Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

giao trinh tiện cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 58 trang )

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG NAI
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC / MƠ ĐUN

TIỆN CƠ BẢN
Biên soạn: TRẦN ĐÌNH HUÂN

Đồng Nai, năm 2010


2

MỤC LỤC
Trang
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Bài
Bài
Bài
Bài



Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng………………
Sử dụng các loại đồ gá thông dụng……………………...
Sử dụng dụng cụ đo kiểm………………………………..
Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện……………………..
Dao tiện…………………………………………………..
Phân loại dao tiện………………………………………..
Mài dao tiện……………………………………………..
Khái niệm về chế độ cắt khi tiện………………………..
Tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm
Thực hành 1 : Tiện trụ trơn ngắn……………………….
Thực hành 2 : Tiện trụ ngắn – Trụ bậc…………………
Thực hành 3 : Tiện rãnh – Cắt đứt……………………..
Kiểm tra hết môđun : Tiện bản lề cối………………….

5
10
22
26
34
38
42
45
48
52
54
55
56



3

LỜI NÓI ĐẦU
Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Tiện thuộc khoa cơ
khí chế tạo của trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai, giáo trình tiện cơ bản được xây
dựng và biên soạn lại trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề cắt gọt kim loại
đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể
giáo viên bộ mơn tiện cơ bản, thuộc khoa cơ khí chế tạo trường Cao Đẳng Nghề
Đồng Nai.
Trên cơ sở là chương trình khung, phân tích nghề, phân tích cơng việc và yêu
cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu
chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của
nghề đã nghiên cứu, hội ý và đi đến thống nhất biên soạn giáo trình tiện cơ bản cho
sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng
đúng theo chương trình chung, cấp quốc gia.
Trong quá trình thực hiện do tập thể giáo viên của bộ môn tiện không nhiều,
điều kiện nghiên cứu cịn thiếu do đó khơng thể khơng có những thiếu sót nhất
định, tập thể giáo viên chúng tơi xin nhận sự đóng góp ý kiến của mọi người cho
giáo trình ngày càng hồn thiện hơn .
Xin chân thành cám ơn !


4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phí Trọng Hảo - Nguyễn Thanh Mai. Công nghệ chế tạo máy. Nhà
xuất bản giáo dục. Năm 2004
2. Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân
kỹ thuật -1977.
3. Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi - Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981

4. Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.
5. Kỹ thuật tiện thực hành – Cơng Bình – Nhà XB Thanh Niên
6. Giáo trình Cắt gọt kim loại – Nhà XB Hải Phịng
7. Giáo trình máy tiện và gia cơng trên máy tiện – Nhà XB Giáo dục
Nếu tham khảo từ website thì phải ghi rõ địa chỉ (đường link) chi tiết


5

MÔ ĐUN : TIỆN CƠ BẢN
Bài 1 : VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN
NĂNG
Mục tiêu của bài : Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng :
- Nắm và trình bày được cấu tạo , công dụng , nguyên lý họat động của các bộ phận
chính trên máy tiện vạn năng
- Vận hành thành thạo , đúng qui trình đảm bảo an tịan lao động
- Thực hiện đúng việc chăm sóc bảo dưỡng máy tiện vạn năng
Nội dung của bài :
1. Khái niệm cơ bản về gia công tiện trên máy tiện vạn năng
2. Vận hành máy tiện
I. Khái niệm cơ bản về gia công tiện :
1. Vị trí của nghề tiện :
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các máy móc thiết bị được sản
xuất ngày càng nhiều với dộ chính xác và mang tính thẩm mỹ cao nhằm phục vụ đời
sống con người , trong
đó ngành cơ khí chế
tạo là bộ phận không
thể thiếu
Các phương pháp
gia công chi tiết máy

như : đúc , rèn , dập ,
tiện , phay , bào , xọc ,
khoan , khóet doa …..
trong đó tiện là
phương pháp gia công
đươc sử dụng nhiều
nhất trong các nhà
máy cơ khí nó chiếm
đến 60% số lượng
máy trong một phân
xưởng . Các chi tiết có
dạng trịn xoay đều
được gia công trên
máy tiện như : các lọai trục , bạc , puly , phơi bánh răng …. Ngịai ra nếu có đồ gá ta có
thể gia cơng được một số bề mặt khác như : mặt phẳng , rãnh then …


6

2. Nguyên lý họat động của tiện :
Thực chất của tiện là lấy đi trên bề mặt phôi một lớp kim lọai nhằm tạo ra hình dáng
và kích thước theo yêu cầu , nguyên lý họat động như sau :
Chi tiết thực hiện chuyển động
quay tròn , dao thực hiện chuyển
động tịnh tiến hai chuyển động này
phải thực hiện cùng lúc để tạo nên
chuyển động cắt gọt ( chuyển động
quay tròn của chi tiết tạo nên đường
chuẩn , chuyển động tịnh tiến của
dao tạo nên đường sinh )

