Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà liên bang Đức " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.78 KB, 6 trang )

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 89




TS. Vò ThÞ Lan Anh *
1. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ
hợp đồng
Cũng giống như các nước khác thuộc
dòng họ pháp luật châu Âu lục địa, nguồn
pháp luật quan trọng và phổ biến nhất ở
Đức là luật thành văn. Trong lĩnh vực luật
tư nói chung và luật hợp đồng nói riêng, Bộ
luật dân sự (BLDS) Đức
(1)
là văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng nhất, là nguồn
luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh. Các quy phạm pháp luật về hợp
đồng tập trung tại Quyển I - Phần chung và
Quyển II - Luật nghĩa vụ của BLDS Đức,
trong đó, Quyển I đề cập những quy định
chung về hợp đồng, Quyển II - những quy
định cụ thể về nghĩa vụ, trong đó có nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng và các loại nghĩa
vụ hợp đồng.
Có thể thấy cách tiếp cận về hợp đồng
của BLDS Đức có tính logic hơn BLDS
Pháp, đi từ phần chung đến phần riêng. Đây


cũng là một trong những lí do khiến BLDS
Đức trở thành khuôn mẫu cho nhiều quốc gia
xây dựng BLDS nói chung và các quy phạm
pháp luật về hợp đồng nói riêng của đất nước
mình. BLDS Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh
hưởng của BLDS Đức, kể cả về cấu trúc lẫn
nội dung và cũng là nguồn luật chủ yếu điều
chỉnh quan hệ hợp đồng ở Việt Nam.
Bên cạnh BLDS, một số quy định đặc
thù liên quan đến hợp đồng kí giữa các
thương nhân có thể được tìm thấy trong Bộ
luật thương mại Đức.
(2)
Không chỉ pháp
luật quốc gia, các điều ước quốc tế liên
quan đến hợp đồng như Công ước Viên về
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm
1980 cũng là nguồn pháp luật hợp đồng
của Đức. Ngoài ra, do Đức thuộc Liên
minh châu Âu nên quan hệ hợp đồng còn
chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp
luật của Liên minh châu Âu như Chỉ thị
2003/31/EC về thương mại điện tử, Chỉ thị
2000/35/EC về chậm thanh toán trong giao
dịch thương mại…
Bên cạnh luật thành văn, tập quán và các
phán quyết toà án cũng điều chỉnh quan hệ
hợp đồng. Các toà án Đức đã sáng tạo ra
hàng loạt các chế định chưa từng được luật
thành văn quy định, thậm chí có thể mâu

thuẫn với một số nguyên tắc của luật thành
văn, trong đó có nguyên tắc buộc thực hiện
hợp đồng.
(3)

Pháp luật hợp đồng Đức bao gồm những
nội dung cơ bản sau đây: các quy định chung
về hợp đồng; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
lực của hợp đồng; các loại nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng; nội dung nghĩa vụ hợp
đồng; giao kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng
và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo
hợp đồng…
* Trường Đại học Luật Hà Nội

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

90 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
Cần lưu ý rằng một số quy định về hợp
đồng trong BLDS đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2002.
(4)
Ví dụ, Điều 305 - 305c bổ
sung quy định về hợp đồng với các điều
kiện tiêu chuẩn (hợp đồng theo mẫu theo
cách gọi của Việt Nam). Trước đây, vấn đề
này đã được quy định trong luật riêng. Sau
thời gian tranh cãi về việc nên tiếp tục để
luật riêng điều chỉnh hay bổ sung ngay vào
BLDS, những quy định về vấn đề này đã

được đưa vào BLDS nhằm thống nhất
nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
(5)

Hay BLDS còn được bổ sung tại Điều 312
- 312f về các phương thức giao kết hợp
đồng đặc thù trong giai đoạn toàn cầu hoá
như bán hàng từ xa, thương mại điện tử,
Điều 313 về việc chấm dứt hợp đồng nếu
có thay đổi đáng kể các điều kiện cơ bản
của hợp đồng…
2. Khái niệm hợp đồng
Khái niệm hợp đồng là một trong số các
khái niệm có liên quan đến hợp đồng của
pháp luật Đức. Các khái niệm này bao gồm:
a) Giao dịch pháp lí (Rechtsgeschäft); b) Hợp
đồng (Vertrag); c) Quan hệ nghĩa vụ theo
hợp đồng (Vertragliches Schuldverhältnis).
Các nhà lập pháp Đức không trộn lẫn các
quy định về hợp đồng với các chế định khác.
Trong khi BLDS Pháp sử dụng các thuật ngữ
“giao dịch”, “hợp đồng”, “nghĩa vụ” một
cách khá tuỳ tiện thì BLDS Đức phân biệt
những khái niệm này rất rõ ràng.
Thuật ngữ “giao dịch pháp lí” được sử
dụng làm tiêu đề Phần ba Quyển I BLDS.
Phần này chủ yếu quy định về năng lực giao
kết hợp đồng, tuyên bố ý chí và hợp đồng.
Mặc dù BLDS không đưa ra khái niệm cụ
thể nhưng từ các quy định của phần này có

