Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIÊU LUAN KHOA HOC, QUẢN lý, phẩm chất, rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.48 KB, 15 trang )

1
MỤC LỤC
Phẩm chất, Rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo trong tình
hình hiện nay
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Phẩm chất lãnh đạo.
2. Rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo trong tình
hình hiện nay.
2.1. Cơ sở của việc rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh
đạo trong tình hình hiện nay.
2.2. Nội dung rèn luyện phẩm chất người lãnh đạo.
2.2.1. Rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng của người lãnh đạo.
2.2.2. Rèn luyện phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá và các phẩm
chất bổ trợ của người lãnh đạo
2.2.3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo.
2.2.4. Rèn luyện phẩm chất về tổ chức và quản lý của người lãnh đạo
2.2.5. Rèn luyện về sức khoẻ tâm lý.
2.3. Những yêu cầu về tố chất cơ bản của người lãnh đạo cần phải tu
dưỡng, rèn luyện
2.4. Biện pháp tăng cường công tác rèn luyện phẩm chất của người
lãnh
2.1. Tăng cường học tập của chủ thể lãnh đạo:
2.2. Thực tiển của người lãnh đạo.
2.3. Sự bảo đảm về mặt tổ chức của việc nâng cao phẩm chất của người lãnh
đạo.

I. PHẦN MỞ ĐẦU:


2


Người lãnh đạo là chủ thể của hoạt động lãnh đạo, chủ thể này có thể là
một cá nhân hay một tập thể lãnh đạo mà phẩm chất chung của một tập thể lãnh
đạo phải dựa trên cơ sở phẩm chất của mỗi cá nhân người lãnh đạo. phẩm chất
cá nhân của người lãnh đạo là những yếu tố nội tại được hình thành thơng qua
học tập và hoạt động thực tiển trên cơ sở những tố chất bẩm sinh nhất định.
Phẩm chất của người lãnh đạo là tộng hợp những yếu tố tâm, sinh lý cá nhân đáp
ứng những yêu cầu của hoạt động lãnh đạo bảo đảm cho hoạt động ấy đạt hiệu
quả cao nhất.
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động có tính chiến lược phải xuất phát từ toàn
cục, dựa trên quan điểm toàn cục. Người lãnh đạo phải có dự kiến, hoạt động
lãnh đạo có thể thành công hay không điều quan trong được quyết định bởi
người lãnh đạo có thể dự kiến, đưa ra quyết sách một cách khoa học hay không.
Muốn vậy người lãnh đạo phải nắm chặt thế giới quan và phương phháp luận,
giỏi điều tra nghiên cứu nắm chắc quy luật phát triển của sự vật khách quan, tìm
hiểu tiến trình và xu thế phát triển của sự vật đồng thời nhận biết qáu khứ, đi sâu
tìm hiểu hiện trạng và nắm chắt xu thế phát triển trong tương lai để có dự kiến
khoa học. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất lớn xã hội hiện đại hoạt động lãnh
đạo đòi hỏi phải có dự kiến khoa học, đưa ra quyết sách khoa học và thực thi
một cách đúng đắn. Ngoài ra người lãnh đạo phải phát huy tính sáng tạo, nghiên
cứu tình hình mớ, đề ra mục tiêu, phương châm , phương pháp chiến lược mới
giải quyết vấn đề mở ra cục diện mới của công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo
phải nắm chắc lý luận và phương pháp tiên tiến, trên cơ sở tôn trọng quy luật
khách quan, triển khai hoạt động lãnh đạo một cách sáng tạo để thực hiện thắng
lợi mục tiêu lãnh đạo. Muốn vậy, chủ thể lãnh đạo phải có phẩm chất lãnh đạo.

NỘI DUNG:
1. Phẩm chất lãnh đạo.


