Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

18 kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 28 trang )

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
GV: Hồ Quân Chính

CHẤP HÀNH VIÊN

LUẬT SƯ


Các văn bản pháp luật về THADS:
- Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014;
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án
dân sự; Nghị định 33/2020/NĐ-CP, ngày 17/3/2020
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động
của Thừa phát lại, có hiệu lực ngày 24/2/2020.
- TTLT số 11/2016/TTLT-BTP-TAND-VKSND ngày
01/8/2016 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi
hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành
án DS.


NỘI DUNG
1. Khái quát một số vấn đề cơ bản về THADS
1.1. Thi hành án dân sự, vai trò và ý nghĩa
1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển công
tác THADS từ năm 1945 đến nay
1.3. Hệ thống tổ chức Thi hành án dân sự
2. Một số kỹ năng của LS tham gia giai đoạn THADS
2.1. Vai trò của LS trong giai đoạn THADS
2.2. Kỹ năng soạn thảo và gửi đơn yêu cầu THA


2.3. Kỹ năng tư vấn về trình tự, thủ tục THA
2.4. Kỹ năng tư vấn về việc khiếu nại, giải quyết khiếu
nại trong THADS


1. Giới thiệu khái quát một số vấn đề cơ bản
về Thi hành án dân sự
1.1. Thi hành án dân sự, vai trò và ý nghĩa
- Khái niệm: THADS là thủ tục do CQ, TC, người có thẩm
quyền tiến hành để thi hành BA, QĐ của TA hoặc QĐ của CQ,
TC khác do PL quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của các CQ, TC và cá nhân.
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Thi hành bản án, quyết định trên thực tế
+ Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
+ Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân…


1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và
phát triển công tác thi hành án dân sự
từ năm 1945 đến nay
Sắc lệnh số 130, ngày 19/7/1946, ấn
định thể thức thi hành phải ghi trên
các bản tồn sao hay trích sao án hoặc
mệnh lệnh. Đây là Sắc lệnh quy định
những thủ tục riêng, cụ thể và khá độc
lập về thẩm quyền, thể thức và quy
trình thi hành án. 



1.3. Hệ thống tổ chức Thi hành án dân sự
Hệ thống tổ chức THADS được tổ chức và quản lý
tập trung thống nhất, gồm:
- Tổng cục THADS là cơ quan quản lý THADS trực
thuộc BTP
- Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ
quan THADS trực thuộc TCTHADS
- Chi cục THADS huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh là cơ quan THADS trực thuộc Cục THADS
TCTHDS và cơ quan THADS có tư cách pháp nhân,
con dấu hình quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.


Hệ thống tổ chức THA trong quân đội

- Ở BQP: Cục THA Bộ Quốc phòng là cơ quan quản
lý THA trực thuộc BQP
- Ở quân khu và tương đương: Phòng THA quân
khu và tương đương (gọi chung là phòng THA cấp
quân khu) là cơ quan THA trực thuộc quân khu và
tương đương,
Cục THA Bộ Quốc phòng, phòng THA cấp quân khu
có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy, trụ
sở và tài khoản riêng.


2. Một số kỹ năng của luật sư tham gia giai
đoạn THADS

2.1. Vai trò của LS trong giai đoạn THADS

- Luật sư tư vấn pháp luật
- Luật sư đại diện cho đương sự theo ủy
quyền để tham gia giải quyết việc thi
hành án


2.2. Kỹ năng soạn thảo và gửi đơn yêu cầu Thi
hành án
2.2.1. Các công việc cần tiến hành trước khi soạn thảo
đơn yêu cầu thi hành án
a. Xác định các loại bản án, quyết định yêu cầu thi
hành án có hiệu lực thi hành (Điều 2 LTHADS)
(Điều 482 Bộ luật TTDS 2015; Điều 120 Luật Phá sản năm 2014;
Điều 66, Luật TTTM năm 2010…)
Tình huống: Phán quyết TTTM ngày 01/7/2021 tuyên Cty A
phải trả cho Cty B 2 tỷ đồng, thời hạn trả nợ cuối cùng là ngày
01/9/2021.
Ngày 8/7/2021 khách hàng nhờ Luật sư tư vấn là đơn yêu cầu
thi hành án?


b. Xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án (Đ30)
- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày BA, QĐ có hiệu lực PL.
- Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong
BA, QĐ thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến
hạn.
- Đối với BA, QĐ thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được
áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Ví dụ: BA DSST số 05 ngày 15/11/2016, tun ơng A phải thanh
tốn trả nợ cho ông B số tiền nợ là 1.000.000.000đ, việc thanh
toán làm 2 đợt, đợt 1: ngày 15/01/2017 số tiền 500.000.000đ,
đợt 2: ngày 15/02/2017 số tiền 500.000.000đ. Bản án có hiệu
lực vào ngày 30/11/2016
Thời hiệu yêu cầu thi hành án được tính từ ngày nào?
Lưu ý: việc thỏa thuận thanh tốn trong q trình tố tụng; thời
hiệu trong trường hợp bất khả kháng


c. Xác định thẩm quyền thi hành án (Đ35)
- (Tòa án) Xác định thẩm quyền theo cấp xét
xử sơ thẩm;
- (TTTM) Cơ quan THADS cấp tỉnh nơi ra
phán quyết; nơi BPKCTT được áp dụng (Đ 8
LTTTM)
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc
thẩm quyền của Cơ quan THADS cấp tỉnh
(điểm e k2 Đ 35)


d. Xác định quyền yêu cầu thi hành án (Đ 7, 7a)
Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án

e. Xác định nội dung yêu cầu thi hành án
Cần trao đổi và tư vấn cho khách hàng nội dung yêu cầu thi
hành án phù hợp với bản án, quyết định (Lưu ý: k5 Đ 31)

