Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tư thục Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 150 trang )

ix

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ
5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức” là công trình nghiên cứu
của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Thủy


x

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình được học tập và nghiên cứu tại trường, tơi đã hồn thành luận văn
tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt sự hướng dẫn tận tình
cuả q Thầy/Cơ để tơi hồn thành luận văn này.
Đầu tiên tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, quý
Thầy/Cô đang công tác tại Viện Sư phạm kỹ thuật tpHCM đã giảng dạy, hướng dẫn
các kiến thức nền tảng, chia sẻ các kinh nghiệm hết sức quý báu cho học viên, truyền
lửa và khơi gợi các ý tưởng để tôi thực hiện đề tài “Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động
trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức”.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Hoa, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn đến quý giáo viên, cán bộ quản lý các trường mầm
non tư thục đã hỗ trợ, cho ý kiến đóng góp trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như


thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do quá trình và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân có hạn nên luận
văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những góp ý
q báu của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


xi

TĨM TẮT
Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ hình
thành về nhân cách con người. Trong đó giáo dục thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực
giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, là bộ phận khơng tách rời với giáo dục trí tuệ và
đạo đức. Việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở nước ta hiện nay đã được ngành giáo dục
quan tâm, tuy nhiên việc nghiên cứu chưa đi sâu vào từng đối tượng cụ thể để có
những biện pháp giáo dục phù hợp. Vì nhiều lí do khác nhau, việc quản lí và tổ chức
giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn. Với mục đích đề xuất
biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm
cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh,
đề tài “Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm
non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” gồm các nội dung như sau:
Thứ 1: Phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm
vụ nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Thứ 2: Phần nội dung gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động cho trẻ mầm non,
đề tài đã tổng quan các nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và hoạt động trải nghiệm
trên thế giới và tại Việt Nam, xác định các khái niệm cơ bản, mục tiêu, vai trị, nội
dung, hình thức giáo dục thẩm mỹ và xác định quy trình các bước tổ chức hoạt động

trải nghiệm cho trẻ mầm non.
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm
cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh,
dựa vào kết quả khảo sát cho thấy:
- Hầu hết giáo viên nhận thức đúng về khái niệm, vai trò, nội dung của giáo
dục thẩm mỹ.


xii

- Phần lớn các giáo viên nhận thức sai các bước trong quy trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ.
- Khi tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi,
các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức giáo dục
thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm. Yếu tố lớn nhất là nhiều giáo viên chưa nắm
được nội dung, cách thức tổ chức mơ hình hoạt động trải nghiệm vì ít được tham gia
tập huấn, học hỏi kinh nghiệm; bên cạnh đó cịn các yếu tố khác như cơ sở vật chất,
sĩ số lớp học, đặc điểm tính cách của trẻ và sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ
học sinh…
- Mức độ vận dụng tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho
trẻ còn hạn chế.
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục thẩm mỹ
qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các nguyên tắc sau: nguyên tắc đảm bảo tính kế
thừa; tính mục đích, tính khoa học, tính pháp lý, tính khả thi, tính hệ thống, tính vừa
sức, tính phát triển, tính tích hợp, tính tích cực, tự giác của trẻ và nguyên tắc lấy trẻ
làm trung tâm.
Các biện pháp được đề xuất:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải
nghiệm và giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi.

- Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn về hoạt động trải nghiệm và
giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi.
- Nâng cao hiệu quả vận dụng tổ chức GDTM qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi
lồng ghép vào các hình thức hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày.
- Trang bị cơ sở vất chất, bổ sung đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và xây dựng mơi
trường học tập trong và ngồi lớp.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy 4 biện pháp được đề xuất có tính khoa học, tính
cần thiết và tính khả thi cao.


xiii

Thứ 3: Phần kết luận, gồm các kết luận rút ra từ đề tài và các kiến nghị đối với
cán bộ quản lí và giáo viên để cải thiện quá trình giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động
trải nghiệm cho trẻ.