3. Các bộ phận cơ bản của máy
tiện :
Máy tiện có nhiều dạng khác
nhau( về kết cấu , kích thước ) nhưng
về cấu tạo chúng đều giống nhau ở các bộ phận chính sau :
a. Thân máy : được đúc bằng gang ở giữa có gân chịu lực , mặt trên của thân là
hai băng trượt được gia cơng chính xác để bàn xe dao và ụ sau trượt trên đó
b. Ụ trước :
Vỏ ngịai được đúc bằng gang bên trong có lắp các bộ phận để truyền chuyển
động như : trục , bánh răng … mặt ngòai là các cần gạt và các bảng hướng dẫn để
điều chỉnh . Phần trên là hộp tốc độ có cơng dụng thay đổi tốc độ quay của trục
chính ( tùy theo cấu tạo của máy mà số cấp tốc độ này nhiều hay ít ) bên dưới hộp
tốc độ là hộp xe dao có cơng dụng thay đổi tốc độ của bàn xe dao
c. Bộ bánh răng thay thế :
Được lắp bên ngòai ụ trước có cơng dụng nối chuyển động từ hộp tốc độ xuống
hộp xe dao , các bánh răng này có thể thay đổi khi gia công ren
d. Hộp xa dao :
Đây là một hệ gồm ba bàn dao ghép với nhau có cấu tạo như sau :
- Bàn dao dọc : có phần trượt tiếp xúc với băng máy , nhiệm vụ của nó là mang dao di
chuyển dọc theo băng máy ( song song với tâm chi tiết ) có thể điều khiển bằng tay
hay tự động


7

Hình 3 : Hộp xa dao
- Bàn dao ngang : có phần trượt vng góc với tâm chi tiết , nhiệm vụ của nó là mang
dao di chuyển vng góc với tâm chi tiết , có thể điều khiển bằng tay hay tự động .
- Bàn dao trên : ( bàn trượt phụ ) được lắp trên bàn dao ngang có thể xoay một góc α
bất kỳ được dùng trong trường hợp gia cơng chi tiết hình cơn .

- Trên cùng là ổ lắp dao dùng để gá lắp dao khi tiện .
- Ụ sau : (ụ động ) được đặt trên sóng trượt băng máy và có thể di chuyển dọc theo
băng đến vị trí bất kỳ bằng tay , có cơng dụng gá đỡ một đầu chi tiết khi gia cơng trụ
dài hoặc dung để khoan, khóet , doa trên máy tiện .
- Chân máy : dùng để đỡ tòan bộ các bộ phận của máy , động cơ thường được lắp ở đây
, chân máy được bắt chặt với nề bằng các bulông để giữ cho máy ổn định trong quá trình
làm việc .

Hình 4 : Một số bộ phận cơ bản trên máy tiện


8

II. Vận hành máy tiện :
Việc sử dụng thành thạo máy tiện có ý nghĩa hết sức quan trọng nó giúp cho người
công tránh những thao tác thừa nâng cao năng suất và đảm bảo an tòan lao động , việc
vận hành máy trải qua các giai đọan sau :
1. Trước khi đứng máy :
Chọn máy có chiều cao phù hợp ( có thể sử dụng bục gỗ ) sao cho khi đứng thẳng ta
gập khủyu tay bàn tay vuông góc ngang với tâm máy là được , đứng thẳng cách máy
một khỏang từ 80 đến 100mm chân dạng ra ngang vai vững chãi .
Kiểm tra các tay gạt xem đã ở vị trí an tịan chưa ( nếu chưa thì đưa về vị trí khơng làm
việc )

2. Trong khi đứng máy :
Điều chỉnh các tay gạt về vị trí làm việc , đóng cơng tắc chính đưa điện vào máy ,
ấn nút khởi động( hoặc cần gạt ) cho trục chính quay điều chỉnh các tay gạt ở bàn xe dao
để chạy dao tự động dọc hoặc ngang ( chú ý : chỉ khi nào trục trơn quay thì mới thực
hiện được ).



