13

của Đảng. Điều đó đã xoay chuyển nhận thức, tạo ra sự hồi sinh của nhiều giá trị
truyền thống bị mai một, thậm chí từng bị lãng quên.
35 năm đổi mới, văn hóa cơng quyền, văn hóa pháp luật, thị trường văn hóa, đặc
biệt các chỉ số phát triển con người Việt Nam đã có nhiều bước tiến so với khu vực và
thế giới. Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có tên trong số 52 nước có Chỉ số phát
triển con người cao. Khoảng 50 triệu người được xóa đói giảm nghèo, giúp Việt Nam
cán đích mục tiêu Thiên niên kỷ sớm hơn 10 năm so với cam kết với Liên Hợp Quốc.
Gần 30 di sản được vinh danh là di sản thế giới.
Ngoại giao văn hóa được xác định là một trụ cột, cùng với ngoại giao chính trị,
ngoại giao kinh tế, tạo nên nền ngoại giao Việt Nam tồn diện, hiện đại. Trong đó,
ngoại giao chính trị có vai trị xác định mục tiêu, định hướng cho cơng tác ngoại giao
văn hóa. Ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất, tạo nguồn lực để thúc đẩy ngoại giao
văn hóa. Ở mối quan hệ ngược lại, ngoại giao văn hóa chuyển tải các giá trị văn hóa,
bản sắc, hịa hiếu, nhân văn vào ngoại giao chính trị, từ đó góp phần thúc đẩy và làm

sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu địa
phương, phục vụ phát triển đất nước, khơi dậy tình cảm gắn bó, hướng về q hương
đất nước của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi.
Q trình hội nhập quốc tế cho thấy được sức hấp dẫn, vai trị của văn hóa và
chính những giá trị văn hóa là một cầu nối quan trọng để Việt Nam hội nhập quốc tế
thành công, làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đối với bạn bè
quốc tế. Văn hóa đối ngoại kết hợp chặt chẽ với đối ngoại kinh tế trong các hoạt động
xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến
hấp dẫn trên thế giới với thể chế chính trị ổn định, con người hịa hiếu, nền văn hóa
đặc sắc, đa dạng. Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
đã công nhận nhiều danh hiệu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam.
Việc ghi danh vào các danh sách di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, khu dự trữ
sinh quyển thế giới và cơng viên địa chất tồn cầu khơng chỉ đơn thuần là cam kết
quốc gia, mà cịn là mơ hình khai thác phục vụ nhu cầu phát triển xanh và bền vững.
Tính đến tháng 12-2020, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ, vận động thành công UNESCO
công nhận 44 di sản, danh hiệu các loại. Nhiều địa phương đã thành công trong việc
đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên khai thác thế


14

mạnh về danh lam thắng cảnh và các di sản văn hóa, qua đó tơ đậm hơn hình ảnh đất
nước Việt Nam trên bản đồ di sản, văn hóa thế giới; đồng thời, góp phần quảng bá sự
đa dạng về sinh học, văn hóa, truyền thống, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Thông qua các hoạt động đối ngoại văn hóa, hình ảnh đất nước, con người, nét đẹp
của văn hóa Việt Nam được quảng bá và được biết tới ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực
trên thế giới. Các hoạt động quảng bá được tích cực triển khai tại những sự kiện đối
ngoại, lễ hội, hội chợ, festival văn hóa, du lịch, chương trình tuần/ngày Việt Nam ở
nước ngoài tại các nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam, các đề
án vinh danh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nhất là Đề án “Tơn vinh Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở
nước ngồi” đã được triển khai có hiệu quả tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới... Việc gắn kết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch và cơng tác
cộng đồng được đặc biệt chú trọng, đã góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình
ảnh đất nước Việt Nam có lịch sử hào hùng, một đất nước tươi đẹp và giàu tiềm năng
phát triển; con người Việt Nam u chuộng hịa bình, nhân ái, khoan dung, trọng tình
nghĩa, cần cù, sáng tạo, thân thiện, mến khách; nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động này cũng góp phần truyền tải tới bạn bè quốc tế,
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi thơng điệp về các chủ trương, định hướng
phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đối ngoại văn hóa cũng đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ các ngành, các địa
phương thực hiện thành công các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây
dựng thương hiệu địa phương. Đối ngoại văn hóa đã từng bước được đưa vào nội
dung của các chiến lược, đề án, quy hoạch phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế - xã hội
của địa phương. Nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa định kỳ và thường niên đã dần trở thành
“thương hiệu” của địa phương, tạo sức hút đối với ngoại giao đoàn, với bạn bè và
khách quốc tế, qua đó, đưa hình ảnh các địa phương của Việt Nam ngày càng trở nên
gần gũi, thân thiện, cởi mở, góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

