Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

11 cau phan tich ke hoach bai day mon am nhac THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.5 KB, 4 trang )

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy mơn Âm nhạc THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm
lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Học sinh biết nghe nhạc không lời, biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp
điệu.
- Đọc đúng cao độ, trường độ, kết hợp gõ đệm.
- Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca, vận động theo bài hát. Biết hát xướng –
xô.
- Nhận biết và thể hiện đúng nhịp lấy đà.
- Theo dõi và nhận xét, đánh giá bạn
- Hát kết hợp với chơi body percussion.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
- Theo dõi lắng nghe vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Đọc gam Đô trưởng.
- Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay nghe nhạc kết hợp gõ đệm.
- Học hát, hát đúng giai điệu, lời ca. Hát theo các hình thức khác nhau ( Xướng xô).
- Hát kết hợp với chơi body percussion.
- Biểu diễn theo hình thức body percussion.
Câu 3. Thơng qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những
"biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình


thành, phát triển cho học sinh?
Những phẩm chất:
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước.
- Biểu hiện về phẩm chất: qua bài học các em biết yêu nước, tự hào về quê
hương đất nước. Yêu nền dân ca Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống
dân tộc.
- Biểu hiện về năng lực: Thể hiện âm nhạc (HS thể hiện được hát xướng xô),
cảm thụ và hiểu biết âm nhạc (biết trân trọng các làn điệu dân ca và hiểu biết
về bài hát dân ca)


- Năng lực đặc thù: Ngơn ngữ, nghe, phát triển óc tư duy sáng tạo.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học,
học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Sách giáo khoa âm nhạc 6.
- Tài liệu học tập: Tác giả bản nhạc Czardas; thông tin về bài Ca ngợi tổ quốc;
thông tin về Dân ca Nam Bộ.
- Dụng cụ học tập: Thanh phách, song loan, trống con.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Đọc: Đọc theo kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ gõ. Hát: luyện tập, biểu diễn,
hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, song loan.
- Nghe: Máy nghe
- Nhìn: Quan sát tranh, video
- Làm: Sử dụng thanh phách hoặc song loan, trống con kết hợp gõ đệm


Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hồn thành trong hoạt động để
hình thành kiến thức mới là gì?
- Nghe và xem video bản nhạc Czardas và bài hát Lí kéo chài
- HS đọc nhạc từng câu, hát từng câu theo lối móc xích.
- HS hát cả bài, thể hiện sắc thái bài hát Lí kéo chài; HS đọc cả bài Ca ngợi tổ
quốc theo kí hiệu Âm nhạc.
- Hồn thành bài hát thể hiện theo hình thức: Hát lĩnh xướng, hát tập thể.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện
hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- Nghe nhạc: Hs nắm bắt được thông tin tác giả; HS nghe được bản nhạc
Czardas
- Đọc nhạc: Hs đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN, ghép được lời ca.
- Hát: Hát hịa giọng, trình bày lối hát Xướng – xô, thể hiện sắc thái vui tươi rộn
ràng.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài
học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Đàn phím điện tử
- Máy nghe và bản ghi âm Czardas
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống con.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Đọc: Đọc đúng gam Đô trưởng, đọc đúng tên nốt cao độ trường độ bài tập đọc
nhạc Ca ngợi Tổ quốc,


- Nghe: Bản nhạc Czardas; nghe giới thiệu về Dân ca Nam Bộ; nghe hát bài Lí
kéo chài.
- Nhìn: Hs quan sát video clip về tác giả tác phẩm, bản nhạc Czardas và bài hát
Lí kéo chài.
- Làm: Trao đổi về bản nhạc Czardas; Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay; HS học hát
theo hướng dẫn.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động
luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
- Phần nghe nhạc: Hs biết cảm nhận, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp
với nhịp điệu
- Phần đọc nhạc: Hs đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài tập đọc nhạc,
biết kết hợp gõ đệm (Thanh phách, song loan….)
- Phần hát: Hát đúng giai điệu bài hát, biết thể hiện bài hát theo các hình thức
khác nhau ( Xướng – xô), biết biểu diễn bài hát.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện
hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- GV cho Hs nhận xét và tự đánh
- GV nhận xét về ưu điểm, tồn tại (Mang tính chất động viên, khuyến khích Hs),
rút kinh nghiệm.

- Gv nhận xét đánh giá học sinh.



×