Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo " Tổng quan về luật gia đình Cộng hòa liên bang Đức " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 15 trang )

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 69




Thu Lan Boehm *
rong hệ thống pháp luật của CHLB Đức,
luật gia đình là bộ phận chuyên ngành
của luật dân sự. Luật gia đình điều chỉnh các
quan hệ pháp luật giữa các cá nhân có liên
quan với nhau qua hôn nhân, qua quan hệ gia
đình và qua quan hệ huyết thống. Ngoài ra
luật gia đình cũng điều chỉnh các quan hệ
pháp luật thay thế quan hệ huyết thống có liên
quan đến chức năng đại diện theo pháp luật
như giám hộ, hỗ trợ pháp luật và bảo trợ.
Bài viết này giới thiệu tổng quát hệ
thống luật gia đình hiện hành ở CHLB Đức
được quy định ở quyển IV của Bộ luật dân
sự
(1)
(BLDS) của CHLB Đức.
1. Nguồn của luật gia đình CHLB Đức
1. Hiến pháp nước CHLB Đức
(2)
ghi nhận
sự bảo hộ đặc biệt của nhà nước đối với hôn
nhân và gia đình tại Điều 6.
2. Công ước châu Âu về nhân quyền


(3)
nhấn mạnh mục đích bảo vệ người dân trước
các sự can thiệp của chính quyền, đặc biệt là
sự tôn trọng và đảm bảo cuộc sống gia đình,
đòi hỏi các biện pháp của nhà nước để cha
mẹ và con được chung sống.
3. Công ước quốc tế về quyền trẻ em
(4)

nhấn mạnh quyền được bảo vệ, quyền được
sống, được chăm sóc, giáo dục đến tuổi trưởng
thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc,
trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình
và cộng đồng.
4. BLDS Đức quy định về hôn nhân, quan
hệ họ hàng, về giám hộ, hỗ trợ pháp luật, bảo
trợ (quyển IV) quy định về thừa kế (quyển
V), quy định về hôn nhân và quan hệ họ hàng
có yếu tố nước ngoài (Luật thi hành BLDS).
5. Luật về bạn đời
(5)
quy định về quan hệ
chung sống giữa những người cùng giới tính.
6. Luật về cấp dưỡng tạm ứng
(6)
quy định
về sự hỗ trợ của nhà nước trong trường hợp
người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em
không có khả năng hay trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ.

7. Luật tố tụng dân sự
(7)
quy định các thủ
tục tố tụng cho các vụ kiện về gia đình nếu
Luật về thủ tục tố tụng trong các vấn đề gia
đình và trong các vấn đề tự nguyện không có
những quy định khác.
8. Luật về thủ tục tố tụng trong các vấn
đề gia đình và trong các vấn đề tự nguyện
(8)

quy định những thủ tục tố tụng đặc biệt.
2. Lịch sử phát triển của luật gia đình
CHLB Đức từ năm 1900 đến nay
Theo BLDS (năm 1900) thì người chồng
là người đứng đầu và đại diện pháp lí cho
cả gia đình. Họ của người chồng là họ của
cả gia đình, người chồng quyết định nơi ở
của gia đình, đặt tên cho các con, quyết
định nghề nghiệp của các con và có nghĩa
vụ cấp dưỡng, đảm bảo cho vợ con cuộc
T
* Luật sư tại Toà án tối cao tiểu bang Rostock,
tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

70 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
sống đầy đủ về vật chất Người vợ có
quyền và nghĩa vụ thực hiện các công việc

nội trợ trong gia đình và nuôi dạy con, chỉ
được đi làm nếu người chồng cho phép và
không trễ nải việc nhà. Đó là khuôn mẫu
gia đình theo luật La Mã cổ.
Năm 1918, dưới thời chính quyền Cộng
hoà Weimar, phụ nữ được quyền bầu cử và
ứng cử. Năm 1919, Hiến pháp Weimar quy
định về nguyên tắc, phụ nữ và nam giới có
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên,
phải đến năm 1949 quyền bình đẳng nam nữ
hoàn toàn trên mọi lĩnh vực mới được đưa
vào Hiến pháp (Điều 3 Hiến pháp CHLB
Đức) và đến năm 1953, tất cả các quy định
pháp luật của Đức trái với nguyên tắc bình
đẳng nam nữ đều bị mất hiệu lực. Những văn
bản pháp lí này cùng với Luật bảo vệ các bà
mẹ năm 1953 và Luật bình đẳng giới năm
1958 đã làm thay đổi hoàn toàn vị trí của
người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội,
đưa đến những thay đổi cơ bản trong Luật gia
đình. Từ năm 1998, vị trí pháp lí của con
ngoài giá thú về mức cấp dưỡng và về thừa kế
được đặt ngang với con trong giá thú và từ
năm 2001, Luật về bạn đời công nhận đăng kí
bạn đời giữa những người đồng giới tính.
Luật gia đình của CHLB Đức thay đổi
theo sự phát triển của xã hội, có lúc đáp ứng
nhanh những quan điểm mới, có lúc lại rất
chậm nhưng nội dung của luật gia đình của
CHLB Đức luôn là sự phản chiếu thái độ của

xã hội đối với các giá trị tinh thần và vật chất
liên quan đến gia đình.
3. Nội dung của luật gia đình CHLB Đức
Các quy định về luật gia đình được tập
trung chủ yếu trong Quyển IV của BLDS và
được chia thành ba chương:
- Hôn nhân dân sự;
- Họ hàng;
- Giám hộ, chăm sóc pháp luật và hỗ trợ.
Như vậy, cấu trúc của Bộ luật đã thể hiện
rõ những mối quan hệ xã hội nào là đối
tượng của luật gia đình trong BLDS. Các
quan hệ giữa các bạn đời cùng giới tính được
quy định riêng trong Luật về bạn đời. Điều
này là có chủ ý, vì qua đó thấy rõ quan hệ
bạn đời có đăng kí không phải là hôn nhân
và vì thế không được đặt dưới sự bảo hộ của
Hiến pháp CHLB Đức (khoản 1 Điều 6 Hiến
pháp CHLB Đức ghi rõ: “ Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình”. Các chủ thể chính
của luật gia đình là gia đình theo nghĩa hẹp
(gồm trẻ em và cha mẹ chúng), các cơ quan
liên quan như toà án gia đình, sở bảo vệ
người chưa thành niên và các cơ quan đỡ
đầu người chưa thành niên.
3.1. Hôn nhân dân sự
Chương hôn nhân dân sự có các mục sau:
- Đính hôn;
- Kết hôn;
- Huỷ kết hôn;