3

Phẩm chất của người lãnh đạo quyết định đến hiệu quả mọi mặt hoạt động
lãnh đạo, từ việc quán triệt đường lối, chủ trương của đảng, chính sách của pháp
luật đến việc phát huy nhân tố con người, sử dụng nhân tài, tập hợp được sức
sáng tạo của quần chúng nhân dân và đến sự thành bại của sự nghiệp chung.
Người lãnh đạo có vị trí chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo, người vạch ra những
chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược phát triển của một tổ chức đồng thời
dẫn dắt, cổ vũ, động viên các thành viên trong tổ chức đó thực hiện đạt hiệu quả
mục tiêu chiến lược và sách lược đó. Muốn vậy, chủ thể lãnh đạo phải có sức tác
động ảnh hưởng to lớn đến bộ máy lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo, bao gồm sự
ảnh hưởng mang tính quyền lực và sức ảnh hưởng khơng mang tính quyền lực.
Sức ảnh hưởng mang tính quyền lực của người lãnh đạo là do tổ chức quyết
định, cịn sức ảnh hưởng khơng mang tính quyền lực thì lại tạo nên bằng phẩm
chất tri thức, tài năng và hành vi của người ấy. Họ có ý chí, trí tuệ, biết nhìn xa
trơng rộng, biết dùng người và tạo ra được sự ảnh hưởng lớn đối với các thành
viên trong tập thể, tạo ra được sự liên kết, tập trung và chỉ huy. Chủ thể lãnh đạo
theo yêu cầu của cách mạng phải là những nhân tố tích cực nhất, tài năng nhất
và chủ chốt nhất. Phải có tầm nhìn rộng mở, hiểu và nắm rỏ tình hình đất nước
và quốc tế, giải phóng tư tưởng thật sự cầu thị, cầu tiến, phục thiện, ln sáng
tạo tìm tịi cái mới để tiến lên. Phải có một tấm lịng rộng mở, giữ vững tính
Đảng, chú ý đến đại cuộc, gương mẩu chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ,
cơng bằng chính trực, đồn kết với đồng chí, đồng nghiệp. Phải có năng lực lãnh
đạo, biết đánh giá thời cuộc, tình hình tại chổ và xung quanh, biết điều chỉnh sức
mạnh từ mọi mặt và tổng hợp được mọi nguồn lực. Phải liêm khiết, cần kiệm,
kiên trì phấn đấu, đi sâu vào thực tế tra cứu, khiêm tốn, thận trọng, gắn bó với
quần chúng, thực sự mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Từ những yêu cầu trên, để
trở thành một người lãnh đạo có phẩm chất của Đảng các chủ thể lãnh đạo phải
trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, gian khổ phải biết kết hợp quá trình rèn
luyện với quá trình tự rèn luyện mới đủ điều kiện lãnh đạo cách mạnh thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc và mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



4
2. Rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo trong tình
hình hiện nay.
2.1. Cơ sở của việc rèn luyện phẩm chất lãnh đạo của chủ thể lãnh
đạo trong tình hình hiện nay.
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây
dựng đất nước trong thời kỳ mới. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển
như vũ bảo thì chu kỳ đổi mới của kỹ thuật và sản xuất rút ngắn lại, do đó, một
người lãnh đạo tuy khơng nhất thiết phải trở thành một chuyên gia kế hoạch,
song nhất định phải biết và thông thạo các tri thức mới của ngành khoa học
thuộc lĩnh vực mình lãnh đạo. Người lãnh đạo nếu không biết về tri thức chuyên
môn của ngành mình thì khơng phải là người lãnh đạo đúng chức trách. Đặc biệt
những người lãnh đạo của hệ thống ngành có tính chun mơn cao càng phải
biết tri thức chun mơn mới. Để từ đó có được sự quyết sách và dự báo chính
xác làm cho đơn vị mình có thể thích ứng với sự phát triển của tình hình chung.
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đất nước phải nâng cao chất lượng cán bộ.
Vấn đề trẻ hoá, tri thức hố, chun mơn hố, hiện đại hố là yêu cầu tổng thể
đối với cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới. Để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới,
đối với cán bộ cần phải bổ sung tri thức mới, nâng cao trình độ chun mơn và
năng lực lãnh đạokhoa học. Một số cán bộ trẻ tuy tố chất văn hố và trình độ
chun mơn tương đối tốt, song quá trình rèn luện và giáo dục chưa nhiều, kinh
nghiệm lãnh đạo và tổ chức quản lý ít, do đó càng cần phải nâng cao việc tu
dưỡng về đạo đức, tác phong và tư tưởng chính trị cũng như rèn luyện về tổ
chức quản lý.
- Xuất phát từ những yêu cầu của việc chống lại các biểu hiện không lành
mạnh. Hiện nay vẫn còn tồng tại một số hiện tượng khơng tốt, biểu hiện ở một
số cán bộ thối hoá đang gây ảnh hưởng xấu và lây lan trong xã hội. Đó là biểu
hiện cậy quyền cậy thế, coi thường pháp luật, nhận hối lộ, tham nhũng... Đây là