xiv

ABSTRACT
Preschool education is considered as the first stepping stone of national
education systems. The goal of system is to extensively provide skills and knowledge
for children, thus sharping their personality. In the preschool programs, aesthetic is
one of the five comprehensive educational areas and is also an integral part of
intellectual and ethical education. The aesthetic education for children in our country
is currently interested by the education sector, but the research activities has not yet
gone into specific objects to have appropriate educational measures. Because of
different reasons, managing and organizing aesthetic education at preschools still
faces many difficulties. With the aim of proposing solutions to improve the quality
of aesthetic education through experimental activities for 5 to 6-year-old children at

a private school of Thu Duc District, Ho Chi Minh City, the topic “Aesthetic
Education by practical experience for 5-to-6-year-old children at a private preschool
in Thu Duc District, Ho Chi Minh City” includes the following content:
Section 1 is an introduction including the reasons of topic choice, the research
objectives, the research tasks, the object, the hypothesis, the scope, the methodology
and structure of thesis.
Section 2 is the primary content including the 3 following chapters
Chapter 1: Theoretical framework of aesthetic education by activities, the work
provides a thoroughly overview of research on cosmetology education and on the
activities of practical experience in the world and in Vietnam. It also identifies the
concepts, the goals, the roles, the contents, the forms of aesthetic education and
defines the process of organizing activities for children step-by-step.
Chapter 2: Conduct a research on the reality of aesthetic education by practical
experience for children from 5 to 6 years old at a private preschools in Thu Duc
District, Ho Chi Minh City. The results of survey shows that.
- Most of the teachers are properly aware of the concept, the role and the content
of aesthetic education.


xv

- Most of the teachers misunderstand the process of organizing hands-on
activities for children.
- In practice, there are many difficulties for the teachers which affects the
effectiveness of the aesthetic education organization through experiential activities.
The biggest factor is that many teachers hasn’t had a deep understanding and know
how to organize well the experiential model. The cause is that there has not been
many training and learning opportunities for them. Additionally, there are some
factors such as facilities, class sizes, children's characteristics and the coordination
between the school and the students' parents, etc.

- The degree of applying and organizing experiential activities in aesthetics for
children is limited.
Chapter 3: Proposing measures to improve the quality of aesthetic education
based on experiential activities for 5 to 6-year-old children at the private preschool in
Thu Duc district, Ho Chi Minh city. The measures are based on the following
principles: inheritance guarantee, purpose, science, legality, feasibility, systematic,
adequacy, development, integration, positivity, self-awareness and child-centered
principle.
Proposed measures:
- Raising awareness of teachers about the importance of experiential activities
in aesthetic education through for 5-to-6-year-old children.
- Improving the efficiency of professional fostering in experiential activities and
aesthetic education for preschool teachers.
Improving the effectiveness of aesthetic education based on experiential
activities for children aged 5 to 6 years and integrating it into children's daily
educational activities.
- Equipping facilities and fully supplementing utensils, toys and building
a indoor-and-outdoor learning environment.
The testing results show that 4 proposed measures are scientific, necessary and
highly feasible.


xvi

Section 3: Conclusion. This section includes the conclusions, which were
drawn from the research topic, and the recommendations for managers and teachers
to improve the aesthetic education procedure by experiential activities for children.


xvii


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ................................................................................ i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ......................................................................................... viii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ix
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................x
TÓM TẮT ................................................................................................................ xi
ABSTRACT ............................................................................................................ xiv
MỤC LỤC ..............................................................................................................xvii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. xxi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 4
6. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 4
8. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................. 5
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................. 5
8.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi .......................................................... 5
8.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................... 5
8.4. Phương pháp quan sát .................................................................................. 5
8.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục.............................. 5
8.6. Phương pháp thống kê trong giáo dục .......................................................... 6
9. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 6

