Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIểu luận KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI THƯỜNG gặp KHI PHẢI THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM vụ của LÃNH đạo cấp TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.35 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
EM6030 Lãnh đạo và quản lý

Tên đề tài:
NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP KHI PHẢI THỰC
HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Học viên thực hiện

: Nguyễn Văn Việt

MSHV

:

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Cảnh Huy

Hà Nội – 6/2021


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học


MỤC LỤC

Nguyễn Văn Vinh

2


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học
MỞ ĐẦU

Thành công của mỗi tổ chức đều mang dấu ấn của tài năng và tầm nhìn của
người lãnh đạo. Trong thời đại này, khi cuộc cách mạng 4.0 đang lan tỏa rộng rãi
đến mọi mặt của cuộc sống, các nhà lãnh đạo luôn phải không ngừng học hỏi,
trau dồi kỹ năng quản lý để bắt nhịp với dòng chảy của cuộc cách mạng này.
Trong một tổ chức hay đơn vị nào, vị trí lãnh đạo chỉ có duy nhất nhưng
ln có rất đông những người thuộc tầm giữa cũng muốn được đóng góp, tham
gia lãnh đạo tổ chức.
Họ khơng phải là những nhân viên xuất sắc nhất nhưng cũng không phải là
người đứng đầu. Điểm mấu chốt họ là những người khơng có hoặc ít khả năng ảnh
hưởng tới người khác như cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, họ lại là người trực tiếp quản lý
đội ngũ nhân viên, truyền đạt thông tin, tư tưởng cho nhân viên của mình. Theo bậc
thầy ngành quản trị học John C. Maxwell, họ là những người lãnh đạo cấp trung.
Người lãnh đạo cấp trung thực chất là ai, những khó khăn, trở ngại họ gặp
phải khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình là gì? Điều này khơng chắc hẳn
ai cũng thực sự hiểu rõ. Do vậy, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Cảnh Huy,
tơi chọn đề tài tiểu luận: “Những khó khăn, trở ngại thường gặp phải khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp trung. Đề xuất một số giải pháp
khắc phục”, nhằm đi sâu vào tìm hiểu qua đó, góp phần hồn thiện nhận thức,

kiến thức của bản thân về mặt kiến thức trên và áp dụng chúng vào thực tế trong
tổ chức của mình.
Để đạt được điều đó, nội dung của tiểu luận gồm:
1. Lãnh đạo cấp trung nói chung
2. Khó khăn, trở ngại thường gặp
3. Một số giải pháp khắc phục
Dù đã tham khảo, tìm hiểu trong nhiều tài liệu để hoàn thành bài tiểu luận
này. Tuy nhiên, cũng không tránh được những lỗi không đáng có. Do đó, tơi rất
mong nhận được các ý kiến đánh giá, đóng góp của q thầy cơ để hồn thiện bài
tiểu luận nói chung, nâng cao nhận thức của bản thân riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Văn Vinh

3


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

CHƯƠNG 1: LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG NÓI CHUNG
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Quản lý
Là quá trình kết hợp giữa yếu tố con người với con người và các nguồn lực
khác để hoàn thành một cách tốt nhất các mục tiêu đề ra [1].
Là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ
chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết
lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên để hoàn
thành các mục tiêu của mình thơng qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như
tài chính, tự nhiên, cơng nghệ và nhân lực [8].

1.1.2. Năng lực
Là bất cứ kiến thức, thái độ, kỹ năng hoặc các đặc điểm cá nhân khác có
vai trị thiết yếu để hồn thành cơng việc hoặc quan trọng hơn là có thể tạo ra sự
khác biệt về hiệu quả cơng việc giữa người có thành tích vượt trội với người có
thành tích trung bình [1].
1.1.3. Năng lực quản lý
Thực tế, khái niệm về năng lực quản lý khơng có gì q khó hiểu bởi phân
tích một các đơn giản nhất khái niệm này có nghĩa là sự kết hợp của khả năng và
thực lực quản lý ở mỗi con người [9].
Là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ vào trong quá trình quản lý
nhằm đạt được hiệu quả công việc tốt nhất [1].
Năng lực quản lý của mỗi người thường vừa nằm ở thực lực, tố chất có sẵn
bên trong cũng vừa nằm ở những học hỏi ở trường lớp và ttrair nghiệm thực tế
đã qua.
Một người có năng lực quản lý tốt đồng nghĩa với việc họ dễ dàng đạy
được kết quả tốt đẹp trong việc đứng đầu, dẫn dắt các nhân viên cấp dưới của
mình. Từ đó, mang lại năng suất, hiểu quả cơng việc cao [9].
1.1.4. Lãnh đạo cấp trung
Có ý kiến cho rằng lãnh đạo cấp cao chỉ biết được 4% vấn đề của cơng ty,
cịn lại 96% vấn đề bị các nhà quản lý bên dưới che đậy. Độ chính xác trong
Nguyễn Văn Vinh

