Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Những bài văn về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.14 KB, 64 trang )

Vẻ đẹp người lính trong bài thơ
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài
sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào
hùng của đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ,
với cảm hứng tươi trẻ và lãng mạn, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của những
chiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Nhắc đến đây, hẳn chúng ta
đều bỗng nhớ đến một tác phẩm của nhà thơ Phạm Tiến Duật, một câu chuyện về
những người lính lái xe Trường Sơn, đó chính là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Vẻ đẹp của những người lính giữa sự khốc liệt của chiến tranh đã hiện lên thật
cao cả qua những vần thơ lãng mạn. Ta có thể cảm nhận được hiện thực tàn khốc của
cuộc chiến ngay từ những câu thơ mở đầu:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Dữ dội làm sao ôi những làn mưa bom đạn. Ấy vậy mà những người lính
dường như không hề chùn bước, họ luôn mang trong mình sự tự chủ lạ kì.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vẻ đẹp phi thường của những người lính lái xe được toát lên qua tư thế hiên
ngang ung dung và tự chủ. Cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát và điệp từ “nhìn”,
hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật ngạo nghễ, không thẹn với đất trời, mặc cho bao
thử thách của cuộc chiến. Dù cho phía trước là con đường chông gai đầy gian khổ
hiểm nguy, những người lính vẫn giữ cho tâm hồn mình luôn tươi sáng và lạc quan để
thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết. Dường như ở phía trước, cả không gian
đất trời thu vào tầm mắt của họ, như ùa vào với họ qua những ô cửa kính đã vỡ. Gió,
con đường, sao trời và cánh chim vừa thực mà vừa thơ, chính là những cái thi vị giản


đơn nảy sinh trên con đường bom rơi đạn nổ. Phải là những con người với một tâm
hồn nhạy cảm và tinh tế, với một nghị lực phi thường và thái độ bất chấp hiểm nguy
mới có thể tìm thấy bên trong những tiếng nổ ì ầm trời đất bao nét thơ mộng của thiên
nhiên.
Nhưng không chỉ là tư thế tự chủ và tĩnh tại hiện rõ trong những anh lính lái xe,
mà ở họ còn ngời lên tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ.
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô ngay thôi.
Đây phải chăng chính là khúc nhạc vui của tuổi mười chín đôi mươi hồn nhiên
nông nổi, gợi cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản, và trong chốc lát
khiến ta quên đi những khó khăn đang đợi chờ phía trước. Với việc sử dụng đảo ngữ
và cụm từ “ừ thì”, những câu thơ đầy chất lính đã diễn tả vừa chính xác cụ thể, vừa
khôi hài gợi cảm hiện thực khó khăn của cuộc chiến. Họ phải không ngừng đối mặt
với hiểm nguy nơi “túi bom chảo lửa”, phải sống trong làn gió bụi mịt mù và những
cơn mưa rừng xối xả, phải đương đầu với bao vất vả giữa chốn núi rừng Trường Sơn.
Nhưng bụi mù và mưa tuôn không thể khiến họ sờn lòng nản chí, không thể làm mất
đi vẻ đẹp của một lối sống hồn nhiên, sẵn sàng vượt qua mọi gian nan thử thách một
cách nhẹ nhàng. Thấp thoáng trong câu chữ chính là những tâm hồn dung dị đầy chất
lính với vẻ đẹp ngang tàng và tinh nghịch thật đáng mến.
Kì diệu làm sao, khi sự khốc liệt đến tê tái lòng người của chiến tranh lại tạo
nên những tiểu đội xe không kính. Dọc theo con đường giải phóng miền Nam, họ
càng đi càng có thêm bạn, thứ tình cảm tuy mộc mạc mà gắn bó keo sơn.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Những cái bắt tay qua ô cửa đã vỡ, thật thoải mái, chân thành mà đằm thắm
tình đồng đội. Chỉ cần một cái bắt tay thôi cũng đủ ấm lòng, đủ động viên nhau và
truyền cho nhau cả sự cảm thông đặc biệt. Đến đây, những câu thơ này chợt khiến
chúng ta nhớ tới những cái nắm tay của người lính trong đêm đông giá rét trong bài
thơ Đồng Chí của Chính Hữu. Chỉ qua một cử chỉ nhỏ bé ấy thôi, những người lính
kiên cường có thể sẻ chia với nhau cả tâm hồn, tinh thần, nghị lực và sức mạnh vô
song.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Tình đồng chí đồng đội sâu sắc ấy dần dần đã trở nên thắm thiết như gia đình.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Một cách định nghĩa gia đình mới tếu hóm và kì lạ làm sao. Không phải là
những con người chung huyết thống, những con người ruột thịt. Mà gia đình, chính là
những con người với bao cái chung, chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa,
chung hoàn cảnh và chung những gian nguy đang đợi chờ phía trước. Họ xích lại gần
nhau trong khó khăn thử thách, tình cảm của họ được tôi luyện qua lửa đạn và sẽ trở
thành vĩnh cửu. Họ còn chia sẻ với nhau cả những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi của
mình trong hoàn cảnh thiếu thốn đầy gian khó.
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Từ láy ‘’chông chênh”, vừa gợi hình, vừa gợi cảm, cho ta cảm nhận được cái
chông chênh của cuộc đời người lính, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mong
manh như ngọn đèn trước gió. Nhưng dù có chông chênh đến bao nhiêu thì ý chí chiến
đấu, khí phách và nghị lực của họ vẫn luôn vững vàng, kiên định. “Lại đi, lại đi”, bánh
xe của họ sẽ không ngừng lăn.
Mọi ý chí, mọi quyết tâm của họ đều hướng về cái đích duy nhất, đó chính là
sự nghiệp giải phóng miền Nam, là động lực mạnh mẽ tạo nên sức mạnh phi thường
để những người lính vượt qua mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt và tàn phá.

