Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Facebook tăng thêm tính tương tác cho quảng cáo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.5 KB, 3 trang )

Facebook tăng thêm tính tương tác cho quảng cáo
Phương thức này rất thú vị, khi mạng xã hội lớn nhất thế giới này áp dụng
cách thức bình luận của họ cho chính những quảng cáo trên trang.
Thành viên Facebook sẽ nhìn thấy một câu hỏi hoặc một lời phát biểu từ nhà
marketing ở phần quảng cáo bên phải của nội dung chính cập nhật giữa trang
(News Feed).
Nếu người dùng nào quyết định gõ phản hồi vào một quảng cáo, quảng cáo
này sẽ trở thành một phần trong News Feed của người đó, và tiếp tục cập
nhật các bình luận khác, tương tự như những nội dung chia sẻ đã quá quen
thuộc trên Facebook.
Từ đó, bạn bè của người dùng nói trên cũng có thể tham gia nhận xét, trao
đổi quan điểm của họ liên quan tới quảng cáo vừa được đưa vào News Feed,
và rồi mẫu quảng cáo này sẽ được mở rộng ra cộng đồng thực sự quan tâm
dựa trên tính tương tác rất tự nhiên và hiệu quả.
Giới chuyên gia đánh giá đây là một chiến lược vô cùng sáng tạo và mang
lại lợi ích cho nhiều phía.
Những hãng trả tiền quảng cáo cho Facebook sẽ nhận được hiệu quả cao hơn
nhiều so với những phương thức marketing trực tuyến quen thuộc khác, còn
thành viên Facebook cũng có thể thoải mái đưa ra những ý kiến đối với các
quảng cáo.
Con số trên 24 triệu thuê bao Internet hiện nay được xem là điều kiện thuận
lợi. Nhưng, ngành QCTT Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển đúng với
tiềm năng thị trường do đa số doanh nghiệp (DN) chưa biết cách tận dụng
hết tiện ích của Internet; hoạt động QCTT phần lớn chỉ thể hiện ở việc đăng
banners trên website và một số hoạt động viral marketing (tiếp thị lan
truyền); Các ý tưởng sáng tạo kết hợp kiến thức công nghệ Internet với
QCTT còn thiếu, đặc biệt là các giám đốc tiếp thị chưa hiểu rõ vai trò và giá
trị của QCTT; Các chuyên gia tiếp thị số hỗ trợ, tư vấn cho DN sử dụng
QCTT của các công ty quảng cáo truyền thông hạn chế cả số lượng lẫn chất
lượng.
Trong đó, tiếp thị di động (mobile marketing) được đánh giá là xu hướng


mới đầy tiềm năng; ước tính doanh thu từ tiếp thị di động của thị trường Mỹ
chiếm khoảng 550 đến 650 triệu USD năm 2011 (theo IAB).
Cùng với sự phát triển nhanh chóng gần đây của ngành cung cấp nội dung số
và các mạng xã hội, QCTT Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh.
nhiều chủ doanh nghiệp có lứa tuổi khá cao, hơn 50% là trên 45 tuổi. Lứa
tuổi này không những khá lạc hậu về công nghệ thông tin mà còn khá bảo
thủ với những trào lưu mới. Các chủ doanh nghiệp này nhìn nhận mạng xã
hội giống như giới trẻ - những người chưa được họ đặt lòng tin một cách
đúng mức.
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, thông tin trên
mạng không mang tính chính thống, thiếu sự tin cậy so với các phương tiện
truyền thông khác, như tivi, đài báo. Đây là những lý do mà doanh nghiệp
Việt chưa thực sự coi mạng xã hội như một công cụ truyền thông hiệu quả,
nhưng cũng là thiếu sót lớn của họ trong quá trình xây dựng thương hiệu,
ông Thanh nhận xét.
Trái lại, những chủ doanh nghiệp trẻ lại rất nhanh nhạy trong vấn đề này.
Thời gian gần đây, sản phẩm cơm kẹp (một dạng fastfood kiểu Việt)
VietMac là một ví dụ điển hình. CEO của VietMac là người thuộc thế hệ 8X
đã xây dựng thị trường và thương hiệu rất nhanh, chỉ thông qua mạng xã hội.

×