4


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

đánh giá thực trạng doanh ngjieepj phần lớn phụ thuộc vào báo cáo từ đội ngũ

lãnh đạo cấp trung. Nếu đội ngũ này bị “đóng băng” hay nói cách khác là khơng
thực hiện tốt vai trị của mình, việc lưu thơng dịng chảy xuyên suốt từ dưới lên
trên và từ trên xuống dưới sẽ gặp nhiều trở ngại. Tim Gould đã từng nói “Bạn
khơng thực sự tưởng tượng được làm quản lý cấp trung khó thế nào cho đến khi
bị đặ vào vị trí đó”. [2]
Vậy quản lý (lãnh đạo) cấp trung là gì?

Là người trung gian trong tổ chức vừa đóng vai trò hướng dẫn hoạt động
cho người khác, vừa là người thực hiện chỉ đạo từ cấp trên giao phó [1].
Là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên, truyền đạt thơng tin, tư tưởng
cho nhân viên của mình.
Nguyễn Văn Vinh

5


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

1.2. Đặc điểm của nhà lãnh đạo cấp trung [5]
Nhà lãnh đạo cấp trung lãnh đạo các nhân viên dưới quyền hành của mình,
dựa trên tư tưởng lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp trên, đảm bảo hoạt động vì mục
tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của lãnh đạo cấp trung [4]
Các nhà lãnh đạo cấp trung có thể bao gồm những nhà lãnh đạo chung, các
giám đốc chi nhánh, và các giám đốc bộ phận. Họ chịu trách nhiệm với những
lãnh đạo cấp cao về bộ phận của họ và họ dành nhiều thời gian để tổ chức và
phân chia cơng việc cho những nhân viên. Vai trị của các lãnh đạo cấp trung
được nhấn mạnh trong những điểm sau:



Tổ chức thực hiện các cơng việc phù hợp với chính sách của cơng ty và
mục tiêu của ban lãnh đạo.



Mơ tả và thảo luận các thơng tin và chính sách từ ban lãnh đạo tới các
nhân viên.



Quan trọng nhất, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhân viên cấp
dưới để giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu cơng việc.



Lãnh đạo cấp trung cũng có thể giao tiếp với cấp trên bằng cách đưa ra
những đề xuất và ý kiến phản hồi với ban lãnh đạo. Vì các nhà lãnh đạo
cấp trung tham gia nhiều hơn vào những công việc hằng ngày của công ty,
họ có thể cung cấp những thơng tin giá trị cho các lãnh đạo cấp cao, giúp
họ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty bằng một tầm nhìn rộng hơn,
có tính chiến lược hơn.
1.3.1. Cầu nối trung gian
Truyền thông nội bộ là hoạt động tương tác, chia sẻ thơng tin giữa các thành

viên bên trong tổ chức vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Ở mỗi tổ chức, các
nhóm đối tượng khác nhau như lãnh đạo, nhân viên hay bộ phận lãnh đạo cấp
trung đều đóng những vai trị khác nhau trong hoạt động truyền thơng nội bộ.
Nếu lãnh đạo là người đưa ra tầm nhìn, định hướng doanh nghiệp, đặt nền

móng cho văn hóa cơng ty, truyền cảm hứng và lắng nghe phản hồi thì nhân viên

Nguyễn Văn Vinh

6


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

sẽ là đội ngũ chính tham gia làm truyền thơng, góp ý và chia sẻ, xây dựng và
phát triển văn hóa cho doanh nghiệp đó.
Khác với lãnh đạo hay nhân viên, lãnh đạo cấp trung là cầu nối trung gian
giữa lãnh đạo cấp cao và đội ngũ nhân viên, là mắt xích trọng yếu trong việc
triển khai các chiến lược, chiến thuật trong nội bộ một cách hiệu quả.

