Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỘNG cơ học tập của SINH VIÊN KHOA GIÁO dục, TRƯỜNG đại học KHOA học xã hội và NHÂN văn, đại học QUỐC GIA THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.47 KB, 13 trang )

ĐHQG-HCM
Trường
ĐHKHXH&NV

Ngày nhận hồ sơ

Do P.ĐN&QLKH ghi

Mẫu:
SV00

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Thành phần tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên

1.

Nguyễn Hồ Phương

.
2.

Nhân


Nguyễn Thị Hoàng
Phúc

3.

Đỗ Thu Trâm Anh

4.

Huỳnh Thị Quỳnh
Anh

5.

Tơ Hồng Châu

6.

Huỳnh Tố Như


TP.HCM, tháng 10 năm 2022
1


Mẫu SV01
ĐHQG-HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Ngày nhận hồ sơ

Mã số đề tài

ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP
TRƯỜNG
A. THÔNG TIN CHUNG

A 1 . Tên đề tài
Tên tiếng Việt: Động cơ

-

học tập của sinh viên
Khoa Giáo dục, trường
Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh
MSSV: 2156260089
Nam/Nữ: nữ
Ngày và nơi cấp: 29/11/2021 tại Cục
Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự xã hội
tại Ngân hàng:
Argibank
-

Tên tiếng Anh:

A 2. Thuộc ngành/nhóm

ngành
Hệ đào tạo



Khoa học
Xã hội


Hệ đại trà

º Khoa học Nhân văn
º Hệ chất lượng cao
Chuyên ngành hẹp: Tâm lý
học giáo dục
A 3. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Hồ
Phương Nhân
Ngày tháng năm sinh:
27/7/2003


Số CMND: 079303019296
Số tài khoản: 6100205633065
Chi nhánh ngân hàng: chi nhánh Thủ Đức
Địa chỉ liên hệ: 487, đường Xa lộ Hà Nội,
khu phố 5, phường Linh Trung, Thành phố
Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0971598534 Email:


A 4. Nhóm nghiên cứu
TT
1
2
3
4


5

Tơ Hồng Châu

6

Huỳnh Tố Như

B. MƠ TẢ NGHIÊN CỨU

B1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay với những bước tiến không ngừng của xã hội hiện đại đòi hỏi nhiều nhu
cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi một nhân tố là con người đang
trưởng thành trong đời sống văn minh không chỉ cần có kiến thức tốt, trình độ khoa
học cao mà còn đòi hỏi phải có kỹ năng thực tiễn vào cuộc sống. Học tập đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng tốt cho sinh viên
trước khi bước chân vào đời sống xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng góp
phần thúc đẩy xoay chuyển dòng chảy của sự tiến bộ loài người. Để làm được những
điều trên, ngay khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên cần có một yếu tố tiên
quyết để có thể kiên trì học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân, đó
chính là “Động cơ học tập”.
Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con người hành

động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ nhu cầu sinh lý hay
tâm lý. Trong lý thuyết hoạt động của nhà tâm lý học Liên Xô A.N. Leontiev định
nghĩa: “ động cơ là đối tượng (vật chất hoặc tinh thần) mà chủ thể cần chiếm lĩnh thông
qua hoạt động để thỏa mãn nhu cầu được vật chất hóa trong đối tượng đó” (Phan Trọng
Ngọ, 2016). Động cơ, trong quan hệ với chủ thể với tư cách là hoạt động, đối tượng
chính là động cơ của hoạt động, kích thích chủ thể bắt đầu hoạt động để chiếm lĩnh nó,
bởi vì đằng sau đối tượng (với tư cách là động cơ) bao giờ cũng là nhu cầu, và hoạt
động để đáp ứng nhu cầu của chủ thể .Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Động cơ là
những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và
thường gắn liền với những nhu cầu”. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Động cơ là cái thúc
đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và
quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là
nguyên nhân trực tiếp của hành vi”. Từ đó, động cơ gắn liền với nhiều lý thuyết, đặc
biệt là về lý thuyết liên quan đến học tập. Theo Phan Trọng Ngọ: “Động cơ học tập là
cái mà việc học của họ phải đạt được để thoả mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học
viên học vì cái gì thì đó chính là động cơ học tập của học viên Như vậy, động cơ học
tập là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập,

3


nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người
học. Chính những
Một người có động cơ học tập đồng nghĩa với việc xác định được mục đích học tập ẩn
sâu trong tâm thức và có khả năng tự đề ra phương pháp học riêng phù hợp với bản thân
họ. Từ đây, người học sẽ trở nên hăng hái tìm tòi học hỏi, đắm chìm trong kiến thức với
tinh thần tự nguyện,... Nếu có động lực, người học cũng nhanh chóng bứt tốc khỏi giới
hạn ban đầu, trở nên dễ tiếp thu hơn và có thể đạt được những thành tựu nhất định.
Không chỉ vậy, bồi dưỡng được động lực học tập còn giúp người học tìm ra được nhu
cầu học của bản thân, từ đó thỏa mãn mong muốn khám phá tri thức. Chính vì lẽ đó,

việc tìm hiểu động cơ và tìm ra biện pháp nâng cao động cơ trong học tập của sinh viên
là việc làm cần thiết, góp phần thúc đẩy hiệu quả học tập của họ.

