Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SKKN Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.45 KB, 41 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thơng mới đặc biệt đề cao
đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, học
sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Bài toán đặt ra cho người dạy là
cần thay đổi phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học sáng tạo là
việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và
gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm mang lại sự hào hứng, sự tự
giác cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ tự học, tự nghiên cứu, tự trình bày và giải
quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này tăng cường sự kết
nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi
nhớ kiến thức, thơng qua việc tự mình tư duy và tìm tịi khám phá. Giáo viên áp
dụng nhiều hình thức khác nhau để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo luận
nhóm hay chơi các trị chơi… đánh thức sự tự suy luận, tự tìm tịi và ý thức tự học
của học sinh. Để thực hiện được một tiết học sáng tạo, cả giáo viên và học sinh
phải vượt qua được những giới hạn của bản thân. Hơn nữa, sáng tạo trong dạy học
hiện nay cịn có vai trị như một sự chuẩn bị để giáo viên, nhà trường bước vào
chương trình giáo dục phổ thơng mới một cách chủ động.
Văn học khơng chỉ là mơn học mà nó còn là cuộc sống. Sáng tạo trong dạy
học ở các mơn học khác đã khó, sáng tạo trong dạy học Ngữ văn lại càng khó hơn.
Người thầy sáng tạo phải là người truyền lửa sáng tạo cho học sinh. Trong vai trò
là người chỉ huy, hướng dẫn người dạy phải truyền tải được kiến thức bài học giúp
học sinh phát triển những năng lực đặc thù của mơn học, đó khơng chỉ là nghenói- đọc- viết mà cịn nắm vững giá trị thẩm mĩ nằm trong bề sâu của câu từ, hiểu
rõ thông điệp của nhà văn. Đồng thời qua bài học, học sinh biết vận dụng linh hoạt
kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống, rèn luyện kỹ năng
sống qua đó phát triển một cách tồn diện về thể chất, trí tuệ và rèn luyện trở thành
một con người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những
yêu cầu của thời đại mới. Điều đó cho thấy, một tiết học nhàm chán thì khơng
mang lại kết quả, khơng đạt được mục tiêu một cách tròn trịa. Cách dạy truyền
thống như: thầy đọc trò chép, dạy nhồi nhét, thầy thuyết giảng như một nhà nghiên
cứu khoa học cần phải thay đổi. Sáng tạo trong dạy học Ngữ văn sẽ xóa bỏ được


những điều xưa cũ, đó là sự nặng nề, khơ khan, nhàm chán và buồn ngủ thay vào
đó là sự hào hứng, sơi nổi, tích cực và đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế giảng dạy nhiều năm của bản thân cũng như việc đi dự giờ của
đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dạy học phát triển năng lực cho người
học rất cần thiết, được xem như mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ
thơng mới.
1


Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, ở phân mơn Văn học, học sinh được
học nhiều văn bản với dung lượng khá lớn, lượng kiến thức tương đối nhiều với
nhiều thể loại khác nhau, do đó địi hỏi thầy cơ phải sử dụng những phương pháp,
kỹ thuật tích cực vào dạy học, đặc biệt là khi dạy các tác phẩm văn học dân gian.
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn đề tài “Đa dạng
hóa các hình thức dạy học sáng tạo thơng qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ
văn 10” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học
môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Văn học dân gian là bộ phận văn học phong phú về cả nội dung lẫn thể loại. Vì thế,
đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về bộ phận văn học này. Riêng trong lĩnh
vực giảng dạy, hầu hết giáo viên chỉ mới đề cập đến phương diện văn bản, tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh chưa được chú trọng ở mức cao. Các năng
lực đặc thù ở học sinh chưa được hình thành, chưa hướng người học đến một mơi
trường văn hóa dân gian sống động.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
“Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thơng qua dạy chủ đề văn
học dân gian Ngữ văn 10 ”, nhằm đưa ra những hình thức dạy học hiệu quả nhằm
khơi gợi sự thích thú, say mê, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh .
Đồng thời, giúp học sinh hiểu rõ về cội nguồn, truyền thống tốt đẹp của cha ông

thuở xưa, biết vận dụng kiến thức hữu ích vào hoạt động diễn xướng, ni dưỡng,
bồi đắp tâm hồn ngày càng tươi đẹp.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT tại đơn vị tôi công tác trong thời
gian năm học 2020- 2021 và 2021- 2022.
2. Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi hướng đến việc “Đa dạng hóa
các hình thức dạy học sáng tạo thơng qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ
văn 10” ( Ban cơ bản).
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Phương pháp điều tra, quan sát
3. Phương pháp thống kê
4. Phương pháp xử lí thơng tin
5. Phương pháp thực nghiệm

2


PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận về dạy học sáng tạo
1.1. Khái niệm dạy học sáng tạo.
Sự sáng tạo là khả năng nhìn nhận thế giới xung quanh theo một góc nhìn
mới, kết nối các sự vật hiện tượng rời rạc lại với nhau để từ đó nảy sinh ra những
sáng kiến độc đáo, hữu ích.
- Hay theo như PGS.TS Phan Dũng: "Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái
gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)"
Sáng tạo là đi tìm cái mới, cách giải quyết mới mà trước đó chưa được nhắc tới.
Đó cũng chính là tiêu chí hướng đến của nhiều lĩnh vực trong đó sự sáng tạo dạy
học sẽ góp phần phát triển năng lực của học sinh, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú

của người học. Dạy học sáng tạo sẽ là bước đệm quan trọng trong việc chuyển đổi
của giáo dục. Mà trong đó, người giáo viên đóng vai trị cốt lõi, đóng góp vào sự
thành cơng của mỗi phương pháp dạy học mới.
Như vậy hiểu đơn giản dạy học sáng tạo là giáo viên đưa ra những cách
thức mới mẻ vận dụng vào tiết học để truyền tải những kiến thức bài học vào trong
thực tế, biến những tri thức hàn lâm trở nên gần gũi để học sinh áp dụng vào thực
tiễn một cách dễ dàng nhất.
1.2. Vai trò của dạy học sáng tạo
Trong hai bài diễn thuyết trên TED talk, Sir Ken Robinson đã nêu lên tầm
quan trọng của sáng tạo trong nền giáo dục ngày nay đó là “Liệu rằng trường học
đã giết chết sự sáng tạo” và “Làm thế nào để có thể thốt khỏi thung lũng chết của
giáo dục”. Để làm được điều đó, có lẽ chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công
việc, nhưng trong đó quan trọng nhất vẫn là hoạt động dạy học, giáo viên – người
có thể tạo dựng được mơi trường học tập sáng tạo – người thực hành các phương
pháp giảng dạy sáng tạo – người là hình mẫu và truyền cảm hứng cho học sinh về
sự sáng tạo.
Trước sự phát triển như vũ bão của thời đại thì các phương pháp dạy học
truyền thống sẽ được thay thế. Người dạy cần phải đổi mới mình từng ngày và
người học cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ“ đồng sáng tạo” để tạo ra những giờ
học sáng tạo. Như vậy, sáng tạo trong dạy học có vai trị rất quan trọng.
Trước hết, sáng tạo trong dạy học sẽ tạo nên niềm vui và sự hào hứng cho
học sinh. Các lớp học sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh học tập trong niềm vui. Các
hoạt động giảng dạy như kể chuyện, diễn kịch, thiết kế mơ hình… sẽ giúp học sinh
học tập mà không cảm thấy bị áp lực. Học sinh sẽ có cơ hội tương tác với các bạn,
nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên, được thể hiện bản thân, được lắng nghe và chia
3


sẻ. Chính điều đó khiến cho việc học khơng cịn cảm giác nhàm chán, nặng nề.
- Không giống như các phương pháp giảng dạy truyền thống, các lớp học

