Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

bien phap tu tu trong bai vieng lang bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.7 KB, 9 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Biện pháp tu từ trong bài Viếng lăng Bác
Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Viếng lăng Bác
Trả lời:
- Ẩn dụ:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Tác dụng: Liên tưởng hàng tre xanh xanh đến sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...
=>Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy
- Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên. Mặt trời là hình
ảnh ẩn dụ sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc,
đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lịng tơn kính của nhân dân đối với Bác.
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
=> Ẩn dụ, nói giảm nói tránh
- Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một
khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ.
- Liên tưởng đến vầng trăng. Hình ảnh vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp,
sáng trong của bác. Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lịng kính yêu vô hạn
của tác giả đối với bác.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí


- Điệp ngữ : Ngày ngày, muốn làm
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
=> Điệp từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến, bịn
rịn, thương tiếc không ngi và biết ơn Bác.
Ngồi ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bài phân tích tác phẩm Viếng lăng
Bác nhé!
Phân tích Viếng lăng Bác
Bác Hồ ln là đề tài muôn thuở trong thơ ca của Việt Nam. Người là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng trong các tác phẩm của mình. Có
thể nói, Bác chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Khơng ít
tác phẩm viết về Người, viết về những cuộc viếng thăm, gặp gỡ Người, nhưng có lẽ, cảm
xúc nhất trong những tác phẩm đó là “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ
là nỗi niềm của một người con ở tận miền Nam xa xôi được trở ra thăm Bác sau ngày Bác
đi xa.
Viễn Phương là một nhà thơ xuất hiện khá nhiều trong dòng văn học Cách mạng ở
miền Nam từ những ngày còn trong thời gian chiến đấu. Nhưng tác phẩm “Viếng lăng
Bác” có lẽ là tác phẩm thành công nhất của ông khi viết về Bác Hồ. Cả bài thơ chứa đựng
trong đó là nỗi niềm đau xót, là sự xúc cảm chân thành dành cho vị Cha già của dân tộc
của một người con nơi phương xa được trở về thăm. Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở lời
chào giới thiệu với chúng ta, với Bác Hồ kình yêu rằng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập

miễn phí

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Khơng như những nhà thơ khác dùng lời mời chào mỹ miều để miêu tả một cuộc
viếng thăm, Viễn Phương đã dùng sự chân thành nhất của mình để giới thiệu. Tác giả ở
tận miền Nam xa xôi, mãi tới hôm nay, sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc. hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong
khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.
Và sự viếng thăm của nhà thơ như là một mong mỏi từ lâu để được ra viếng lăng
Bác Hồ. Bác Hồ đã ra đi từ năm 1969 nhưng mãi đến tận năm 1976, Viễn Phương mới
được trở ra Bắc để thăm Người. Nói là thăm, nhưng thực ra là một cuộc viếng thăm lăng
của Người bởi Người đã ra đi từ lâu.
Nhưng ở đây, nhà thơ rõ ràng không dùng từ “viếng” như mục đích thực sự của
chuyến đi này mà lại dùng từ “thăm”. Bởi vì tác giả cũng như những người con Nam Bộ
khác ra đây để thăm lại nhà, thăm lại vị Cha già của mình. Cũng bởi vì, miền Nam là một
phần máu thịt của đất nước Việt Nam, là một phần “nhà” mà Bác Hồ luôn đau đáu vào
thăm mà chưa có dịp:
“Bác thương miền Nam nỗi thương nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
(Tố Hữu)
Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã được nhà thơ sử dụng ở đây như một cách để làm
giảm đi nỗi đau xót vơ vàn đang trào dâng trong lịng ơng. Bao nhiêu xúc cảm đau xót cứ
thể trào ra trong lịng như một cơn sóng mạnh mẽ vậy mà ấn tượng đầu tiên để lại trong
lòng tác giả lại là “hàng tre”. Ẩn hiện trong làn sương sớm long lanh bao phủ quanh lăng
Bác là hàng tre xanh.
Cây tre từ bao đời nay đã trở thành một loài cây biểu tượng cho dân tộc ta, cho tinh
thần bất khuất của cha ông ta. Từ thời Thánh Gióng cầm tre đuổi giặc, tới những cây
chơng, cây gai vót nhọn làm cản bước qn thù. Cây tre cứ thế đi vào đời sống tinh thần
của người Việt. Hàng tre trước mắt Viễn Phương hiện lên “bát ngát”.