- Kết hôn sau khi có người chồng hay
người vợ bị tuyên bố là chết;
- Các hậu quả pháp lí chung của hôn nhân;
- Quyền về tài sản hôn nhân;
- Li hôn;
- Các nghĩa vụ thuộc về nhà thờ.
Bố cục của Chương này rất đặc trưng
cho bố cục chung của BLDS nói riêng và
của tất cả các quy định pháp luật của CHLB
Đức nói chung: Đầu tiên là các quy định về
xác lập các loại quan hệ pháp luật, tiếp theo
là quy định về các hậu quả pháp lí của nó,
sau đó là quy định về cách chấm dứt quan hệ
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 71
này và cuối cùng là quy định về hậu quả
pháp lí của việc chấm dứt.
Hôn nhân dân sự được quy định từ Điều
1297 đến Điều 1588 BLDS. BLDS không
định nghĩa hôn nhân nhưng theo văn hoá
phương Tây thì hôn nhân là sự chung sống
giữa một người nam giới và một người phụ
nữ được nhà nước công nhận. Hôn nhân dân
sự gồm đính hôn và kết hôn. Hôn nhân theo
luật gia đình CHLB Đức tuân theo nguyên
tắc gắn bó suốt đời (Điều 1353 BLDS),
nguyên tắc một vợ một chồng (Điều 1306)
nguyên tắc đồng thuận (Điều 1310, Điều
1311 BLDS) và nguyên tắc chung sống toàn

diện (số 2 khoản 1 Điều 1353 BLDS).
3.1.1. Đính hôn (được quy định từ Điều
1297 đến Điều 1302)
Đính hôn là dạng thoả thuận giữa hai bên
nam nữ là sẽ kết hôn trong tương lai song sự
thoả thuận này không có hiệu lực pháp lí,
không bên nào có thể qua tranh tụng bắt
buộc bên kia phải thực hiện thoả thuận. Tức
là sau khi đính hôn mà một bên không muốn
kết hôn nữa thì bên kia không thể ra toà án
kiện bắt bên kia phải thực hiện thoả thuận
này. Nếu một bên do tin vào sự kết hôn trong
tương lai mà có những chi tiêu cho việc đính
hôn hay những chi tiêu hợp lí khác cho cuộc
sống chung trong tương lai mà bên kia
không muốn kết hôn nữa thì họ có quyền đòi
bên không muốn kết hôn đền bù những phí
tổn này. Ngoài ra, hai người đã đính hôn với
nhau được pháp luật coi là người thân thích
của nhau và họ có quyền từ chối khai báo về
nhau trước toà án và cơ quan điều tra (Điều
383 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 52 Bộ
luật tố tụng hình sự). Chung sống với nhau
như vợ chồng không có giá thú không được
coi là đính hôn.
3.1.2. Kết hôn (được quy định từ Điều
1303 đến Điều 1312)
Kết hôn là sự tự nguyện xác lập quan hệ
vợ chồng giữa hai người nam và nữ theo quy
định của pháp luật và được nhà nước cho

phép dưới hình thức pháp lí đăng kí kết hôn.
Tuổi kết hôn của cả nam và nữ là 18
tuổi. Người tròn 16 tuổi mà chưa đủ 18 tuổi
chỉ có thể kết hôn nếu toà án gia đình chấp
nhận đơn xin miễn đòi hỏi đủ tuổi và người
chồng hoặc vợ tương lai đã đủ 18 tuổi, sự
đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ là
không cần thiết.
Việc kết hôn bị cấm đối với những người
đang có vợ hoặc có chồng và với người bị
mất năng lực dân sự. Việc kết hôn cũng bị
cấm giữa những người cùng dòng máu trực
hệ, giữa anh chị em ruột, giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi, kể cả khi quan hệ cha mẹ nuôi
và con nuôi đã chấm dứt.
Việc kết hôn chỉ có hiệu lực pháp lí khi
thủ tục đăng kí được thực hiện tại phòng đăng
kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Đặc
biệt quan trọng là hai người muốn kết hôn
phải tự nói ra nguyện vọng muốn kết hôn với
nhau trước mặt nhau và trong sự hiện diện
của người công chức có thẩm quyền làm thủ
tục đăng kí (Điều 1310 đến Điều 1312).
3.1.3. Huỷ việc kết hôn (được quy định
từ Điều 1313 đến Điều 1318)
Nếu việc kết hôn trái với các quy định
của pháp luật, cụ thể là trái với các điều từ
Điều 1303 đến Điều 1312 hoặc do những sự
kiện khác như người vợ hoặc chồng trong
lúc kết hôn bị lừa dối hay bị đe dọa (khoản

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

72 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
2 Điều 1314) thì toà án có quyền huỷ việc
kết hôn theo yêu cầu của người bị lừa dối
hay bị đe dọa, của cơ quan có thẩm quyền
hay của người thứ ba có liên quan (người vợ
hay người chồng trong trường hợp chồng
hay vợ của họ kết hôn). Trong khi việc yêu
cầu huỷ kết hôn do trái với các điều từ Điều
1303 đến Điều 1312 không bị giới hạn về
thời gian thì thời hạn cho việc yêu cầu huỷ
kết hôn theo Điều 1314 khoản 2, số 4 là ba
năm khi người vợ hoặc chồng bị đe dọa, thời
hạn của các trường hợp khác trong khoản
này là một năm. Điều này là cần thiết để
nhanh chóng thiết lập sự rõ ràng cho tính
hợp pháp của việc kết hôn (Điều 1357
BLDS). Hậu quả pháp lí của huỷ kết hôn trái
pháp luật là hai người đã kết hôn không phải
là vợ chồng và không có trách nhiệm hay
quyền hạn xuất phát từ hôn nhân đối với
nhau. Trong một số trường hợp do luật định
(đặc biệt khi một người bị đe dọa hay bị lừa
dối) thì những quy định về chia tài sản hay
cấp dưỡng của li hôn được vận dụng có lợi
cho người bị đe dọa hay bị lừa dối.
3.1.4. Kết hôn sau khi có chồng hay vợ bị
tuyên bố là chết (được quy định tại Điều
1319 và Điều 1320): quy định về việc huỷ

hay giữ việc kết hôn của một người có vợ
hay chồng bị tuyên bố là chết với người khác
mà người bị tuyên bố là chết vẫn còn sống.
3.1.5. Các hậu quả pháp lí chung của
hôn nhân (được quy định từ Điều 1353 đến
Điều 1362)
- Tiêu biểu nhất là khoản 1 Điều 1353
quy định hai người sau khi kết hôn có nghĩa
vụ chung sống là vợ chồng với nhau trong
một nhà: “trong một nhà” là quyền và nghĩa
vụ; nếu không có lí do xác đáng, vợ chồng
không được ở riêng tại hai nhà khác nhau và
trong trường hợp đó, họ có quyền đến nhà
nhau bất cứ lúc nào.
(9)
“Chung sống là vợ
chồng” là quyền có quan hệ sinh lí với nhau
giữa người vợ và người chồng. Từ nhiều
năm nay quyền này không còn là đối tượng
của các phiên toà gia đình nữa và nếu có
quyết định như vậy thì quyết định đó chỉ có
ý nghĩa tượng trưng vì nó không có hiệu lực
trong việc bắt buộc thi hành án.
(10)
Quyền
này bị nhiều học giả coi là vi hiến vì trái với
quyền tự quyết về tình dục là một nhân
quyền được Hiến pháp bảo vệ .
(11)
Mặt khác,

quyền này là đặc thù của quan hệ hôn nhân.
Việc tranh luận về quyền này chỉ còn mang
tính chất hàn lâm từ khi Điều 177 Bộ luật
hình sự Đức được sửa đổi và việc cưỡng ép
chịu đựng tình dục trong hôn nhân qua bạo
lực hay đe dọa cũng là tội cưỡng dâm và
hiếp dâm.
(12)
Trong điều kiện lí tưởng, sự
mâu thuẫn giữa các quyền không tồn tại vì
vợ chồng còn có nghĩa vụ tôn trọng nhân
phẩm và chính kiến của nhau, chăm sóc và
giúp đỡ lẫn nhau, chung thuỷ với nhau.
- Vợ chồng chọn một họ chung cho cả gia
đình. Họ đó có thể là họ khai sinh hay họ do
hôn nhân lần trước mà có của người chồng
hay của người vợ. Người có họ khai sinh
không được chọn làm họ chung thì có thể để
họ khai sinh của mình vào trước hay sau họ
chung. Nếu không chọn họ chung thì vợ và
chồng vẫn giữ nguyên họ của mình và các
con chung khi sinh ra chỉ được mang họ của
bố hoặc mẹ. Đây là thay đổi có ý nghĩa rất
lớn đối với việc thực hiện quyền bình đẳng
nam nữ vì theo văn hoá phương Tây từ xưa
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 73
đến nay, người nữ khi kết hôn phải bỏ họ
khai sinh của mình để mang họ của chồng.

- Cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ đóng
góp vào việc cấp dưỡng đảm bảo mức sống
của gia đình. Mức sống của mỗi gia đình phụ
thuộc vào tình trạng thu nhập và tài sản của
hai vợ chồng và là tiêu chuẩn để tính mức
cấp dưỡng. Vợ chồng cùng nhau quyết định
về nơi ở, về sự phân công lao động trong gia
đình. Cả hai đều có quyền đi làm. Nếu người
chồng hay vợ không đi làm mà ở nhà lo nội
trợ và nuôi dạy con thì lao động này của họ
có giá trị ngang với việc đóng góp bằng tiền
của người đi làm. Ngay cả khi sống li thân,
nếu người vợ hay chồng không đủ khả năng
tiếp tục giữ cho mình mức sống tương đương
như mức sống của gia đình thì người kia phải
có nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 1361 BLDS).
3.1.6. Tài sản hôn nhân của vợ chồng
(được quy định từ Điều 1363 đến Điều 1563)
Luật gia đình Đức phân biệt các quy
định về tài sản hôn nhân do luật định và các
quy định thoả thuận qua hợp đồng hôn nhân
(hôn khế). Nguyên tắc tự do thoả thuận qua
hợp đồng cũng được áp dụng cho tài sản hôn
nhân nên vợ chồng có thể tự thoả thuận các
quan hệ về tài sản của họ trong hợp đồng
hôn nhân hay thoả thuận theo luật định.
Nếu không có hợp đồng hôn nhân thì
quan hệ tài sản trong hôn nhân sẽ tuân theo
các quy định của chế độ tài sản cộng đồng
gia tăng (Điều 1361 BLDS). Ở chế độ này,

tài sản của vợ hay chồng, kể cả tài sản có
được sau khi kết hôn, vẫn là tài sản riêng của
người ấy, mỗi người tự quản lí và chịu trách
nhiệm về tài sản của mình và chỉ cần ý kiến
đồng thuận của người kia khi muốn chuyển
nhượng toàn bộ tài sản của mình hay đồ vật
thuộc về đồ đạc trong nhà (các điều từ Điều
1363 đến Điều 1369 BLDS). Tài sản gia tăng
của vợ chồng chỉ được chia khi cộng đồng
gia tăng chấm dứt. Nếu chế độ cộng đồng
gia tăng bị chấm dứt vì người vợ hay chồng
chết thì sự chia tài sản gia tăng được thực
hiện qua việc phần thừa kế của người sống
được tăng thêm ¼. Nếu chế độ cộng đồng
gia tăng bị chấm dứt qua li hôn thì người nào
có phần tài sản gia tăng cao hơn sẽ phải chia
đôi phần nhiều hơn với người kia, để cho
phần gia tăng tài sản của hai vợ chồng trong
thời gian hôn nhân bằng nhau. Tài sản gia
tăng là sự chênh lệch về giá trị (tức là phần
gia tăng) của tài sản tính từ ngày kết hôn đến
ngày đơn xin li hôn được toà án gia đình thụ
lí. Những tài sản mà người vợ hay người
chồng nhận được từ cha mẹ hay họ hàng của
mỗi người như của hồi môn, thừa kế, quà
tặng riêng trong thời gian hôn nhân không
bị coi là phần gia tăng của tài sản khi li hôn.
Qua hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có thể
thoả thuận không theo chế độ tài sản cộng
đồng gia tăng mà chọn chế độ tài sản sở hữu

tài sản tách riêng hoặc chế độ tài sản sở hữu
tài sản chung.
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng
(Điều 1414 BLDS) tài sản của vợ chồng, kể
cả tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết
hôn qua lao động, là tài sản riêng của người
ấy. Mỗi người tự quản lí và chịu trách nhiệm
về tài sản của mình, có quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt độc lập không cần có ý
kiến của người kia. Nếu người vợ hay người
chồng lâm vào tình trạng phá sản thì chỉ có
tài sản của người này trở thành khối tài sản
để thanh toán nợ.
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

74 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản chung (các
điều từ Điều 1415 đến Điều 1518 BLDS), tất
cả tài sản của hai vợ chồng có từ trước ngày
kết hôn và tài sản vợ chồng có được trong
thời gian hôn nhân qua lao động, thừa kế trở
thành tài sản chung của vợ chồng mà không
cần nghi thức pháp lí nào. Cả hai vợ chồng có
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt như
nhau đối với tài sản chung, nếu người vợ hay
người chồng bị phá sản thì toàn bộ tài sản
chung sẽ bị đưa vào khối tài sản để thanh
toán nợ. Chế độ tài sản sở hữu tài sản chung
chấm dứt qua li hôn hoặc qua cái chết của
người vợ hay chồng hoặc qua đơn xin chấm

dứt chế độ tài sản. Lúc đó tài sản sẽ chia đôi
giữa vợ chồng sau khi thanh toán hết những
nghĩa vụ chi trả. Trong trường hợp người vợ
hay chồng chết thì tài sản sẽ chia đôi giữa
người còn sống và các con sau khi thanh
toán hết những nghĩa vụ chi trả.
3.1.7. Li hôn
Li hôn (được quy định từ Điều 1564 đến
Điều 1587 BLDS) là sự kết thúc quan hệ hôn
nhân qua bản án của toà án. Khi nào bản án
li hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì hôn
nhân vẫn còn tồn tại. Hôn nhân chỉ được kết
thúc khi hôn nhân đã tan vỡ, tức là vợ chồng
không còn gắn bó với nhau nữa và khả năng
đạt được mục đích của hôn nhân trong tương
lai là không còn, hay ít nhất là một người đã
hoàn toàn không còn tình cảm vợ chồng với
người kia nữa và hai vợ chồng đã sống li
thân ít nhất là một năm.
Đủ hai điều kiện này, toà án sẽ xử cho li
hôn khi cả vợ, chồng hoặc một trong hai
người yêu cầu li hôn và người kia đồng ý.
Nếu thời gian gian li thân kéo dài đã ba
năm thì toà án vẫn xử li hôn, ngay cả khi
một bên vợ hay chồng không đồng ý li hôn.
Nếu thời gian li thân chưa đến một năm
thì toà án chỉ cho li hôn khi có những lí do
đặc biệt làm cho sự tồn tại của hôn nhân là
không thể chấp nhận được đối với một bên
vợ hay chồng, ví dụ nếu một bên vợ hay

chồng có hành động làm ảnh hưởng nặng nề
đến nhân phẩm, sức khoẻ của người kia.
Ngược lại, toà án không xử li hôn ngay
khi có đủ hai điều kiện trên, nếu sự tồn tại của
hôn nhân là thật sự cần thiết hay việc li hôn là
quá sức chịu đựng đối với con chung của vợ
chồng còn ở tuổi chưa thành niên hay đối với
bên vợ hay chồng không thuận tình li hôn
(hôn nhân lâu năm, một bên bị bệnh nặng
hay bị bệnh về tâm lí, có nguy cơ tự tử ).
Toà án gia đình xác định tiền hưu trí của
hai vợ chồng có được thông qua bảo hiểm
hưu trí trong thời gian hôn nhân. Người có
tiền hưu trí cao hơn sẽ phải chia phần chênh
lệch cho vợ hay chồng, nhằm đảm bảo số
tiền hưu trí có được trong thời gian hôn nhân
của hai người bằng nhau.
3.1.8. Các nghĩa vụ thuộc về nhà thờ: Các
quy định của BLDS chỉ có hiệu lực đối với
hôn nhân dân sự. Nghĩa vụ và quyền của các
tín đồ tôn giáo vẫn tuân theo các quy định của
nội bộ nhà thờ hay tổ chức tôn giáo của họ.
3.2. Họ hàng dân sự
Chương họ hàng dân sự có các mục sau:
- Các quy định chung;
- Nguồn gốc xuất thân;
- Cấp dưỡng;
- Các quan hệ pháp lí chung giữa cha mẹ
và con;
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ;