sáng tạo cho học sinh cơ hội thể hiện bản thân. Cho dù đó là cuộc tranh luận hoặc
thảo luận trong lớp học hoặc các chuyến đi thực địa, học sinh có cơ hội bước ra
khỏi vùng an toàn và thể hiện bản thân. Việc có cơ hội được thể hiện sẽ mang lại
cho học sinh cảm giác sung sướng và có động lực học tập.
- Sáng tạo có thể kích thích khả năng tư duy tưởng tượng ở học sinh. Đó là
lý do tại sao giáo viên thúc đẩy các hoạt động như câu hỏi mở, hoạt động nhóm,
các buổi thảo luận, tranh biện. Một số giáo viên khéo léo sử dụng các kỹ thuật này
để dạy những bài học khó để khiến học sinh học một cách vui vẻ và dễ dàng. Các
câu hỏi mở sẽ mở ra một thế giới tư duy giàu trí tưởng tượng và học sinh có thể
đưa ra những câu trả lời sáng tạo.
- Sự sáng tạo rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của học sinh. Học
sinh phải học cách tương tác và thể hiện bản thân trước các bạn xung quanh. Sáng
tạo cho học sinh tự do khám phá môi trường xung quanh và học hỏi những điều
mới. Học sinh sẽ ln thích một khung cảnh lớp học giúp chúng khám phá tự do
mà khơng có bất kỳ ranh giới nào. Khi học sinh có thể thể hiện cảm xúc thật của
mình một cách sáng tạo trong lớp học, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn.
- Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Các hoạt động động não sẽ kích
thích các kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh. Sáng tạo thực sự có thể thay đổi
cách học sinh tiếp cận một vấn đề, suy nghĩ sâu và giàu trí tưởng tượng hơn. Với
cách này, học sinh có thể đưa ra được nhiều giả thuyết và giải pháp khác nhau,
được thử, sai là làm lại để từ đó thực sự làm chủ quá trình học tập của bản thân.
- Cải thiện sự tập trung và sự chú ý: Khoảng chú ý hoặc tập trung trung bình
của một học sinh ở bậc tiểu học chỉ khoảng vài phút, đối với các lớp trên cũng
không quá 10 phút. Các phương pháp giảng dạy truyền thống thường gây nhàm
chán khiến học sinh cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung. Các chiến lược giảng dạy
sáng tạo sẽ cải thiện sự tập trung và sự chú ý của học sinh, từ đó khiến thời gian
dành cho việc học trở nên hiệu quả hơn.
- Việc tìm được điều là niềm đam mê và theo đuổi nó chính là yếu tố tạo nên
thành cơng trong cuộc sống. Trong các lớp học sáng tạo, học sinh được học tập với
các hoạt động học tập đa dạng dựa trên thế mạnh của người học. Học sinh có cơ

hội theo đuổi niềm đam mê của bản thân cho dù đó là âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca, vẽ
hoặc các loại hình nghệ thuật khác. Điều này mang lại học sinh cảm giác hạnh
phúc, tự do và thoải mái để sáng tạo.
- Những người sáng tạo thường có lợi thế hơn hẳn trong tương lai so với
những người có kỹ năng học tập đơn thuần. Nhất là trong bối cảnh thế giới có
những chuyển biến mạnh mẽ như ngày nay, kĩ năng sáng tạo sẽ giúp học sinh có
4


khả năng thích ứng và khẳng định mình, tạo ra sự khác biệt của bản thân trong
cuộc sống. Chính các lớp học sáng tạo là nơi nuôi dưỡng và chuẩn bị điều đó cho
học sinh.
- Tư duy đổi mới: Câu hỏi mở và thảo luận trong lớp là hai chiến lược giảng
dạy sáng tạo phổ biến giúp học sinh phát triển tư duy đổi mới. Học sinh có cơ hội
suy nghĩ nghiêm túc hơn các chủ đề và đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Các lớp học
sáng tạo luôn đòi hỏi học sinh phải làm việc và tư duy tích cực để tạo nên những ý
tưởng và sản phẩm mới chứ không phải là lặp lại một cách máy móc các kiến thức
trong sách. Đó cũng là nơi mà học sinh được rèn luyện tư duy đổi mới trước khi
bước vào cuộc sống.
- Thúc đẩy việc học tập suốt đời: Một người có tư duy sáng tạo ln có
mong muốn học những điều mới. Đó chính là kĩ năng học tập suốt đời. Nó giúp
học sinh ln tích cực tham gia vào các hoạt động học tập không chỉ trên lớp mà cả
ngồi cuộc sống. Nói cách khác, chính các lớp học sáng tạo sẽ dạy học sinh các kĩ
năng cần thiết của việc học tập suốt đời.
Như vậy có thể khẳng định, sáng tạo trong dạy học là việc làm hết sức cần thiết
và cấp thiết. Mỗi giáo viên cần phải nỗ lực hết mình để đổi mới các hình thức dạy học
phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
1.3. Các hình thức dạy học sáng tạo
Đổi mới phương pháp dạy học là tiêu chí mà các nhà trường đặt ra từ trước
đến nay. Trong nhiều năm qua, giáo viên đã áp dụng rất nhiều hình thức để truyền

tải nội dung bài học. Tuy nhiên, đa số giáo viên đều còn đơn điệu, bị động, chưa
xem học sinh là trung tâm nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các
em. Đó là các hình thức dạy học như: nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, đọc diễn
cảm….Chính vì thế mà các tiết học chưa thật sinh động, chưa tạo được hứng thú
cho người học.
Trước yêu cầu của chương trình trung học phổ thơng mới đặc
biệt là đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi người dạy phải vận dụng một số hình thức
và kĩ thuật dạy học tích cực. Đối với mơn Ngữ văn, sáng tạo trong quá trình dạy
học lại hết sức cần thiết. Để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ học nhiều giáo viên đã áp dụng rất nhiều hình thức sáng tạo, nhiều tiết
học đã được khốc lên mình tấm áo mới đa màu sắc. Trong mn vàn hình thức
dạy học sáng tạo, bản thân tơi đã áp dụng một số hình thức dạy học sáng tạo chủ đề
văn học dân gian ở chương trình ngữ văn 10 và đạt được hiệu quả khả quan. Đó là:
+ Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh qua hoạt động khởi động
+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Tích hợp liên mơn
+ Tổ chức và lồng ghép trị chơi: đuổi hình bắt chữ, ghép tranh, giải ơ chữ,
5


vịng quay kì diệu….
+ Đóng vai, hóa thân vào nhân vật văn học
Dạy văn là cơng việc khơng chỉ địi hỏi cơng sức mà cịn cả tâm sức của
người dạy. Bởi “ văn học là nhân học”, nó khơng đơn giản dừng lại ở tri thức, kĩ
năng mà còn giáo dục cả về nhân cách, gieo vào tâm hồn các em niềm tin, bản lĩnh
để vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời cịn hình thành và phát huy ở các em năng
lực làm chủ và phát triển bản thân và năng lực xã hội.
2. Cơ sở lý luận về chủ đề văn học dân gian trong chương trình ngữ văn
cơ bản 10.
2.1. Hướng tiếp cận các văn bản văn học dân gian trong chương trình Ngữ