CHƯƠNG 1......................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT ĐỘNG ................7
TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẦM NON ...............................................................7


xviii

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm
trên thế giới .................................................................................................................7
1.1.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................9
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về Giáo dục ....................................................................................13
1.2.2. Khái niệm về Giáo dục thẩm mỹ .....................................................................14
1.2.3. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm ...............................................................15
1.2.4. Khái niệm về Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm .........................16
1.2.5. Khái niệm trường mầm non tư thục ................................................................17
1.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi................................................. 18
1.3.2. Sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ 5-6 tuổi...................................19
1.3.3. Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình của trẻ 5-6 tuổi .................................20
1.3.4. Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi ................................22
1.4. Lý luận về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ........................... 23
1.4.1. Tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi .................................23
1.4.2. Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ...................................................24
1.4.3. Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho 5-6 tuổi ........................................................24
1.4.4. Các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ..........................................25
1.4.5. Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi............................................27
1.4.6. Nguyên tắc Giáo dục thẩm mỹ ........................................................................29
1.5. Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm ............................................................31
1.5.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm ..................................................................31

1.5.2. Mục tiêu tổ chức hoạt động trải nghiệm .........................................................32
1.5.3. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................................32
1.5.4. Đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................................34
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm.......................... 36
1.6.1. Trẻ mầm non ...................................................................................................36
1.6.2. Môi trường giáo dục .......................................................................................36
1.6.3. Nhà giáo dục ...................................................................................................37


xix

Kết luận chương 1 .....................................................................................................38
CHƯƠNG 2..............................................................................................................40
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ...........................40
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................40
2.1. Khái quát về trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................... 40
2.1.1. Trường mầm non B.S.X ...................................................................................40
2.1.2. Trường mầm non H.C .....................................................................................40
2.1.3. Trường mầm non H.L ......................................................................................41
2.1.4. Trường mầm non V.M .....................................................................................41
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng .................................................... 42
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................42
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................42
2.2.3. Phương pháp khảo sát.....................................................................................42
2.2.4. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................43
2.2.5. Tiến trình khảo sát ..........................................................................................43
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động GDTM qua HĐTN cho trẻ
5-6 tuổi tại 04 trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí

Minh ................................................................................................................... 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức và tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi
của giáo viên tại 4 trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
...................................................................................................................................45
2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mô hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ mầm non ........................................................................................................49
Kết luận chương 2 .....................................................................................................64
CHƯƠNG 3..............................................................................................................66
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ
THỤC QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................66


xx

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm
cho trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................... 66
3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động
trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 70
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về qui trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................70
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn về hoạt động trải
nghiệm và giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ...............72
3.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi lồng ghép vào các hoạt động giáo dục hàng ngày .............74
3.2.4. Biện pháp 4: Trang bị cơ sở vất chất, bổ sung đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và xây
dựng mơi trường học tập trong và ngồi lớp ............................................................77
3.3. Khảo sát tính khả thi của một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo
dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư

thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 79
3.3.1. Mục đích ..........................................................................................................79
3.3.2. Nội dung ..........................................................................................................80
3.3.3. Đối tượng ........................................................................................................80
3.3.4. Phương pháp ...................................................................................................80
3.3.5. Kết quả ............................................................................................................80
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86
1. Kết luận .................................................................................................................86
2. Kiến nghị ...............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89


xxi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

NXB

Nhà xuất bản

GDTM


Giáo dục thẩm mỹ

GV

Giáo viên

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GVMN

Giáo viên mầm non

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

HT

Học tập

KN

Kỹ năng


PPDHTC

Phương pháp dạy học tích cực

q.TĐ

Quận Thủ Đức

tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

STT

Số thứ tự

TL

Tỷ lệ

SL

Số lượng


xxii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê trình độ, thâm niên cơng tác của GV ........................................44
Bảng 2.2: Vai trị của GDTM đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi .........45