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 75
- Giúp đỡ của sở bảo vệ người chưa
thành niên;
- Nhận con nuôi.
3.2.1. Quan hệ họ hàng (được quy định
từ Điều 1589 đến Điều 1590 (BLDS) phân
biệt họ hàng qua huyết thống và họ hàng
được thiết lập qua hôn nhân. Họ hàng được
thiết lập qua hôn nhân không bị xoá bỏ, ngay
cả khi cuộc hôn nhân tạo ra quan hệ họ hàng
này không còn tồn tại nữa. Song quan hệ họ
hàng này chỉ phát sinh một lần khi hôn nhân
còn tồn tại, ví dụ người chồng sau khi li hôn
vẫn là bố dượng của con riêng của vợ có
trước khi kết hôn nhưng nếu sau khi li hôn
mà người vợ có thêm con với người khác thì
người chồng đã li hôn không phải là bố
dượng của đứa trẻ mới sinh. Vợ chồng
không phải là họ hàng của nhau.
3.2.2. Nguồn gốc xuất thân: Quan hệ mẹ-
con và cha-con là mối quan hệ huyết thống
theo quy luật sinh học. Theo quy luật này,
đứa trẻ được thụ thai từ trứng của một người
phụ nữ và tinh trùng của một người đàn ông.
Những người này là cha mẹ của một đứa trẻ.
Từ trước tới nay, vấn đề khó của pháp
luật là xác định chính xác cha của đứa trẻ.
Với sự phát triển của khoa học, việc xác định

chính xác cha của đứa trẻ không còn nan giải
nữa. Vấn đề được tranh cãi hiện nay là xác
định chính xác về pháp lí, ai là người mẹ của
đứa trẻ. Qua khả năng thực hiện sự thụ tinh
ngoài cơ thể (thụ tinh nhân tạo trong ống
nghiệm), đứa trẻ có thể được thụ thai từ
trứng của người phụ nữ nhưng lại do người
phụ nữ khác sinh ra (hiện tượng đẻ thuê). Tất
cả các hành vi liên quan đến đẻ thuê đều bị
cấm ở Đức.
(13)
Luật gia đình Đức xác định rõ
trong Điều 1591 BLDS người mẹ của đứa trẻ
là người phụ nữ sinh ra nó. Như vậy, mọi
quan hệ pháp luật giữa mẹ-con (về cấp
dưỡng, thừa kế ) chỉ phát sinh giữa đứa trẻ
và người sinh ra nó và họ hàng của người này.
Song quan hệ với người phụ nữ có trứng
thụ thai lại là cơ sở để xác định những quan
hệ pháp luật có tác động của gen như các quy
định cấm kết hôn do cùng dòng máu (Điều
1307 BLDS) hay giao hợp giữa những người
họ hàng (Điều 173 Bộ luật hình sự Đức).
Khác với quan hệ mẹ-con, trong việc xác
định quan hệ cha-con không chỉ có yếu tố
sinh học mà cần có thêm yếu tố pháp lí. Luật
gia đình Đức xác định quan hệ cha-con theo
những yếu tố sau: a) Cha của đứa trẻ là
chồng của người phụ nữ vào thời điểm người
này sinh con; hoặc b) Là người khai công

nhận quan hệ cha-con với đứa trẻ; hay c) Là
người được xác định là cha của đứa trẻ qua
quyết định của toà án gia đình. Quan hệ cha-
con được xác định theo hai trường hợp a) và
b) có thể được huỷ bỏ theo yêu cầu trước toà
án gia đình.
Những người có quyền yêu cầu huỷ bỏ
quan hệ cha con là người được nhận là cha
theo trường hợp a) và b), người đã thề tuyên
thệ là đã quan hệ với người mẹ trong thời kì
thụ thai pháp định, người mẹ, người con và
các cơ quan liên quan (ví dụ sở bảo vệ người
chưa thành niên). Thời hạn cho việc yêu cầu
huỷ bỏ quan hệ cha-con là hai năm nhưng
đối với từng chủ thể khác nhau thì thời hạn
bắt đầu từ những thời điểm khác nhau. Ví dụ
nếu những người đại diện cho đứa trẻ để lỡ
thời hạn quy định cho họ thì khi đứa trẻ 18
tuổi nó có quyền yêu cầu xoá bỏ quan hệ cha
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

76 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
con. Trong trường hợp này, thời hạn cũng là
hai năm nhưng không bắt đầu trước thời
điểm thành niên của đứa trẻ và không bắt
đầu trước thời điểm đứa trẻ được biết những
tình tiết để cho rằng người được nhận làm
cha không phải là cha nó.
Hậu quả của việc huỷ bỏ là quan hệ cha
con coi như không có từ thời điểm đứa trẻ

sinh ra, dẫn đến có thể họ của đứa trẻ phải
thay đổi, người cha đẻ của đứa trẻ phải bồi
thường tiền nuôi dưỡng đứa trẻ cho người
được nhận làm cha đứa trẻ trong quá khứ,
Nếu có tình tiết cố ý lừa dối, người mẹ
có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Các cơ
quan liên quan (ví dụ sở người nước ngoài)
thường yêu cầu xoá bỏ quan hệ cha-con khi
có chứng cứ là có sự mua bán quan hệ này để
làm thủ tục định cư hay nhập quốc tịch cho
người đàn ông khai nhận là cha đứa trẻ.
(14)

3.2.3. Các quan hệ pháp luật giữa cha
mẹ và con: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và giáo dục
con ở tuổi chưa thành niên. Trẻ em có quyền
được hưởng nền giáo dục phi bạo lực. Cha
mẹ không được phép đánh đập, hành hạ về
mặt tinh thần hay xỉ nhục con mình. Cha mẹ
và con có nghĩa vụ tôn trọng, giúp đỡ và
tương trợ lẫn nhau. Con và cha mẹ, cùng với
vợ hay chồng của người chết là người thừa
kế hàng thứ nhất theo luật định.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (được
quy định từ Điều 1626 đến Điều 1698b
BLDS) cho phép và bắt buộc người có quyền
này thực hiện nghĩa vụ làm cha mẹ. Mục
đích của quyền và nghĩa vụ này là tạo điều
kiện pháp lí cho cha mẹ đảm bảo quyền và