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vấn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Với việc sử dụng phép liệt kê và điệp từ “không có”, những câu thơ trên đã tái
hiện được sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe và hiện thực khốc liệt của
cuộc chiến. Nhưng điều phi thường, là không bom đạn nào, không hiểm nguy nào có
thể ngăn cản những chiếc xe tiếp tục tiến lên phía trước. Bởi cái tiêu phía trước là
miền Nam yêu dấu đã luôn khích lệ họ. Bởi trong xe luôn vẹn nguyên một trái tim
người lính yêu thương, can trường. Một trái tim nồng cháy, một lẽ sống cao đẹp là
hình ảnh hội tụ của tâm hồn và phẩm chất những người cầm lái. Trái tim người chiến
sĩ sẽ mãi tỏa sáng rực rỡ, mái gợi nhớ ta về một thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống
Mỹ oanh liệt.
Chiến tranh đã qua đi hơn ba mươi năm nay, nhưng hình ảnh những người anh
hùng trong thời đại anh hùng của dân tộc sẽ sống mãi với đất nước. Họ đã tạo nên vẻ
đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ dũng cảm, kiên cường, và mãi mãi được người đời
vinh danh. Với họ, chính là ý chí khát vọng chiến đấu để giải phóng miền Nam, là
lòng yêu nước nồng nàn, là nhiệt huyết của tuổi trẻ đã tạo nên sức mạnh và niềm tin
vững chắc của chiến thắng kì diệu.
Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài
thơ về tiểu đội xe không kính"
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ
trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường
Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người
chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương
lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc
trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến
Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo
cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy
sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe

không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.
Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó
có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và
có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm
gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng
chữ trong câu :
Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu
thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy
luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói :
Không có kính không phải vì xe không có kính
Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái
đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6-
6, bằng- bằng - trắc.
Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3.
Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung
cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc
này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.
Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi
đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp
lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn
thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào
tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng
chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui
và hành động tếu táo :
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong
câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng
trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc-
bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim
Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó
khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả,
dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết
thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì
có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao
chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế.
Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân
Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa
đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết
hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ
thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ
cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất
thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ
có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của
thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ
đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
PHẠM TIẾN DUẠT VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút
danh, sinh ngày 14-1-1941. Quê gốc: thị
xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm
Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ
(1965). Mười bốn nãm trong quân đội
thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải
Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn
đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm
Tiến Duật cũng là người mang được nhiều
nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài
Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ
Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua

một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi
Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm
hình bóng của Trường Sơn.
Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước
được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Khó vì giọng đùa đùa, tinh
nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm
con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn
thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra
đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược
Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian
khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không
được gây bi lụy, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng
người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ
dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ
hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước
hết nhờ vào cái giọng đó:
style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.>Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ
không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng. Đây lại là lời kể của cô bạn
cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái. Hại thế.
Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu
xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong một câu có tới
ba động từ thương. Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi
người trên mặt đất. Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể
phải đổi cả mạng người. Phá bom là việc làm đối diện với cái chết,
không ai nói tài được. Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi
hộp lo âu. Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà
không sợ hãi. Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn

tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn
mê hoảng. Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp
tục phá bom. Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày.
Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác
giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên
truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày. Câu
nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có
nhiệm vụ thông tin. Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo
thơ. Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao
nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý
sự đời. Bài thơ Công việc hôm nay , viết khoảng nãm 1966- 1967, giống
như vãn bản tinThông tấn xã:
style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cục Tác chiến báo sang tin cuối
cùng
Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy
Nha Khí tượng, tin cơn bão tan
Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy >Trong những tờ trình Thủ tướng ký
đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên Chính cái
chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống
chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử). Điều đó không
chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Phạm
Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói. Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có
khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy. Với Phạm Tiến
Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy
trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài
cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằm
nghiêng Đây là một bước tiến dài trong sự "tiêu hóa" của thơ. Đâu cứ
phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua
tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ. Ông đã kế thừa truyền thống
"tạp thực" của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú

Xương đầu thế kỷ.
Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn
nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì
tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng:
style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cũng vương tóc rối chân gà
Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây
Cũng quần áo ướt phơi dây
Cũng gàu múc nước. Ô hay, cũng làng>Thắm một hình ảnh làng đến vậy
là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những năm chiến tranh, khi mà
không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc. Phạm Tiến
Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất
rő. Đằng sau giọng thơ, cái lői cảm xúc này mới là chính yếu làm nên
chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật. Nhân vật thơ thường hòa vào tác
giả. Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể. Có
lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một.
Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp
thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ.
Bài 1:
Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của
bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi
động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ.
Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy
đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang
nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ
Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe
dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước
một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi

cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày
tháng chiến đấu năm xưa được không ạ?
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác.
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được
học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không
bác?
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không
biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm
và sự lạc quan của những người lính như bác.
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ?
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập,
bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà!
Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở
lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những
chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên
qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con
đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn
xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng
ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả
mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết
xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ?
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì
mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn
xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở
nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa

nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng
chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn
nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những
người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm
cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là
cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô
cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích.
Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao
nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được
sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của
Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến
trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin
tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng.
Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều
tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm
lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương.
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác
đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân
thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi
chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh
phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của
bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương
nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim
những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng.
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.

×