Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Quần thể sinh vật Sinh học 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 83 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
--------------- --------------

Đề tài:
“VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: QUẦN THỂ SINH VẬT - SINH HỌC 12
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC”

(LĨNH VỰC: SINH HỌC)

Năm học 2021 – 2022

1


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH – THPT LÊ VIẾT THUẬT
--------------- --------------

Đề tài:
“VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: QUẦN THỂ SINH VẬT - SINH HỌC 12
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC”

(LĨNH VỰC: SINH HỌC)

Nhóm tác giả


: Bùi Thị Huệ
Cao Đức Tài
Nguyễn Thị Hoa
Đơn vị
: Trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Trường THPT Lê Viết Thuật
Số điện thoại : 0945752898

Năm học 2021 – 2022
2


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài ..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
5. Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG .....................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ......................................................................................................3
1. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng phát triển năng lực...............................3
1.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực. ................................................3
1.2. Phương pháp dạy học (PPDH): ...................................................................................3
1.3. Kỹ thuật dạy học (KTDH): .................................................................................................. 3

1.4. Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học.............................................3
1.5. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực sinh học: ..................4
1.6. Các bước thiết kế KHBD theo định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển
đổi số................................................................................................................................4

2. Chuyển đổi số và năng lực số. ....................................................................................5
2.1. Khái niệm về chuyển đổi số và năng lực số ............................................................5
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh ...............................7
2.3. Mục tiêu năng lực số ................................................................................................7:
2.4. Tầm quan trọng của phát triển số trong xã hội hiện đại. ..........................................8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................................................................................8
1. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực trong các trường THPT.
.........................................................................................................................................8
2. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số
trong các trường THPT. ...................................................................................................10
3. Thực trạng khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong học tập của học sinh tại các trường
THPT. ..............................................................................................................................11
4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu trong KHBD chủ đề: “Quần thể
sinh vật” ...........................................................................................................................13

3


III. THIẾT KẾ KHBD VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ: “QUẦN THỂ
SINH VẬT” - SINH 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ. .............................................................................................13
3.1. Mô tả ngắn gọn kế hoạch dạy học chủ đề: “Quần thể sinh vật trong từng tiết học” .13
3.2. Thiết kế chi tiết kế hoạch dạy học chủ đề: Quần thể sinh vật. .................................17
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................................44
4.1. Mức độ hứng thú của học sinh ..................................................................................44
4.2. Mức độ hiểu bài của học sinh. ..................................................................................44
4.3. Kết quả vận dụng năng lực số và kỹ năng số của học sinh. .....................................45
4.4. Kết quả học tập của học sinh. ...................................................................................45
V. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CỦA ĐỀ TÀI .................................................................47
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................48

I.KẾT LUẬN ...................................................................................................................48
II. KIẾN NGHỊ. ...............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................49

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
Xin đọc là

Chữ viết tắt
PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

GD & ĐT

Sở giáo dục và đào tạo

KHBD

Kế hoạch bài dạy


SGKCB

Sách giáo khoa cơ bản

KTDH

Kỹ thuật dạy học

NLS

Năng lực số

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

5


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 2013 đến nay “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” là nhiệm vụ cấp thiết
của nghành giáo dục nước nhà. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ
đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục
phổ thơng theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng

kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Ngày 27/1/2021, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 3 Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề
“Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025”. Trong đó
Bộ trưởng đã nhấn mạnh một trong những kết quả nổi bật của nghành giáo dục: “ứng
dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Công
nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động dạy và học; dạy học qua
internet, trên truyền hình được thực hiện mạnh mẽ, nhất là trong thời gian thực hiện giãn
cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành giáo dục, nhưng khơng vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, bị “đứt gãy”
như một số nước đã gặp phải, trái lại “trong nguy có cơ”, các hình thức giáo dục trực
tuyến đã được thực hiện mạnh mẽ. Theo báo cáo của OECD, Việt Nam có 79,7% học
sinh phổ thơng được học trực tuyến để phòng, chống Covid-19 trong năm 2020, cao hơn
nhiều so với trung bình chung của các nước OECD, là 67,5%. Kết quả này đã tạo tiền đề
quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục trong thời gian tới”.
( />Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thơng tin, chuyển đổi số trong
q trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng
lực thì chuyển đổi số lại vơ cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý
thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với giáo viên, tuy nhiên trong thực tế
chuyển đổi số đã được nhiều giáo viên sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học
chuyển đổi số không phải chỉ giáo viên sử dụng mà quan trọng hơn là học sinh: Học sinh
là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ,
thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên là người
định hướng, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năm học 2021-2022 là một năm học mà tất cả các giáo viên đã được tập huấn về
dạy học phát triển năng lực, riêng về tập huấn chuyển đổi số, ở học kỳ I mỗi môn học cả
cấp THPT và THCS, Sở GD & ĐT mới chỉ cử 10 giáo viên cốt cán tập huấn theo quy
định của bộ. Chúng tôi những giáo viên đã được tiếp cận chuyển đổi số đã về triển khai

trong quá trình dạy học của mình. Trong số các tiết dạy phát triển năng lực, vận dụng
chuyển đổi số, chúng tôi đã thiết kế KHBD cho nhiều bài trong chương trình sinh học
THPT. Để làm rõ và nổi bật dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi