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của GV về khái niệm GDTM .....................................46
Bảng 2.4: Nhận thức của GV về mục tiêu GDTM cho trẻ 5-6 tuổi ..........................47
Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của GV về nội dung GDTM cho trẻ 5-6 tuổi .............48
Bảng 2.6: Kết quả nhận thức của GV về quy trình tổ chức mơ hình HĐTN cho trẻ
mầm non ....................................................................................................................49
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức GDTM qua HĐTN cho trẻ 5-6
tuổi .............................................................................................................................51
Bảng 2.8: Nguyên tắc cần đảm bảo khi tổ chức GDTM cho trẻ 5-6 tuổi .................53
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình tổ chức HĐTN cho trẻ 56 tuổi ..........................................................................................................................55
Bảng 2.10: Mức độ nhận thức của GV về vai trò của hoạt động trải nghiệm ..........56
Bảng 2.11: Nhận thức của GV về nội dung xây dựng chương trình tổ chức HĐTN
cho trẻ 5-6 tuổi ..........................................................................................................58
Bảng 2.12: Những khó khăn GV thường gặp khi tồ chức GDTM qua HĐTN cho trẻ
5-6 tuổi ......................................................................................................................59
Bảng 2.13: Mức độ vận dụng mơ hình tổ chức GDTM qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi .
...................................................................................................................................62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự du nhập ngày một
gia tăng các sản phẩm văn hóa, lối sống từ bên ngoài vào khiến cho nhu cầu, thị hiếu,
lý tưởng, quan điểm của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ bị lệch chuẩn. Trước thực tế
đó, vấn đề giáo dục thẩm mỹ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cái đẹp nảy
sinh và phát triển trên nền văn hóa xã hội. Giáo dục quan điểm thẩm mỹ là một trong
những nội dung quan trọng để đào tạo con người, bồi dưỡng và xây đắp cho con người
một giá trị tinh thần có tính đặc thù - giá trị thẩm mỹ. Giá trị đó là một trong những
thành tố không thể thiếu của một nhân cách phát triển tồn diện, hài hịa và phong

phú, tạo ra trong con người trình độ và năng khiếu, trí tuệ và tình cảm, tư duy và hoạt
động sáng tạo một cách tự giác theo những quy luật khách quan và “theo quy luật của
cái đẹp”. Giáo dục thẩm mỹ cần đi đôi với bồi đắp kiến thức giúp cho mỗi con người
hiểu biết những giá trị đó [29].
Giáo dục toàn diện là mục tiêu đặt ra và được khẳng định tại Nghị quyết Hội
nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong giáo dục
toàn diện, nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ (GDTM) được coi trọng bình đẳng với các
nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, kỹ năng lao động… Điều này được khẳng
định rõ ở mục tiêu cụ thể của Nghị Quyết 29-BCHTW khoá XI: “Đối với giáo dục
mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các
yếu tố đầu tiên của nhân cách” [2].
Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ hình
thành những cơ sở đầu tiên về nhân cách con người. Một đứa trẻ phát triển tồn diện
phải có đầy đủ 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm kỹ
năng xã hội. Trong đó hoạt động thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
của giáo dục phát triển toàn diện cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. Đối
với trẻ, thế giới xung quanh chứa bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thơ thường tỏ ra dễ


2

xúc cảm đối với người và cảnh vật xung quanh. Qua việc giáo dục thẩm mỹ mà trẻ
có được cảm thụ thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng cuộc sống.
Qua đó mở rộng tầm nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Sớm tiếp xúc với cái đẹp
sẽ làm tươi mát tâm hồn trẻ thơ, làm tinh thần thoải mái, làm cho trẻ phát triển
hài hòa [27].
Ở Việt Nam giáo dục thẩm mỹ là việc dạy cho trẻ cảm nhận và thể hiện cảm
xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong
nghệ thuật. GDTM trong trường mầm non của Việt Nam và các nước Châu Âu có sự