9

Trong khi đứng máy cần chú ý trạng thái của máy , nếu có hiện tượng lạ ví dụ như :
tiếng máy bất thường , có mùi khét …. Thì dừng máy báo cáo với giáo viên hướng dẫn
để kiểm tra
Khi máy đang họat động tuyệt đối không được rời máy , muốn rời máy thì phải tắt
máy đến khi trục chính dừng hẳn .
Chú ý : muốn thay đổi tốc độ trục chính phải dừng máy

3. Sau khi đứng máy :
Tắt nguồn điện vào máy , trả các tay gạt về vị trí an tịan , lau chùi máy sạch sẽ , tra
dầu nhớt vào các băng trượt , đưa bàn dao và ụ động về cuối băng máy

Sắp xếp tổ chức nơi làm việc


10

Bài 2 : SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ GÁ THÔNG DỤNG
Mục tiêu của bài : sau khi học xong bài này học sinh có khả năng
- Trình bày đầy đủ công dụng, phân loại, yêu cầu của đồ gá, giải thích ngun tắc định
vị 6 điểm
- Trình bày đầy đủ các nguyên tắc kẹp chặt chi tiết và các cơ cấu kẹp, các loại chuẩn,
nguyên tắc chọn chuẩn
- Sử dụng thành thạo các loại đồ gá thông dụng đúng quy trình và nội quy
Nội dung của bài :
1. Khái niệm, phân loại đồ gá
2. Định vị và kẹp chặt chi tiết gia cơng
3. Phân tích định vị trong một số trường hợp gá lắp thông thường

4. Chuẩn và chọn chuẩn
5. Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng mâm cặp 3 chấu
6. Công dụng, cấu tạo và cách sử dụng mâm cặp 4 chấu
7. Cấu tạo công dụng của mũi tâm, tốc kẹp
8. Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các loại giá đỡ
I. Khái niệm, phân loại đồ gá :
1. Định nghĩa về đồ gá :
Đồ gá là những trang bị công nghệ đi kèm(hoặc được lắp trên máy) dùng để xác
định vị trí chính xác giữa chi tiết và dụng cụ cắt .
2. Tác dụng của đồ gá :
- Nâng cao năng suất và độ chính xác gia cơng, vì vị trí của dao và chi tiết gia
công được xác dịnh bằng các đồ định vị không phải mất nhiều thời gian rà gá .
- Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị, nhờ đồ gá mà máy này có thể làm
cơng việc của máy khác
- Đồ gá giúp cho việc gia cơng ngun cơng khó, mà nếu khơng có đồ gá thì
khơng thể gia cơng được. Ví dụ : khoan lỗ nghiêng trên mặt trụ bằng đầu phân độ
phay răng …
- Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, không
cần thợ bậc cao .
3. Phân loại đồ gá :
a. Phân loại theo nhóm máy :
- Đồ gá trên máy tiện .
- Đồ gá trên máy phay .
- Đồ gá trên máy mài .
- Đồ gá trên máy khoan .
b. Phân theo mức độ chun mơn hóa :
- Đồ gá vạn năng thơng dụng : cịn gọi là đồ gá vạn năng không điều chỉnh.
Khi sử dụng đồ gá vạn năng thông dụng không cần phải lắp bổ sung các chi
tiết vào đồ gá. Loại đồ gá này được dùng để định vị và kẹp chặt các chi tiết



11

có hình dáng và kích thước khác nhau trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt
nhỏ. Các đồ gá vạn năng thông dụng, thường được chế tạo như loại thiết bị
phụ kèm theo máy của các nhà chế tạo. Ví dụ như : mâm cặp vạn năng, êtô
vạn năng, đầu phân độ vạn năng…
- Đồ gá vạn năng điều chỉnh : đồ gá này gồm các bộ phận cố định và các bộ
phận thay đổi. Bộ phận cố định là phần cơ sở dùng cho mọi chi tiết gia công
khác nhau. Bộ phận thay đổi là những chi tiết của đồ gá được sử dụng tùy
theo hình dáng và kích thước của chi tiết gia cơng. Ví dụ : êtơ khí nén của
phay có má êtơ thay đổi cịn đế và thân là phần cố định .
- Đồ gá chuyên mơn hóa điều chỉnh : đồ gá này dùng để định vị và kẹp chặt
một nhóm các chi tiết có kích thước, có kết cấu cơng nghệ gần như nhau,
phương pháp gia cơng và đặc tính của các bề mặt định vị tương tự nhau. Nó
gồm 2 bộ phận : bộ phận vạn năng và bộ phận thay thế. Bộ phận vạn năng
thường không đổi và bao gồm : thân đồ gá và truyền dẫn…, bộ phận thay thế
gồm các chi tiết thay thế, được chế tạo thích hợp với hình dáng và kích thước
của nhóm chi tiết gia cơng trên đồ gá.
- Đồ gá chuyên dùng : loại đồ gá này chỉ thực hiện được một nguyên công của
một chi tiết cụ thể nào đó, khi thay đổi đối tượng sản xuất loại này khơng
dùng được, nó dùng trong dạng sản xuất hàng loạt và hàng khối .
- Đồ gá tổ hợp : là đồ gá tổ hợp lại những chi tiết và bộ phận tiêu chuẩn hóa,
được chế tạo sẳn và được dùng nhiều lần để gá đặt được nhiều chi tiết khác
nhau. Đồ gá này được dùng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng
loạt lớn, hàng khối có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại khác, vì giảm
chi phí chế tạo .
c. Phân loại theo cơng dụng : gồm có :
- Đồ gá trên máy cắt .
- Đồ gá lắp ráp .