1


số, chúng tôi đã chọn chọn đề tài: “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các
hoạt động dạy học chủ đề: Quần thể sinh vật - sinh học 12 theo định hướng phát triển
năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” làm đề tài nghiên
cứu. “Quần thể sinh vật” là một chủ đề thường sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống để dạy trong chương trình sinh học 12. Để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp
cho chủ đề này theo định hướng phát triển năng lực là một vấn đề rất nan giải. Tuy vậy
nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn chủ đề này để thiết kế các hoạt động dạy học theo
hướng phát triển năng lực để thầy cơ thấy rằng dù khó đến mấy chúng ta cũng có thể tìm
ra hướng đi phù hợp với u cầu mới của đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở
chúng tôi đã thiết kế và trực tiếp dạy bài dạy thể nghiệm cho giáo viên môn sinh cấp
THPT tồn tỉnh ngay trong q trình tập huấn dạy học phát triển năng lực của Sở vào
tháng 11/2021, chúng tôi đã lên ý tưởng và quyết định chọn đề tài đã nêu để lan toả tới
các GV các phương pháp dạy học ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả.
2. Mục đích của đề tài.
+ Làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định
hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
+ Điều tra thực trạng của giáo viên bộ môn sinh học trong đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
+ Thiết kế hoàn chỉnh KHBD chủ đề: “Quần thể sinh vật” – Sinh học 12 SGKCB theo
hướng phát triển năng lực vận dụng công nghệ số để lan tỏa các phương pháp dạy học tích cực
cho giáo viên bộ mơn sinh học nói riêng và giáo viên các mơn nói riêng, từ đó vận dụng cho
nhiều bài học khác đáp ứng yêu cầu đổi mới của nghành giáo dục.
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài

a. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi triển khai dạy thể nghiệm tại các lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Duy
Trinh, đồng thời triển khai xác định thực trạng vận dụng chuyển đổi số để dạy học định
hướng phát triển năng lực cho học sinh từ các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Duy
Trinh và trường THPT Lê Viết Thuật, cùng các GV môn sinh các trường THPT lân cận.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là giáo viên và học sinh
Trường THPT Nguyễn Duy Trinh và Trường THPT Lê Viết Thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận .
- Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các
cơng trình khoa học có liên quan .
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp quan sát.
5. Kế hoạch nghiên cứu
+ Bắt đầu từ tháng 9/2021 đến tháng 4 năm học 2022

2


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng phát triển năng lực.
1.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực.
Dạy học định hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp
giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của q trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết
thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.

Trong dạy học đinh hướng phát triển năng lực việc lựa chọn phương pháp dạy học
và kỹ thuật dạy học là vô cùng quan trọng.
1.2. Phương pháp dạy học (PPDH):
Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mơ hình
hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh
nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều
kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và
các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc
như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như:
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học thực
hành, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học dự án…
1.3. Kỹ thuật dạy học (KTDH):
Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa
phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số
KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật
thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật KWL …
1.4. Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học.
Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học nói chung bao gồm:
+ Tích hợp.
+ Trải nghiệm.
+ Phát huy tính tính cực.
+ Khai thác sử dụng thiết bị dạy học.
Riêng đối với môn sinh học, định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy
học gồm: Khi sử dụng các phương pháp dạy học, GV phải:
- Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng
năng lực tự chủ và tự học.
- Chú trọng rèn luyện kỹ năng vận dụng nội dung sinh học để phát hiện và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn: khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm.


3


- Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù
hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt.
1.5. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực sinh học:

Năng lực sinh học gồm ba thành phần năng lực. Mỗi thành phần năng lực ứng
với các biểu hiện khác nhau nên thường được phát triển thông qua một số phương
pháp nhất định. Dưới đây là định hướng về PP, KTDH để phát triển ba thành phần
năng lực của năng lực sinh học cho HS.
+ Nhận thức sinh học:
- Tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm đã có.
- Tổ chức các hoạt động để học sinh diễn đạt những hiểu biết bằng cách của mình.
- Vận dụng các kiến thức đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải
quyết các vấn đề đơn giản.
- Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
+ Tìm hiểu thế giới sống.
- Tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu, đề xuất và kiểm tra
dự đoán giải thiết.
- Tạo điều kiện để học sinh được trao đổi, thảo luận với các học sinh khác về quá trình tìm
hiểu của bản thân, trình bày và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về các kết quả thu được.
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
-

Tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.