thể thấy rõ giao dịch pháp lí là sự thể hiện
rõ ràng ý chí của người có năng lực hành vi
dân sự. Theo “Từ điển pháp lí mở”,
(6)
giao
dịch pháp lí được hiểu là tuyên bố ý chí
nhằm dẫn tới hậu quả pháp lí xuất phát từ
mong muốn của người tuyên bố. Mỗi giao
dịch pháp lí phải chứa đựng ít nhất một
tuyên bố ý chí; có giao dịch chỉ cần tuyên
bố ý chí của một bên nhưng có giao dịch
đòi hỏi phải có tuyên bố ý chí của cả hai
bên.
(7)
Như vậy, các nhà luật học Đức đã
quan niệm về giao dịch pháp lí theo cách
tiếp cận của các nước thuộc dòng họ pháp
luật châu Âu lục địa. Giao dịch bao gồm hai
loại là giao dịch đơn phương và giao dịch
song phương (hợp đồng).
Chương III BLDS quy định về hợp đồng
nhưng cũng không đưa ra khái niệm hợp
đồng. Do đó, khái niệm hợp đồng phải dựa
vào quy định của Điều 241 BLDS về khái
niệm nghĩa vụ, theo đó, “trên cơ sở nghĩa
vụ, người có quyền yêu cầu người có nghĩa
vụ thực hiện một hành vi nhất định. Thực
hiện hành vi có thể bao gồm cả việc không
thực hiện hành vi”. Như vậy, người Đức
không quan tâm đến bản thân khái niệm mà

chú trọng tới ý nghĩa pháp lí của hành vi do
người có năng lực kí kết hợp đồng thực hiện.
Hợp đồng là giao dịch pháp lí hình thành từ
sự thoả thuận giữa ít nhất hai bên, trong đó
thể hiện ý chí của bên này đối với bên kia.
(8)

Quan niệm này khá tương đồng với cách
hiểu hợp đồng theo Điều 121 và 388 BLDS
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 91
năm 2005 của Việt Nam. Tuy nhiên, quan
niệm về hợp đồng của Đức khác hẳn quan
niệm về hợp đồng của các nước thuộc dòng
họ pháp luật Anh – Mỹ, theo đó, hợp đồng là
lời hứa hay nhiều lời hứa mà việc thực hiện
chúng được coi là nghĩa vụ pháp lí, nếu vi
phạm sẽ phải chịu các chế tài.
(9)

BLDS Đức phân biệt quan hệ nghĩa vụ
phát sinh theo quy định pháp luật, do phạm
tội (các điều 823 - 853), do làm giàu bất
chính (các điều 812 - 822) và nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng. Điều 311 BLDS chỉ rõ để
hình thành một quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch pháp lí, các bên phải giao kết hợp
đồng với nhau, trừ trường hợp pháp luật quy
định khác. Giao dịch đơn phương không thể

tạo ra quan hệ nghĩa vụ. Khi các bên kí kết
hợp đồng thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh.
Các bên có nghĩa vụ ràng buộc bởi các điều
khoản đã kí kết.
(10)

3. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Tự do hợp đồng (Vertragsfreiheit) là
quyền của công dân được Luật cơ bản (Hiến
pháp Liên bang) bảo vệ.
(11)
Tuy nhiên, tự do
hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối.
Pháp luật hợp đồng đặt ra những hạn chế
đối với quyền tự do hợp đồng. Sự can thiệp
của pháp luật đối với quan hệ hợp đồng đôi
khi là cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên
được hưởng đầy đủ quyền tự quyết của
mình.
(12)
Các bên có thể bị hạn chế quyền tự
do thoả thuận nội dung hợp đồng hoặc
quyền tự do quyết định kí hay không kí kết
hợp đồng. Nếu một chủ thể kinh doanh có
vị trí độc quyền do pháp luật quy định (ví
dụ, trong lĩnh vực dịch vụ công cộng và vận
tải đường sắt) hoặc do thực tế tạo ra (do
trên địa bàn chỉ có một nhà cung cấp duy
nhất) thì người tiêu dùng bắt buộc phải kí
kết hợp đồng với đơn vị độc quyền mà