 Về xã hội:
Các chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của Việt Nam đã thúc đẩy sự phát
triển kinh tế mạnh mẽ, từ đó góp phần giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho


15

người lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với tăng trưởng
kinh tế, nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động được thực
hiện. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị có xu hướng

giảm dần từ mức 4,5% năm 2010 xuống còn 3% năm 2020. Từ 2006 - 2011, đã giải
quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn
dưới 4,5%. Lao động qua đào tạo đã có những chuyển dịch tích cực. Công tác dạy
nghề cũng đạt được những kết quả quan trọng, số người được đào tạo nghề liên tục
tăng. Năm 2002, số người được dạy nghề là 1 triệu người, đến năm 2004 là gần 1,2
triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện đáng kể từ 40% năm 2010 lên
65% năm 2020. Năm 1999, số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là 19.780
người, đến 2003 là 72.000 người, tăng gấp 3,6 lần. Năm 2004, thị trường lao động
ngồi nước có nhiều biến động, ta đưa được 67.447 người đi lao động. Giai đoạn
2011- 2020, cơng tác lao động xuất khẩu có bước tiến đáng kể. Thực hiện tốt các
chính sách người có cơng, bảo đảm an sinh xã hội. Phát huy truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn”, huy động toàn xã hội tham gia chăm sóc gia đình chính sách, người có
cơng. Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có cơng, trong đó, số
người đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng gần 1,4 triệu người; trên 500 nghìn thân
nhân người có cơng đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo
được thế giới đánh giá cao. Tỷ lệ hộ đói, nghèo đã giảm liên tục từ 30% năm 1992
xuống còn 8,3% năm 2004. Đến năm 2000, cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh niên.
Giai đoạn 2010 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7%
năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016
xuống dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Chỉ số phát triển con người nước ta không ngừng tăng lên. Chỉ số phát triển con
người (HDI) của Việt Nam liên tục được cải thiện, thuộc nhóm các nước có mức phát
triển con người trung bình cao của thế giới; từ mức 0,654 năm 2010 (thứ hạng
114/189 quốc gia và vùng lãnh thổ) lên mức 0,694 năm 2017 (thứ hạng 116/189 quốc
gia và vùng lãnh thổ).
Nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngồi
và các cơ quan trong nước, cơng tác bảo hộ cơng dân tại nước ngồi thời gian qua đã
đạt được những kết quả tích cực. Trong trường hợp có tình huống khẩn cấp, các cơ



16

quan đại diện đã luôn chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, trao đổi thông tin
với các cơ quan chức năng tại quốc gia sở tại và trong nước để tiến hành bảo hộ công
dân. Cụ thể, thời gian qua, trước thông tin về việc người lao động Việt Nam tại một số
quốc gia bị bóc lột, phải làm việc trong điều kiện khơng đáp ứng an tồn, các cơ quan
đại diện Việt Nam đã chủ động xác minh các sự việc và liên hệ với các cơ quan chức
năng để có hành động cần thiết bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của người lao động Việt
Nam.
Trong 5 năm từ 2016-2021, đã triển khai công tác bảo hộ đối với trên 50.000 công
dân, trên 600 vụ việc/1000 tàu/với gần 10.000 ngư dân; tổ chức trên 700 chuyến bay
đưa trên 200.000 cơng dân về nước an tồn trong đại dịch COVID-19. Công tác về
người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 36,
Chỉ thị 45 và gần đây là Kết luận 12 của Bộ Chính trị; khẳng định rõ chủ trương đại
đồn kết dân tộc, tình cảm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phát huy mạnh mẽ nguồn lực của
kiều bào. Cơ chế, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng
được hồn thiện, nhờ đó đã thu hút lượng lớn nguồn lực của kiều bào cho phát triển
đất nước, hỗ trợ doanh nghiệp, trí thức, thanh niên kiều bào khởi nghiệp, đổi mới,
sáng tạo; tích cực cải thiện địa vị pháp lý cho người Việt Nam ở ngoài nước, tạo thuận
lợi cho bà con yên tâm sinh sống, học tập và làm việc ổn định, lâu dài.
2.1.4. Về giáo dục và đào tạo
Giáo dục mũi nhọn đã được chú trọng và tiếp tục đạt kết quả tốt. Học sinh Việt
Nam khi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, sáng tạo khoa học kỹ thuật
quốc tế luôn đứng ở vị trí tốp đầu. Tổng số Huy chương Vàng đạt được trong 5 năm
qua tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đó. Từ năm 2016 - 2019, Việt Nam có 187
lượt thí sinh tham dự thi Olympic khu vực và quốc tế, đạt 146 giải (45 Huy chương
Vàng, 60 Huy chương Bạc, 35 Huy chương Đồng và 6 Bằng khen).Vị thế các trường
đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới, năm
2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu

tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất
thế giới. Việt Nam đang là điểm đến được lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế trong