2.2.2. Soạn thảo nội dung yêu cầu thi hành án

Theo mẫu đơn số D04-THADS ban hành theo thông tư 01 ngày
01/2/2016 của BTP và nội dung đã thống nhất với khách hàng

2.2.3. Gửi đơn yêu cầu thi hành án (Đ 31)
- Trực tiếp
- Bưu điện


2.3. Kỹ năng tư vấn về trình tự, thủ tục THA
2.3.1. Tư vấn về việc yêu cầu THA và ra quyết định THA
- Tiếp nhận yêu cầu thi hành án
- Ra quyết định thi hành án (K6, Đ 36)
- Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu THA


2.3.2. Tư vấn về việc thông báo THA
(Đ 39 – 43 LTHADS, Đ 12 NĐ62,…)
- Các loại văn bản thông báo
- Thời hạn thông báo
- Chủ thể thực hiện thông báo
- Thủ tục thơng báo
- Vai trị của Luật sư trong việc thông báo thi
hành án?


* Tự nguyện thi hành án dân sự
- Thời điểm tự nguyện thi hành án (10 ngày
kể từ ngày được thơng báo hợp lệ)
- Thỏa thuận thi hành án có thể được diễn

ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tổ
chức thi hành án


2.3.3. Tư vấn về việc xác minh điều kiện THA
- Chủ thể tiến hành xác minh điều kiện THA
- Thời hạn xác minh (Đ 44):
+ 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi
hành án
- Địa điểm xác minh
* Ý nghĩa của việc xác minh điều kiện thi hành
án và vai trò của Luật sư?


2.3.4. Tư vấn về việc áp dụng các biện
pháp bảo đảm THA
(Điều 66-69 LTHADS, Điều 13, 18, 19, 20 NĐ 62)
- Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
- Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

• Trình tự, thủ tục và điều kiện áp dụng


2.3.5. Tư vấn về việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án (Đ 71):
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền,
giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án,
kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản,
giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không
được thực hiện công việc nhất định.


- Điều kiện áp dụng
- Nguyên tắc áp dụng
Một số vấn đề khác về cưỡng chế:
- Xác minh trước khi thực hiện việc cưỡng chế:
- Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
- Xử lý đối với tài sản bị cưỡng chế có tranh chấp

Vài trị của Luật sư trong việc cưỡng chế


2.3.6. Tư vấn về việc thanh tốn tiền và
thu phí thi hành án
- Thời hạn thanh toán tiền thi hành án
- Thanh toán tiền theo nguyên tắc chung
- Thanh toán tiền thi hành án trong các
trường hợp đặc biệt
- Thủ tục thanh tốn tiền thi hành án
- Phí thi hành án



2.3.7. Một số vấn đề khác
- Tư vấn về việc ủy thác thi hành án (căn cứ Điều 55,
56, 57 LTHADS, Điều 16, 34 NĐ 62…)
- Tư vấn về việc hoãn thi hành án (Đ 48)
- Tư vấn về việc tạm đình chỉ, đình chỉ Thi hành án (Đ
49, 50 LTHADS)
- Tư vấn về việc xác định việc chưa có điều kiện thi
hành án (Đ 44a LTHADS)
- Tư vấn về việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản.


3. Kỹ năng tư vấn về việc khiếu nại, giải quyết
khiếu nại trong thi hành án dân sự.
3.1. Soạn thảo đơn khiếu nại về thi hành án
- Người có quyền khiếu nại:
- Xác định nội dung, đối tượng khiếu nại (Đ 140)
khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành
viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình


- Xác định thời hiệu khiếu nại (K2, Đ 140)
+ Đối với QĐ, hành vi về THA trước khi áp dụng biện
pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ
ngày nhận được QĐ hoặc biết được hành vi đó;
+ Đối với QĐ về áp dụng biện pháp phong tỏa TK là 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; pháp
bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được QĐ

hoặc biết được hành vi đó;
+ Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp
cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định hoặc biết được hành vi đó;


+ Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện
pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định hoặc biết được hành vi đó.
Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện
bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện
được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian
có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng
khơng tính vào thời hạn khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người
có thẩm quyền.


- Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng
CQTHADS cấp tỉnh (K1 Đ142 + K2Đ7 TT02/2016)
- Khiếu nại QĐ, HV của Phó thủ trưởng CQTHADS cấp
tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CHV.
- Khiếu nại QĐ, HV của CHV thuộc quyền quản lý của cơ
quan THADS cấp tỉnh;
- Khiếu nại QĐ, HV của Thủ trưởng CQTHADS cấp huyện;
- Khiếu nại QĐ giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ
quan THADS cấp huyện (đây là việc giải quyết khiếu nại
lần 2 và QĐ này có hiệu lực thi hành)



×