- Đồ gá kiểm tra .
d. Phân loại theo nguồn động lực :
- Đồ gá kẹp bằng tay .
- Đồ gá kẹp bằng cơ khí .
- Đồ gá kẹp bằng khí nén, thủy lực .
4. Yêu cầu đối với đồ gá :
- Kết cấu phải phù hợp với công dụng. Nếu đồ gá chỉ có cơng dụng là mở rộng khả
năng cơng nghệ của máy, thì kết cấu phải chọn sao cho giá thành chế tạo là rẻ
nhất. Nếu đồ gá dùng cho nâng cao năng suất lao động, thì kết cấu của đồ gá phải
giải quyết việc gá đặt phôi nhanh …
- Đảm bảo độ chính xác gia cơng đã cho. Do đó độ chính xác của đồ gá phải cao
hơn độ chính xác của chi tiết gia cơng .
- Sử dụng thuận tiện và an toàn khi làm việc, đồ gá phải đảm bảo cho việc gá đặt
và tháo chi tiết nhanh, dễ dàng, tay gạt kẹp chặt dễ thao tác, dễ làm sạch phoi
trên đồ gá và gá đặt đồ gá trên máy phải đơn giản .


12

II. Định vị và kẹp chặt chi tiết gia công :
1. Khái niệm :
Định vị là tìm cách xác định vị trí chính xác giữa phơi và dụng cụ cắt .
2. Nguyên tắc 6 điểm khi định vị :
Đây là cơ sở của việc thiết kế đồ gá
- Ta thấy rằng, một vật rắn nằm trong không gian nếu không bị ngăn chặn, có thể
di chuyển theo 3 phương, tức là
theo 6 cách, nếu đặt vật vào hệ trục
Đềcác ta có các chuyển động sau :
 Tịnh
tiến

theo
phương

. Xoay

quanh
 Tinh
tiến
theo
phương
. Xoay
quanh
 Tinh
phương

tiến

theo
. Xoay

quanh
-

Để xác định một vị trí chính xác của vật trong khơng gian, ta tìm cách khống chế
các chuyển động đó .
 Trên mặt phẳng XOY 3 điểm 1,2,3 khống chế 3 bậc tự do đó là : tinh tiến
dọc trục

, xoay quanh trục


, xoay quanh trục

.


13

 Trên mặt phẳng YOZ 2 điểm 4,5 khống chế 2 bậc tự do đó là : tịnh tiến dọc
trục

, xoay quanh trục

.

 Trên mặt phẳng XOZ 1 điểm 6 khống chế 1 bậc tự do đó là : tịnh tiến dọc
trục

.

 Chú ý :
 Tùy thuộc vào điều kiện công nghệ mà định vị, không nhất thiết phải
khống chế đủ 6 bậ tự do .
 Không nên định vị quá 6 bậc tự do vì sẽ xảy ra hiện tượng siêu định vị,
siêu định vị là có 1 bậc tự do nào đó được định vị nhiều hơn 1 .
3. Kẹp chặt :
a. Khái niệm : Kẹp chặt là giữ chặt chi tiết sau khi định vị trong quá trình gia cơng