khác biệt về cách tiếp cận, quan niệm, mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện. Sự
khác biệt này cho thấy sự hạn chế trong GDTM cho trẻ trong trường mầm non của
Việt Nam và đó là nguyên nhân dẫn đến GDTM của Việt Nam chưa đạt được kết quả
như mong muốn [34].
Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đặt ra yêu cầu mới cho
giáo dục - đào tạo là phát triển tối đa năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp họ
dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Giáo dục theo hướng trải nghiệm có ý nghĩa to lớn
trong việc tạo điều kiện và cơ hội để hình thành cho người học những năng lực, phẩm
chất và giá trị mà xã hội đòi hỏi như sự độc lập, sáng tạo, tích cực, tự tin, dễ hòa nhập,
dễ chia sẻ…giúp người học vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết
các vấn đề có ý nghĩa với cuộc sống của họ [12].
Hiện nay ở các trường phổ thơng nói chung và các trường mầm non nói riêng,
GV chưa gắn kiến thức trong sách vở với thực tiễn làm cho kiến thức trở nên khó
hiểu và nhanh quên. Trong khi đó, dạy học trải nghiệm đang được áp dụng rộng rãi
tại các nước trên thế giới và là xu hướng dạy học mang lại hiệu quả cao, thực chất
đây là một hình thức tổ chức dạy học, giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức
vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống từ đó tích lũy kinh nghiệm để làm
cơ sở nền tảng cho người học giải quyết được những vấn để mới. Dạy học trải nghiệm
còn tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành, tạo điều kiện cho dạy
học liên môn phát triển, giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường
và ngoài nhà trường, tạo ra sự gắn kết giữa người dạy và người học. Ngoài ra, dạy


3

học trải nghiệm cịn giúp cho người học tự hình thành con đường cũng như cách thức
để tìm đến kiến thức.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non được hiểu
là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục đến trẻ thơng qua các hoạt động
thực tiễn để trẻ, bằng vốn kinh nghiệm cá nhân, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ

năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Tổ chức hoạt động giáo dục
theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là một trong những giải pháp đổi mới giáo
dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trẻ mầm non [12].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, bản thân là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho nên tôi xin chọn đề tài “Giáo dục thẩm mỹ
qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn, đề tài đề xuất được các biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho
trẻ 5-6 tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 56 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục thẩm mỹ
qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh; khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
đề xuất.


4

4. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục quận
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đối tượng nghiên cứu

Cách thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi
tại trường mầm non tư thục quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non nói chung
và trẻ 5-6 tuổi đã được các trường mầm non quan tâm, song thực tế cịn gặp nhiều
khó khăn, bất cập: Giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của
hoạt động trải nghiệm, tổ chức thực hiện chưa đúng quy trình dẫn đến kết quả giáo
dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi chưa cao. Nếu làm rõ được
cơ sở lý luận; khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục
thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tại địa bàn lựa
chọn nghiên cứu, thì sẽ đề xuất được biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
7. Phạm vi nghiên cứu:
- Xác định loại nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mô tả.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Mặc dù GDTM cho trẻ mầm non đòi hỏi sự phối hợp nhiều yếu tố, bằng nhiều
con đường nhưng trong phạm vi luận văn chỉ tập trung nghiên cứu GDTM cho trẻ 56 tuổi tư thục q.TĐ, tpHCM thơng qua hình thức hoạt động trải nghiệm.
Mục tiêu và chương trình GDTM thơng qua HĐTN dựa vào chương trình
GDMN ban hành năm 2009 của BGD & ĐT. HĐTN được hiểu là một hình thức để
GDTM cho trẻ 5-6 tuổi. Trong Chương trình GDMN, giáo dục thẩm mỹ có ba nội
dung, trong đề tài này sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung thứ ba “Thể hiện sự sáng
tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)”.


5

- Giới hạn về đối tượng khảo sát: 4 trường mầm non tư thục quận Thủ Đức
(nay là thành phố Thủ Đức-khu vực III), thành phố Hồ Chí Minh: trường mầm non
H.C, trường mầm non H.L, trường mầm non B.S.X, trường mầm non V.M.