không có bất kì sự lựa chọn nào khác. Điều
đó có nghĩa là bên tiêu dùng bị bắt buộc
giao kết hợp đồng (Kontrahierungszwang).
Quyền tự do kí kết hợp đồng còn có thể
bị giới hạn bởi Vorvertrag - hợp đồng
nguyên tắc hay hợp đồng sơ bộ theo cách gọi
ở Việt Nam. Ví dụ, hai bên kí với nhau hợp
đồng sơ bộ, theo đó, một bên đồng ý cho bên
kia vay một khoản tiền. Hợp đồng này ràng
buộc các bên phải kí hợp đồng vay nợ trong
tương lai. Bằng cách đó, quyền tự do hợp
đồng đã bị hạn chế.
(13)

4. Giao kết hợp đồng
Hợp đồng hình thành khi có sự tuyên bố
ý chí và thoả thuận giữa các bên. Để một
hợp đồng được hình thành, cần phải có đề
nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng. Hợp đồng hình thành từ
thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận
đề nghị với điều kiện chấp nhận đó không bị
rút lại trước hoặc đúng thời điểm nhận được
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Như
vậy, về thủ tục giao kết hợp đồng, pháp luật
Đức theo thuyết nhận giống như đa số các
nước thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục
địa, trong đó có Việt Nam.
Về nguyên tắc, đề nghị giao kết hợp
đồng có giá trị ràng buộc bên đề nghị.

Trường hợp trong đề nghị có quy định thời
hạn trả lời thì đề nghị không thể rút lại trong
thời hạn đó (Điều 148 BLDS). Nếu đề nghị
không quy định thời hạn trả lời thì đề nghị
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

92 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
đó ràng buộc bên đề nghị trong khoảng thời
gian mà bên đề nghị kì vọng sẽ nhận được
câu trả lời trong điều kiện bình thường
(khoản 2 Điều 147 BLDS). Tuy nhiên, đề
nghị có thể bị rút lại trước hoặc cùng lúc bên
kia nhận được. Đề nghị được coi là đã nhận
được nếu nó được chuyển vào hộp thư của
bên được đề nghị và có hiệu lực vào ngày
hôm sau, khi theo thường lệ, bên được đề
nghị kiểm tra hộp thư của mình, cho dù có
thể ngày hôm đó bên được đề nghị hoàn toàn
không mở hộp thư ra.
(14)

Trong trường hợp hợp đồng được giao
kết bằng phương thức trực tiếp, kể cả qua
điện thoại thì bên được đề nghị phải trả lời
ngay chấp nhận hay không chấp nhận đề
nghị (Điều 147 BLDS). Điều 150 BLDS
Đức quy định nếu chấp nhận đề nghị được
đưa ra chậm trễ hoặc với những sửa đổi, bổ
sung so với đề nghị thì được coi là đề nghị
giao kết hợp đồng mới. Trong một số

trường hợp đặc biệt, hợp đồng vẫn được coi
là hình thành kể cả khi người đề nghị không
nhận được chấp nhận đề nghị. Theo Điều
151 BLDS, đó là các trường hợp sau: a)
Theo thói quen đã hình thành giữa hai bên,
không đòi hỏi phải trả lời chấp nhận đề nghị
(Ví dụ, thông thường bên bán hàng không
cần phải trả lời là đã nhận được đề nghị bán
hàng mà vẫn cho chuyển hàng đến để giao
cho người mua ngay thì việc giao hàng
được coi là chấp nhận đề nghị); b) Bên đề
nghị từ bỏ quyền được trả lời. Tuy nhiên,
thường thì im lặng không được coi là chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
5. Hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng được quy định
tại các điều 125 - 129 BLDS, Điều 311 -
311c, Điều 313, Điều 776… Nếu pháp luật
quy định hợp đồng bắt buộc phải kí bằng
văn bản thì hợp đồng phải được kí bằng tay
hoặc chữ kí tắt được công chứng (khoản 1
Điều 126). Hình thức văn bản của hợp đồng
có thể được thay thế bằng hình thức điện tử
(khoản 3 Điều 126). Một số loại hợp đồng
bắt buộc phải kí bằng văn bản là: tặng cho
tài sản; thế chấp; cho thuê tài sản với thời
hạn trên một năm; Hợp đồng bảo lãnh hoặc
đảm bảo (trừ trường hợp là giao dịch
thương mại thì không bắt buộc phải kí bằng
văn bản theo quy định tại Điều 350