17

những năm gần đây. Số lượng du học sinh Việt Nam tham gia học tập và đào tạo tại
các quốc gia khác không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc
tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang
học tập, điều tra và nghiên cứu tại quốc tế.
Từ năm 2004 đến năm 2016, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ
thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á (năm 2004), Olympic Toán học quốc tế (năm
2007), Olympic Vật lý quốc tế (năm 2008), Olympic Hóa học quốc tế (năm 2014).
Năm 2016, Việt Nam là nước chủ nhà của Cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ
27 - IBO 2016. Tính đến năm 2019, cả nước có tổng số 455 dự án FDI thuộc lĩnh vực
giáo dục đào tạo; các nước đã cấp khoảng 1.400 suất/năm cho lưu học sinh Việt Nam
đi học tập ở các trình độ từ đại học đến tiến sĩ và thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

2.1.5. Về môi trường
Công tác đối ngoại đã giúp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ to lớn trong vấn đề bảo vệ
mơi trường và chống lại biến đối khí hậu. Ngân hàng thế giới (WB) và Chương trình
Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã có những sự hỗ trợ to lớn, tư vấn chính sách
cho Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình nghị sự về mơi trường và khí hậu.
Văn phịng UNDP tại Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Giám sát
Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Phịng, chống thiên tai Việt Nam thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số thành phố ở Việt Nam trong việc xây
dựng sản phẩm bảo hiểm rủi ro khí hậu cho các thành phố, tập trung vào tài sản công
và các cơ chế tài trợ cho việc giảm thiểu rủi ro, ứng phó, phục hồi và tái thiết sau các
trận thiên tai lớn ở Việt Nam.
2.1.6. Về y tế

Việt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO kể từ ngày 17 tháng 5 năm
1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp
ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. Hơn 50
nhân viên của WHO tại Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ người dân
và Chính phủ Việt Nam cải thiện sức khoẻ.


18

Ngồi ra, tính từ đầu năm 2020, Đại sứ qn, Lãnh sự quán Việt Nam tại nước
ngoài đã tổ chức, kết hợp với các hãng hàng không và cơ quan liên quan của Việt Nam
để đưa hàng nghìn cơng dân Việt Nam mắc kẹt trong đại dịch về nước, giúp cộng
đồng người Việt tại nước ngồi nhanh chóng thốt khỏi tình trạng khó khăn do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19.
Cơng tác đối ngoại đóng vai trị hết sức quan trọng trong những thành tựu Việt Nam
đã đạt được về ngoại giao y tế, đặc biệt là ngoại giao vắc xin trong thời kỳ đại dịch
Covid-19. Tính đến tháng 12/2021 Việt Nam đã nhận được trên 151 triệu liều vaccine
và nhiều trang thiết bị y tế, viện trợ vật tư y tế và tài chính cho trên 50 quốc gia và tổ
chức quốc tế. Điều này góp phần to lớn trong việc đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe
cho người dân để nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng, từ đó hồi phục nền sản
xuất đang bị đình trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng sau đại dịch.
2.1.7. Về quốc phòng
Trải qua 35 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới và đối ngoại
của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng trên tất cả
các mặt đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng. Đối ngoại quốc phòng, an
ninh tiếp tục khẳng định là kênh quan trọng, cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà
nước, đối ngoại nhân dân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp
hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần trực tiếp xây dựng lịng tin chiến
lược, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đã có quan hệ, hợp
tác về quốc phòng, an ninh với các đối tác chủ chốt, phù hợp với các quan hệ song

phương theo các khn khổ của đối tác chiến lược tồn diện, đối tác chiến lược và đối
tác hợp tác toàn diện tập trung vào những lĩnh vực phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Hoạt động đối ngoại quốc phịng, an ninh khơng ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh
vực quốc phòng, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, phát triển cả bề rộng và
chiều sâu. Đến năm 2019, chúng ta đã thiết lập quan hệ quốc phòng với hơn 80 quốc
gia và tổ chức quốc tế; có 50 nước đặt tùy viên quân sự tại Việt Nam, trong đó 28
nước thường trú và 22 nước kiêm nhiệm. Quân đội đã cử 37 lượt sĩ quan và tổ chức 2
bệnh viện dã chiến cấp 2 (mỗi bệnh viện gồm 64 quân nhân) sang tham gia Phái bộ
Gìn giữ hịa bình của Liên Hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Xu Đăng.