14


b.
c.
-

Yêu cầu đối với kẹp chặt :
Không được phá vở vị trí đã định vị của chi tiết .
Lực kẹp vừa đủ để tránh làm biến dạng bề mặt chi tiết .
Biến dạng do lực kẹp sinh ra không vượt quá giới hạn cho phép .
Thao tác kẹp chặt phải nhẹ nhàng, thuận tiện, đảm bảo an toàn .
Kết cấu đơn giản gọn nhẹ, tạo thành một khối dễ sữa chữa và bảo quản .
Phương, chiều, trị số, điểm đặt lực kẹp :
Phương và chiều của lực kẹp có liên quan mật thiết với chuẩn định vị chính,
chiều của lực cắt và chiều của trọng lượng chi tiết gia công .
- Phương của lực kẹp nên cố gắng thẳng góc với mặt chuẩn định vị chính(mặt
hạn chế 3 bậc tự do) vì như vậy ta có diện tích tiếp xúc lớn nhất .
- Chiều của lực kẹp thì đi từ ngồi vào mặt định vị, chiều của lực kẹp khơng nên
ngược chiều với lực cắt và trọng lượng vật gia cơng, vì như vậy lực kẹp sẽ rất
lớn, cơ cấu kẹp cồng kềnh, thao tác tốn sức. Lực kẹp nên cùng chiều lực cắt và
bản thân trọng lượng chi tiết gia cơng là tốt nhất, nhưng đơi khi vì kết cấu chi
tiết khơng cho phép thì ta chọn chúng thẳng góc với nhau .
- Điểm đặt của lực kẹp có ảnh hưởng đến độ cứng vững và biến dạng của chi tiết
gia cơng, do đó :
 Lực kẹp phải tác dụng vào chỗ có độ cứng vững lớn .
 Khi kẹp không gây ra môment quay đối với vật gia công, muốn vậy
điểm đặt lực phải tác dụng trong diện tích mặt định vị hoặc ở trong mấy
điểm đỡ và phải gần mặt gia cơng .
Hình 5 : Một số ví dụ về điểm đặt lực :


15


III. Phân tích định vị trong một số trường hợp gá lắp thông thường :
- Người ta dùng nguyên tắc 6 điểm để định vị chi tiết gia công. Khi đó xem chi tiết
như 1 vật rắn tuyệt đối, và cũng đặt nó trong hệ tọa độ Đềcác .
- Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào người ta cũng định vị hết 6 điểm, tùy
theo yêu cầu gia công ở từng nguyên công mà số bậc tự do định vị có thể từ 1
đến 6. Ta có thể xem xét vài ví dụ sau :
 Ví dụ 1: khi mài bi cầu ta chỉ cần định vị 1 bậc tự do đó là tịnh tiến dọc
trục

.


16

Hình 6
 Ví dụ 2 : khi mài bi đũa cần định vị 2 bậc tự do đó là tịnh tiến dọc trục
, xoay quanh

.

 Ví dụ 3 : khi phay mặt phẳng B đạt kích thước
chỉ cần hạn chế 3 bậc tự do đó là :

,

và song song mặt A

,


Hình 7
 Ví dụ 4 : khi phay rãnh then suốt dọc chi tiết trụ, đảm bảo kích thước h và
đối xứng qua tâm, chỉ cần hạn chế 4 bậc tự do đó là :

,

,

,

.

Hình 8
 Ví dụ 5 : khi phay bậc đảm bảo kích thước M và N ta cần định vị 5 bậc tự
do đó là :
,
,
,
,
.


17

Hình 9
- Số điểm định vị cịn phụ thuộc vào kích thước của bề mặt được định vị, vào các
mối lắp giữa bề mặt định vị của chi tiết với các bề mặt của đồ định vị, ví dụ như :
 Một mặt phẳng tương đương 3 điểm(khống chế 3 bậc tự do) .
 Khối V ngắn có (L Khối V dài có (L>D) L là chiều dài tiếp xúc của khối V, tương đương 4

điểm .
 Một chốt trụ ngắn (L Một chốt trụ dài (L D) tương đương 4 điểm .
IV. Chuẩn và chọn chuẩn :
1. Khái niệm và phân loại chuẩn :
a. Khái niệm :
Chuẩn là tập hợp những điểm, đường, bề mặt mà dựa vào đó để xác định
những điểm, đường, bề mặt của bản thân chi tiết đó hoặc với chi tiết khác .
b. Phân loại chuẩn :
Tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng của chuẩn mà người ta chia chuẩn ra làm các loại
sau :
- Chuẩn thiết kế : là chuẩn dùng để xác định vị trí của những bề mặt, đường,
hoặc điểm của bản thân chi tiết đó hay của những chi tiết khác trong q
trình thiết kế. Chuẩn này được hình thành khi lập chuỗi kích thước trong q
trình thiết kế.
Chuẩn thiết kế có thể là chuẩn thực hoặc chuẩn ảo
Ví dụ : ở hình 1.a cho thấy mặt A là chuẩn thực, cịn hình 1.b tâm O của lỗ là
chuẩn ảo .
- Chuẩn công nghệ : là chuẩn được dùng để xác định vị trí của phơi hoặc của
chi tiết trong q trình gia cơng và sữa chữa .


18

Chuẩn công nghệ được chia ra :
 Chuẩn gia công : dùng để xác định vị trí tương quan giữa các bề mặt,
đường, điểm của chi tiết trong quá trình gia công cơ. Chuẩn này luôn là
chuẩn thực. Chuẩn gia cơng có thể trùng hoặc khơng trùng với mặt tỳ của
chi tiết lên đồ gá, hoặc lên bàn máy và được chia làm chuẩn thô và chuẩn
tinh .