Hình 1.1: Lãnh đạo cấp trung là cầu nối trung gian giữa lãnh đạo cấp cao
và nhân viên
Trong mỗi doanh nghiệp, đội ngũ này ít hay nhiều phụ thuộc vào quy mô
nhân sự, cách phân tầng quản lý và cách thức hoạt động của tổ chức. Họ có thể
là trưởng phó các phịng ban, giám đốc các phân xưởng, tổ trưởng tổ kỹ thuật….
Nhóm lãnh đạo cấp trung vừa là những người sâu sát với nhân viên nhất, vừa là
người nắm được rõ nhất các chiến lươc hay ý tưởng của lãnh đạo. [2]
1.3.2. Gắn kết lãnh đạo cấp trên và nhân viên
Trong các tổ chức, doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cấp trung được xem như keo
gắn kết giữa các lãnh đạo cấp cao hơn với nhân viên của họ, giúp nhà lãnh đạo
hiểu nhân viên của mình hơn trong quá trình làm việc. Vị trí trung gian này có
vai trị rất quan trọng. Mọi chiến lược của công ty, tổ chức cũng như hoạt động
chung sẽ được truyền đạt đến nhân viên và phản hồi lại nhà quản trị cấp cap hơn

để có thể ứng dụng trong điều kiện thực tế của tổ chức, doanh nghiệp mình. Họ là
những người quan tâm nhất tới nhân viên cấp dưới, đánh giá được kết quả của
nhân viên khi làm việc. Là tấm đệm giữa nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp
thấp hơn. [5]
Nguyễn Văn Vinh

7


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

1.4. Chức năng của nhà lãnh đạo cấp trung [4]
Vai trò của những nhà lãnh đạo cấp trung có thể bao gồm một số nhiệm vụ
dựa trên bộ phận họ phụ trách. Một số chức năng của họ có thế là:
- Lên kế hoạch và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả, hệ thống thông tin.
- Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
- Đốn trước và giải quyết cá vấn đề trong và giữa các nhóm.
- Thiết kế và triển khai hệ thống thưởng.
- Hỗ trợ các hoạt động hợp tác.
- Báo cáo hiệu suất công việc lên các lãnh đạo cấp trên (the chain of
command) khi có áp dụng, đề xuất thay đổi chiến lược.
Vì các nhà lãnh đạo cấp trung làm việc với cả các lãnh đạo cấp cao và các
nhân viên, họ sẽ có những kỹ năng tuyệt vời trong giao tiếp, tạo động lực và cố
vấn cho những người khác. Họ cũng có những kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng
trong việc phân cơng cơng việc cho những nhân viên.
CHƯƠNG 2: KHĨ KHĂN, TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP
Nếu bạn đang ở vị trí giữa của tổ chức, bạn sẽ phải đương đầu với nhiều
thách thức: sự căng thẳng, chán nản, áp lực phải đội nhiều “chiếc mũ”, phải giải

quyết hàng loạt những ưu tiên… Song những thách thức đó cũng chính là cơ hội
để bạn rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo theo mọi hướng: lãnh đạo cấp trên, lãnh
đạo cấp dưới, lãnh đạo đồng cấp để trở thành nhà lãnh đạo 360 độ.
Dưới đây là 7 thách thức phổ biến nhất mà các lãnh đạo cấp trung thường
phải đương đầu.
2.1. Sự căng thẳng
Người lãnh đạo cấp trung thường bị mắc kẹt ở giữa [6]. Nếu chỉ đơn thuần
nói lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, bạn cần phải biết họ chịu sự
căng thẳng từ những việc thường ngày. Ví dụ như:
Số lượng nhân viên ít, việc nhiều nên nguy cơ quá tải xuất hiện và có thể dẫn
đến sai sót khơng đáng có. Hay đơn giản việc phân công, phân cấp không hợp lý.
Nguyễn Văn Vinh