8. Phương pháp nghiên cứu:
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu sách, các bài
báo trong tạp chí tự học, tạp chí giáo dục, các cơng trình nghiên cứu, luận án, luận
văn liên quan đến GDTM và mơ hình tổ chức HĐTN đã được xuất bản trong và ngoài
nước. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng khung lý luận về GDTM
qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi.
8.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng GDTM
qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non tư thục q.TĐ, tp.HCM.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện trên các nhóm khách thể
nghiên cứu: giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi.
8.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lí, giáo viên của trường để tìm hiểu, thu
thập trao đổi thông tin về việc GDTM qua HĐTN cho trẻ và xác định nguyên nhân
của thực trạng đó.
8.4. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động GDTM qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi. Sử dụng phương
pháp quan sát để thu thập các thông tin về GDTM qua HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi tại
trường mầm non tư thục q.TĐ, tp.HCM.
8.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Tìm hiểu sự chỉ đạo của nhà trường về GDTM qua HĐTN cho trẻ thông qua kế
hoạch năm học, mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học của
trường mầm non tư thục q.TĐ, tp.HCM.


6

8.6. Phương pháp thống kê trong giáo dục
Sử dụng phương pháp thống kê trong giáo dục để xử lý kết quả điều tra. Các

phép thống kê sử dụng: phần trăm, xếp thứ bậc, tương quan thứ bậc, hệ số theo thơng
số đo. Tồn bộ dữ liệu sẽ được xử lý bằng Microsoft Excel, dữ liệu sẽ tập hợp, mã
hóa và sau đó tiến hành phân tích.
9. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài mô tả về thực trạng GDTM thông qua các HĐTN và nguyên nhân của
thực tế đó.
Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức GDTM qua HĐTN cho trẻ 5 - 6
tuổi tại trường mầm non tư thục q.TĐ, tp.HCM.
Có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành sư phạm giáo dục
mầm non và giáo viên mầm non để có thể tổ chức những hoạt động GDTM một cách
lôi cuốn, hấp dẫn trẻ và đạt hiệu quả tốt hơn.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
GDTM là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, là bộ
phận khơng tách rời với giáo dục trí tuệ và đạo đức. Tuy vậy, vì nhiều lí do khác
nhau, việc quản lí GDTM trong nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn. Hiện có nhiều
nghiên cứu về GDTM như nghiên cứu về sự khác biệt GDTM trong giáo dục mầm
non của Việt Nam và các nước Châu Âu, nghiên cứu những biện pháp, nội dung
GDTM cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác nhau như hoạt động tạo hình,
kể chuyện và đóng kịch... [14].
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động trải
nghiệm trên thế giới
Quan điểm về GDTM trong GDMN của các nước Châu Âu: GDTM là việc hình
thành cho trẻ một loại (hình thái) ký hiệu cảm giác (do giác quan ghi nhận), chứa

đựng ý nghĩa của mỗi bản thân chúng ta và của thế giới và trong khả năng nào đấy
nó cịn là hình thái giao tiếp cảm xúc và về cảm xúc. Xác định GDTM là một loại
ngôn ngữ riêng, coi GDTM là một phương tiện giao tiếp và rèn luyện cho trẻ sử dụng
được phương tiện giao tiếp cảm xúc và giao tiếp về cảm xúc; một dạng giao tiếp bậc
cao. GDTM chú trọng phát triển tính bản thân (cái tơi) - đây chính là hướng đến sự
khác biệt trong mỗi cá thể nhằm phát huy tính sáng tạo trong mỗi đứa trẻ [6].
Các nhà giáo dục J.Dewey, Montaigne, J.A.Komenskytuy sống ở các quốc gia
khác nhau, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng họ đều nhấn mạnh đến việc
học thông qua hành. Chủ yếu dạy các em qua việc làm chứ không phải qua lời giảng,
giáo dục không phải là truyền đạt lý thuyết suông, trống rỗng, giáo điều. Ngạn ngữ
Trung Hoa cho rằng: Tôi nghe - tôi sẽ quên, tôi xem - tôi sẽ nhớ, tôi làm-tơi sẽ hiểu
đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt về PPDHTC của các nước trên thế
giới [16].