Khi được đặt câu hỏi liên quan đến thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa
Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy, phần lớn các sinh viên mong muốn được phát triển kỹ
năng nghề nghiệp tương lai cũng như trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân. Thời
Gian qua, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên
về một môn học cụ thể nào đó và hứng thú học tập của sinh viên nói chung. Nhưng
vấn đề động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục nói riêng vẫn chưa được thực
sự quan tâm.
Từ những ý nghĩa và tầm quan trọng của động cơ học tập được đề cập phía trên,
chúng tơi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Động cơ học tập của sinh viên khoa
Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua đó xác định động cơ học tập của sinh viên nhằm
cung cấp thông tin để có đủ cơ sở hình thành nên phương pháp dạy học phù hợp,
khơi gợi cho sinh viên động lực học để cải thiện chất lượng học tập được tốt hơn.
B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên được thực
hiện để phục vụ công tác giảng dạy và điều chỉnh phương pháp dạy học nhằm đảm bảo
được chất lượng đào tạo sinh viên. Tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh nhóm nghiên cứu của Đồn Văn Điều và Nguyễn Thanh Dân (2013) thực hiện
khảo sát trên 989 sinh viên đang theo học tại trường. Nhóm nghiên cứu nhận định động
cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được xem
như là một phần để chuẩn bị cho bản thân bước vào cuộc sống tương lai.
4


Các ý tưởng mang tính cá nhân được xếp ở thứ bậc thấp nhất. Những động cơ nêu
trên tuy đơn giản nhưng thể hiện suy nghĩ nghiêm túc của sinh viên. Họ nhìn vấn đề

ở cả hiện tại lẫn tương lai, biết đánh giá những gì làm được và không làm được. Đa

số sinh viên cho rằng việc làm thiết thực nhất ở tuổi còn đi học là đạt thành tích học
tập tốt để đền ơn cha mẹ, làm cho cha mẹ vui lòng. Cũng thông qua những nghiên
cứu trên mà nhà nghiên cứu xác định được sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn thực tế và biết cách đánh giá năng lực của bản
thân. Kết quả nghiên cứu cũng so sánh động cơ học giữa nam và nữ, động cơ gia
đình, động cơ học tập vì bản thân, động cơ vì xã hội là không có sự khác biệt.
Cũng trong nghiên cứu của Phan Thị Tố Oanh (2016) về động cơ học tập của sinh
viên trường Đại học Công nghiêp Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát trên 456 sinh
viên năm nhất và năm hai đang theo học tại các khoa Thương mại - dụ lịch, Cơ khí,
Động lực, Quản lý môi trường và Điện tử của trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối
với động cơ học tập của sinh viên đã thể hiện được sinh viên đã có những nhận thức
đúng đắn về hoạt động học tập trong môi trường đại học khi các chỉ số thể hiện động
lực bên trong chiếm tỉ số cao trong bảng kết quả. Thông qua kết quả trên cũng thể hiện
được đặc điểm tâm lý của sinh viên hiện nay khi các chỉ số về "học để làm giàu", "học
để không thua kém với bạn bè" chiếm phần lớn trong bảng phân tích. Ngồi ra, yếu tố
giới tính cũng được đề cập trong nghiên cứu này khi so với nam, các sinh viên nữ quan
tâm nhiều đến yếu tố học để đáp ứng sự mong đợi của gia đình; kết quả giữa động cơ
của sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai không có sự khác biệt. Bên cạnh đó, các
nhóm nghiên cứu cũng lựa chọn cách tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng đến học tập của
sinh viên. Đơn cử như nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Tiên, Mai Thị Trúc Ngân và Nguyễn
Đỗ Bích Nga (2019) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh
viên khối ngành Kinh tế của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nhóm nghiên cứu đã
thực hiện khảo sát trên 254 sinh viên đang theo học tại trường, sau khi thu thập đã tiến
hành kiểm tra bằng Cronbach Alpha và phân tích các yếu tố EFA, kết quả cho ra được
có 6 yếu tố ảnh hưởnhg đến động cơ học tập của sinh viên khối Kinh tế của Trường Đại
học Quốc tế Hồng Bàng: cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, năng lực của giảng viên,
độ phù hợp của sinh viên với ngành học, đời sống tình cảm và nhận thức của sinh viên
đối với ngành học, trong đó, đời sống tình cảm có ảnh hưởng nhất đối với động cơ học