lợi ích chính đáng của trẻ em, chứ không
phải là cơ sở pháp lí cho quyền lực đơn
thuần của cha mẹ đối với con (“quyền sinh,
quyền sát”). Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân
và về tài sản đối với con. Trong cả lĩnh vực
nhân thân và tài sản, cha mẹ là người đại
diện pháp lí của con cái. Các quyền và nghĩa
vụ về nhân thân bao gồm quyền đặt họ, tên
cho con, quyền quyết định về tôn giáo, chỗ
ở, quốc tịch, quyền đại diện theo pháp luật
Các quy định của luật gia đình Đức về họ
của đứa trẻ rất cụ thể và khá nghiêm ngặt.
Cha mẹ chỉ được lựa chọn họ cho đứa con
theo các quy định từ Điều 1616 đến Điều
1617c. Nếu cha mẹ khi kết hôn đã chọn họ
chung của gia đình thì họ này cũng là họ của
đứa trẻ. Nếu không có họ chung của gia
đình, có nhiều quy định khác nhau như cha
mẹ cùng nhất trí chọn họ của người mẹ hay
của người cha cho đứa trẻ hoặc khi không có
sự nhất trí thì toà án gia đình có thể can thiệp
theo yêu cầu. Trong một đời người, họ của
một người có thể thay đổi nhiều lần (ví dụ
qua kết hôn, qua việc huỷ bỏ quan hệ cha-
con hay qua việc được nhận làm con nuôi),
chỉ có tên gọi là không được thay đổi.
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền quản lí tài
sản của con. Riêng khi định đoạt về bất động
sản hay toàn bộ tài sản hay tài sản thừa kế

của con, cha mẹ phải xin phép toà án gia
đình và chỉ được thực hiện khi có phép.
Về nguyên tắc, cha mẹ của một đứa con
trong giá thú cùng có quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ và cùng nhau thực hiện quyền và
nghĩa vụ này. Quyền trách nhiệm của cha mẹ
đối với một đứa trẻ ngoài giá thú thuộc về
người mẹ nhưng nếu người cha của đứa trẻ
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 77
khai công nhận quan hệ cha-con với đứa trẻ
thì người mẹ có thể cùng với cha đứa trẻ đến
sở bảo vệ người chưa thành niên khai xin
cùng có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
Trong trường hợp li thân và li hôn, không
có sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ. Cha mẹ phải thoả thuận về việc con sẽ ở
với ai. Người không ở cùng với con có nghĩa
vụ trả tiền cấp dưỡng và quyền được thăm
nom con thường xuyên. Nếu cha mẹ không
thoả thuận được thì sở bảo vệ người chưa
thành niên sẽ giúp đỡ giải quyết mâu thuẫn
hay toà án gia đình sẽ xét xử theo yêu cầu.
Bên cạnh các vụ án li hôn thì các vụ án
về phân quyền trách nhiệm cha mẹ, về quyền
được thăm nom con và về việc trả tiền cấp
dưỡng cho con là những mảng công việc chủ
yếu của toà án gia đình.
Nếu cha mẹ không thực hiện tốt quyền và

nghĩa vụ của cha mẹ, dẫn đến nguy cơ phát
sinh nguy hại về sức khoẻ, tinh thần, giáo dục
và tài sản của con và cha mẹ không chấp
nhận sự giúp đỡ của sở bảo vệ người chưa
thành niên thì toà án gia đình phải ra quyết
định về các biện pháp để ngăn chặn hậu quả,
cụ thể là hạn chế hoặc tước quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ của những bậc cha mẹ này.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ chấm dứt
khi đứa con đủ 18 tuổi hay bị chết.
3.2.4. Giúp đỡ của sở bảo vệ người chưa
thành niên: Sở bảo vệ người chưa thành niên
có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ trong việc
chăm sóc và giáo dục con. Đặc biệt sở bảo
vệ người chưa thành niên có trách nhiệm hỗ
trợ người mẹ sinh con ngoài giá thú trong
việc xác định quan hệ cha-con và việc kiện
đòi tiền nuôi con (được quy định từ Điều
1712 đến Điều 1717 BLDS). Sở bảo vệ
người chưa thành niên là người giám hộ cho
đứa trẻ sinh ngoài giá thú, nếu mẹ đứa trẻ
chưa đến tuổi thành niên.
3.2.5. Nhận con nuôi: Quan hệ giữa cha
mẹ và con cũng có thể phát sinh qua hành vi
pháp lí nhận nuôi con nuôi (được quy định
từ Điều 1741 đến Điều 1766 BLDS).
BLDS phân biệt nuôi con nuôi chưa
thành niên và nhận con nuôi trưởng thành.
Mục đích của việc nuôi con nuôi chưa
thành niên là đem lại cho đứa trẻ cuộc sống

gia đình tốt đẹp khi cha mẹ đẻ của nó không
thể hoặc không muốn làm điều này.
(15)
Còn
mục đích của việc nhận con nuôi trưởng
thành là hợp pháp hoá mối quan hệ cha mẹ
và con đã hình thành vững chắc giữa những
người trưởng thành. Một người chỉ có thể có
một cha, một mẹ nuôi.
Việc nhận nuôi con nuôi chưa thành niên
hợp pháp chỉ được toà án gia đình cho phép
khi có đủ những điều kiện luật định sau:
A) Đơn xin nuôi con nuôi của chính
người nhận nuôi con nuôi đặt tại toà án gia
đình. Có ba loại đơn xin nuôi con nuôi:
a) Đơn cùng xin nuôi con nuôi: Chỉ có
các cặp vợ chồng mới được đặt đơn này, như
thế đứa trẻ được nhận nuôi sẽ có một cha và
một mẹ như một gia đình bình thường.
Những cặp bạn đời cùng giới tính có đăng kí
không được đặt đơn loại này vì quan hệ pháp
lí giữa họ không được coi là hôn nhân.
b) Đơn bổ sung xin nhận con nuôi:
Người vợ hay người chồng có thể làm đơn
bổ sung xin nhận con đẻ hay con nuôi của
chồng hay vợ mình làm con nuôi. Người bạn
đời trong quan hệ bạn đời cùng giới tính chỉ
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

78 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011

có thể làm đơn bổ sung xin nhận con đẻ của
bạn đời của mình làm con nuôi. Trong
trường hợp này, đứa trẻ sẽ có một cha hay
mẹ đẻ và một cha hay mẹ nuôi.
c) Đơn xin nhận con nuôi độc lập dành
cho những người độc thân.
B) Sự đồng ý của chính cha mẹ đẻ của
đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Giấy đồng ý
cho con chỉ có giá trị một lần cho người cụ
thể muốn nuôi con nuôi và mất hiệu lực nếu
sau ba năm việc nhận con nuôi không được
tiến hành, hoặc đơn xin nuôi con nuôi bị bác
hoặc người muốn nuôi con nuôi rút đơn. Giấy
đồng ý cho con chỉ có giá trị pháp lí khi đứa
trẻ ít nhất là tám tuần tuổi. Giấy đồng ý cho
con của người cha ngoài giá thú không phải
theo thời hạn này mà có thể có giá trị pháp lí
từ trước khi đứa trẻ sinh ra. Trong những
trường hợp đặc biệt như cha mẹ đẻ vi phạm
thường xuyên quyền, trách nhiệm của cha mẹ
hay không có năng lực dân sự hay bị mất
tích hay đứa trẻ tự đặt đơn xin thì toà án gia
đình có quyền cấp phép thay cha mẹ đẻ.
C) Sự đồng ý của chính đứa trẻ được
nhận làm con nuôi nếu trẻ đã tròn 14 tuổi.
Đối với trẻ dưới 14 tuổi hay chưa có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự thì người đại diện
pháp lí của đứa trẻ kí giấy đồng ý.
D) Sự đồng ý của vợ hay chồng hay bạn đời.
Đ) Việc nhận nuôi con nuôi phải phù hợp

với lợi ích của đứa trẻ, cụ thể là điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển
toàn diện của đứa trẻ ở nhà cha mẹ nuôi phải
tốt hơn hẳn điều kiện sống trong quá khứ của
đứa trẻ.
(16)