do việc rèn luyện về phẩm chất và chuyên môn của người lãnh đạo chưa cao.
Để ngăn chặn những hiện tượng trên cần phải nâng cao việc rèn luyện phẩm
chất chính trị, tư tưởng phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo.


5
- Xuất phát ừt nhu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường dịnh hướng xã
hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường đòi hỏi phải nâng cao việc rèn luyện phẩm chất về mọi mặt
của người lãnh đạo.
- Xuất phát từ bài học kinh nghiệm xây dựng giáo dục và rèn luyện đội
ngũ cán bộ ở các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu và kinh nghiệm
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta 80 năm qua.
- Xuất phát từ sự chống phá của các thế lực thù địch đứng đầu là đế quốc
Mỹ bằng chiến lược "diễn biến hoà bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ nhằm xố
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt trong tình hình hiện nay lực
lượng thù địch dùng chiến lược kinh tế, quy luật kinh tế đánh thẳng vào đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và nhà nước ta. Hơn lúc nào hết việc rèn
luyện phẩm chất lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp nước ta hiện nay
là vấn đề thường xuyên liên tục, cấp thiết và lâu dài.
2.2. Nội dung rèn luyện phẩm chất người lãnh đạo.
2.2.1. Rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng của người lãnh đạo.
Rèn luyện phẩm chất về chính trị, tư tưởng là điều kiện đầu tiên cần phải
có ở người lãnh đạo. Nội dung này bao gồm rèn luyện về chính trị và rèn luyện
về tư tưởng. Việc rèn luyện chính trị của người lãnh đạo bao gồm:
Thứ nhất, coi việc hết lòng hết sức phụng sự nhân dân là tôn chỉ duy nhất,
luôn tâm huyết và trách nhiệm chính trị cao đối với sự nghiệp nhân dân, cống
hiến toàn bộ tinh thần và sức lực cho sự nghiệp cách mạng.
Thứ hai, xây dựng niềm tin và kiên định chính trị ln giữ được sự tỉnh
táo trong nhận thức, vững váng trước mọi thủ đoạn chống phá của các thế lực

thù địch.
Thứ ba, hiểu rỏ và thực hiện đúng đắn mọi đường lối chủ trương của
Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước đặc biệt là việc quán triệt lý luận cơ
bản, đường lối cơ bản của Đảng, thấm nhuần và vận dụng nhuần nhuyễn trong
thực tiển.
Việc rèn luyện phẩm chất tư tưởng gồm:


6
Thứ nhất, Kiên trì chủ trương,đường lối đổi mới tồn diện, giải phóng tư
tưởng khỏi những định kiến lạc hậu, bội dưỡng nhận thức, luôn luôn cầu thị, tất
cả đều phải xuất phát từ thực tiễn, gắn lý luận với thực tiển.
Thứ hai, Có nhận thức tư tưởng lành mạnh, giữ vững tính Đảng, chú ý
đáên đại cục, chí cơng vô tư, chống những tư tưởng sai trái, đố kỵ, hại người, hại
mình, lười biếng, cơ hội.
Thứ ba, có giác ngộ tư tưởng cao, gương mẩu thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ, công bằng tiếp thu mọi sáng kiến của xã hội, tôn vinh người tài.
phải bảo vệ và ủng hộ cái mới trong xã hội, phải xây dựng tinh thần sáng tạo
dũng cảm, tạo ra thời cơ mới, cục diện mới.
2.2.2. Rèn luyện phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá và các phẩm
chất bổ trợ của người lãnh đạo.
Khơng ngừng nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ, phải hiểu biết
cơ bản trên các mặt của khu vực, các ngành, địa phương mình lãnh đạo đồng
thới phỉa có những điểm mạnh nhất định. Phải am hiểu về văn hoá truyền thống,
bản sắc, cốt cách của Dân tộc, văn hoá ứng xử giửa người với người, văn minh
thế giới và văn hoá của các dân tộc quốc gia trên thế giới, khu vực. có tưy sắc
bén đúng đắn, tầm cao, tầm xa, hoạt động thực tiễn phong phú, biết phân tích
tình huống sự kiện chính trị và xử lý chính xác, có năng lực giao tiếp, thuyết
phục thương lượng cao.
2.2.3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo.

Tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo bao gồm: Có phẩm chất
đạo đức, chí cơng vơ tư, ngay thẳng chính trực, cơng bằng liêm khiết, dùng
quyền lực nhân dân phục vụ nhân dân, không mưu lợi bản thân, sẵn sàng nhận
nhiệm vụ, gánh vác trách nhiệm, khi xảy ra sai sót khơng đổ lỗi cho người khác,
dũng cảm nhận trách nhiệm chủ yếu về phần lãnh đạo để cấp dưới mạnh dạn làm
việc. khiêm tốn, thận trọng, đối xử công bằng, tiếp thu những truyền thống văn
hố từ xa xưa, kính trên, nhường dưới, q trọng người giỏi, có nhân cách, tơn
trọng sự phân cơng của cấp trên. Kiên trì chân lý, đấu tranh cho chân lý, liên hệ
mật thiết và giữ gìn đồn kết với quần chúng, dẫn dắt quần chúng, tạo được sự


7
tin cậy của quần chúng, biết triển khai tự phê bình và phê bình trong êkíp lãnh
đạo, phải nghiêm khắc với bản thân mình.
2.2.4. Rèn luyện phẩm chất về tổ chức và quản lý của người lãnh đạo là
cách gọi chung của mức độ tổng hợp giửa năng lực tổ chức và năng lực quản lý
được thể hiện vì mục đích chung của người lãnh đạo trước các thành viên trong
một tổ chức được biên chế theo một mục tiêu, nhiệm vụ và một hình thức nhất
định. nội dung bao gồm:
Biết khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, trong công tác của tất cả
các thành viên, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, quan hệ giữa mọi người
hồ hợp, có bản lĩnh điều chỉnh, chỉ huy, vận dụng các biện pháp, thủ pháp một
cách linh hoạt, giải quyết tốt các mối quan hệ. Phải có tư duy chiến lược, thấu
suốt tồn diện và có năng lực quyết đốn. Phải có năng lực tỉm tịi đi sâu, đai sát
thực tế, biết lắng nghe và quan sát. Có năng lực làm nỗi rỏ trọng điểm, quán
xuyến và điền chỉnh tình hình chung, phải có năng lực tổ chức và chỉ huy giỏi,
ứng biến với mọi thay đổi, thích ứng kịp thời trước mọi tình hình. Có năng lực
giao tiếp xã hội, biết đối xử bình đẳng, tơn trọng, u quý, tin tưởng vào cán bộ
cấp dưới và quần chúng của mình, khoang dung độ lượng quan trâm và giữ chử
tín, phải tơn trọng, bảo vệ uy tín của cấp trên, phải chân thành, hợp tác chặt chẽ

với các đồng sự và lãnh đạo các đơn vị khác.
2.2.5. Rèn luyện về sức khoẻ tâm lý.
Người lãnh đạo phải có một tâm lý lành mạnh, tinh thần dồi dào, tâm hồn
khoẻ mạnh. Việc rèn luyện về sức khoẻ và tâm lý của người lãnh đạo là sự tổng
hợp các tố chất, tâm lý và các tố chất sức khoẻ, nội dung bao gồm: Phải có một
cơ thể khoẻ mạnh tinh thần dồi dào, phải có một ý chí kiên cường và một tấm
lịng rộng mở. Phải bình tỉnh, khách quan trước mọi sự việc, khơng tính tốn ân
ốn cá nhân, biết tiến cử, giúp đở người có đức, có tài. Khoang dung độ lượng,
chan hoà, thân thiện với mọi người. Phải có tâm lý lành mạnh và tinh thần ổn
định, phải bình tỉnh trước khó khăn, gian khổ, khi giành được thành tích khơng
được tự cao, tự đại.