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Khơng phải bất cứ từ nào khác mà lại là “bát ngát” tạo cho người đọc như cảm thấy
sự cao lớn, sự mênh mông, rộng lớn của những hàng tre bao quanh lăng của Người. Ấn
tượng đó của nhà thơ chợt chuyển thành một sự cảm thán.
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý
chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang.
Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng họ vẫn đồn kết một lịng cùng nhau đứng lên. Từ
láy “xanh xanh”được sử dụng ở đây như để biểu đạt, để diễn tả rằng con người Việt Nam,
dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh”màu xanh bất diệt.
“Xanh xanh” tức là lúc nào cũng vậy, lúc nào cũng một màu xanh như thế. Lớp con
cháu kế tiếp lớp cha ông luôn mạnh mẽ để bảo vệ cho dân tộc ta. Cả khổ thơ thứ nhất bao
trọn là những xúc cảm đầu tiên của tác giả khi lần đầu được tới thăm lăng Bác. Trong khổ
thơ đó, có nỗi đau xót mất đi Bác, nhưng ẩn chứa trong đó phảng phất là niềm tự hào dân
tộc.
Bước sang khổ thơ thứ hai, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác.
Trong khơng khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Một
mặt trời của vũ trụ luôn luôn luân chuyển không ngừng nghỉ ngày và đêm. Mặt trời ấy
“ngày ngày” đi qua lăng của Bác, sưởi ấm cho Người. Và từ đó, nhà thơ cũng chợt nhận
ra “một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Một hình ảnh ẩn dụ vơ cùng tinh tế và đặc sắc. Bác Hồ - Người là vầng dương, con
thuyền chỉ hướng cho dân tộc Việt Nam đi qua những ngày tăm tối nhất. Nếu như mặt
trời của vũ trụ mỗi ngày tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng ấm áp, thì Bác Hồ - mặt trời
của dân tộc Việt Nam cũng đã và luôn tỏa ra một nguồn ánh sáng vĩ đại soi tỏ con đường

cho dân tộc. Trong thơ ca đã có khơng ít tác giả sử dụng hình ảnh của mặt trời để so sánh
với Bác. Như Tố Hữu cũng đã từng nói:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Cịn đế quốc là lồi dơi hốt hoảng”.
(Sáng tháng năm)
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Nhưng ở đây, với Viễn Phương vẫn là hình ảnh ấy, mà lại mang một màu sắc riêng
biệt vơ cùng. Nếu như mặt trời ngồi kia mỗi ngày đều đỏ rực, thì mặt trời trong lăng đây
cũng đỏ rực sắc màu của chính mình. Màu đỏ ấy tốt lên từ phẩm chất con người của Hồ
Chí Minh, từ lý tưởng vĩ đại mà Người mang tới, từ ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh
mà Người đã thể hiện, từ công lao mà Người đã làm nên.
Tất cả những điều đó tạo nên một mặt trời rực rỡ, sánh ngang bằng với mặt trời của
vũ trụ ngoài kia. Tác giả đã khéo léo sử dụng ở đây điệp từ “ngày ngày”. “Ngày ngày”
tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý
chí của Người sẽ ln ln sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được
lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự
trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vơ vàn.
Ở đây, tác giả đã thật tinh tế khi khơng phải là đồn người, hàng người mà là dòng
người. Điều này khiến cho người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên
man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương
nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vơ vàn kính u của dân tộc. Nỗi nhớ ấy đã kết thành
“tràng hoa”, dòng người ấy đã trở thành một tràng hoa dài vô tận để dâng lên Bác Hồ.
Và Viễn Phương hòa cùng dòng người ấy đem tấm lịng u kính chân thành của
mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. “Bảy mươi chín mùa
xuân” là số tuổi của Bác Hồ. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều

cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. Tác
giả muốn thể hiện sự cống hiến lớn lao mà Bác Hồ đã hi sinh của đất nước. Và sự hi sinh
ấy đã giúp cho cả dân tộc được sống trong hịa bình.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Có lẽ đây là khổ thơ đắt giá nhất bài thơ. Cả khổ thơ là sự ca ngợi công ơn của Bác,
đó cũng là niềm cảm kích, niềm biết ơn vô bờ của tất cả mọi người dân Việt Nam dành
cho Bác. Tiếp theo đây, nhà thơ lại tiếp tục cuộc hành trình vào viếng thăm lăng Bác. Và
giờ đây, ông đã được gặp gỡ Người cha già mà mình hằng u q, kính trọng:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

“Bác nằm trong giấc ngủ bình n
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon.
Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hịa bình. Vậy nên
giờ đây, khi đất nước được hịa bình, độc lập, Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ
yên bình.
Cả cuộc đời Người đã cống hiến hết sức lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vậy
nên giờ đây, Người đang “nằm trong giấc ngủ yên bình”. Đối với nhà thơ hay với bất cứ
ai, Bác như vừa mới đây năm xuống, thưởng cho mình một giấc ngủ ngon sau bao ngày
vất vả, khuya sớm lo cho cuộc đấu tranh của nhân dân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Một lần nữa, Viễn Phương đã phải sử dụng tới biện pháp nói giảm nói tránh để làm
bớt đi khơng khí đau thương đang tràn ngập trong tâm hồn ơng. Bác Hồ đang nằm đó,
giữa một giấc ngủ bình yên hơn bao giờ hết, giữa một thứ ánh sáng nhẹ nhàng lan tỏa
trong không gian.
Thứ ánh sáng đó có thể là một ngọn đèn ngủ dìu dịu được thắp trong lăng Bác.
Nhưng cũng có thể nhà thơ đang muốn nói tới vầng trăng thiên nhiên – vầng trăng mà
Bác Hồ u thích nhất. Có thể thấy, thơ của Người ln tràn ngập hình ảnh của trăng. Ví
dụ như:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Hay:
“Giữa dịng bàn bạc việc qn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Có lẽ ở đây, tác giả không chỉ đơn giản là muốn nói tới ngọn đèn trong lăng Bác mà
cịn muốn nói tới vầng trăng thiên nhiên ngồi kia. Bởi sinh thời, Bác Hồ là người yêu
trăng hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được bước sang một thế giới khác, n bình hơn,
Người muốn được hịa mình cùng với vầng trăng của thiên nhiên, luôn luôn sáng tỏ, đẹp
đẽ, trường tồn cùng thời gian như lý tưởng của Người vậy. Và tiếp theo, sau bao nhiêu sự
kìm nén, nhà thơ đã phải bật lên tiếng nấc nghẹn ngào:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Một lời trách cứ mới đau đớn làm sao! Lời trách cứ ấy là lời trách trời xanh kia. Bầu
trời thì vẫn vậy, bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha

già của dân tộc sao đã phải ra đi? Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy
xót xa, đau đớn vơ cùng. Dù lý trí ln tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất biến,
nhưng nhà thơ vẫn “nghe nhói ở trong tim”.
Nỗi đau xót nghẹn ngào ấy đã trở thành lời trách cứ đối với trời xanh. Và cảm giác
“nghe nhói” khiến người đọc cũng như đồng cảm được một phần nào đó cảm giác đau
xót, quặn thắt tim gan mà tác giả muốn biểu đạt. Thứ cảm xúc ấy dồn nén tới mọi giác
quan trên cơ thể con người.
Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến hồi chia ly và cuộc viếng thăm của Viễn Phương với
Hồ Chủ tịch cũng vậy. Đến khi phải nói lời từ biệt, nhà thơ đã vô cùng xúc động. Sự xúc
động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng
nấc nghẹn ngào:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Ngày mai, con phải rời xa Cha, rời xa vị Cha già kính mến để trở lại miền Nam xa
xơi, biết bao giờ mới có dịp được thăm lại Người. Chính vì thế, nhà thơ đã bật lên tiếng
nức nở. Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tn theo dịng lệ trào. Chính lúc này,
trong tâm nhà thơ chợt hiện lên một ước nguyện:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một

ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng của nhà thơ. Ước nguyện đó là được ở lại
bên cạnh Người – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, chỉ để làm “một con chim hót”, “một đóa
hoa”, “một cây tre trung hiếu”. Tất cả chỉ đều là những vật vô cùng nhỏ bé, tầm thường,
nhưng lại là mong ước của tác giả.
Bởi vì chim hót sẽ ru thêm giấc ngủ ngon cho Người, hoa sẽ tỏa ngát hương thơm và
một cây tre nhỏ mãi trung hiếu với nơi đây. Nhịp thơ ở đây chậm đi một nhịp so với các
khổ thơ trước. Sự chậm rãi ấy như muốn kéo dài thêm giây phút sắp phải chia xa. Kết lại
bài thơ, hình ảnh cây tre lại một lần nữa xuất hiện như một vịng lặp tuần hồn.
Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam, biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của
dân tộc. Tác giả muốn ở lại bên lăng Hồ Chủ Tịch trở thành một cây tre trung thành với
Bác, với lý tưởng mà Người đã chỉ lối. Qua đó, nhà thơ càng muốn khẳng định một điều,
đó là sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và
chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong
ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là ln ln được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ
mn vàn kính u của dân tộc cũng từ đó, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào Bác và lý
tưởng mà Bác đã gây dựng.
Bài thơ đã kết lại nhưng lại mang đến cho người đọc chúng ta thật nhiều cảm xúc. Chỉ
một cuộc viếng thăm thôi, nhưng lại chứa đựng trong đó bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu
tình yêu sâu sắc của một người con Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bài
thơ được cấu tứ theo lối tám chữ. Lối thơ này được kết cấu như một câu chuyện kể với

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

mạch văn chậm rãi khiến cho người đọc cảm nhận được hết tất cả những tình cảm mà nhà
thơ muốn diễn tả.

Cùng với hệ thống biện pháp tu từ mà nhiều nhất là nói giảm nói tránh, “Viếng lăng
Bác” của Viễn Phương đã làm sống dậy trong lòng bạn đọc sự yêu kính dành cho Bác, và
cũng từ đó hịa chung vào niềm đau xót cũng như ước muốn mà tác giả muốn thể hiện.
“Hồ Chí Minh - Người ở khắp muôn nơi”. Đây là lời khẳng định của Tố Hữu trước
sự hiện diện của Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng sự hiện diện của Người thì còn mãi trong
mỗi người con Việt Nam. Người là vị cha già đáng kính là “hồn của mn hồn”. Sự ra đi
của Người có đau xót, có xót xa, nhưng lý tưởng của Người để lại, ý chí và phẩm chất
của Người sẽ mãi là tấm gương soi tỏ con đường mà dân tộc Việt Nam sẽ đi và mang
vinh quang trở về. Đó cũng là lời mà Viễn Phương muốn ngỏ qua bài thơ “Viếng lăng
Bác”.
Cùng với bài Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, các em có thể tham
khảo thêm một số bài học khác như: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, Viếng lăng
Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, Cảm nhận của em trước lịng kính u
tha thiết của nhân dân miền Nam qua bài Viếng lăng Bác, Suy nghĩ của em về bài thơ
Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×