BLTM);
(15)
nhận nợ…
Một số hợp đồng mà pháp luật yêu cầu
phải được công chứng, chứng thực mới làm
phát sinh hiệu lực thì phải tuân thủ yêu cầu
này (Điều 311 BLDS), ví dụ mọi hợp đồng
liên quan đến bất động sản bắt buộc phải
được công chứng (Điều 313). Đối với những
hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu kí
bằng văn bản thì có thể được giao kết bằng
lời nói hoặc hành vi, miễn là có bằng chứng
để chứng minh đã có sự thoả thuận.
6. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
Do là một dạng của giao dịch nên hợp
đồng vô hiệu khi rơi vào các trường hợp giao
dịch vô hiệu. Danh mục các trường hợp giao
dịch vô hiệu được liệt kê trong Quyển I BLDS.
Hợp đồng bị vô hiệu nếu vi phạm điều
cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội, trừ
trường hợp luật quy định rằng điều cấm
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 93
không nhằm làm vô hiệu các hợp đồng vi
phạm điều này.
(16)
Điều 134 BLDS quy
định: “Giao dịch vi phạm điều cấm của
pháp luật bị vô hiệu toàn bộ nếu pháp luật

không đưa ra các kết luận khác”. Giao dịch
cũng bị vô hiệu nếu vi phạm chính sách
công (khoản 1 Điều 138). Nếu một bên lợi
dụng sự thiếu thốn, nhẹ dạ, thiếu kinh
nghiệm, bồng bột của bên kia nhằm đạt
được những lợi ích vật chất hoặc quyền cho
mình hoặc cho người thứ ba vượt quá và rõ
ràng không tương ứng với giá trị hàng hoá,
dịch vụ mà mình cung cấp thì hợp đồng
cũng vô hiệu (khoản 2 Điều 138 BLDS).
Hợp đồng là sự thoả thuận của những
người có năng lực giao kết hợp đồng, vì thế,
hợp đồng vô hiệu nếu do người không có
năng lực kí kết. Theo quy định của Điều
104 BLDS, người không có năng lực giao
kết hợp đồng là người chưa đủ 7 tuổi hoặc
trong trạng thái rối loạn tâm thần bệnh lí
cản trở việc tự do thực hiện ý chí của mình,
trừ khi trạng thái đó chỉ là tạm thời. Những
người ở lứa tuổi từ 7 đến 18 được kí kết
một số loại hợp đồng. Còn người đủ 18 tuổi
trở lên có quyền tự do giao kết hợp đồng
theo quy định của pháp luật. Các điều 105 -
110 BLDS quy định cụ thể về giao dịch do
người chưa thành niên tự thực hiện hoặc
thông qua người đại diện.
Hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các
bên nên nếu không thể hiện ý chí đích thực
của các bên mong muốn giao kết hợp đồng
thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường

hợp nhầm lẫn (Điều 119), lừa dối hoặc
cưỡng ép (Điều 123). Tuy nhiên, theo Điều
116 BLDS, “sự thể hiện ý chí đó bị vô hiệu,
nếu phía bên kia biết rõ ý chí thực sự của
người thể hiện ý chí”. Như vậy, chỉ khi phía
bên kia của hợp đồng biết về sự không phù
hợp giữa ý chí được thể hiện và ý chí thực
sự của bên này thì hợp đồng mới bị vô hiệu.
Nếu không, hợp đồng vẫn làm phát sinh
nghĩa vụ pháp lí đối với các bên.
Điều 117 BLDS quy định các trường
hợp giao dịch vô hiệu do giả tạo: a) Ý chí
do một người thể hiện chỉ mang tính hình
thức; b) Giao dịch thực hiện nhằm che giấu
giao dịch khác. Điều 118 chỉ rõ việc thể
hiện ý chí sẽ bị vô hiệu nếu không có ý định
nghiêm túc khiến người khác coi đó là
chuyện đùa. Điều 120 quy định nếu tuyên
bố ý chí không được truyền đạt một cách
đúng đắn do con người hay do phương tiện
truyền đạt thì bị vô hiệu với lí do tương tự
như vô hiệu do nhầm lẫn. Bên cạnh đó,
không tuân thủ hình thức hợp đồng do pháp
luật quy định cũng là điều kiện làm cho hợp
đồng vô hiệu (Điều 125 BLDS).
Tóm lại, qua nghiên cứu những quy định
chủ yếu của pháp luật hợp đồng Đức, có thể
rút ra một số nhận xét sơ bộ sau đây:
Thứ nhất, pháp luật hợp đồng Đức là đại
diện điển hình cho trường phái hợp đồng của

các nước thuộc dòng họ pháp luật châu Âu
lục địa, có những nét đặc trưng cơ bản mang
tính khuôn mẫu cho pháp luật nhiều nước
thuộc dòng họ này. Nghiên cứu pháp luật
hợp đồng của Đức cho chúng ta thấy rõ sự
khác biệt điển hình về pháp luật hợp đồng
giữa các nước thuộc dòng họ pháp luật châu
Âu lục địa và dòng họ pháp luật Anh – Mỹ.
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

