Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

viet doan van quy nap khoang 10 cau phan tich kho 3 va 4 bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.52 KB, 7 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu phân tích khổ 3
và 4 bài thơ về Tiểu đội xe khơng kính
Đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu phân tích khổ 3 và 4 bài thơ về Tiểu đội xe khơng
kính
Nếu như 2 khổ thơ trên lại những cảm giác về khó khăn thử thách dù sao cũng vẫn mơ hồ
thì đến đây, thử thách khó khăn ập tới cụ thể ,trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và
“mưa tn xối xả” (Gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con
đường chi viện cho miền Nam ruột thịt,những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ.
Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn khơng nao núng. Các anh cảm bình tĩnh dũng
cảm hơn: “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả
chỉ là “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.
Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “khơng có kính ừ
thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một lời thách thức, một một
chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy
của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ Coi đây là
một dịp để thử sức mình nhưng mình chưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm
trai.
Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn ,quyết tâm vượt gian khổ hiểm
nguy:” chưa cần rửa……. khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo
nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh
bằng” mưa ngừng gió lùa mau khơ thơi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung, rất lạc quan,
rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 – 20 hoặc trong những hình ảnh hóm hỉnh:
“phì phèo châm điếu thuốc- nhìn nhau mặt lấm cười ha ha… ý thơ rộn rã, sôi động như
một sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đoạn đường đi tới.
1. Dàn ý phân tích bài thơ về Tiểu đội xe khơng kính
a) Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

+ Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội
ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
- Giới thiệu khái quát Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế
quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
b) Thân bài
* Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go,
ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên
đường đánh giặc.
- Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong
đó có những đồn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.
- Cảm hứng từ những chiếc xe khơng kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành
công chân dung người chiến sĩ lái xe.
* Hình ảnh những chiếc xe khơng kính
- Hình ảnh những chiếc xe khơng kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
+ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn
phá, kính xe vỡ hết.
+ Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự
khốc liệt của chiến tranh
=> Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại khơng có kính, qua đó phản

ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

* Hình ảnh người lính lái xe
- Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
+ Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của
các chiến sĩ lái xe.
+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.
- Thái độ, tinh thần lạc quan, bơng đùa với những khó khăn:
+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khơ
nhanh thơi, xe khơng kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường
“chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
-> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe khơng có kính nhưng khơng làm
giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
+ Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là
chuyện nhỏ.
=> Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người
lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.
- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vơ hình nối kết mọi người trong hồn
cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:
+ Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng
ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
=> Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.

- Niềm tin vào chiến thắng:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước”: Khơng gì ngăn cản được các anh đến
chi viện cho chiến trường miền Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình u
thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
-> Hình ảnh "trái tim" là một hốn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định
phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn.
=> Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và
tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.
* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ
- Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ...
- Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động
- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
c) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay.
2. Bài văn phân tích bài thơ về tiểu đội xe khơng kính
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đơng nhớ Trường Sơn Tây
Những câu hát rộn ràng, mà vẫn đầy tha thiết được phổ từ bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến
Duật. Nhưng đến với thơ ca ông ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm “Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính” với chất ngang tàng, khí thế, vơ cùng dũng cảm kiên cường của
những người lính, họ là đại diện tiêu biểu cho người lính Trường Sơn trong những năm

kháng chiến chống Mỹ hào hùng.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” ra đời vào những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ
diễn ra gay go và quyết liệt nhất. Ở khắp nơi các thanh niên gác lại chuyện học tập lên
đường đánh giặc, xung phong vào chiến trường. Lúc này con đường Trường Sơn là con
đường huyết mạch, nối liền hậu phương và tiền tuyến nên bị bom Mỹ bắn phá ác liệt.
Nhưng bằng sự dũng cảm, lòng quyết tâm những chiếc xe đã vượt qua mưa bom bão đạn
lên đường ra trận. Bằng ngòi bút chân thật, âm điệu khỏe khoắn, hào hùng Phạm Tiến
Duật đã đem đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ nhất về cuộc sống, chiến đấu của người
lính lái xe. Ngay từ câu thơ mở đầu, người lính đã giới thiệu về người bạn đồng hành của
mình – những chiếc xe khơng kính:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Câu thơ vừa có gì đó ngang tàng, nhưng đồng thời cũng hết sức dí dỏm. Lời thơ tự nhiên,
chân thật như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ba chữ không đi cùng với các động từ mạnh:
giật, rung giúp diễn tả cái dữ dội, ác liệt của chiến tranh , đồng thời cũng thể hiện cái nhìn
lạc quan của người lính. Câu thơ như một lời phân trần, về vẻ ngoài sứt mẻ, thiếu thốn
của chiếc xe. Và đằng sau những chiếc xe thiếu thốn, vỡ kính ấy hiện lên chân dung của
người lính:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Trước hiện thực gian khổ, khốc liệt của chiến tranh, người lính vẫn hết sức ung dung,
đường hồng. Họ ln chủ động trước mọi tình huống, mọi hồn cảnh. Cái nhìn thẳng ấy
cho thấy tư thế hiên ngang, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc chiến đấu mà khơng hề né
tránh.