8


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận mơn học

Ngồi ra, người lãnh đạo cấp trung là người phải thực hiện song song hai
chức năng chuyên môn nghiệp vụ và tham mưu nên làm mất nhiều thời gian. [7]
Từ những điều nhỏ nhặt thường ngày cũng làm người lãnh đạo cấp trung đủ
căng thẳng khi họ vừa phải thực hiện sứ mệnh cấp trên giao; vừa thúc tiến cấp
dưới hoàn thành sứ mệnh và vừa hoàn thành sứ mệnh của bản thân.
2.2. Sự chán nản
Thử thách này đến từ người lãnh đạo không hiệu quả của bạn.
Công việc của lãnh đạo cấp trung không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo cấp
cao mà là gia tăng giá trị cho họ. [6]
Do đó, lãnh đạo cấp trung đơi khi bị rơi vào trạng thái chán nản khi sứ

mệnh lãnh đạo cấp trên đưa ra khó thực thi hay đơn giản là nó sẽ tốt hơn theo 1
cách thức thực hiện khác.
Điều này càng làm lãnh đạo cấp trung chán nản khi phải thực hiện một
phương pháp không phải tối ưu nhất. Hơn thế, phải thực hiện nó và phải mang lại
cảm hứng cho nhân viên cấp dưới của mình.
Đơi lúc, vì bản thân là lãnh đạo cấp trung gian nên tầm ảnh hưởng sẽ hạn
hẹp. Điều này làm cho người lãnh đạo cấp trung hay rơi vào trạng thái lực bất tòng
tâm với nhân viên và với việc thực hiện sứ mệnh được giao ở mức tối ưu nhất.
2.3. Thử thách nhiều mũ
Lãnh đạo cấp trung cần phải thực hiện nhiều công việc và có tri thức vượt
ra ngồi kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ phải giải
quyết hàng loạt những ưu tiên.
Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà họ đảm nhận đều có những mục tiêu và
trách nhiệm riêng. Khi họ đổi chiếc mũ, hãy nhớ rằng hoàn cảnh đã thay đổi.
Mục tiêu thường xác định vai trị và phương pháp thích ứng [6]. Điều này có thể
làm lẫn lộn việc sử dụng chiếc mũ này để hồn thành cơng việc khác, chỉ đổi mũ
chứ đừng thay đổi tính cách và cũng đừng bỏ bê bất kỳ chiếc mũ nào. Đây là
trách nhiệm cũng như áp lực mà những nhà lãnh đạp cấp trung phải đảm nhiệm.

Nguyễn Văn Vinh

9


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

2.4. Cái tôi
Mọi người đều muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là những

lãnh đạo cấp trung của tổ chức thường bị bỏ quên, họ không đạt được sự tín nhiệm
mà họ xứng đáng có được– điều đó tác động đến cái tôi của họ. Thử thách đặt ra là
làm sao trở thành một người trong đội và hài lịng khi đóng góp cho đội [6].
2.5. Sự thỏa mãn
Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lịng khi bạn đứng ở vị trí giữa.
Thực tế, vai trò lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ năng
đúng đắn, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức [6].
2.6. Thử thách tầm nhìn
Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi bạn khơng phải là người tạo ra nó. Chìa khóa
để vượt qua thách thức tầm nhìn là: bạn càng đầu tư vào tầm nhìn, nó càng trở
thành “của bạn” nhiều hơn. Mặc dù bạn thích thú với tầm nhìn của riêng mình
hơn so với của người khác, hãy tạo ra cơ hội đảm bảo rằng giấc mơ của bạn sẽ
thành hiện thực khi bạn hoàn thành giấc mơ của người khác [6].
2.7. Thử thách tầm ảnh hưởng
Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của bạn khơng dễ.
Vai trị lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu bạn khơng có tầm ảnh hưởng,
khơng có chức vị thì chẳng ai đi theo bạn cả. Và càng ngoài phạm vi chức vị của
bạn bao nhiêu, bạn càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy nhiêu [6].
Điều này ai cũng biết và nhân viên cấp dưới của bạn cũng hiểu điều này.
Đôi khi trong công việc, vì một lý do gì đó họ cho rằng bạn không đủ tầm ảnh
hưởng để tác động hay thúc đẩy họ hồn thành cơng việc. Điều đó là thực tế
những nhà lãnh đạo cấp trung thường gặp trong công việc hàng ngày.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1. Trải nghiệm thực tiễn
Năng lực lãnh đạo, quản lý là một q trình biện chứng có vận động, phát
triển và liên quan đến sự khơng ngừng tìm kiếm thơng tin, tri thức, nhận thức và
nhận lại về lãnh đạo, quản lý.