văn cơ bản 10.
Nhắc đến văn học dân gian, có lẽ ai trong mỗi chúng ta đều nhớ đến một bộ
phận văn học ra đời từ xa xưa, khi chữ viết chưa xuất hiện. Văn học dân gian là bộ
bách khoa vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức và tài năng nghệ thuật tư
tưởng, tình cảm của nhân dân. Nó chính là cội nguồn của văn học dân tộc. Chính vì
vậy, khi tìm hiểu về văn học Việt Nam chúng ta không thể bỏ qua chủ đề văn học
dân gian. Dạy học về văn học dân gian chính là hành trình giúp học sinh tìm về
nguồn cội, tinh hoa về tư tưởng, cảm xúc được kết tinh từ ngàn đời của cha ơng.
Văn học dân gian đóng vai trị quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa
dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ sau.
Qua thực tế giảng dạy ở trường trung học phổ thông hiện nay tôi nhân thấy
rằng đa số học sinh chưa thật sự trân trọng cái hay, cái đẹp của văn học dân gian.
Bởi lẽ, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã lôi kéo các em vào những tác
phẩm có tính chất “ ăn theo”, “ăn xổi” từ điện thoại, ipat, tivi….. khoảng cách giữa
các em với văn học dân gian lại càng kéo xa hơn. Mặt khác, trong quá trình giảng
dạy giáo viên khai thác tác phẩm cịn theo kiểu diễn xi truyền thống, chỉ đầu tư ở
các tiết thao giảng, dự giờ..chưa mạnh tay, thẳng tay ở các tiết học khác. Vì thế,
học sinh chưa nhận ra được cái hay, cái đẹp, nét độc đáo của văn bản dẫn đến tình
trạng khơng có hứng thú, khơng tích cực, sáng tạo khi tiếp nhận. Các em thường
nhầm lẫn các chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm kia, nhiều khi còn sáng tạo
quá đà so với văn bản gốc.
Nhịp cầu đầu tiên nối liền việc học Văn ở bậc THCS sang bậc THPT chính
là các tác phẩm văn học dân gian. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của phương
pháp dạy học sáng tạo khi dạy truyện dân gian, cụ thể là dạy tác phẩm văn học dân
gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Bài toán đặt ra đối với giáo viên là ngay
từ bài học đầu tiên phải giúp các em có hứng thú say mê học tập mơn Ngữ văn
thông qua sự hấp dẫn, lôi cuốn từ những truyện cổ tích, truyền thuyết, câu ca dao...
giúp các em không chỉ nhận biết thể loại, thông hiểu nội dung mà còn biết vận
6



dụng hành văn và giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Để từ đó tạo đà bước
những bước tiếp theo trong việc học môn Ngữ văn cho các em học sinh.
2.2. Sơ lược về văn bản dân gian và nội dung các văn bản dân gian trong
chương trình Ngữ văn cơ bản 10.
Văn học dân gian Việt Nam giữ một vai trị quan trọng trong chương trình
văn học của nhà trường phổ thong. Nó góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, giáo
dục nhân cách cho học sinh. Đồng thời, qua văn học dân gian học sinh có điều kiện
tốt nhất, hiệu quả nhất để tiếp cận nền văn hóa của dân tộc.
Văn học dân gian cịn được gọi là văn chương bình dân hay văn chương
truyền miệng. Khái niệm chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao
động, phát sinh từ thời kì nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong các xã hội có
giai cấp cho đến cả thời kì hiện đại. Văn học dân gian tồn tại và phát triển trong
mối lien quan chặt chẽ với các hoạt động lao động và sinh hoạt gia đình, sinh hoạt
xã hội của nhân dân và thể hiện thành những sinh hoạt văn hóa dân gian.
VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
Các tri thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ những
đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
Hệ thống thể loại của văn học dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân
ca, vè, truyện thơ, chèo.Dựa vào đặc trưng thể loại, người ta chia thành 2 nhóm: tự
sự dân gian ( sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện cổ tích, truyện
ngụ ngơn, truyện thơ) và trữ tình dân gian( tục ngữ, ca dao, câu đố, dân ca, vè,
chèo).
Theo khảo sát của cá nhân tơi thì hệ thống văn bản văn học dân gian ở đầu
chương trình Ngữ văn 10 được sắp xếp theo thể loại tự sự: sử thi ( Chiến thắng
Mtao Mxây), truyền thuyết ( Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy),
truyện cổ tích ( Tấm Cám), truyện cười ( Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai
mày) và trữ tình dân gian ( Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài
hước). Cách sắp xếp này làm nổi bật đặc trưng thể loại, thuận lợi để học sinh đối

chiếu, so sánh thể loại này với thể loại kia phát huy được tính sáng tạo, tích cực ,
chủ động của học sinh.
Tiếp cận các tác phẩm tự dân gian, giáo viên không chỉ giúp học sinh khai
thác nội dung và đặc sắc nghệ thuật của mỗi tác phẩm theo đặc trưng thể loại và
phải tạo ra hứng thú để các em rút ra được thông điệp và bài học mà ông cha ta gửi
gắm, đồng thời giúp các em hóa thân vào nhân vật tái hiện một cách nhuần nhuyễn
và sinh động các chi tiết trong tác phẩm.
Ví dụ khi dạy truyện cổ tích “ Tấm Cám”, giáo viên hướng dẫn học sinh
khai thác được: + thể loại truyện cổ tích: khái niệm, đặc trưng, phân loại đặc biệt là
7


đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. Từ đó liên hệ đến các tác phẩm dân gian khác
cùng mô típ.
+ Phân tích được các mối mâu thuẫn, xung đột trong truyện:
mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn xã hội.
+ Ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật: yếm đỏ, cá bống, lễ hội
thử giày, các lần hóa thân, các yếu tố thần kì,…
Từ đó, giáo viên giúp học sinh rút ra được những bài học ý nghĩa để vận dụng vào
thực tiễn: Đó là bài học về lối sống: “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão”, bài học
mối quan hệ xã hội: Trong cuộc sống, những lúc gặp khó khăn chúng ta phải nhờ
đến sự giúp đỡ của bạn bè và mọi người xung quanh. Bài học về sự đấu tranh:
muốn lấy lại hạnh phúc bản thân phải đứng lên để đấu tranh, không nên nhẫn nhục
và cam chịu.
Văn bản trữ tình dân gian bao gồm: ca dao than thân, u thương tình
nghĩa và ca dao hài hước. Có thể nói, ca dao là thể loại có số lượng phong phú
diễn tả đời sống nội tâm của con người lao động. Ca dao là viên ngọc quý, là
tấm gương soi chiếu tâm hồn con người. Ca dao dạy cho chúng ta nhiều bài học
quý: yêu thương con người, kinh nghiệm lao động sản xuất, về truyền thống tốt
đẹp, đối nhân xử thế…

Nếu trong tác phẩm tự sự, đối tượng hướng đến là thế giới khách quannhững gì xảy ra ở ngoài thực tại, độc lập với con người, nội tâm được ngoại hiện
bằng hành động, những lời nói, cử chỉ của nhân vật… thì trong tác phẩm trữ tình,
đối tượng hướng đến để phản ánh là đời sống nội tâm, cảm xúc của con người
trước thực tại. Trong quá trình tìm hiểu ca dao, một cơng việc quan trọng là cần
tìm hiểu về cái tơi trữ tình. Ca dao cũng như các thể loại khác của VHDG mang
tính tập thể trong sáng tác, tính truyền miệng trong lưu hành, giao tiếp khiến cái tơi
trữ tình của ca dao khơng có dấu vết cá nhân, cá thể. Trong ca dao dân ca Việt
Nam, cái tơi trữ tình thường là những cảm xúc chủ đạo được thể hiện tinh tế, đa
dạng. Vì thế, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải giúp học sinh khai thác được
ý nghĩa bề sâu trong từng câu chữ bằng các hình thức sáng tạo để lưu giữ trong trí
nhớ của các em những câu ca, điệu hát giàu ý nghĩa.
Như vậy, văn học dân gian là bộ phận có ý nghĩa quan trọng. Mục đích khi
dạy chủ đề văn học dân gian là giúp học sinh biết giữ gìn và phát huy được những
nét đẹp truyền thống của cha ông. Chủ đề đặt ở mở đầu của chương trình Ngữ văn
10 THPT nên nó sẽ là tiền đề định hướng cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể
loại, rèn kĩ năng hành văn nghị luận, vận dụng để giải quyết các tình huống trong
thực tiễn và định hướng tương lai của các em.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thực trạng dạy và học, nguyên nhân tồn tại.
8


Từ thực tế, vấn đề đổi mới dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở
giáo dục. Ở trường THPT Nam Yên Thành, vấn đề này cũng hết sức được quan
tâm từ chỉ đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ của đồng
nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy - học các văn bản văn học dân gian trong
chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực, đặc biệt
là năng lực sang tạo của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:

Thứ nhất: dạy đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những
cảm nhận của giáo viên về văn bản. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên
thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài đề phục vụ
cho kiểm tra, thi cử mà chưa thật sự quan tâm đến việc tạo hứng thú, sự sáng tạo,
tích cực cho học sinh . Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới các thầy
cô chưa đưa ra được các câu hỏi, bài tập hoặc các tình huống thực tiễn để học sinh
liên tưởng và áp dụng các kiến thức đã học.
Thứ hai: để chuẩn bị cho bài mới, giáo viên thường xuyên yêu cầu học sinh
về đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa mà chưa chú ý trong việc giao
nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, mơi trường xung quanh, tìm các
vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học kế tiếp để học sinh có tâm thế vào
bài mới một cách hứng thú hơn. Giáo viên thường không chú ý dành thời gian để
các em đưa ra các khúc mắc và giải đáp cho các em về những hiện tượng các em
quan sát được trong cuộc sống. Trong quá trình dạy học, giáo viên đã tiến hành dạy
học tích hợp, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích
hợp vào bài học như Tấm Cám, An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy….còn
cứng nhắc, qua loa. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều
môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập (ví dụ như khi dạy
bài An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy có thể vận dụng kiến thức của mơn
địa lí, lịch sử, giáo dục quốc phịng…). Rõ ràng, việc tích hợp nội mơn và liên mơn
chưa thật sự hiệu quả. Chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ
năng mới.
Thứ ba: việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn
mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu
dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại dựa
dẫm, ỉ lại chưa thật sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt tính dân
chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận
quan điểm bất đồng để hình thành cá nhân, tất cả đều chưa đảm bảo. Bên cạnh đó,
phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng. Nếu
có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lý các tình huống giả định, trình bày

một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ
9


thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các năng lực của người học.
Mặc dù cũng đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay
đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà
nguyên nhân là:
Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng nề phương pháp truyền thống truyền thụ
một chiều; còn áp đặt, đổ dồn kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc dạy học còn hạn chế - một phần là do kỹ năng sử
dụng máy chiếu của họ hạn chế, chỉ sử dụng ở các tiết thao giảng còn các tiết dạy
trên lớp chủ yếu là dạy chay do sợ mất thời gian soạn giáo án. Mặt khác có thể do
cơ sở vật chất của nhà trường chưa chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy, không đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Về phía học sinh: Học sinh trường THPT Nam Yên Thành chủ yếu là học
sinh nơng thơn, có hướng đi xuất khẩu lao động nên việc tiếp cận và tìm tịi những
thơng tin cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập
phù hợp, chưa tích cực chủ động trong việc tìm tịi nghiên cứu bài học và chưa có
ý thức vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người
học để sau mỗi bài học, học sinh khơng chỉ có hiểu biết (kiến thức) mà cịn phải
phát triển các năng lực trong đó chú trọng đến năng lực sáng tạo, chủ động và tự
học của học sinh.
2. Thuận lợi và khó khăn.
2.1 Thuận lợi:
- Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn nhận được quan tâm chỉ
đạo sát sao từ lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được ban

giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện tích cực như thực hiện thao giảng
nhân các ngày lễ lớn trong năm học khuyến khích sử dụng cơng nghệ thông tin
trong dạy học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh
làm trung tâm để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh.
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và giàu kinh nghiệm, có trình độ chun mơn
vững, được đào tạo trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn, BDTX, bồi
dưỡng về chuyên môn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm.
- Đa số học sinh học tập tích cực và có sự tương tác chặt chẽ với giáo viên
trong quá trình dạy học.
- Văn học dân gian là bộ phận văn học khá gần gũi, quen thuộc với các em
nên nhiều em dành sự yêu thích cho bộ phận văn học này.
10


- Cơ sở vật chất trong mấy năm nay đã được đầu tư: Mạng, máy tính, máy
chiếu được trang bị phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về vi tính để
khai thác thơng tin trên mạng Internet.
- Nhiều học sinh có năng khiếu văn nghệ: ca hát, diễn xuất….
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi trên thì trong q trình dạy học cịn một số
khó khăn ảnh hưởng đến việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh như:
Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thống truyền thụ kiến thức mà chưa chú ý
đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở học sinh.
Một số học sinh chưa có động cơ học tập, thời gian dành cho việc học cịn ít,
chú tâm vào trị chơi đánh điện tử, facebook…Một số phụ huynh cũng chưa thật sự
quan tâm đến việc học của con cái. Họ cịn có suy nghĩ phó mặc cho nhà trường,
“Trăm sự nhờ thầy”. Do chủ yếu là con nhà nông nên nhiều gia đình học sinh của
trường THPT Nam Yên Thành chưa có máy tính nên việc khai thác nguồn thơng
tin thời sự về các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống trên mạng để phục vụ cho

việc học còn hạn chế.
III. ĐA DẠNG HĨA MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC SÁNG TẠO
THÔNG QUA DẠY CHỦ ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN NGỮ VĂN CƠ BẢN 10.
Văn học dân gian Việt Nam chiếm số lượng số tiết học khá nhiều và được
đặt ở mở đầu của chương trình Ngữ văn 10. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của
bộ phận văn học ra đời từ ngàn xưa này. Mặt khác, sự sắp xếp đó cũng góp phần
tạo nên sự hứng thú, khơi dậy ở các em truyền thống nhớ về nguồn cội, biết gìn giữ
và phát triển tinh hoa văn hóa, văn học dân tộc. Vậy nên, mỗi giáo viên cần phải
lựa chọn các hình thức khác nhau để giúp học sinh sống lại trong không gian đậm
màu sắc qua truyện cổ tích hay khơng gian lịch sử hào hùng khi đọc truyện truyền
thuyết… Trong đề tài sáng kiến này, người viết đề xuất một số những hình thức
dạy học sáng tạo để phát triển năng lực học sinh, phát huy tính chủ động tích cực
sáng tạo của các em qua dạy học chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10
1.Tạo hứng thú và phát huy năng lực phẩm chất học sinh thông qua
hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học
sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ
năng mới. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng
dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu
xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên
quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh
bước vào bài học mới. Có thể nói hoạt động khởi động có nhiệm vụkhơi gợi, kích
11


thích học trị mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo
trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Hơn nữa, nếu hoạt động khởi động càng đa
dạng thì sẽ ln tạo nên những bất ngờ, thú vị cho HS. Vì thế người học sẽ khơng
cịn cảm giác lo lắng, căng thẳng... như khi GV kiểm tra bài cũ. Muốn như vậy,
hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền

đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tịi, giải quyết vấn
đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở vấn
đề của bài học, kích thích trí tị mị và tạo hứng thú cho các em học sinh.
Giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng phần mềm trò chơi. Nhiều phần mềm
trị chơi có kết hợp âm thanh và hình ảnh sinh động sẽ góp phần thu hút và tạo
hứng thú cho HS. Rất nhiều trị chơi ngồi mục đích giải trí cịn có thể giúp HS ơn
tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến
cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Giáo
viên có thể vào bài mới qua việc tổ chức các trò chơi nhanh như: Đuổi hình bắt
tác phẩm, Giải ơ chữ, Vịng quay kì diệu, Ai nhanh hơn, Thi tài hiểu biết…
- Chuẩn bị: Ở hoạt động khởi động bài học, giáo viên chuẩn bị máy tính,
máy chiếu, một số hình ảnh, đoạn phim, đĩa nhạc ... (nếu khơng có máy móc
cơng nghệ thì giáo viên có thể in sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học.
Sau đó thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến
thức của bài học.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên:
GV nêu câu hỏi, cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài
học ( nếu là video GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp).Sau
thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết
thúc hoạt động, giáo viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể
ghi điểm cho học sinh nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Từ đó dẫn vào bài mới.
+ Hoạt động của HS: HS xem hình ảnh, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm
tùy theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học.
Ví dụ 1: Khởi động bài “Ca dao yêu thương, tình nghĩa” bằng việc tổ chức
HS tham gia trị chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”. Cách thức tổ chức: Trên máy
chiếu sẽ hiện ra các hình ảnh là các gợi ý liên quan đến các bài ca dao:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
12


- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
HS nhìn hình để đọc ra các bài ca dao. Đây đều là các bài ca rất quen thuộc và gần
gũi với các em, cùng nói về chủ đề u thương nghĩa tình. Thơng qua tổ chức trị chơi
trên mà GV định hướng HS tìm hiểu nội dung bài mới một cách đầy hứng thú.
Ví dụ 2: bài “Tấm Cám” (Ngữ văn 10), GV có thể tiến hành hoạt động khởi
động bằng hình thức cho HS xem tranh và đoán tên truyện. Các truyện “Thạch Sanh”,
“Em bé thơng minh”, “Sọ dừa”, “Ơng lão đánh cá và con cá vàng” đều là những truyện
cổ tích các em đã được học từ cấp 2. Do vậy, sau khi học sinh đoán tên các truyện trên,
GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm bàn khoảng 2 phút và trả lời câu hỏi:
? Em hãy kể tên một số kiểu nhân vật quen thuộc thường xuất hiện
trong truyện cổ tích
(Đáp án: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ,
nhân vật thơng minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật, con vật…)
Các hình ảnh được sử dụng:

(Tranh 1: Ông lão đánh cá và con cá vàng)

(Tranh 2: Em bé thông minh)
13


(Tranh 3: Thạch Sanh)

(Tranh 4: Tấm Cám)

Với hình thức khởi động này, GV đã giúp HS nhớ lại một thể loại của loại
hình văn học dân gian (truyện cổ tích) mà các em đã được học. Từ đó, HS tiếp cận
bài học mới được dễ dàng và hiệu quả hơn.
14


Ví dụ 3: Khởi động bài “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng
Thủy”, GV cho HS xem video phim tư liệu “Đền Cuông – cội nguồn truyền thuyết
An Dương Vương”. HS xem video phim tư liệu và trả lời câu hỏi:
Qua đoạn video vừa xem, em có thêm hiểu biết gì về nguồn gốc ra đời của
truyền thuyết – một thể loại văn học dân gian?
Như vậy, để thực hiện các hoạt động khởi động bài học như trên, giáo viên
đã vận dụng các phương pháp pháp dạy học tích cực như:
- Phương pháp dạy học nhóm (học sinh trao đổi thảo luận với bạn rồi đưa ra
ý kiến)
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (học sinh nghiên cứu cụ thể
1 nhân vật văn học đã biết đến).
- Phương pháp giải quyết vấn đề (động não, suy nghĩ và giải quyết các câu
hỏi/ bài tập tình huống mà giáo viên đưa ra)
1. Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy văn học dân gian nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh.
Để giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức, GV có thể sử dụng nhiều phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Trong đó, phương pháp hoạt động nhóm đem lại
hiệu quả khá cao. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích
cực, tính trách nhiệm, phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp,
thuyết trình của học sinh. Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy
được trách nhiệm giải quyết nhiệm vụ chung của mình. Vì vậy các thành viên của
nhóm phải gắn kết với nhau theo cách nghĩ mỗi cá nhân cũng như tồn nhóm chỉ
có thể thành cơng nếu cố gắng hết sức mình. Nếu một bạn nào trong nhóm khơng
hồn thành thì chắc chắn nhiệm vụ của cả nhóm sẽ khơng hồn thành. Vì vậy, ngay

từ đầu tôi xác định rõ cho các em hiểu được trách nhiệm của mình trong nhóm học
tập là: thực hiện nhiệm vụ được giao - đảm bảo các thành viên trong nhóm mình
đều hồn thành nhiệm vụ được giao (bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn
mình để nhiệm vụ của nhóm được hồn thành, nhắc các bạn cùng tham gia thảo
luận). Để kích thích sự hứng thú ở học sinh, bản thân tôi đã sử dụng nhiều kĩ thuật
chia nhóm khác nhau để tránh sự nhàm chán: Chia nhóm theo nhân vật văn học,
nhóm Họa sĩ, nhóm Hùng biện, nhóm nhà thơ, nhóm cùng tháng sinh, cùng sở
thích….
Dù hình thức tổ chức nhóm cặp hay nhóm bàn, nhóm lớn, giáo viên cũng
phải tuân thủ cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo qui trình 5 bước cơ bản sau:
+ Bước 1: GV nêu nhiệm vụ, có thể chiếu câu hỏi lên máy chiếu (nếu khơng
có máy chiếu có thể dùng bảng phụ)
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận.
+ Bước 3: Bao quát, kiểm tra quá trình hoạt động của học sinh.
+ Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
15


+ Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá – kết luận
Như vậy, chúng ta có thể thấy phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tránh
được cách dạy học thụ động trước đây, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động,
sáng tạo. Học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của
thầy cô, các em có cơ hội sẻ chia kiến thức, trình bày trước lớp. Do vậy, giờ học sẽ
rất sôi nổi, học sinh hứng thú. Các em nắm chắc kiến thức và ghi nhớ sâu, tránh
được cách học vẹt, học hình thức trước đây. Và quan trọng hơn học sinh được rèn
luyện thêm nhiều kĩ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản
biện, kỹ năng hợp tác… Từ đó giúp các em phát triển tồn tồn diện cả năng lực và
phẩm chất.
Ví dụ: áp dụng phương pháp học nhóm vào giảng dạy bài “Ca dao than thân”.
Mục tiêu của bài học là: giúp HS hiểu được thân phận, nỗi niềm của người

phụ nữ, người nông dân ngày xưa; thấy được giá trị nghệ thuật của những hình ảnh
so sánh, ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao. Để đạt được mục tiêu trên, GV có thể tổ
chức hoạt động nhóm như sau:
* Hoạt động hình thành kiến thức:
Nhóm 1: (tổ 1 và tổ 2) thảo luận tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài ca dao
số 1, 2.
Nhóm 2: (tổ 3 và tổ 4) thảo luận tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài ca dao
số 3, 4.
* Hoạt động luyện tập:
Thảo luận nhóm bàn câu hỏi: Liệt kê những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu
tượng của chùm ca dao trong bài học. Những hình ảnh này có phổ biến trong ca
dao khơng? Vì sao?
* Hoạt động vận dụng:
GV giao nhiệm vụ cho nhóm tổ. Bài tập: Sưu tầm và viết đề cương giới
thiệu chùm ca dao về chủ đề than thân.
3. Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy
văn học dân gian.
Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều mơn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học cịn "liên mơn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích
hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên mơn" và ngược lại. Ở mức độ thấp thì
dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào
q trình dạy học một mơn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng...
Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan
16


với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một

cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh
việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học
khác nhau.
Bằng phương pháp vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức các ngành khoa học
, GV đã dẫn dắt người học cùng tham gia khám phá, tìm hiểu tác phẩm thơng qua
hệ thống câu hỏi mở, có đích hướng của người dạy khiến bài giảng trở nên cuốn
hút, lớp học trở nên sôi động, tác phẩm văn học được khai thác sâu, rộng. Hiệu quả
của bài giảng không chỉ giúp người học thấy được giá trị của tác phẩm văn học mà
cịn thấy được giá trị văn hóa – xã hội – giáo dục, giá trị hiện đại, tính thời sự của
nó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó khẳng định sức sống mãnh liệt của
văn học dân gian trong lịng dân tộc.
Ví dụ: Khi giảng dạy truyện tổ tích “Tấm Cám”, Gv có thể tích hợp nhiều
lĩnh vực khoa học với hệ thống các câu hỏi như sau:
Tích hợp
mơn học

Câu hỏi của GV

Lịch sử địa Vì sao truyện có

tên: “Tấm Cám”?

Giáo dục 1. Vì sao Tấm bị
cơng dân/ ngược đãi?
Pháp luật 2. Vì sao mẹ con
Cám ngăn Tấm đi lễ
hội?
3. Vì sao Tấm khóc?
Diễn biến tâm lý của
Tấm qua các lần bị

hại?