 Chuẩn thô là chuẩn được xác định trên những bề mặt chưa được
gia công .
 Chuẩn tinh là chuẩn xác định trên những bề mặt đã gia công nếu
chuẩn này(bề mặt này) được dùng trong lắp ráp sau đó, thì gọi là
chuẩn tinh chính. Ngược lại ta có chuẩn tinh phụ .
Ví dụ : bề mặt lỗ A của bánh răng được dùng làm chuẩn tinh chính khi
gá đặt để gia cơng răng, vì lỗ A cũng được dùng khi lắp ráp với trục.
Còn ở mặt b và gờ trong c của piston chỉ được dùng làm chuẩn tinh để
gia công các kích thước khác, khi lắp ráp khơng dùng nữa đó là chuẩn
tinh phụ .
 Chuẩn điều chỉnh : là bề mặt có thực trên đồ gá, hay máy dùng để điều
chỉnh vị trí dụng cụ cắt so với chuẩn định vị gia công .
 Chuẩn đo lường : là chuẩn xác định trên bề mặt, đường, điểm có thực
trên chi tiết mà ta lấy làm gốc để đo vị trí bề mặt gia công .
 Chuẩn lắp ráp : là những bề mặt, đường, điểm dùng để xác định vị trí
tương quan của các chi tiết khác nhau trong quá trình lắp ráp sản phẩm .
Trong thực tế có khi chuẩn thiết kế, công nghệ, đo lường, lắp ráp
không trùng nhau .
Ta có sơ đồ phân loại chuẩn như sau :

CHUẨN
Chuẩn thiết kế

Chuẩn gia công

Chuẩn thô

Chuẩn công nghệ

Chuẩn điều chỉnh


Chuẩn đo lường

Chuẩn tinh

Chuẩn lắp ráp


19

Chuẩn tinh chính

Chuẩn tinh phụ

2. Nguyên tắc chọn chuẩn :
Việc chọn chuẩn có ý nghĩa khá quan trọng, nó phải bảo đảm được 2 yêu cầu sau :
- Chất lượng của chi tiết trong q trình gia cơng .
- Bảo đảm năng suất và giảm giá thành .
a. Chọn chuẩn thơ :
- Nếu chi tiết gia cơng có một bề mặt sẽ khơng gia cơng, thì nên lấy bề mặt đó
làm chuẩn thơ, như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí tương quan giữa bề mặt gia
cơng và bề mặt khơng gian cơng là nhỏ nhất.
Ví dụ : Khi gia công priston bằng gang đúc ta chọn chuẩn thô là mặt trong
(không gia công) để gia công mặt ngồi, như vậy đảm bảo thành priston có
chiều dày đều đặn
- Nếu có một số bề mặt khơng gia cơng thì nên chọn bề mặt khơng gia cơng nào
có u cầu chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối với các bề mặt gia công
làm chuẩn thô.
- Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết đều phải gia cơng, thì chọn một mặt nào đó có
lượng dư yều cầu đều và nhỏ nhất làm chuẩn thô .

- Bề mặt chọn làm chuẩn thô nên tương đối bằng phẳng khơng có bavia, đậu ngót,
đậu rót hoặc q ghồ ghề .
- Chuẩn thô chỉ nên dùng một lần trong q trình cơng nghệ .
b. Chọn chuẩn tinh :
- Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính, như vậy sẽ làm cho chi tiết gia
cơng có vị trí tương tự lúc làm việc. Vấn đề này rất quan trong khi gia cơng. Ví
dụ khi gia cơng bánh răng nên chọn chuẩn tinh là lỗ bánh răng, vì lỗ sẽ được lắp
với trục khi làm việc .
- Cố gắng chọn chuẩn tinh trùng với gốc kích thước, để sai số chuẩn bằng 0 .
- Chọn chuẩn tinh sao cho khi gia cơng khơng vì lực cắt, lực kẹp mà chi tiết bị
biến dạng nhiều. Lực kẹp phải gần bề mặt gia cơng, đồng thời bề mặt định vị
cần có đủ diện tích .
- Chọn chuẩn tinh sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và sử dụng tiện lợi .
- Cố gắng chọn chuẩn tinh thống nhất. Chuẩn thống nhất nghĩa là trong nhiều lần
gá đặt, cũng chỉ dùng một chuẩn để thực hiện các ngun cơng của quy trình
cơng nghệ, vì khi thay đổi chuẩn sẽ gây ra sai số tích lũy ở những lần gá sau .
V. Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng mâm cặp 3 chấu :
1. Công dụng :
Mâm cặp 3 chấu tự định tâm là dạng đồ gá, được trang bị trên máy tiện vạn
năng dùng để định vị và kẹp chặt những chi tiết có dạng trụ trịn xoay.Thao tác gá
kẹp đơn giản, nhanh .
2. Cấu tạo :