E) Quan hệ cha mẹ và con: Giữa người
nhận nuôi con nuôi và đứa trẻ được nhận
làm con nuôi phải có quan hệ thân thiết như
cha mẹ và con qua việc chăm sóc giáo dục
hoặc nếu chưa có thì ý định xây dựng và
mong muốn có quan hệ này phải rõ ràng và
nghiêm chỉnh. Vì thế, trước khi xác lập quan
hệ, đứa trẻ phải được sống một thời gian
thích hợp với người nhận nuôi con nuôi (thời
gian thử thách).
G) Người nhận nuôi con nuôi ít nhất là
25 tuổi và phải hơn đứa trẻ ít nhất là 15 tuổi.
Chỉ trong trường hợp khi một cặp vợ chồng
cùng xin nuôi con nuôi thì một người chỉ cần
đạt 21 tuổi nếu người kia đã đạt 25 tuổi.
H) Lợi ích của những người khác: Sẽ
không được phép nhận nuôi con nuôi nếu
việc này có hại lớn cho lợi ích chính đáng
của người thứ ba, cụ thể là con của người
nhận nuôi con nuôi. Lợi ích chính đáng của
cả hai bên phải được xem xét và cân nhắc.
Nếu lợi ích chính đáng của con của người
nhận nuôi con nuôi bị ảnh hưởng nặng hơn

là sự có lợi do sự nuôi con nuôi đem lại thì
toà án sẽ không cho phép nuôi con nuôi. Ảnh
hưởng về lợi ích vật chất được quan tâm
nhưng không phải là yếu tố quyết định, ví dụ
do việc nhận con nuôi thì tiền cấp dưỡng hay
phần thừa kế của các con khác sẽ bị giảm đi.
Điều này chưa đủ để coi việc nhận nuôi con
nuôi là có hại lớn cho lợi ích chính đáng của
các con khác. Song việc nhận nuôi con nuôi
sẽ không được toà án cho phép nếu qua việc
nhận thêm con, người nuôi con nuôi sẽ
không đủ khả năng trả tiền cấp dưỡng ở mức
tối thiểu cho các con khác.
(17)

Đơn xin nhận con nuôi và tất cả các giấy
phép đồng ý đều phải được công chứng viên
xác nhận.
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 79
Điều kiện để nhận con nuôi trưởng thành
có những điểm khác sau: Cả người nhận
nuôi và người được nhận là con nuôi phải
đặt đơn xin nhận con nuôi và giữa các bên đã
phải có quan hệ cha mẹ và con thân thiết và
quan hệ này không được trái với thuần
phong mĩ tục. Việc nhận nuôi con nuôi cũng
không được trái với lợi ích chính đáng của
người thứ ba, cụ thể là con của người nhận

nuôi con nuôi và con của người được nhận
làm con nuôi.
Hậu quả pháp lí của việc nuôi con nuôi
chưa thành niên: Quan hệ cha mẹ-con và
quan hệ họ hàng với tất cả họ hàng của
người nhận nuôi con nuôi được xác lập và
người con nuôi thành một thành viên của gia
đình và có mọi quyền, nghĩa vụ của người
con. Quan hệ họ hàng với cha mẹ đẻ bị chấm
dứt hoàn toàn. Họ của cha mẹ nuôi sẽ là họ
của người con nuôi (gọi là nuôi con nuôn
trọn vẹn hay đầy đủ).
Từ việc nhận con nuôi trưởng thành chỉ
phát sinh quan hệ họ hàng giữa người nhận
nuôi con nuôi và người con nuôi và với
con của người này. Giữa vợ hay chồng hay
họ hàng của người nhận nuôi con nuôi và
con nuôi trưởng thành không phát sinh
quan hệ họ hàng.
Việc chấm dứt nuôi con nuôi cũng do toà
án gia đình quyết định theo yêu cầu các bên
liên quan hay nếu lợi ích trẻ em được nhận
làm con nuôi bị đe dọa nghiêm trọng hoặc
do có vi phạm về thể thức trong việc nhận
nuôi con nuôi, ví dụ thiếu đơn xin nhận nuôi
con nuôi. Người con nuôi được nhận lại tên
khai sinh của mình. Nếu người con nuôi
chưa trưởng thành thì toà án chỉ trao lại
quyền và nghĩa vụ cha mẹ cho cha mẹ đẻ
nếu họ đủ điều kiện để thực hiện quyền và

nghĩa vụ này và điều này không trái với lợi
ích chính đáng của người con.
Quan hệ cha-con hay mẹ-con bị huỷ bỏ
nếu người nhận nuôi con nuôi kết hôn trái
pháp luật với con nuôi hay con của người con
nuôi. Các quan hệ họ hàng khác phát sinh từ
việc nuôi con nuôi vẫn tiếp tục tồn tại.
(18)

3.2.6. Các nguyên tắc về cấp dưỡng: CHLB
Đức có chính sách an sinh xã hội toàn diện.
Về nguyên tắc, việc đảm bảo cuộc sống ổn
định cho mỗi người dân là nhiệm vụ của
toàn xã hội, được thực hiện thông qua Nhà
nước. Người dân chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho nhau nếu họ có quan hệ thân thiết với
nhau hơn là quan hệ xã hội nói chung. Quan
hệ gia đình là quan hệ như vậy nên các thành
viên trong gia đình có nghĩa vụ trợ cấp cho
nhau. Song nghĩa vụ này chỉ phải thực hiện
nếu người cấp dưỡng không tự lâm vào cảnh
túng thiếu vì phải thực hiện cấp dưỡng.
Các quy định về cấp dưỡng là mảng vấn
đề phức tạp của luật gia đình và có nhiều
điều liên quan đến các ngành luật khác như
luật trợ cấp xã hội, các quy định về lương
hưu trí, bảo hiểm
Luật gia đình Đức điều chỉnh những
quan hệ cấp dưỡng sau:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng theo trực hệ

(được quy định ở Điều 1601 BLDS): cha
mẹ-con, ông bà nội, ngoại - cháu nội, ngoại
có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với
nhau. Anh chị em không có quyền và nghĩa
vụ này đối với nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng
được thực hiện bằng tiền.
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

80 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng
(được quy định ở Điều 1360 BLDS): Vợ
chồng khi chung sống với nhau trong một
nhà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau và cho
các con, kể cả con đã thành niên nhưng chưa
tự lập về kinh tế, qua đóng góp đảm bảo
cuộc sống gia đình. Nếu người vợ hay người
chồng không đi làm vì ở nhà nuôi dạy con và
nội trợ thì người kia có nghĩa vụ chu cấp
hoàn toàn cho vợ hay chồng mình. Người ở
nhà thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với
gia đình qua công sức trong việc nhà.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi
li thân (được quy định ở Điều 1361 BLDS):
Vợ chồng khi li thân vẫn có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho nhau. Về nguyên tắc, người được
cấp dưỡng có nghĩa vụ cố gắng tìm việc làm
để sau một thời gian có thể tự lập về kinh tế.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau
khi li hôn: Về nguyên tắc, sau khi li hôn, mỗi
người phải tự lo cho mình, nghĩa vụ giúp đỡ