Dự kiến câu trả lời của
HS

Bài học/ Ý nghĩa
giáo dục

Cha mẹ đặt tên con dân
dã, gần gũi đời sống

Nhắc nhở cội nguồn:
nền văn minh lúa
nước của dân tộc
(tấm và cám nguồn
gốc từ hạt lúa)

- Tấm là con ghẻ

- Sống phải tn theo
- Vì ích kỷ, ghét và coi pháp luật và có đạo
đức.
thường Tấm
- Bị lừa lấy hết cá, bị ăn - Cần phản ứng khi bị
mất cá bống, phải nhặt ngược đãi, khơng
thóc, khơng có quần áo cam chịu bất cơng vơ
lý, cần có kỹ năng tự
đi trảy hội.
bảo vệ bản thân.
Nhờ Bụt giúp đỡ.

- Ở hiền gặp lành

1.Vì sao Tấm đến
được hội?
Như vậy, chúng ta có thể thấy. nếu vận dụng tốt phương pháp dạy tích hợp,
GV sẽ dẫn dắt học trị khai thác bài giảng được sâu sắc, đa diện, đa chiều, người
học được khôn lớn, trưởng thành, giàu vốn sống hơn, biết cách ứng xử tình huống
tốt hơn. Đây là định hướng mới và đúng đắn của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
17


4. Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian – tăng cường các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính
tự chủ của học sinh. Về cơ bản đây là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự
chủ cá nhân. Khi dạy văn học dân gian, giáo viên có thể tăng cường các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú. Trong đó, sân
khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian là một hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp
dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em được tự chọn
lựa tác phẩm, được tham gia vào quá trình sáng tác kịch bản, được cùng đưa ra ý
kiến thiết kế sân khấu... Sân khấu hóa tác phẩm chính là một hình thức đưa các tác
phẩm văn học dân gian vào đời sống, giúp tác phẩm văn học dân gian gần gũi hơn các
các em học sinh, giúp các em một lần nữa khắc sâu được kiến thức bài học. Sân khấu
hóa văn học dân gian cũng giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường
sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm dân gian của nhân dân lao động, từ
đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị của văn học dân gian.
Ví dụ:
- Thi tiếng hát dân ca: học sinh hát các làn điệu dân ca theo chủ đề tự chọn
(dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc Bộ...)

- Thi sáng tác ca dao, dân ca: học sinh tự sáng tác bài ca dao hoặc sáng tác
các làn diệu dân ca (có thể dựa trên nền nhạc có sẵn – viết lời).
- Đóng kịch: Tấm Cám, Mỵ Châu – Trọng Thủy.
KỊCH TẤM CÁM
CẢNH 1: TẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐI XEM HỘI
Nhạc dân gian nổi lên : HS phụ họa 1 vài động tác múa trong ngày hội.
Năm cô thơn nữ (cùng nói một lúc, giọng háo hức vui vẻ): Hội làng đã mở rồi, mình
đi xem hội các chị em ơi. (cười )
Thôn nữ 1: này các chị ơi. Mình gọi chị Tấm cùng đi nhé
Thơn nữ 2: Nhưng giờ này chị Tấm còn phải băm bèo thái khoai, xay thóc giã gạo
liệu có được đi xem hội không nhỉ?
Thôn nữ 3: Khổ thân chị Tấm mồ côi, phải ở cùng dì ghẻ cay ghiệt, làm việc quần
quật suốt ngày trong khi con Cám thì ăn trắng mặc trơn .
Thơn nữ 4: Các chị có biết khơng, hơm nọ con Cám lừa gạt chị Tấm để cướp mất
cái yếm đỏ đấy .
Thơn nữ 5: mẹ con nó cịn lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt trộm, rồi làm thịt con
cá bống mà chị Tấm yêu quí nhất đấy . Đúng là “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy
đời dì ghẻ lại thương con chồng ”
18


Cám và dì ghẻ (vơ tình đi qua nghe thấy bèn lên tiếng): Này này mấy chị kia, các chị
lại to nhỏ nói xấu gì mẹ con tơi đấy hả?
Thơn nữ bấm tay nhau ra hiệu đã nhìn thấy Cám , một người nói : Chúng tơi có nói gì
đâu, chỉ là muốn đến rủ chị Tấm đi xem hội thơi
Dì ghẻ (vừa bước đi vừa nói, giọng đầy nanh nọc): Ở đây làm gì có người đi hội, chỉ
có người làm không hết việc.
Cám (bước ra sân khấu, chỉ tay vào năm cô thôn nữ, giọng ngoa ngoắt): Này này các
người kia! Con Tấm kia á: quần áo tứ thân chẳng có, nón ba tầm thì khơng, thử hỏi
đến hội làm gì.

Năm cơ thơn nữ (giọng đã mất đi vẻ háo hức, dè dặt nói): Chị em chúng tơi cho
mượn đây rồi!
Cám (bĩu môi nguýt): Nhà tôi chẳng phải mượn ai sất! Đi hội đi hè, kéo bè kéo lũ,
hứ! (dùng tay hất chiếc nón quai thao của mấy cơ thơn nữ) Đàn đàn đúm đúm, nón
nón quai quai!
Tấm (đã xuất hiện từ trước, đến giờ chạy ra kéo Cám): Em! Đừng nói các chị ấy như
thế Cám ơi!
Dì ghẻ (kéo Cám về phía mình, chỉ tay vào mặt Tấm): Này, khơng được mắng em
Cám. Con chỉ đua địi theo chúng bạn! Ta có gì mặc nấy có kém ai. Đến nỗi nào phải
mượn nón mượn quai! Con đến hội xem người hay khoe nón! Đừng làm người ta
tưởng dì khơng cho con đủ cơm ăn áo mặc.
Cám (ngt dài nhìn Tấm): Ngữ ấy á, ăn mặc đẹp thì cũng uổng cơng! Có mây ngũ
sắc nhuộm vào thì vẫn cứ là nhem nhuốc.
Dì ghẻ (quay ra nói với các cô thôn nữ): Thôi, xin mời các cô đi trước! Lát ba mẹ
con tôi sẽ đến hội sau.
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền
thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm
tin của nhân dân được sân khấu hóa thơng qua tác phẩm kịch “Tấm cám”
+ Kết cấu của vở kịch : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối
cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
- Phương pháp: Trực quan, đóng 01 vở kịch.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị xây dựng nội dung và tập luyện vở kịch “Tấm
Cám”
19


+ Chuẩn bị về trang phục diễn, âm thanh.

+ Phân vai cho từng nhân vật trong vở kich
1, Hà Phương trong vai Dì ghẻ.
2, Nhã Phương trong vai Cám.
3, Tú Anh trong vai Tấm
4, Ngân Anh, Phương Thúy, Ngọc Mai, Mai Anh, Lệ Bình trong vai 5 cơ
thơn nữ
CẢNH 1: TẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐI XEM HỘI
Nhạc nổi lên → Các em chọn một bản nhạc có tính chất dân gian, dùng cho
ngày hội.
Năm cơ thơn nữ (cùng nói một lúc, giọng háo hức vui vẻ): Hội làng đã mở rồi, mình
đi xem hội các chị em ơi .(cười )
Thơn nữ 1: này các chị ơi. Mình gọi chị Tấm cùng đi nhé
Thơn nữ 2: Nhưng giờ này chị Tấm cịn phải băm bèo thái khoai, xay thóc giã gạo
liệu có được đi xem hội không nhỉ?
Thôn nữ 3 : Khổ thân chị Tấm mồ cơi, phải ở cùng dì ghẻ cay ghiệt, làm việc quần
quật suốt ngày trong khi con Cám thì ăn trắng mặc trơn .
Thơn nữ 4: Các chị có biết khơng , hơm nọ con Cám lừa gạt chị Tấm để cướp mất
cái yếm đỏ đấy .
Thôn nữ 5: mẹ con nó cịn lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt trộm, rồi làm thịt
con cá bống mà chị Tấm yêu quí nhất đấy . Đúng là “Mấy đời bánh đúc có xương,
mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng ”
Cám và dì ghẻ (vơ tình đi qua nghe thấy bèn lên tiếng): Này này mấy chị kia, các
chị lại to nhỏ nói xấu gì mẹ con tôi đấy hử ?
Thôn nữ bấm tay nhau ra hiệu đã nhìn thấy Cám , một người nói : Chúng tơi có nói
gì đâu, chỉ là muốn đến rủ chị Tấm đi xem hội thơi
Dì ghẻ (vừa bước đi vừa nói, giọng đầy nanh nọc): Ở đây làm gì có người đi hội,
chỉ có người làm khơng hết việc.
Cám (bước ra sân khấu, chỉ tay vào năm cô thôn nữ, giọng ngoa ngoắt): Này này
các người kia! Con Tấm kia á: quần áo tứ thân chẳng có, nón ba tầm thì khơng, thử
hỏi đến hội làm gì.