20

Mâm cặp 3 chấu có cấu tạo như sau:
Thân(2) được làm bằng gang, mặt
đầu có 3 rãnh T lệch nhau 1 góc 120 0
để 3 vấu kẹp(1) trượt ra vào, các

răng của vấu(1) ăn khớp với ren mặt
đầu của đĩa(3), mặt sau của đĩa là
răng côn ăn khớp với 3 bánh răng
cơn(4), khi dùng chìa khóa mâm cặp
xoay bất kỳ bánh răng côn(4) nào
thông qua đĩa(3) sẽ làm cho 3 vấu(1)
trượt ra hoặc vào đồng thời với nhau.
Muốn gá chi tiết trước tiên ta xoay
chìa khóa mâm cặp ngược chiều kim
đồng hồ cho các chấu kẹp đi ra, sao
cho vừa lớn hơn đường kính chi tiết
một ít, tay phải đưa chi tiết vào chấu
kẹp, kẹp nhẹ, kiểm tra độ đồng tâm
của chi tiết rối siết chặt để tiến hành
gia công .
VI. Công dụng, cấu tạo và cách sử dụng
mâm cặp 4 chấu :
1. Công dụng :
Mâm cặp 4 chấu dùng để gá kẹp chi
tiết có hình dáng phức tạp, nhiều
cạnh hoặc chi tiết lệch tâm…
2. Cấu tạo :
Gồm có thân(1) trên thân có 4 rãnh cách nhau 1 góc 90 0 để 4 chấu kẹp(2) trượt
ra vào, các răng của chấu ăn khớp trực tiếp với trục ren vis(3) có lỗ vng để tra
chìa khóa mâm cặp .
3. Cách sử dụng :
Khác với mâm cặp 3 chấu, mâm cặp 4 chấu có các chấu kẹp di chuyển độc lập,
nghĩa là khi ta xoay trục vis ở chấu nào thì chỉ có chấu đó di chuyển, 3 chấu cịn
lại đứng n, với cách này ta có thể di chuyển chi tiết đến bất kỳ vị trí nào trong
phạm vi hoạt động của chấu(chú ý : di chuyển chấu theo từng đôi đối diện nhau) .

VII. Cấu tạo công dụng của mũi tâm, tốc kẹp :
1. Mũi tâm :
Là loại trang bị công nghệ được dùng trên máy tiện và một số máy khác như :
phay, mài…Dùng để gá đỡ khi gia công chi tiết trụ dài(với
cố định và quay theo chi tiết .

> 5). Gồm có 2 loại:


21

a. Mũi tâm cố định : dùng
khi cắt gọt với tốc độ
thấp hoặc lắp vào nịng
trục chính máy tiện, gồm
2 phần : cơn mc từ số 2
đến số 6 dùng để lắp vào
nịng ụ động hoặc nịng
trục chính, mũi nhọn có
góc tiêu chẩn 2α = 600 có
nhiệm vụ gá đỡ chi tiết
thơng qua lỗ tâm .
b.
Mũi

tâm quay : có ưu điểm là mũi nhọn sẽ quay theo chi
tiết, được dùng ở tốc độ cao. Nó cũng có phần cơn
mc để lắp vào nòng ụ động, mũi nhọn quay trong
vòng bi như hình vẽ .
2. Tốc kẹp :

Dùng để truyền chuyển động quay từ trục chính đến
chi tiết gia cơng khi gá trên 2 mũi tâm, tốc được cấu tạo
bằng thép đúc cấu tạo gồm : thân tốc giữa để gắn chi tiết, một đầu có lỗ ren, có
bulơng để siết chặt chi tiết với tốc, đầu cịn lại là đi đẩy tốc liền với thân(có xẽ
rãnh để lắp ngón đẩy tốc) đuôi này sẽ tỳ vào mâm tốc để nhận chuyển động .
VIII. Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các loại giá đỡ :
Giá đỡ(hay còn gọi là luynet) là một loại trang bị cơng nghệ, có tác dụng làm tăng
độ cứng vững cho chi tiết gia công trụ
với chiều dài lớn. Nó gồm có 2 loại :
1. Giá đỡ di động :
Được lắp trên bàn xe dao và di
chuyển theo bàn dao, có 2 chấu
tỳ bằng vật liệu mềm như đồng
thau, để tránh làm hỏng bề mặt
chi tiết gia cơng, 2 chấu tỳ có