19

2.2. Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng
được nâng cao
Đến nay, Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực
và toàn cầu. Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao
trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ
chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai
trị ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt
Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội
đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm
kỳ 2013 - 2017, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ
2016 - 2018. Tổ chức tốt cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 (2019). Việt Nam
cũng tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng như: Cuộc gặp quốc tế các
đảng cộng sản và công nhân (IMWCP), Uỷ ban thường trực Hội nghị quốc tế các
chính đảng châu Á (ICAPP)
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cùng lúc cả ba trọng trách: Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ

tịch AIPA. điều này góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên
thế giới. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021, ngày 7/6/2020, tại trụ sở
Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), với số phiếu kỷ lục chưa từng có (192/193 phiếu)
trong 75 năm phát triển của Liên Hợp quốc đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của
Việt Nam. Có thể khẳng định, Việt Nam đã thực sự chủ động, tích cực tham gia hội
nhập quốc tế với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
Bên cạnh đó, trên phạm vi khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang củng cố vai
trị và vị thế của mình trên mọi lĩnh vực, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là thành
viên tích cực của các tổ chức quốc tế, chủ động xây dựng và nâng cao hiệu quả hợp
tác giữa các quốc gia. Đáng chú ý, trong năm 2021, Việt Nam đã đảm nhiệm thành
cơng vai trị chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, chủ trì 4 sự kiện
quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, gồm: Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo An


20

với chủ đề: Tăng cường hợp tác giữa Liên hiệp quốc và các tổ chức khu vực nhằm
thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột; 2
phiên thảo luận cấp bộ trưởng về chủ đề: “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hịa
bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn và Bảo vệ cơ sở hạ
tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” và Phiên thảo luận mở thường niên về
bạo lực tình dục trong xung đột.
2.3. Cơng tác đối ngoại góp phần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục
vụ phát triển đất nước
Việc tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác đối ngoại của nước ta.Việt Nam đã
tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên
ngồi để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội như
ngày nay. Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, đến

nay nước ta đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa liên kết kinh tế sâu rộng; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó
có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, và mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với
hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới
có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có
quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm
đầu của thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã thu hút được hơn 400 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỉ USD v.v…
Cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi cũng đã huy động được nguồn lực to lớn của
kiều bào ta để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhờ sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài, trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới
(1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn
1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều
có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù


21

năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng
GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế
giới.
Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả
về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người
mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
Những nỗ lực trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong 35 năm qua đã
giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều
hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong
bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư
với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng
kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát
triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển từ
nước ngồi, đồng thời hình thành các vùng chun mơn hóa cây trồng, vật ni gắn
với chế biến cơng nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có
bước phát triển mạnh mẽ.
Việc chuyển giao cơng nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài : Theo Bộ Khoa học
và Công nghệ (KHCN) các hợp đồng CGCN đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc
lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26%
và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã
được thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp
FDI; nhiều cán bộ, cơng nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến
thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát triển
cơng nghệ trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Chuyển
giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc: Nhờ có những điều chỉnh
trong cơ chế và chính sách kinh tế mà quan hệ thương mại được mở rộng, tạo ra
những cơ hội cho các DN tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi


22

mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay
nghề của người lao động và năng suất lao động được nâng lên.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng ta đã chủ động đóng
góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch Covid19, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc
điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phịng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát
triển kinh tế - xã hội.


2.4. Đối ngoại đóng vai trị tiên phong trong việc giữ vững mơi trường hồ bình,
ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất trong phương thức lãnh đạo của Đảng ta
là luôn theo dõi sát, nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của tình hình
trong nước và quốc tế, từ đó đề ra đường lối phù hợp cho nhiệm vụ cách mạng của
mỗi thời kỳ, đặc biệt là đối ngoại. Thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Nghị
quyết Trung ương 8 khóa XI, đối ngoại đã góp phần quan trọng cùng quốc phịng và
an ninh thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và mơi trường hồ
bình, ổn định để phát triển đất nước. Việt Nam đã ký kết và thực thi tốt các Hiệp định
quản lý biên giới với Trung Quốc; đã hồn thành cơng tác tăng dày, tơn tạo hệ thống
mốc quốc giới với Lào; ký kết 2 văn kiện công nhận 84% thành quả phân giới cắm
mốc với Campuchia. Đối ngoại cũng đã làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo, tham
mưu cho Đảng và Nhà nước góp phần xử lý kịp thời các tình huống phức tạp, các
thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có đại dịch COVID-19.
Đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng được đẩy mạnh, thiết
thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế và uy tín của
đất nước. Với thế và lực gia tăng trên trường quốc tế, chính sách đối ngoại tích cực,
chủ động, Việt Nam đã từng bước chuyển từ tham gia tích cực sang chủ động đóng
góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương ở tầm khu vực và toàn cầu. Đến nay,
Việt Nam đã gia nhập và ký kết hơn 80 điều ước quốc tế đa phương; đã là thành viên
của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu; đã và đang tham gia


×