Năm cơ thơn nữ (giọng đã mất đi vẻ háo hức, dè dặt nói): Chị em chúng tơi cho
mượn đây rồi!
Cám (bĩu mơi nguýt): Nhà tôi chẳng phải mượn ai sất! Đi hội đi hè, kéo bè kéo lũ,
20


hứ! (dùng tay hất chiếc nón quai thao của mấy cơ thơn nữ) Đàn đàn đúm đúm, nón
nón quai quai!
Tấm (đã xuất hiện từ trước, đến giờ chạy ra kéo Cám): Em! Đừng nói các chị ấy
như thế Cám ơi!
Dì ghẻ (kéo Cám về phía mình, chỉ tay vào mặt Tấm): Này, khơng được mắng em
Cám. Con chỉ đua địi theo chúng bạn! Ta có gì mặc nấy có kém ai. Đến nỗi nào
phải mượn nón mượn quai! Con đến hội xem người hay khoe nón! Đừng làm người
ta tưởng dì khơng cho con đủ cơm ăn áo mặc.
Cám (ngt dài nhìn Tấm): Ngữ ấy á, ăn mặc đẹp thì cũng uổng cơng! Có mây ngũ
sắc nhuộm vào thì vẫn cứ là nhem nhuốc.
Dì ghẻ (quay ra nói với các cô thôn nữ): Thôi, xin mời các cô đi trước! Lát ba mẹ
con tôi sẽ đến hội sau.
Năm cô thôn nữ (khẽ ngóng lên nhìn Tấm nói): Tấm ơi! Bọn mình đi Tấm nhá!
CẢNH 2: LỜI KỂ BỘC LỘ THÂN PHẬN TẤM VÀ THỦ ĐOẠN CỦA MẸ
CON CÁM
Số lượng nhân vật: Dì ghẻ, Cám và Tấm
Tấm (nghẹn ngào nói): Dì ơi, đêm qua con thức khuya giã gạo, băm hết bèo, cám
lợn nấu xong, nước gánh đầy hai vại bốn cong, nhà trên dưới trong ngồi sạch sẽ.
Dì ghẻ (hất hàm ra hiệu cho Cám) → Cám: Hứ! (đi vào cánh gà bê một cái thúng
ra).
Dì ghẻ (cầm cái thúng từ tay Cám, vừa nói vừa dằn mạnh xuống tay Tấm): Cô chỉ
vội vội vàng vàng đi hội, nên đổ nhầm gạo thóc lẫn vào nhau.
Tấm (kinh hồng nhìn vào thúng): Dì bảo sao cơ ạ?
Dì ghẻ (vỗ tay vào nhau kiểu phân trần giả tạo): Mà việc nhà có phải nhiều đâu!

(quay ra Tấm) Dì nói lắm (Cám hùa vào nói cùng mẹ) dì mang tiếng ác!
Tấm (hồn tồn tuyệt vọng, nặng nề để cái thúng xuống đất): Trời ơi! Thóc đổ lẫn
với gạo ư?
Cám (hất hàm chỉ tay vào mặt Tấm) Mắt lại còn trợn tròn lên như nấm ấy! (tay
chống nạnh, lấy chân hất hất cái thúng)Thế cái gì đây hả?
Dì ghẻ (đắc ý vừa nói vừa cười kiểu ngọt ngào giả tạo): Bây giờ phải nhặt thóc ra
thóc, gạo ra gạo, rồi có hội hè gì thì hẵng đi, con nhá!
Tấm (quỳ xuống nắm lấy vạt áo dì ghẻ, cầu xin): Dì ơi, con quanh năm khổ cực bao
điều. Việc cay nghiệt xin dì hãy bớt!
Dì ghẻ (giật mạnh vạt áo ra, dúi Tấm ngã nằm ra đất): Aaaa! Con này giỏi! Nỏ mồm
khéo mép cũng hay! (Cám nói cùng) Thóc cho lẫn gạo tay mày chứ ai!
21


Cám (kéo mẹ quay đi): Hứ, mặc xác nó, đi thơi mẹ!
Dì ghẻ (vừa đi vừa ngối lại qt): Nhặt nhanh cái tay lên! Hội nhà người ta còn
mở cả ngày cơ đấy. (cười lên đắc ý).
CẢNH 3: TẤM ĐƯỢC BỤT GIÚP ĐỠ
Tấm (tay bưng thúng lên, nghẹn ngào nói): Người sao độc ác phũ phàng! Nỡ đem
gạo trắng thóc vàng trộn nhau! Cha mẹ ơi! Sao con khổ thế này (khóc).
Bụt (khoan thai từ tốn bước lại gần): Vì sao con khóc!
Tấm (đi quanh sân khấu tìm tiếng nói): Tiếng nói ở đâu văng vẳng vọng về ấm áp:
như tiếng mẹ ru hời thuở nhỏ, như tiếng gọi lúc cha về trước ngõ. Ôi, Bụt hiện về
lúc con đang cơ cực, xin hãy giúp con được đến hội làng.
Bụt (vuốt râu, thương cảm nhìn Tấm hỏi): Vì sao con không đi cho sớm, lại ngồi
đây nức nở tủi thân?
Tấm (nghẹn ngào thưa): Bụt ơi! Mẹ con Cám cay nghiệt lắm. Mẹ bắt con ở nhà
(giơ thúng đạo cụ lên, khóc khơng kể được chuyện nữa)
Bụt (nhìn lên trời, giơ cao hai tay): À, đây rồi. Có đàn chim sẻ bay ngang, hãy
nhặt gạo trắng, thóc vàng để riêng!

Tấm (múa theo đàn chim sẻ): Ôi! Chắc chim rõ hết sự đời, chim ơi giúp chị ơn
trời không quên. Bụt nơi cõi Phật đường Tiên, giúp cho con trẻ nên duyên hội làng!
Nhưng Bụt ơi, con nào có váy đẹp, con đâu có giày xinh, nón quai thao chưa từng
được đội, giờ con đi trẩy hội làm sao (khóc).
Bụt (ơn tồn nói): Con hãy vào trong nhà, lấy bốn lọ xương cá bống ngày trước
chôn dưới bốn chân giường lên, tất sẽ có đủ tứ thân ngũ sắc, quai thao ba tầm, hài
thêu loan phượng để đi dự hội. Thôi, ta đi đây!
Tấm (chắp tay cúi đầu): Con xin cảm ơn Bụt! (đi vào cánh gà thay quần áo)
CẢNH 4: HỘI LÀNG, THỬ GIÀY VÀ TẤM LÀM HỒNG HẬU
Hậu kì: Bà con ơi, anh chị em ơi, đi hội làng thôi (múa) → Các em chọn một đội
múa (sau múa đóng luôn vai dân làng) và múa một điệu múa dân gian, giai điệu vui
tươi mang màu sắc lễ hội.
Số lượng nhân vật: dân làng, đức vua, thái giám, dì ghẻ, Cám và Tấm.
Thoại:
Thái giám (nói giọng thật to, rõ ràng và thể hiện màu sắc giới tính): Loa loa loa
loa loa! Hỡi bà con dự hội làng ta, mau về đây mà xem cho rõ:
Nhà vua anh tuấn của ta
22