94 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
Thứ hai, pháp luật hợp đồng của Đức có
tính thống nhất và tập trung cao, bởi lẽ các
quy định pháp luật về hợp đồng nằm rải rác
trong các văn bản luật đã được tập hợp và
đưa vào BLDS hiện hành, tạo điều kiện cho
việc áp dụng một cách thống nhất. BLDS
còn cập nhật những vấn đề đương đại liên
quan đến hợp đồng như bán hàng từ xa, hình
thức điện tử của hợp đồng…
Thứ ba, mặc dù ra đời cách đây hơn một
trăm năm nhưng BLDS sắp xếp những quy
định về hợp đồng rất hợp lí, đi từ phần chung
đến phần riêng; các quy định rất cụ thể, chi
tiết, rõ ràng và chặt chẽ khiến không thể hiểu
theo cách khác.
Thứ tư, nội dung các quy định về hợp
đồng cho thấy cách tiếp cận của Đức khá
tương đồng với Việt Nam, thể hiện ở quan
niệm về hợp đồng, nguyên tắc tự do hợp

đồng, thủ tục giao kết hợp đồng, hình thức
hợp đồng cũng như các trường hợp hợp đồng
vô hiệu. Ra đời khá muộn nên BLDS Việt
Nam cũng tiếp thu tinh hoa của BLDS Đức,
nhiều quy định của BLDS Đức không xa lạ
với chúng ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt
Nam đang chuẩn bị sửa đổi các quy định của
BLDS liên quan đến hợp đồng, thiết nghĩ
những quy định cụ thể và hợp lí của BLDS
Đức có thể là nguồn tham khảo quý giá để
chúng ta tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế
định quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực luật
tư - chế định hợp đồng./.

(1).Xem: Bộ luật dân sự Đức được ban hành năm
1896, có hiệu lực từ ngày 01/01/1900.

(2).Xem: Bộ luật thương mại Đức được ban hành năm
1897, có hiệu lực từ ngày 01/01/1900.
(3).Xem: E.A. Васильев. Гражданское и торговое право
капиталистических государств. M, Международные
отношения, 1993, стр 44.
(4).Xem: Luật về hiện đại hoá Luật nghĩa vụ có hiệu
lực từ ngày 01/01/2002. Luật được ban hành nhằm
hai mục đích: 1) Nội luật hoá các quy định của một số
Chỉ thị Liên minh châu Âu như Chỉ thị 2003/31/EC
về thương mại điện tử, Chỉ thị 2000/35/EC về chậm
thanh toán trong giao dịch thương mại…; 2) Đơn giản
hoá, hiện đại hoá BLDS đồng thời đưa các quy định
của một số đạo luật hiện hành vào BLDS.

(5).Xem thêm: Stefan Grundmann, Martin Schauer.
The Architecture of European Codes and Contract
Law. Kluwer Law International, 2006, pp. 65-66.
(6).
(7). Basil Markesinis, Hannes Unberath, Angus Johnston.
German Contract Law – A Comparative Treatise. 2nd
Edition. Hart Publishing, 2006, p. 27.
(8). Nguồn:
vertrag/
(9). Black’s Law Dictionary. Thomson/West, 2005, p. 271.
(10).Xem: Basil Markesinis, Hannes Unberath, Angus
Johnston. German Contract Law – A Comparative
Treatise. 2nd Edition. Hart Publishing, 2006, pp. 25-26.
(11).Xem: Điều 2(1) Hiến pháp Liên bang -
Grundgesetz (GG).
(12).Xem: Chantal Mak. Fundamental Rights in
European Contract Law. A comparison of the impact
of fundamental rights on contractual relationships in
Germany, the Netherlands, Italy and England.
Wolters Kluwer, 2008, p. 26.
(13). Manfred Pieck. A study of the significant aspects
of German contract law. Annual Survey of
International & Comparative Law. Vol. 3. Issue 1.
Article 7, p. 6. Nguồn: http://dig italcommons.law.
ggu.edu/annlsurvey/vol3/is1/7.
(14). Manfred Pieck, tlđd, tr. 1.
(15). Stefan Grundmann, Martin Schauer, sđd, p. 26.
(16). Manfred Pieck, tlđd, tr. 2.

×