nhau chỉ còn tính chất đạo đức (được quy
định ở Điều 1569 BLDS).
Trong những trường hợp sau, luật định
nghĩa vụ cấp dưỡng vì nhu cầu cấp dưỡng là
hậu quả của hôn nhân: a) Không đi làm được
vì phải chăm sóc con chung; b) Không đi
làm được vì tuổi đã cao khi li hôn; c) Không
đi làm được vì có bệnh hay tật nguyền; d)
Không đi làm được vì không tìm được việc
làm phù hợp; đ) Không đi làm được vì phải
đi học tiếp để có nghề nghiệp cho trường
hợp người vợ hay người chồng vì kết hôn
nên đã bỏ học; e) Có nhu cầu cấp dưỡng vì
thu nhập sau khi li hôn không đủ để giữ mức
sống như mức sống phù hợp của gia đình
(trước khi li hôn).
- Những quan hệ cấp dưỡng kể trên cũng
được áp dụng có lợi cho người bị đe dọa hay
bị lừa dối khi kết hôn sau khi cuộc hôn nhân
bị huỷ (được quy định ở Điều 1318 BLDS).
- Người cha của đứa trẻ sinh ngoài giá
thú có trách nhiệm cấp dưỡng người mẹ của
đứa trẻ (được quy định ở Điều 1615 BLDS).
Các điều kiện để phát sinh cấp dưỡng:
- Có người có nhu cầu cấp dưỡng: Người
có nhu cầu cấp dưỡng là người không thể tự
tạo cho mình mức sống thích hợp bằng tài
sản và thu nhập của mình. Trẻ em có quyền
được cha mẹ cấp dưỡng mà không cần tiêu
dùng vào tài sản của mình. Trẻ em luôn được

cấp dưỡng, trong khi người đã thành niên chỉ
được cấp dưỡng trong những trường hợp do
luật định đã liệt kê ở trên. Con khi đã thành
niên nhưng còn đi học thì vẫn có quyền được
đòi cấp dưỡng. Người có nhu cầu cấp dưỡng
có nghĩa vụ cố gắng để nhanh chóng tự lập
về kinh tế.
BLDS phân biệt nhu cầu cấp dưỡng tối
thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu và nhu
cầu cấp dưỡng phù hợp để người được cấp
dưỡng có thể tiếp tục giữ mức sống đã có.
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có
khả năng cấp dưỡng, tức là khả năng kinh tế
của người này đủ để tạo cho họ mức sống
phù hợp và để thực hiện cấp dưỡng. Nếu khả
năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp
dưỡng chỉ đủ để nuôi bản thân họ thì họ
không phải thực hiện cấp dưỡng. Trong trường
hợp tất cả những người có nghĩa vụ cấp dưỡng
đều không có khả năng thì người có nhu cầu
cấp dưỡng sẽ được nhận trợ cấp xã hội. Cha
mẹ của trẻ em phải cố gắng hết sức để có đủ
khả năng cấp dưỡng cho con của mình.
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 81
3.3. Giám hộ, hỗ trợ pháp lí và bảo trợ
Chương giám hộ, hỗ trợ pháp lí và bảo
trợ có các mục sau:
- Giám hộ;

- Hỗ trợ pháp lí;
- Bảo trợ.
Đây là ba chế định điều chỉnh các quan
hệ pháp luật thay thế quan hệ huyết thống
trực hệ có liên quan đến chức năng đại diện
theo pháp luật.
3.3.1. Người giám hộ là cá nhân hay tổ
chức được toà án gia đình giao quyền để
thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền cũng
như lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, khi người này không còn cha mẹ hoặc
cha mẹ không có quyền đại diện cho con cả
về nhân thân và tài sản. Người giám hộ cũng
được chỉ định nếu không xác định được cha
mẹ của người chưa thành niên (trẻ bị bỏ rơi).
Chế định giám hộ được quy định từ Điều
1773 đến Điều 1895 BLDS.
Toà án gia đình có nghĩa vụ chỉ định người
giám hộ khi điều kiện giám hộ phát sinh. Toà
án gia đình chọn người có đủ điều kiện về
nhân thân, tài sản và đủ khả năng thực hiện
việc giám hộ. Các yếu tố quan trọng khác như
ý muốn giả định của cha mẹ, quan hệ cá nhân
hay họ hàng với người được giám hộ và tôn
giáo của người được giám hộ phải được quan
tâm khi toà án gia đình lựa chọn người giám
hộ. Trong khi lựa chọn người giám hộ, toà án
gia đình nghe ý kiến của họ hàng của người
được giám hộ nếu việc này không đòi hỏi quá
nhiều thời gian hay quá tốn kém.

Cha mẹ của người chưa thành niên có
quyền chỉ định hay loại trừ người giám hộ
cho con mình trong di chúc trong trường hợp
họ chết trước khi con thành niên. Trong
trường hợp này toà án gia đình trao quyền
giám hộ theo chỉ định của cha mẹ. Người
được toà án gia đình trao quyền giám hộ có
nghĩa vụ nhận trách nhiệm và chỉ trong
những trường hợp luật định mới được phép
từ chối. Người giám hộ có thể là cá nhân,
cặp vợ chồng, sở bảo vệ người chưa thành
niên hay hiệp hội giám hộ. Nếu người được
giám hộ đã tròn 14 tuổi thì họ có quyền
không đồng ý với việc lựa chọn người giám
hộ của toà án. Việc giám hộ được toà án xác
định qua quyết định bổ nhiệm giám hộ.
Người giám hộ khi nhận quyết định bổ
nhiệm phải tuyên thệ thề thực hiện việc giám
hộ theo đúng lương tâm và trách nhiệm.
Các quyền và nghĩa vụ của người giám
hộ: Người giám hộ được trao quyền trách
nhiệm cha mẹ đối với người được giám hộ
và là đại diện pháp luật của người này. Tuy
vậy, người giám hộ luôn chịu sự kiểm tra của
toà án gia đình. Luật quy định nhiều hành vi
pháp lí của người giám hộ chỉ được thực
hiện khi có phép của toà án, ví dụ các hành
vi pháp lí trong việc quản lí tài sản của người
được giám hộ. Ngoài ra, toà án gia đình có
thể quyết định cử người giám sát giám hộ để

kiểm tra người giám hộ. Về nguyên tắc, thực
hiện việc giám hộ mang tính danh dự và
không được trả tiền. Đối với những người
giám hộ chuyên nghiệp thì tiền công của họ
được quy định riêng.
Việc giám hộ chấm dứt khi những yếu tố
phát sinh giám hộ không còn nữa (ví dụ cha
mẹ của người được giám hộ được trao lại
quyền trách nhiệm cha mẹ, người được giám
hộ chết, hay người được giám hộ đạt tuổi
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

82 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
trường thành, hay người được giám hộ được
nhận làm con nuôi ). Toà án gia đình ra
quyết định chấm dứt việc giám hộ.
3.3.2 Hỗ trợ pháp lí: Từ năm 1992, chế
định giám hộ được thay thế bằng chế định hỗ
trợ pháp lí đối với người trên 18 tuổi, do có
bệnh tâm thần, bị khuyết tật về thân thể, trí
óc hay tinh thần và vì thế không nhận thức
và tự thực hiện được hoàn toàn hay từng
phần những hành vi của mình. Chế định hỗ
trợ pháp lí được quy định từ Điều 1896 đến
Điều 1908 k BLDS. Toà án quyết định người
hỗ trợ nếu giám định viên y tế xác định sự
cần thiết của hỗ trợ pháp lí. Nhóm lớn nhất
của những người cần sự hỗ trợ pháp lí là
những người mắc các bệnh về trí não khi cao
tuổi như bệnh Alzheimer.