Ngự trên tuấn mã bước qua cầu kiều
Tiếng vó ngựa bỗng dưng khó hiểu
Bước ngập ngừng nhất quyết khơng qua
Chân cầu cách hội khơng xa
Hồng thượng thiết nghĩ sai ta đi tìm
Mị được vật nằm chìm dưới đáy (chỗ này giơ giày lên)
Chiếc hài xinh tựa mấy bông hoa (ngắm nghía chiếc giày)
Đau đầu nghĩ mãi khơng ra
Hài đẹp như thế này là của ai?
Tìm ra đích thực kì tài

Bèn truyền trong hội xem ai đeo vừa?
Loa loa loa loa loa
Dân làng (thì thầm với nhau): Đến thử hài đi bà con ơi, đến thử hài đi.
Nhà vua (oai phong đĩnh đạc nói): Truyền cho khắp chốn nhân gian, ai vừa hài quý
ta sẽ rước nàng vu quy!
Dân làng (nhốn nháo tranh nhau): Kìa! Kìa! Vừa giày sẽ làm vợ vua, vinh hoa
phú quý có thừa đời sau!
(màn thử hài lần lượt diễn ra, nhân vật thái giám tùy chọn lời thoại để loại bỏ
những người thử)
Dì ghẻ (kéo Cám ra, mắt nhìn dán vào chiếc hài): Ối con ơi đúng dun kì ngộ, mẹ
ni con ao ước những ngày. Nếu hài kia ướm đúng chân này, con mẹ về kinh làm
vợ nhà vua đấy! (hống hách nói)Tên thái giám kia, chuẩn bị cho con gái ta thử hài!
Cám (trịch thượng đặt chân lên bục gỗ đợi thái giám xỏ hài cho mình)
Dân làng (ối chân voi kìa, chân voi kìa)
Thái giám (lắc đầu, bịt mũi): Ối giời ơi, bà con ơi, chân này có cả hương lẫn vị.
Mà hương thơm khơng thấy, chỉ thấy hương thối thơi.
Dì ghẻ (chỉ tay vào mặt thái giám): Này, không được hỗn! Nếu Cám thử hài vừa,
thì ta đây là mẹ vợ vua nghe chửa.
Thái giám (mạnh tay ấn hài vào chân Cám) Nào, thử nhá, này thì thử nhá.
Cám (đạp thái giám và hất chiếc hài ra): Ái, đau quá cái thằng này!
Thái giám (cầm hài lên, tiến sát Cám mà hỏi đểu) Ơ, thế khơng muốn làm vợ đức
vua nữa à!
Cám (xách váy lên và hất mạnh xuống ra điều không thèm): Thơi, thơi, thơi! Đau
thế này thì bố ai mà chịu được!
Dì ghẻ (kéo Cám đẩy ra một chỗ) Ối giời ơi, cái đồ ăn hại! Có thế mà cũng không
23


xong (quay ra nói với thái giám). Này này ngài thái giám ơi! Cơ hội ngàn vàng
trăm năm có một, ngài cứ cho mẹ của Cám thử chút xem.

Cám (chỉ tay vào mặt dì ghẻ): Này bà kia! Sắp xuống lỗ rồi cịn thử thách cái nỗi gì.
Dì ghẻ (quay ra nguýt con gái rồi thử giày).
Thái giám (chỉ vào chân dì ghẻ) Ối giời ơi! Chân ơi là chân mà cẳng ơi là cẳng.
Năm ngón xịe tung tóe đến lưỡi cày cào đất cũng phải chào thua!
Dì ghẻ (đứng ra cùng với Cám, xưng xỉa với thái giám): Này cái đồ thái giam nam
không ra nam, nữ chẳng ra nữ kia. Chân mẹ con bà như thế mà mày dám chê đứng
chê ngồi à. Đã thế, tao chẳng thèm hội với chả hè nữa. Đi về thôi, Cám (chuẩn bị đi
vào cánh gà thì chạm mặt Tấm).
Dân làng (cùng nhìn Tấm và thốt lên) Ơi mọi người ơi chị Tấm xuất hiện kìa.
(Một cơ thơn nữ chạy ra, vừa nói vừa kéo Tấm vào giữa sân khấu): Hơm nay chị
Tấm khác quá, chị Tấm đẹp quá!
Cám (mạnh tay kéo ngược Tấm lại): Này cái con không biết thân biết phận kia!
Chng khánh cịn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre!
Thái giám (cầm hài ra hỏi tấm): Cơ gái tên Tấm này có muốn thử hài khơng?
Tấm (dịu dàng nhìn quanh mọi người và nói): Các anh các chị ơi! Em mồ côi từ
thuở lên năm lên bảy, biết dệt lụa chăn tằm lúc mười một, mười hai, làm quanh
năm mờ sáng đến đêm dài, được Bụt thương tình cho đơi hài đi hội. Mải việc dì
giao nên em đến vội, qua cầu kiều rơi mất chiếc hài xinh (giơ chiếc hài còn lại lên).
Vua (giật mình bước từ trên bục xuống, đến gần Tấm): Ơi kìa, nom chiếc hài như
chim lẻ đàn, đem xếp lại như nhạn có đơi.
Thái giám (sung sướng nói to): Ơi hài q đã đủ đơi rồi! Chính đây người ngọc
vua tơi đang tìm.
Cám (ngt Tấm): Chắc chắn là con kia ăn cắp của ai mang đến hội chứ gì.
Dì ghẻ (kéo tay Cám): Thôi, về đi cái đồ ăn hại.
Cám (vừa đi vào cánh gà vừa nói): Hứ, con này rồi sẽ biết tay con. Con khơng dễ
để cho nó yên đâu!
Vua (nhẹ nhàng cầm tay Tấm và đưa Tấm cùng mình bước lên bục) Ơi, Tấm đẹp
Tấm ngoan cho lòng ta mong ước, dắt tay nàng ta sánh bước vu quy!
Thái giám: Hài xinh nên mối tơ vàng, hôm nay vua đã rước nàng về cung!
(Kết thúc bằng bài múa BỒNG BỐNG BANG BANG)


24


I. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Niềm vui của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn đứng lớp không những là
chất lượng tính bằng con số của mỗi năm mà cịn là những ánh mắt long lanh của
học sinh vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn hay, tự nhiên,
gần gũi, biểu cảm, những vở kịch các em được là diễn viên trên sân khấu, những
nụ cười thiện cảm với môn văn. Để đạt được những điều vơ cùng qúy giá đó, mỗi
giáo viên đâu chỉ có say mê nhiệt tình với cơng tác giảng dạy mà cịn phải tìm tịi
hướng đi hiệu quả nhất.
Qua q trình thực hiện, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy
văn học dân gian nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung, tơi thấy rất hiệu quả. Đa số
học sinh u thích các giờ dạy của tơi. Các em rất tự tin, tích cực trong việc soạn
bài và trả bài cũ, hăng say phát biểu đóng góp ý kiến. Điều đặc biệt mà tôi nhận
thấy rõ rệt là các em đã có ý thức tự giác, tự tin, chủ động sáng tạo và thật sự yêu
thích bộ mơn Ngữ văn. Và chính các em lại truyền ngọn lửa đam mê văn học cho
tơi, khiến tơi tích cực hơn, thích tìm tịi và sáng tạo hơn trong mỗi giờ dạy. Chính
tơi cũng học tập được nhiều điều bổ ích từ các em.
Sau khi áp dụng biện pháp trên, tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học
môn Ngữ văn của HS và thu được kết quả rất đáng mừng. Cụ thể:
Lớp

Tổng
số HS

Rất thích học

Bình thường


SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

Khơng thích
SL

Tỉ lệ %

10A3 41

28

68,3

10

24,4

3

7,3

10A4 43


30

69,7

12

27,9

1

2,4

10C1 40

38

95

2

5

0

0

25



×