Nguyễn Văn Vinh


10


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận mơn học

Để hình thành năng lực lãnh đạo, quản lý thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý cần
thực sự thâm nhập vào thực tiễn, khơng ngừng phân tích, nhận diện bối cảnh, các
bên liên quan, đánh giá lại mục tiêu và năng lực của mình.
Năng lực nhận thức về bối cảnh, bản thân, sứ mệnh và các thách thức trên
nền các bằng chứng, các trải nghiệm gắn với thực tiễn và trước tiên là để cải
thiện thực tiễn. Các trải nghiệm có từ hoạt động lãnh đạo, luân chuyển, các đối
thoại trực tiếp với các nhóm khác nhau và có năng lực phản biện vào các bối
cảnh thực tế, tình huống thực tế. [7]
3.1.1. Sự căng thẳng [6]
Khi bạn đứng ở vài trò nhà lãnh đạo cấp trung. Những căng thẳng đến từ
những điều nhỏ nhặt thường ngày sẽ lớn dần và có thể gây những ảnh hưởng
không tốt tới bản thân bạn hay tới công việc, cuộc sống. Dưới đây là 5 lời khuyên
giúp bạn vượt qua sự căng thẳng mà bạn gặp phải khi bạn thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của lãnh đạo cấp trung:
1. Cảm thấy thoải mái với vị trí giữa: Vị trí giữa có thể là một vị trí tuyệt
vời– miễn là bạn tin tưởng vào tầm nhìn và lãnh đạo của bạn.
2. Biết rằng bạn phải làm gì và khơng nên làm gì: Sẽ khơng có gì là căng
thẳng khi bạn biết rõ trách nhiệm của mình.
3. Nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
4. Khơng bao giờ vượt quá giới hạn của mình và hủy hoại niềm tin của cấp
trên, nhân viên cấp dưới vào bạn.
5. Tìm những cách thư giãn phù hợp.
3.1.2. Sự chán nản [6]

Khi bạn thấy chán nản hay thấy mình đang làm việc cho một lãnh đạo kém
hiệu quả, hoặc khi thấy mình đang làm việc với những nhân viên cấp dưới không
hợp tác thường xun gây khó dễ cho bạn thì bạn nên làm như sau:
1. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo, nhân viên cấp dưới của
mình, tìm ra những sở thích chung và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
2. Tìm ra những điểm mạnh của họ.
3. Cam kết sẽ mang lại giá trị cho họ.
Nguyễn Văn Vinh

11


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

3.1.3. Cái tơi [6]
Cái tơi là điều khó tránh khỏi khi bạn làm việc trong đội nhóm. Cái tơi
khơng là việc của riêng ai. Lãnh đạo cấp cao hay nhân viên cấp dưới hay chính
bản thân bạn cũng ln thường trực cái tôi. Để vượt qua cái tôi của bản thân và
thúc đẩy công việc phát triển theo chiều hướng tốt hơn thìdưới đây là phương
pháp để vượt qua thách thức cái tôi:
1. Tập trung vào trách nhiệm của bạn hơn là giấc mơ cá nhân.
2. Đánh giá cao chức vị của mình.
3. Hài lịng khi biết lý do thực sự cho thành cơng của một dự án.
4. Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác.
5. Hiểu sự khác biệt giữa thúc đẩy vì động cơ cá nhân và thúc đẩy khơng vì
động cơ cá nhân.
3.1.4. Sự thỏa mãn [6]
Sự thỏa mãi là một mũi tên đánh sợ. Nó làm người ta bị ngủ quên trong