8
2.3. Những yêu cầu về tố chất cơ bản của người lãnh đạo cần phải tu
dưỡng, rèn luyện
- Khơng nóng nảy, cáu giận tại cơng sở
Tố chất này địi hỏi người lãnh đạo, quản lý khi giải quyết công việc dù có
phức tạp, khó khăn, cấp bách đến đâu cũng khơng được nóng nảy, cáu gắt tại
cơng sở, mà phải bình tĩnh suy nghĩ kỹ để giải quyết cơng việc có lý, có tình.
- Đãi ngộ cán bộ, nhân viên thoả đáng với cống hiến của họ
Tố chất này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải đãi ngộ cán bộ, nhân
viên tương xứng với đóng góp của họ cho cơ quan, đơn vị.
- Tránh để lâu những việc cấp bách
Những việc cấp bách là những việc cần làm ngay, người cán bộ lãnh đạo,
quản lý phải tập trung giải quyết, không được “ngâm tôm”, để lâu dễ dẫn tới
hỏng việc.
- Lời khen sau đó mới lời chê
Người lãnh đạo, quản lý cần phải khen, chê cho đúng. Nên khen những
việc cán bộ, công chức làm được trước khi chê (phê bình) những việc chưa làm

được.
- Chi tiêu đúng chỗ, hợp lý
Tố chất này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xác định được
những việc, những chỗ cần chi tiêu phải chi tiêu cho hợp lý, tiết kiệm, không
được từ chối; đồng thời phải kiên quyết không chi tiêu những việc không hợp lý,
không cần thiết, gây lãnh phí. Ví dụ, chi cho tổng kết, mừng cơng, kỉ niệm ngày
thành lập cơ quan, đơn vị, đón nhận danh hiệu...
- Giải quyết dứt điểm vấn đề quan tâm
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quyết tâm giải quyết dứt điểm những
vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết, khơng được để kéo dài.
- Tránh phí thời gian vào những việc vơ ích


9
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý không được đầu tư thời gian vào những
việc khơng có quan hệ gì đến công việc, nhất là những việc vô bổ.
- Nắm vững hồn cảnh gia đình của cán bộ, một yếu tố quan trọng
Người cán bộ lãnh đạo phải hiểu được hồn cảnh gia đình của cán bộ, để
có ứng xử cho đúng trong bố trí cơng việc và quan tâm đến đời sống của cán bộ.
- Sự dễ dãi, xuề xồ của người lãnh đạo là khơng có lợi
Trong mọi việc, người cán bộ lãnh đạo khơng được xuề xịa, dễ dãi thái
quá, phải xử sự đúng mực, cán bộ mới tin.
- Biết nhận lỗi lầm sẽ làm tăng uy tín của người lãnh đạo.
Người cán bộ lãnh đạo khi mắc lỗi không được ngụy biện, phải biết nhận
lỗi, ngay cả khi cán bộ dưới quyền mắc lỗi thì mình cũng phải chịu trách nhiệm.
2.4. Biện pháp tăng cường công tác rèn luyện phẩm chất của người
lãnh đạo.
Việc rèn luyện phẩm chất về mọi mặt tuy có những quan hệ nhất định với
những yếu tố sinh lý bẩm sinh, song chủ yếu là được hình thành qua quá trình
rèn luyện thực tiển và học tập lâu dài. Thực tiển xã hội là mấu chốt của việc hình

thành phẩm chất lãnh đạo. Chủ thể lãnh đạo cần phải tham gia hoạt động thực
tiển, tích cực học tập nhiệt tình cơng tác, tăng cường rèn luyện đáp ứng được
yêu cầu của Đảng và nhân dân, thích ứng được với những địi hỏi của sự phát
triển khách quan của xã hội thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
2.1. Tăng cường học tập của chủ thể lãnh đạo:
- Tự học tập, con đường học tập ở người lãnh đạo ngoài việc học ở
trường, lớp còn chủ yếu là tự học. Học lý thuyết và những điều cần thiết cho
khoa học lãnh đạo và hoạt động lãnh đạo. Chú trọng học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Học tập tri thức chuyên môn nghiệp vụ, tinh thơng về hệ
thống và chun ngành của mình. Thường xuyên bổ sung mở rộng tri thức bản
thân theo sự biến đổi của tình hình vận động phát triển cùa xã hội. Tích luỹ
những kiến thức mới có giá trị lâu dài vừa tiếp cận, học mọi lúc, mọi nởi với