(19)

Các nhóm khác là những người trên 18
tuổi bị thiểu năng trí tuệ hay bị nghiện.
(20)
Hỗ
trợ pháp lí cho người có khuyết tật về thân
thể chỉ được bổ nhiệm khi người có khuyết
tật yêu cầu và nếu khuyết tật (ví dụ bị mù
hay bị câm điếc) cản trở người được hỗ trợ
thực hiện hành vi pháp lí họ muốn. Người hỗ
trợ pháp lí là người đại diện theo luật của
người được hỗ trợ, có thể trong tất cả các
lĩnh vực trong cuộc sống nhưng cũng có thể
chỉ trong từng mảng hành vi (ví dụ quản lí
tài sản có khi chỉ một vụ việc nhất định
như li hôn hay tranh tụng về thừa kế) và
không có nghĩa vụ chăm nuôi hay giáo dục
người được hỗ trợ pháp lí.
(21)

Hỗ trợ pháp lí không làm mất năng lực
hành vi dân sự của người được hỗ trợ. Cả
người hỗ trợ và người được hỗ trợ đều có thể
thực hiện hành vi pháp lí, vì vậy người hỗ
trợ phải bàn bạc kĩ hay giải thích kĩ về các
công việc với người được hỗ trợ
(22)
để tránh
những hành vi mâu thuẫn với nhau.

Người được hỗ trợ pháp lí có thể yêu
cầu toà án thay người hỗ trợ hay kiểm tra,
mở rộng, thu hẹp và kết thúc hỗ trợ pháp lí
vào bất cứ lúc nào. Toà án có nghĩa vụ kiểm
tra yêu cầu này. Bình thường thời gian hỗ
trợ là bảy năm. Sau thời gian này, toà án
kiểm tra sự cần thiết của hỗ trợ mà không
cần yêu cầu và theo kết quả kiểm tra sẽ mở
rộng, thu hẹp, tiếp tục không thay đổi hay
kết thúc hỗ trợ pháp lí.
3.3.3. Bảo trợ: Bảo trợ là chế định được
quy định nhằm chỉ định người đại diện pháp
lí cho một hay nhiều người trong lĩnh vực
hay vụ việc cụ thể. Bảo trợ cho người chưa
thành niên được áp dụng trong trường hợp
người chưa thành niên chưa đủ khả năng và
người đại diện pháp lí của họ (cha mẹ hay
giám hộ) cũng không được phép hay không
đủ khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người chưa thành niên trong
lĩnh vực hay vụ việc cụ thể. Người bảo trợ
chỉ là đại diện pháp lí cho người được bảo
trợ trong lĩnh vực họ được chỉ định. Chế
định bảo trợ được quy định từ Điều 1909 đến
Điều 1921 trong BLDS. Luật định những
trường hợp sau phải có người bảo trợ:
- Bảo trợ bổ sung cho người chưa thành
niên trong trường hợp người này được thừa
kế hay được tặng cho tài sản mà người thừa
kế hay người tặng cho ra điều kiện là cha mẹ

hay người giám hộ của người chưa thành
niên không được quản lí tài sản này;
- Bảo trợ cho thai nhi: Nếu thai nhi có
thể có những quyền hay lợi ích khi được sinh
ra hay sau khi sinh mà những quyền hay lợi
ích này có nhu cầu cần được bảo trợ;
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 83
- Bảo trợ về tài sản cho người thành niên
vắng mặt;
- Bảo trợ cho tranh tụng trước toà án gia đình;
- Bảo trợ cho tranh tụng trước toà án dân sự;
- Bảo trợ cho người thừa kế chưa xác
định chắc chắn;
- Bảo trợ khi đau ốm.
Những quy định về giám hộ được áp
dụng cho bảo trợ. Bảo trợ được chấm dứt
khi điều kiện phát sinh bảo trợ không còn
nữa (ví dụ giải quyết xong vụ việc có nhu
cầu bảo trợ).
Các chế định hỗ trợ pháp lí và bảo trợ
thay thế các quy định giám hộ người trên 18
tuổi và giúp đảm bảo tối đa những quyền cơ
bản của công dân, đặc biệt là quyền chống
những can thiệp quá mức của nhà nước vào
tự do cá nhân đối với những người trên 18
tuổi có nhu cầu về đại diện pháp luật. Cả hai
chế định này chỉ được thực hiện với sự đồng
ý của người được hỗ trợ hay được bảo trợ.

Gia đình là thể chế có từ thời sơ khai của
cộng đồng xã hội và luôn tồn tại cùng với xã
hội. Cùng với chính sách gia đình của chính
phủ, luật gia đình Đức luôn được hoàn thiện
để tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển
của gia đình trong xã hội hiện đại đồng thời
vẫn đảm bảo để gia đình có thể hoàn thành
chức năng đặc thù của mình là nơi duy trì sự
sinh tồn của loài người và là tổ ấm của mỗi
thành viên, là nơi con người được sinh ra,
được yêu thương, được nuôi dưỡng, chăm
sóc và được giáo dục./.

(1). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Buergerliches
Gesetzbuch, viết tắt là BGB. Việc chuyển ngữ tên gọi
các bộ luật, các văn bản pháp luật và các thành ngữ

pháp lí chỉ mang tính quy ước để làm việc trong khuôn
khổ của bài viết này. Để tiện cho so sánh và nghiên
cứu, tên các văn bản pháp luật được đề cập trong bài
này đều được chú thích nguyên văn bằng tiếng Đức.
(2). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Grundgesetz der
Bundesrepublik Deutschland.
(3). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Europaeische
Menchenrechtskonvention.
(4). Nguyên văn bằng tiếng Đức là UNO –
Kinderkonvention.
(5). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Gesetz zur
Beendigung der Diskriminierung gleichgeschlechtlicher
Lebenpartnerschaften năm 2001.

(6). Nguyên văn bằng tiếng Đức là
Unterhaltsvorschussgesetz.
(7). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Zivilprozessordnung.
(8). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Gesetz ueber das
Verfahren in Familiensachen und in Angelegenheiten
der freiwilligen Gerichtsbarkeit.
(9).Xem: Palandt, BGB Kommentar, 69. Auflage, § 1353,
Rn.6).
(10).Xem: Palandt, sđd, 1353, Rn.7).
(11).Xem: Art. 1 i.V.m. Art 2 GG và xem Christa Stolle:
“Keine Privatsache - Vergewaltigung in der Ehe” in

lt/details/back/inhalt-1998/article/keine-priva tsache-
vergewaltigung-in-der-ehe-1/
(12).Xem: § 177 Strafgesetzbuch, Stand 01/09/2009.
(13). Nguyên văn bằng tiếng Đức là Gesetz zum
Schutz von Embryonen, xem: § 1 EmbSG.
(14).Xem: Palandt, sdd, § 1600 Rn. 6.
(15).Xem: Palandt, sđd, Tite l 7, Einfuehrung, Rn.7.
(16).Xem: Palandt, sđd, § 1741 Rn. 3.
(17).Xem: Palandt, sđd, § 1745, Rn.2.
(18).Xem: Palandt, sđd, § 1766, Rn.1.
(19).Xem: Số liệu của Bộ tư pháp liên bang
Bundesministerium der Justiz: Ausgabenmonitoring
und Exprtisen zum Betreuungsrecht.
(20).Xem: Số liệu của Bộ tư pháp Liên bang
Bundesministerium der Justiz: Ausgabenmonitoring
und Exprtisen zum Betreuungsrecht.
(21).Xem: Palandt, sđd, § 1896 Rn. 4 ff,
(22).Xem: Palandt, sđd, § 1901, Rn.8

×