chiến thắng của bản thân. Nếu như bạn vấp phải điều đó, một người lãnh đạo cấp
trung như bạn sớm sẽ bị quên lãng mãi mãi. Chình vì vậy, sau đây là 5 cách để
bạn tự hình thành thái độ đúng đắn:
1. Phát triển quan hệ tốt đẹp với những người quan trọng.
2. Làm cho cả đội cùng chiến thắng.
3. Không ngừng giao tiếp.
4. Học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành.
5. Đặt cả đội lên trên thành tích cá nhân.
3.2. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
Đào tạo, bồi dưỡng là một phương thức rất quan trọng trong việc hình thành
và thay đổi năng lực lãnh đạo vì một số ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp mà q
trình này đóng góp cho xây dựng năng lực cá nhân và năng lực tổ chức [7].
3.2.1. Kỹ năng quản lý [3]
Nhà lý cấp trung nhất định phải có kỹ năng quản lý, bởi kỹ năng quản lý
giúp họ hoạch định, tổ chức, phân công công việc cho nhân viên dưới quyền của
Nguyễn Văn Vinh

12


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận mơn học

mình và bố trí cơng việc của bản thân hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chung
của tổ chức, doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý giúp nhà lãnh đạo cấp trung có thể có khả năng giao đúng
người, đúng việc, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và hợp lý nhất, tiết kiệm tốt đa
các chi phí khơng cần thiết, cũng như có kế hoạch đào tạo– phát triển, các hoạt
động văn hóa,… hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó nhà quản lý cấp trung dựa trên khả năng quản lý để dự trù các
tình huống rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức, doanh nghiệp mình và có những
phương án giải quyết.
Thơng qua đó, nhà quản lý cấp trung có thể dễ dàng hoàn thành sứ mệnh
cấp trên giao, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới. Thức
đẩy dự nỗ lực phát triển của tổ chức, nhân viên cấp dưới của mình theo thế mạnh
của họ. Điều này vừa làm tăng hiệu quả công việc, tăng cường mối quan hệ với
cấp dưới, tăng sự tín nhiệm của cấp trên. Và hơn thế, nó làm giảm áp lực với vị
trí người trung gian của lãnh đạo cấp trung.
3.2.2. Truyền đạt thông tin.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin [3]
Nhà lãnh đạo cấp trung tiếp nhận thông tin từ cấp trên và truyền đạt lại cho
nhân viên cấp dưới của mình thực hiện sao cho rõ ràng, đầy đủ và chính xác, đó
là điều cần thiết đối với nhà quản trị
Ngồi ra, nhà quản trị cấp trung có kỹ năng trình bày, thuyết trình tốt để có
thể thuyết phục nhân viên của mình, cũng như những người xung quanh.
Việc hiểu thơng tin người khác đưa ra 1 cách chính xác đã không phải là dễ.
Việc mà truyền đạt lại thơng tin đó chính xác. Hơn thế, phải mang lại cảm hứng,
gợi ý hay thúc đẩy người khác tin tưởng và thực hiện theo nó lại càng khó khăn
hơn. Điều này là thách thức với những nhà lãnh đạo cấp trung. Do đó, khi có kỹ
năng truyền đạt thơng tin tốt là lợi thế giúp nhà lãnh đạo cấp trung thực hồn
thành cơng việc của mình một cách tốt nhất.
- Truyền đạt thông tin nội bộ [2]
Thực tế cho thấy, khơng phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ vai trị của
nhóm đối tượng này trong cơng tác truyền thơng nội bộ của tổ chức. Đồng thời,
Nguyễn Văn Vinh