10
mọi phương tiện thôn tin đại chúng, biết quan sát thật kỹ những hành vi ứng xử
của người khác, lắng nghe họ trình bày và biết ghi nhớ những tri thức tích cực,
cần thiết cho bản thân trong q trình hoạt động xã hội trên mọi vai trị. Trong
q trình học tập cần chống việc đề ra mục tiêu quá cao xa, bỏ dỡ giửa chừng.
- Học có tổ chức: Các đơn vị, các tổ chức phải căn cứ vào u cầu cơng
tác của đơn vị mình tổ chức học tập cho các cấp lãnh đạo. Các bộ phận chủ quản
phải đặt ra kế hoạch tổ chức cho các nhân viên có liên quan họcc tập rèn luyện
theo định kỳ. Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phải rỏ ràng, kết quả học tập
phải được kiểm tra đánh giá công bằng. phải coi trọng nhiệm vụ giáo dục cho
cán bộ, đảng viên về đạo đức, phẩm chất, lối sống. Nếu trong xã hội, trong hệ
thống nhà trường phổ thông và đại học phải coi trọng giáo dục luân lý, đạo đức
cho mọi tầng lớp, cho thế hệ trẻ, thì trong Đảng và bộ máy hệ thống chính trị
phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, đảng
viên. Trong hệ thống trường đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
nhân dân nhất thiết phải có mơn học về đạo đức cách mạng. Đồng thời, cần tăng

cường giáo dục cán bộ lãnh đạo đảng viên qua sinh hoạt ở tổ chức đảng. Trong
sinh hoạt chi bộ và cấp ủy không chỉ có phần đánh giá cơng việc, mà cịn phải
kiểm điểm, đánh giá về đạo đức cán bộ. "Các tổ chức đảng phải thường xuyên
giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cao cấp" (11).
Nghị quyết Trung ương sáu (lần 2) khóa VIII, nhấn mạnh: Các tổ chức đảng
phải thường xuyên giáo dục, quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối
sống. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc tăng cường cơng tác giáo dục tư
tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Nghị
quyết Đại hội X của Đảng cũng nêu rõ, cần làm tốt cơng tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên. cần tăng cường tuyên truyền, học tập
những tấm gương về đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp cái tốt, cái đúng
trong hành vi đạo đức, biểu dương người tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một
cách cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ nói nhiều về đạo đức của người
cách mạng mà bản thân cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương đạo đức
cách mạng trong sáng và cao đẹp. Cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, học


11
tập đạo đức Hồ Chí Minh. Cần phải nhận thức rằng, đạo đức của Bác khơng phải
là cái gì cao siêu, xa vời, chỉ để chiêm ngưỡng, ca ngợi, mà đạo đức đó rất thiết
thực, cụ thể, mọi người đều có thể học tập và làm theo. Nhiều tấm gương trong
sáng về đạo đức cách mạng của các đồng chí lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng
qua các thời kỳ cần được tuyên truyền học tập. Tấm gương Đặng Thùy Trâm,
Nguyễn Văn Thạc và biết bao đồng chí khác là biểu hiện chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và đạo đức cao đẹp không chỉ thế hệ trẻ mà mọi cán bộ, đảng viên
cần phải đọc, suy ngẫm và hành động cho xứng đáng. Trong cơng cuộc đổi mới
cũng có rất nhiều cán bộ, đảng viên tiêu biểu, nêu cao đạo đức, thật sự vì nước,
vì dân. Trong sinh hoạt đảng, đoàn thể, cơ quan, trường học, đơn vị kinh tế, tổ
chức xã hội cần nêu gương và học tập những tấm gương tiêu biểu đó.
- Học tập trước khi bước vào vị trí lãnh đạo: Việc rèn luyện trước khi bước