Những chiếc xe khơng kính đó cịn tạo điều kiện cho người lính hịa mình vào thiên nhiên.
Là những luồng gió mạnh táp thẳng vào buồng lái, khiến cho ai nấy phải cay mắt, nhưng
đã được Phạm Tiến Duật hình dung hết sức dí dỏm “xoa mắt đắng” – xoa dịu cái rát bỏng
của luồng gió Trường Sơn.
Nào đâu chỉ có vậy, cịn chim chóc và sao trời cũng hịa chung với người lính một nhịp
thở. Lúc này âm thanh của tiếng chim đã đẩy lùi mọi khó khăn, nguy hiểm, nhường chỗ
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

để họ cảm nhận từng vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói bằng cái nhìn bình thản, lạc quan,
tư thế ung dung người lính đã chiến thắng mọi bom đạn của kẻ thù. Ở hai khổ thơ tiếp
theo, vẻ đẹp của người lính tiếp tục được khắc họa khi đối mặt với khó khăn, gian khổ ấy
chính là khói bụi Trường Sơn:
Khơng có kính, ừ thì có bụi…
Mưa ngừng gió lùa khơ mau thơi”
Khổ thơ đã sử dụng thủ pháp lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ “ừ thì” “chưa cần” khiến
cho cả khổ thơ như một lời thách thức trước những thử thách của thiên nhiên. Đây là
những câu thơ miêu tả hết sức chân thực về những khó khăn mà người lính lái xe phải
trải qua: đối mặt với mưa rào, đối mặt với khói bụi khi trời nắng nóng.
Nhưng đối với họ những thử thách đó chỉ làm cho họ thêm phần kiên cường, họ “chưa
cần thay” “chưa cần rửa” để lái trăm cây số, lái nhanh ra tiền tuyến. Ngoài vẻ đẹp về sự
kiên cường, dũng cảm, ở họ cịn tốt lên tình đồng chí đồng đội gắn bó. Sau những qng
đường đầy mệt nhọc và nguy hiểm, qua cửa kính vỡ rồi họ bắt tay nhau, trao cho nhau
sức mạnh, niềm tin vào tương lai đất nước.
Đối với họ, không dừng lại ở tình đồng chí đơn thuần mà đó cịn là tình cảm gia đình:
“Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy”. Để rồi sau bữa cơm quây quần, đầm ấm đó họ chia
tay nhau, tiếp tục lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ cuối cùng hình ảnh những

chiếc xe khơng kính xuất hiện lại một lần nữa, xe khơng kính, khơng đèn, khơng mui, vơ
cùng thiếu thốn, đã bị biến dạng vì bom đạn kẻ thù.
Nhưng đó khơng phải là điều mà Phạm Tiến Duật muốn hướng đến, đối lập với cái không
ấy là một cái có vơ cùng cao cả, thiêng liêng: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” Trái tim
là hình ảnh hốn dụ đặc sắc, biểu tượng cho những người lính lái xe.
Chỉ cần trong những chiếc xe đó có trái tim nhiệt huyết, tinh thần quả cảm và ý chí chiến
đấu giải phóng miền Nam thì những chiếc xe đó vẫn ngày đêm băng đèo vượt suối, vượt
qua mọi hiểm nguy, tiến về phía trước. Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể phá hủy những
chiếc xe chứ khơng thể phá hủy lòng nhiệt thành yêu nước của những chiến sĩ cách mạng.
Với ngôn từ giản dị, đậm chất khẩu ngữ cùng giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh, Phạm
Tiến Duật đã đem đến cho người đọc chân dung đẹp đẽ của người lính. Họ vừa có cái

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

hóm hỉnh của tuổi trẻ vừa có sự kiên cường, anh dũng, quả cảm. Vẻ đẹp của những người
lính cũng như một bài học nhắc nhở cho chúng ta về ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×