tập của sinh viên và yếu tố về cơ sở vật chất trường học đứng cuối cùng trong các yếu
tố được khảo sát. Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan cùng chiều giữa các yếu tố
này với động cơ học tập của sinh viên như
5


giả thuyết nghiên cứu đã được nêu. Đây cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp
nhằm phát triển và khơi gợi động cơ học tập cho sinh viên.
Về mặt nghiên cứu lý luận trong nước về vấn đề này, có rất nhiều tác giả đã công bố
như Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, xét trên phương diện tâm lý
học hoạt động thì động cơ hoạt động được chia thành hai dạng: động cơ hoàn thiện
tri thức và động cơ quan hệ xã hội, cả hai động cơ này cùng được người học xếp
theo thứ bậc; còn với Nguyễn Thùy Dung và Phan Thị Thục Anh (2012) cũng chỉ ra
những yếu tố tác động đến động cơ tích cực học tập của sinh viên gồm điều kiện học
tập, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, công tác quản lý đào tạo, công tác
sinh viên và các hoạt động phong trào.
Đối với các nghiên cứu quốc tế, các nhà nghiên cứu còn xét động cơ học tập đi kèm các
yếu tố như sự tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy), sự tự ý thức vào bản thân
(self-concept),.. để xem xét các yếu tố đó tác động vào thành tích học tập (hoặc kết quả
học tập) như thế nào. Trong nghiên cứu của Akomolafe, Fasooto và Ogunmakin (2013)
đã trình bày kết quả điều tra mối tương quan giữa sự tự tin vào năng lực bản thân, động
cơ học tập và sự ý thức cá nhân để dự báo đến kết quả học tập của học sinh trung học cơ
sở. Khách thể nghiên cứu là 398 học sinh (204 nam và 194 nữ) được lựa chọn ngẫu
nhiên từ 10 trường trung học cơ sở tại bang Ondo, Nigeria. Độ tuổi dao động từ 10 - 19
tuổi. Nghiên cứu trên đã khám khá ra được những ảnh hưởng của sự tự tin vào năng lực
bản thân, động cơ học tập và sự ý thức cá nhân để dự báo được kết quả học tập. Cũng
trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố động cơ học tập tác động ít
nhất đến kết quả học tập, tuy nhiên điều cũng góp phần ủng hộ cho quan điểm của Bank
và Finlapcon (1980) khi chỉ ra rằng những học sinh thành công luôn nhận thấy ý nghĩa
về động cơ giúp chúng thành công cao hơn so với những học sinh kém thành công hơn.

Thêm vào đó, nghiên cứu của Johnson (1996), Broussard và Gamison (2004), Skaalvik
và Skaalvik (2004, 2006) cũng nhận thấy tầm quan trọng của động cơ học tập tác động
đối với kết quả học tập.
Cũng trong nghiên cứu của Sivriaya (2019) về mối liên hệ giữa động cơ học tập với
thành tích học tập được thực hiện trên 120 sinh viên được dạy giáo dục thể chất và giáo
dục thể thao tại khoa Giáo dục Thể chất và Giảng dạy Thể thao trường Đại học Balikeir,
Thổ Nhĩ Kỳ, dữ liệu sau đó được phân tích thống kê và xử lý thống kê tốn học. Nghiên
cứu nhận thấy, mức độ động cơ học tập của sinh viên đạt cao hơn khi được khảo sát
trong môi trường học thuật và không có sự khác biệt đáng kể về điểm số thang điểm
giữa động cơ học tập và giới tính của sinh viên khoa Giáo dục Thể chất
6


và Giảng dạy thể thao. Ngoài ra còn kết luận rằng điểm số học tập của sinh viên nữ
cao hơn của sinh viên nam nhưng điểm số về động lực học tập lại thấp hơn sinh viên
nam, đồng thời nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có mối tương quan tích cực nhưng
chưa đáng kể giữa điểm số thành tích học tập và động lực bên ngồi.
Từ các cơng trình nghiên cứu cùng với việc tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài đã thôi
thúc nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về động lực học tập của
sinh viên khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
B3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và
các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên, qua đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của khoa Giáo dục, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
B4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về động cơ học tập cũng như các yếu tố tác động đến


động cơ học tập của sinh viên.
2. Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kiến nghị các giải pháp.
B5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Động cơ học tập của sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: 100 sinh viên khoa Giáo dục trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
B6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nhóm người: Sinh viên khoa Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số lượng: 100 sinh viên gồm năm nhất, hai hai, năm ba và năm tư.
- Không gian: Nghiên cứu được khảo sát và thực hiện ở trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
7


- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2022 - 5/2023.
- Nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, khảo sát và đánh giá các yếu tố của môi

trường trường lớp, thầy cô, bạn bè, gia đình có tác động đến động cơ học tập của sinh

viên.
B7. Câu hỏi nghiên cứu
-


Có những yếu tố nào tác động đến động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh?