8

Trong Experience and Education (1938), Dewey đặt quan điểm giáo dục của
mình đối lập với các lý thuyết học tập truyền thống đang phổ biến lúc ấy. John Dewey
xây dựng lý thuyết học tập và trải nghiệm của mình gồm 03 nội dung chính:
1. Học tập là một q trình và một hệ thống có tính xã hội và có sự tương tác
giữa các thành phần [24]. Học tập là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là tiến trình
xã hội của những thay đổi và tái cấu trúc các trải nghiệm cá nhân không ngừng nghỉ.
Được lồng trong nội hàm của khái niệm phát triển, học tập chính là cuộc sống đang
diễn ra chứ không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai (Leshkovska &
Spaseva, 2016).
2. Trường học không chỉ là nơi người học thu nhận được kiến thức mà còn là
nơi học làm thế nào để sống [34]. Trường học là một hình thức phơi thai của cuộc
sống cộng đồng và là công cụ để thay đổi và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều đó có nghĩa
là đời sống học đường gắn liền với tất cả các khía cạnh của cuộc sống và trải nghiệm

của người học phải phát triển từ tất cả các hoạt động cộng đồng mà người học ấy
đang sống [17].
3. Người học sẽ tiến bộ nhanh chóng trong một mơi trường họ được phép trải
nghiệm và tương tác. Trên quan điểm đó, để hoạt động học tập được hiệu quả, nội
dung học tập cần được truyền đạt theo cách thức cho phép người học liên kết thông
tin của kinh nghiệm trước với kiến thức mới. Hoạt động “liên kết” này phải được thực
hiện trong một môi trường người học năng động [24]. Bởi vì hoạt động là đặc điểm
cơ bản của người học, được thể hiện thông qua bản năng, kinh nghiệm, sở thích và cá
tính của mỗi người. Những yếu tổ này của con người đại diện cho một tiềm năng giáo
dục to lớn và xuất phát điểm của q trình học tập, nhưng bản thân nó khơng phải là
điểm kết thúc: chúng cần được kiểm soát và hướng dẫn để hiện thực hóa các mục tiêu
đã định trước [17].
Ngoài John Dewey, một trong những lý thuyết trực tiếp của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học là Lý thuyết học từ trải nghiệm của David Kolb. Trong
đó, ông đã chỉ ra rằng: Học từ trải nghiệm là q trình học theo đó kiến thức, năng
lực được tạo ra thơng qua việc chuyển hóa kinh nghiệm học. Học từ trải nghiệm gần


9

giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc
cá nhân [7].
Hermann Ebbinghaus đã thiết lập con đường học tập, mô tả mối quan hệ giữa
trí nhớ và thời gian. Tóm lại, nó cho thấy trong một bài giảng, nếu tỷ lệ tiếp thu của
bạn là 100% vào ngày thứ nhất, 50-80% sẽ mất đi kể từ ngày thứ hai và giảm đến một
tỷ lệ duy trì chỉ 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng [38].
Tại Singapore, hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động được
khẳng định là một “thành phần cốt lõi của toàn bộ trải nghiệm ở nhà trường”, cung
cấp một nền tảng xác thực cho việc học tập sẽ diễn ra. Chương trình hiện nay của
Singapore được xây dựng theo định hướng phát triển các năng lực thế kỉ XXI cho học