22

thể điều chỉnh ra vào nhờ các vis đảm bảo tiếp xúc với bề mặt chi tiết, nhờ đó mà
chi tiết khơng vì lực ly tâm và lực cắt làm ảnh hưởng(2 chấu tỳ nằm đối diện với
dao và sau mỗi lần cắt phải điều chỉnh lại) .
2. Giá đỡ cố định :
Được lắp cố định trên băng máy dùng để đỡ trục dài, có bậc hoặc đỡ 1 đầu khi
cần tiện lỗ, khoan. Giá đỡ cố định có 3 chấu tỳ điều chỉnh được nhờ các vis. Các
chấu được điều chỉnh cho tiếp xúc với bề mặt chi tiết(đã gia cơng tinh) như hình
vẽ .
 Chú ý : khi sử dụng giá đỡ thì cắt với vận tốc cắt thấp, và thường xuyên cho
dầu mỡ vào vị trí tiếp xúc của chấu tỳ với chi tiết .


Bài 3 : SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO KIỂM
Mục tiêu của bài : Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng :
- Trình bày nguyên lý cấu tạo, cách chia của các loại dụng cụ đo kiểm
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm thông dụng đúng quy trình kỹ thuật
Nội dung của bài :
1. Nguyên lý, cấu tạo của các loại dụng cụ đo
2. Cách sử dụng dụng cụ đo
3. Bảo quản dụng cụ đo
I. Nguyên lý, cấu tạo của các loại dụng cụ đo :
Trong ngành cơ khí chế tạo máy thì dụng cụ đo là vật dụng khơng thể thiếu, nó phục
vụ cho cơng việc kiểm tra kích thước của chi tiết(sản phẩm), nhằm đảm bảo độ chính
xác theo yêu cầu. Tùy thuộc vào mức độ chính xác của kích thước, mà người ta sử dụng
nhiều loại dụng cụ đo khác nhau như : thước cặp(cơ), thước cặp(kỹ thuật số), panme,
thước quang học, máy đo 3 chiều…
Sau đây chúng ta nghiên cứu cấu tạo của một số dụng cụ đo thường gặp .
1. Dụng cụ đo kiểu thước cặp :


23

Hình 16 : Thước cặp cơ
Gồm các loại thước cặp thơng thường để đo trong, đo ngồi, đo sâu và các loại
thước dùng để đo cao. Loại này gồm có 2 phần cơ bản : thân thước mang thước chính
gắn với đầu đo cố định, và phần động mang thước phụ cịn gọi là duxích gắn đầu đo
động. Khoảng cách giữa 2 đầu đo là kích thước đo được, đọc phần nguyên trên thước

Hính 17 : Thước căp kỹ thuật số
chính và phần lẻ trên thước phụ. Điểm 0 trên thước phụ là điểm chỉ thị để đọc giá trị
trên thước chính, sau đó quan sát thấy vạch nào trên thước phụ trùng với một vạch
trên thước chính, thì giá trị phần lẻ chính là giá trị của vạch đó ở thước phụ .



24

Giá trị 1
vạch
trên
thước chính
là 1 mm,
cịn giá trị
các
vạch
trên thước
phụ
tùy
thuộc
vào
từng
loại
thước : có 3
loại

,

,

,
10,

20,50, chính là số vạch trên thước phụ, nếu gọi giá trị 1 vạch trên thước chính là a,

số vạch trên thước phụ là n, thì giá trị mỗi vạch trên thước phụ sẽ là c.
n=

c=

Vậy ta có :
c=

= 0,05 mm

với

Vậy giá trị mỗi vạch trên thước phụ của thước

là 0,05 mm .


25

Hình 18 : Cách kiểm tra kích thước bằng thước cặp
2. Dụng cụ đo kiểu panme :
Dụng cụ đo kiểu panme là loại dụng cụ đo có dùng bộ truyền vít đai ốc để tạo
chuyển động đo. Đầu đo động được gắn với trục vít và đai ốc gắn với giá cố định
thơng thường trước ren vít p = 0,5mm. Khi xoay nắn vặn trục vít sẽ vừa quay vừa
định tiến. Chuyển vị trí của đầu đo được đọc nhờ bộ du kích vịng. Chuyển vị của đầu
đo được đọc nhờ bộ du kích vịng. Thước chính có hai thang chưa có giá trị mỗi vạch
bằng 1mm đặt so le nhau trên và dưới vạch chuẩn tạo nên giá trị 0,5mm, thước phụ là
thang chưa trịn trên vỏ ngồi và có 50 vạch mỗi vạch có giá trị 0,01mm. Như vạch
để hàm động di chuyển 1mm thì vỏ ngồi phải xoay hai vòng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×