13



Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận mơn học

chính đội ngũ lãnh đạo cấp trung cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trị
truyền thơng nội bộ và chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để phát huy
tốt vai trị của mình.
Một nghiên cứu quy mơ lớn tại Mỹ từ 21859 nhân viên toàn thời gian làm
việc trong các ngành công nghiệp cho thấy rằng các nhân viên ở các vị trí tổ
chức cấp trung bình có tỷ lệ trầm cảm cao hơn và lo lắng hơn những nhân viên
chiếm giữ các vị trí gần cuối của hệ thống phân cấp. Việc đào tạo các kỹ năng,
nhận thức của lãnh đạo cấp trung là giải pháp giúp họ quản lý hiệu quả và bớt áp
lực hơn.
Khảo sát năm 2017 thực hiện với 755 quản lý nhân sự trên Time Job cho
thấy thách thức lớn nhất trong tuyển dụng quản lý cấp trung là kỹ năng quản lý
và kỹ năng lãnh đạo. 68% số người được khảo sát cho thấy đối tượng lãnh đạo
cấp trung thường là đối tượng thiếu những kỹ năng phù hợp khi tuyển dụng. 36%
trong số họ cho biết họ thường phải lên kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng
cho nhóm lãnh đạo cấp trung.
Có thể thấy, một doanh nghiệp thành cơng hay không phụ thuộc rất nhiều
vào một đội ngũ lãnh đạo cấp trung “tinh nhuệ”. Đào tạo nhận thức về vai trò
của họ và những kỹ năng cần thiết cho họ là hoạt động cần được ưu tiên, bởi để
có được nguồn nhân lực “như mơ” thì doanh nghiệp phải có sự đầu tư xứng
đáng. Việc đầu tư đào tạo đúng mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
nguồn ngân sách và phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ lãnh đạo, đảm bảo cho
hệ thống các cấp trong tổ chức vận hành hiệu quả.
3.2.3 Kỹ năng ứng xử, giao tiếp
Kỹ năng ứng xử, giao tiếp cần thiết đối với tất cả các vị trí, cá nhân chúng
ta hiện nay, khơng riêng gì những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với vị trí là một
lãnh đạo, kỹ năng ứng xử, giao tiếp giúp họ biết cách đối xử với nhân viên của

mình sao cho phù hợp, biết cân bằng và dung hòa nhu cầu của nhân viên với
mong muốn và mục tiêu của tổ chức.
Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt cũng như vận dụng tốt các kiến
thức và kinh nghiệm xã hội của bản thân nhà lãnh đạo, là một kỹ năng lãnh đạo
Nguyễn Văn Vinh

14


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

cấp trung quan trọng khi họ vừa phải giao tiếp với lãnh đạo cấp cao, vừa giao
tiếp với nhân viên cấp dưới. [3]
3.2.4 Kỹ năng thấu hiểu, động viên
Đây cũng là một kỹ năng lãnh đạo cấp trung cần có, bởi thấu hiểu, động
viên là việc nên làm khi lãnh đạo một đội ngũ nhân viên như vậy. Nhà lãnh đạo
cần biết làm thế nào để có thể thỏa mãn nhu cầu của nhân viên cấp dưới, biết
khích lệ, động viên họ kịp thời để họ cố gắng hơn trong công việc. [3]
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện tiểu luận đã thu được các kết quả sau:
1. Đã có những kiến thức cơ bản về người lãnh đạo cấp trung nói chung.
2. Phần nào thấu hiểu được những khó khăn, trở ngại mà nhà lãnh đạo cấp
trung gặp phải khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Để vượt qua những khó khăn, trở ngại thường gặp khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của lãnh đạo cấp trung thì người lãnh đạo phải tự trau dồi bản thân qua
việc tự học hỏi, động viên bản thân cũng như tham gia các khóa rèn luyện.
Tơi hy vọng rằng các vấn đề nêu ra phía trên của bài tiểu luận sẽ góp phần
vào việc nâng cao nhận thức cũng như có thêm kiến thức về người lãnh đạo cấp

trung nói chung và những khó khăn, thử thách họ gặp phải khi thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình nói riêng.

Nguyễn Văn Vinh

15


Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiểu luận môn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp
trung tại Văn phịng Tổng cơng ty Quản lý bay Việt Nam, 2013.
2. Mai Trinh, Quản lý cấp trung- “Chất keo” gắn kết lãnh đạo và nhân viên, Văn
hóa doanh nghiệp, 2019.
3. Thanh Nhàn, Những kỹ năng lãnh đạo cấp trung cần thiết, Linkedin, 2018.
4. IEIT, Nhà quản trị cấp trung- vai trò và chức năng, 2019.
5. VMP ACADEMY, Vai trò của lãnh đạo cấp trung là gì?, 2021.
6. Nhà lãnh đạo 360, 7 thách thức đỗi với nhà lãnh đạo cấp trung, EXPERTIS,
2021.
7. Bộ Nội Vụ, Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng, 2019.
8. Nguyễn Văn Dương, Quản lý là gì? Khái niệm, vai trị và chức năng của nhà
quản lý, Luật Dương Gia, 2021.
9. MyxteamBlog, Năng lực quản lý là gì.

Nguyễn Văn Vinh

16




×