sinh. Theo đó, mục tiêu của hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động
nhằm phát triển các năng lực của học sinh, kết hợp giảng dạy các mơn học khác trong
chương trình quốc gia để học sinh đạt được những năng lực cốt lõi của thế kỉ XXI
[5].
Tóm lại, các nghiên cứu về GDTM của các nhà khoa học, các nhà giáo dục học
các nước trên thế giới đang tiến hành đều khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của
giáo dục thẩm mỹ. Ngoài ra các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hoạt động trải nghiệm
sáng tạo đóng vai trị quan trọng để giúp người học hình thành trong việc hình thành
và phát triển năng lực học sinh. Đó cũng chính là định hướng cho việc nghiên cứu tại
Việt Nam hiện nay nhằm tiếp cận với nền giáo dục thế giới.
1.1.2. Tại Việt Nam
Trong tác phẩm Giải pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em qua tác phẩm văn học
thiếu nhi, tác giả Hoàng Văn Cẩn đã khẳng định GDTM là con đường công phu nhất,
phức tạp nhất, nhưng hiệu quả hoàn thiện con người cũng cao nhất, bởi lẽ khi con
người đã là chủ thể thẩm mỹ cũng là lúc con người toàn diện nhất, hoàn hảo nhất, ở
tất cả các mặt thể chất lẫn tinh thần, đạo đức và tài năng, vừa là chủ thể của xã hội
vừa là “sản phẩm” của chính xã hội mà họ đã tạo ra [4].
Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra mục tiêu “Tạo điều kiện để nhân dân
ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành chủ đề


10

sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành tựu
văn hóa” [3].
Để GDTM trong trường mầm non, cần lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp
với từng độ tuổi, tìm tịi các con đường, phương tiện giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ
thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ cảm thụ các đối
tượng, các hiện tượng, các quan hệ của chúng. Chú ý đến việc tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ hàng ngày vừa là thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên, vừa

giúp trẻ có cơ hội bộc lộ cảm xúc chân thật của mình với mơi trường. Qua đó, giáo
dục trẻ lịng mong muốn tạo ra cái đẹp đối với bản thân và trong cuộc sống [43].
Qua tác phẩm Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay của tác giả Vĩnh Quang
Lê đã nêu những đặc trưng của GDTM và vấn đề xây dựng con người mới ở nước ta.
Đặc trưng và vai trò của văn học trong GDTM. Những phương hướng và giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả GDTM của văn học ở nước ta hiện nay [18].
Không chỉ riêng các nước trên thế giới, nhiều tác giả ở nước ta cũng dành nhiều
tâm sức nghiên cứu về HĐTN cũng như đưa ra một số hình thức, phương pháp tổ
chức HĐTN trong nhà trường. Xác định tầm quan trọng của HĐTN trong dạy học,
Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
như là một PPDHTC trong quá trình dạy học. HĐTN bản chất là những hoạt động
giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội
hiện đại [2].
Theo Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau năm 2015 đã nêu: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động
giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện
đại. Nội dung của HĐTN được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, mơn học
thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng,


11

phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mơ, đối tượng và
số lượng…để HS có nhiều cơ hội tự trải nghiệm” [8.tr16].
HĐTN giúp trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ
đó giúp trẻ phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, tối đa hóa khả năng
sáng tạo, tính năng động và thích ứng giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và

việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực
vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp
cận. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập,
hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế [40].
Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan
điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi giáo dục dựa vào trải
nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. HĐTN của trẻ mầm non
là quá trình trẻ hành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng,
con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực
của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được
những nhận thức và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật,
hiện tượng, con người trong mơi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn
sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở
mỗi đứa trẻ [42].
Bên cạnh đó, có thể kể đến tác giả Nguyễn Thị Chi cùng các cộng sự đã đưa ra
nhiều khái niệm về HĐTN dưới góc độ ngữ nghĩa trong Tiếng Việt cũng như khái
niệm về HĐTN thơng qua các cơng trình nghiên cứu của John Dewey, Kurt Lewin
và Jean Piaget. Sách cịn trình bày một số nội dung, phương pháp, hình thức cũng
như quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học, cùng với
đó là một số gợi ý về chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với học
sinh tiểu học [5].
Tiếp theo, trong cuốn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong trường tiểu học, bài viết trình bày theo bốn module gồm: cơ sở lý luận


×