vào vị trí lãnh đạo là rất quan trọng. Dù là người lãnh đạo mới được đề bạc hay
người đang làm cơng tác lãnh đạo cũng điều cần phải có q trình này, q trính
đó cần:
+ Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hết
sức mình cho sự thắng lợi, sự phát triển của công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
+ Hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân,
trung với nước, hiếu với dân, đặt lợi ích của cách mạng, của đất nước và nhân
dân lên trên lợi ích của cá nhân, theo nguyên tắc "Dĩ công vị thương".
+ Thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư. Khơng tham nhũng, xâm
phạm tài sản của Nhà nước và nhân dân, khơng lãng phí. Chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước.
+ Ra sức học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cơng
tác, giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh. Đề cao tự phê bình và phê bình
nhằm góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.


12
+ Gương mẫu trong mọi việc, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân,
đoàn kết, thân ái, nêu cao tinh thần thương yêu đồng chí, thương yêu nhân dân.
2.2. Thực tiển của người lãnh đạo.
Việc học tập qua sách vở chỉ là một phần của quá trình học tập, cịn phần
lớn thời gian và q trình là phải trải qua thực tiển. Bất kể chủ thể lãnh đạo nào
cũng phải trải qua quá trình thực tiển xã hội, xcũng có thể thu đaựơc tri thức qua
q trình hoạt động thực tiển ấy. Có thể nói tri thức của con người đều bắt nguồn
từ hoạt động thực tiển, dođáo việc học tập trong thực tiễn là con đường chủ yếu.
Người lãnh đạo phải nâng cao giác ngộ của mình trong hoạt động thực tiển,
quá trình hoạt động lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo phải chịu sự kiểm nghiệm của

thực tiễn, là quá trình tự cải tạo mình đồng thời cũng là quá trình nâng cao trình
độ.
Chủ thể lãnh đạo phải chú ý việc nâng cao phẩm chất về mọi mặt trong
hoạt động thực tiển, vì thực tiển rất phong phú và đa dạng, thực tiển phải kết hợp
với lý luận trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như
vậy người lãnh đạo mới có thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong
việc nhận định đánh giá một vấn đề xã hội, những yếu tố tác động có lợi, bất lợi
đến những hoạch định chiến luợc của mình từ đó có biện pháp bố trí, sắp xếp, sử
dụng cán bộ cho phù hợp xử lý có hiệu quả. Hoạt đaộng thực tiển giúp cho chủ
thể lãnh đạo đúc rét đuợc kinh nghiệm, tiếp thu đuợc tri thức ngày càng phong
phú, đa dạng bổ sung cho phẩm chất lãnh đạo của mình.
Quá trình hoạt động thực tiển của lãnh đạo là quá trình học tập quần
chúng nhân dân, bao gồm cả việc học cấp trên, cùng cấp và cấp dưới. Trong hoạt
động lãnh đạo cần phải đạt được những vấn đề sau:
- Mạnh bạo và kiên quyết
Khi giải quyết công việc, người cán bộ lãnh đạo phải mạnh bạo và kiên
quyết để những người thừa hành tin tưởng làm theo.
- Bình tĩnh, tự chủ


13
Trong mọi tình huống diễn ra, đặc biệt là tình huống khó khăn, người lãnh
đạo phải bình tĩnh tự chủ để giải quyết mới không dẫn đến sai lầm.
- Cảm giác về sự cân bằng
Người cán bộ lãnh đạo phải ln có cảm giác về sự cân bằng. Khơng thể
bị kích động sẽ làm mất sự cân bằng trong giải quyết cơng việc.
- Quyết đốn
Khi thấy đúng, người cán bộ lãnh đạo phải quyết đốn trong giải quyết
cơng việc. Có như vậy mới khơng mất thời cơ.
- Thói quen làm việc vượt giờ quy định