B8. Giả thuyết nghiên cứu
-

Động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục chịu tác động bởi hai yếu tố: bên
trong và bên ngoài. Trong đó yếu tố bên ngoài đến từ gia đình, bạn bè, nhu cầu
của xã hội, còn yếu tố bên trong xuất phát từ mong muốn chinh phục tri thức,
học để thay đổi bản thân, học để có cuộc sống tốt hơn.

B9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
-

Nội dung: tổng hợp một vài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
và hệ thống hóa cơ sở lý luận về động cơ học tập của sinh viên

-

Mục đích: nhằm xây dựng khung lý thuyết và công cụ nghiên cứu cho đề tài

-

Cách tiến hành: bằng cách tham khảo những công trình nghiên cứu trong và
ngồi nước, sách, tạp chí chun ngành... liên quan đến đề tài.
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
9.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi


-

Nội dung: dùng bảng hỏi khảo sát sinh viên khoa Giáo dục, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

-

Mục đích: để thu thập về thông tin thực trạng động cơ học tập của sinh viên

-

Cách tiến hành: bảng hỏi được dùng để khảo sát 100 sinh viên trong khoa Giáo
dục. Câu hỏi trong bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và
các phương pháp xây dựng bảng hỏi phù hợp với yêu cầu đặt ra.
9.2.2. Phương pháp phỏng vấn.

-

Nội dung: thực hiện phỏng vấn đối với sinh viên Khoa Giáo dục, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

8


-

Mục đích: các dữ liệu được thu thập từ phương pháp phỏng vấn sẽ được tổng
hợp và phân tích để làm sáng tỏ cho dữ liệu định lượng.

-


Cách tiến hành: thu thập thêm dữ liệu bằng cách phỏng vấn bốn người, mỗi người
đại diện cho từng khóa học của Khoa Giáo dục tham gia trả lời bảng hỏi trước đó.
Câu hỏi phỏng vấn dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các câu hỏi phỏng vấn để thu
thập đúng thông tin cần tìm hiểu, khai thác chân thực và hợp lý.

9.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.
-

Đối với dữ liệu định lượng: nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích, thống kê số
liệu bằng SPSS 20.0 để tính điểm trung bình, tính phần trăm, tần số, tương quan
và độ lệch chuẩn để làm cơ sở bình luận số liệu từ dữ liệu thu thập được từ
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng Cronbach
Alpha để chạy độ tin cậy và độ hiệu lực.

-

Đối với dữ liệu định tính: nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội
dung và làm sáng tỏ cho các dữ liệu định lượng.

B10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: đóng góp của đề
tài Ý nghĩa khoa học
-

Củng cố cơ sở lý luận về động cơ học tập của sinh viên tại Khoa Giao Duc
trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, và tại Việt Nam và làm tài liệu tham
khảo về mặt lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu sau.

-


Cung cấp cơ sở lý luận cho đoàn khoa, nhà trường, các nhà giáo dục để có thể
chọn lựa phương pháp giảng dạy, bố trí chương trình học phù hợp hơn với sinh
viên nhằm phát huy hết tiềm năng và thúc đẩy đẩy sinh viên phát triển.

Ý nghĩa thực tiễn
-

Thực trạng hiện nay, chất lượng đào tạo đại học luôn là vấn đề thu hút sự quan
tâm của đông đảo dư luận, xã hội. Trong đó, việc hình thành và phát triển nhân
cách người học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có hoạt động học tập, động cơ
học tập và việc tổ chức quá trình học tập nhằm hình thành động cơ. Trong nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên, Nguyễn Thị Bình Giang
và Dư Thống Nhất (2014) cho rằng động cơ học tập là một yếu tố then chốt. Tuy
nhiên, trong thực tế, không phải tất cả sinh viên đều xác định được rõ ràng động
cơ học tập, do đó gây trở ngại nhiều đến việc học. Vì vậy, việc nghiên cứu về
động cơ học tập của sinh viên .... phần nào cung cấp cho phụ huynh, cho sinh
viên thêm kiến thức về vấn đề này.
9


-

Làm rõ được thực trạng học tập của sinh viên khoa Giáo dục, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Cho sinh viên một góc nhìn bao quát hơn về động cơ học tập, qua đó có thể tự
phản ánh để hiểu về động cơ bản thân, và áp dụng phù hợp để tự khuyến khích
để đạt kết quả cao hơn trong học tập.


B11. Bố cục đề tài
-

Chương 1: Cơ sở lý luận

-

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên khoa Giáo dục,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.

B12. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài

Ngày ……tháng 10

Người hướng dẫn

10


11




×