Đây là yêu cầu của tất cả những người lãnh đạo. Thói quen này là tấm
gương tốt cho cán bộ.
- Tác phong, hình dáng phải đáng mến
Trong cơng việc và giao tiếp, người lãnh đạo ngồi tài năng, chun mơn
cịn phải chú ý đến cách ăn mặc cho phù hợp, dáng đi cho đúng để tạo được
thiện cảm đối với mọi người.
- Thông cảm và hiểu mọi người
Nếu người cán bộ lãnh đạo không thông cảm và hiểu được đối tượng lãnh
đạo thì khơng thể lãnh đạo được.
- Phải am hiểu cơng việc và mọi tình huống
Nếu khơng am hiểu cơng việc và mọi tình huống thì khơng thể trở thành
nhà lãnh được.
- Sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân
Dù lỗi do mình gây ra hay do cán bộ, nhân viên dưới quyền gây ra, người
cán bộ lãnh đạo phải sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình, khơng được đổ lỗi cho
hồn cảnh hoặc cho cấp dưới.
- Thái độ chân thành cộng tác


14
Người cán bộ lãnh đạo không chỉ cởi mở, chân thành cộng tác với cán bộ,
dưới quyền mà còn chân thành, cởi mở, cộng tác với đồng nghiệp, cá nhân, tổ
chức có quan hệ.
- Biết tự kiềm chế.
- Giữ lời hứa.
2.3. Sự bảo đảm về mặt tổ chức của việc nâng cao phẩm chất của người
lãnh đạo.
Việc nâng cao phẩm chất về mọi mặt của người lãnh đạo, ngoài việc tự
mình tăng cường học tập, rèn luyện trong thực tiễn cịn cần phải có sự bảo đảm
của tổ chức bao gồm:

- Bảo đảm về thời gian: việc học tập và hoạt động thực tiễn của lãnh đạo
ngoài việc tự bố trí thời gian để nâng cao hiệu suất lãnh đạo thì tổ chức cần phải
tạo ra thời gian và cơ hội cần thiết cho họ.
- Bảo đảm về rèn luyện thực tiễn: Tổ chức và lãnh đạo cấp trên cần phải
sắp xếp kế hoạch tỉ mỹ cho hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. Cần phải
ủng hộ, giao nhiệm vụ giao trọng trách để họ rèn luyện và nâng cao năng lực.
- Kiểm tra, đánh giá đối với việc rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo:
mức độ của việc nâng cao phẩm chất qua quá trình học tập và rèn luyện thực
tiễn của người lãnh đạo ra sao cần phải được các bộ phận lãnh đạo liên quan
kiểm tra, đánh giá, bình xét. Đối với những người đạt kết quả tốt, hoặc cóthành
tích nỗi bậc tổ chức cần kịp thời khẳng định, biểu dương và trọng dụng. Đối với
những cán bộ lãnh đạo có phẩm chất chưa cao phải kiên quyết điều đến vị trí
thích hợp với khả năng của họ và tạo thêm cơ hội để họ học tập nâng cao trình
đơ hoặc tìm lại đúng sở trường của mình.
KẾT LUẬN:
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giửa người lãnh đạo và người
bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện
một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là q trình vận động llàm chao các yếu tố


15
của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau. Hoạt động lãnh
đạo là một khoa học và nghệ thuật, đó là một nghề, một lĩnh vực địi hỏi học vấn
và kỹ năng chun mơn thành thạo và sâu rộng. Nhất là trong thời đại ngày nay,
thời kỳ của hội nhập, của quan hệ quốc tế, của nền kinh tế tri thức nó địi hỏi
những nhà lãnh đạo muốn vạch định chiến lược và chỉ đạo định hướng cho bộ
máy lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến luợc đã đề ra cần phải tăng
cường rèn luyện phẩm chất lãnh đạo đủ điều kiện và tầm ảnh hưởng đến tổ chức
và toàn thể xã hội. Điều đó địi hỏi những người lãnh đạo đương thời phải học
tập, rèn luyện, những người lãnh đạo trong tương lai cũng phải học tập rèn luyện

Mà những người bị lãnh đạo cũng phải học tập và rèn luyện, nhận thức đúng đắn
mọi lĩnh vực. Có như vậy mới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh
xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.



×