- Cần quan tâm rèn luyện các kỹ năng thành tố của năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh.

1.6. Các bước thiết kế KHBD theo định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển
đổi số.
Thiết kế KHBD theo mẫu sau để đảm bảo rõ ràng, chi tiết và cô đọng nhất:
(Về cơ bản mẫu theo công văn 5512 lồng ghép một số mục liên quan đến chuyển đổi số)
CỤ THỂ CHI TIẾT THỂ HIỆN Ở PHẦN PHỤ LỤC
I). MỤC TIÊU
1. Năng lực.
a). Năng lực sinh học.
b). Năng lực chung.
c). Năng lực số.
2. Phẩm chất được hình thành
II). THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

4


III). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả
hoạt động)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mỗi hoạt động đều gồm:
a). Mục tiêu.
b) Nội dung:
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
Trong tiến trình tổ chức một học mỗi hoạt động học được triển khai gồm 4 bước:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
( Cụ thể chi tiết chuyển sau phần phụ lục)
IV). KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
Giáo viên cần phải mô tả ngắn gọn kỹ năng chuyển đổi số cho học sinh thông
qua mẫu bảng sau:
Hoạt động

Phát triển năng lực số, kĩ năng chuyển đổi
Giáo viên

Học sinh

Khởi động
Hình thành kiến thức mới
Luyện tập
Vận dụng
PHỤ LỤC
2. Chuyển đổi số và năng lực số.
2.1. Khái niệm về chuyển đổi số và năng lực số
2.1.1. Chuyển đổi số là gì?
Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì q trình
áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể
định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong
tiếng Anh) là sự tích hợp các cơng nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực.

5


“Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ q trình số hóa, rồi áp

dụng các cơng nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.
Có thể xem “Số hóa” như một phần của q trình “Chuyển đổi số”, trong đó “Số hóa” là
q trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng
hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính như file ảnh, file
PDF…)
2.1.2. Năng lực số.
Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các
quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital
Skills, Digital Competences ... mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp với mục
tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến một mục tiêu
chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp
tác, giải quyết các vấn đề an tồn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có thể thành cơng trên
mơi trường số.
Theo Stergioulas 2006, năng lực số là nhận thức, thái độ và khả năng của cá nhân
trong việc sử dụng hợp lý các công cụ và phương tiện kỹ thuật số để xác định, tiếp
cận, quản lý, tích hợp, đánh giá, phân tích và tổng hợp tài nguyên số, xây dựng kiến thức
mới, tạo ra các hình thức truyền thơng và giao tiếp với người khác trong các tình huống
đời sống cụ thể nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xã hội mang tính xây dựng và suy
ngẫm về quy trình này.
Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là khả năng tiếp cận,
quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thơng tin một cách an tồn và hợp lý
thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. Năng lực công nghệ
số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kĩ năng công nghệ thông tin - truyền
thông (CNTT-TT), kiến thức thông tin và truyền thông.
Năm 2018, Ủy ban Châu Âu sử dụng khái niệm năng lực số: “Năng lực số liên
quan đến việc sử dụng cũng như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ động
và có trách nhiệm phục vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội. Năng lực số
gồm có kiến thức về thơng tin và số liệu, truyền thông và hợp tác, kiến thức truyền
thông, tạo nội dung số (bao gồm cả lập trình), an tồn (bao gồm cả lợi ích và năng lực
số liên quan đến an ninh mạng) và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết vấn

đề và tư duy phản biện.
Khái niệm năng lực số của UNICEF – 2019 như sau: Năng lực số (Digital
Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối
đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một
thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi
cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương, phát triển và phát huy tối đa khả
năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới
mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như
phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.

6


2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh
Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối
Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cho việc sử dụng hạ tầng
CNTT-TT, chất lượng cơng nghệ …
Hồn cảnh gia đình: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học
sinh. Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT ảnh hưởng lớn đối với tương lai của
trẻ, cha mẹ là người có thể hạn chế được rủi ro của Internet và các hoạt động truyền
thông hàng ngày đối với trẻ, vì phương thức giáo dục chủ yếu là trẻ hòa nhập xã hội bằng
cách sử dụng phương tiện truyền thơng số tại nhà”
Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số
cho học sinh: Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để
nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như
có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.
Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa
nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em
thơng qua việc áp dụng xóa mù cơng nghệ số hiệu quả và các cơ chế an toàn, cũng như về
khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù cơng nghệ số, như Sáng kiến An tồn

của Google. Ngồi ra, các cơng ty đa quốc gia có vai trị nổi bật trong việc tạo ảnh hưởng
đến quyết định của chính phủ các nước về năng lực xóa mù cơng nghệ số - năng lực cần
được giảng dạy và đánh giá, nhất là ở các nước đang phát triển (UNESCO 2017).
Mơn Tin học đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho học
sinh: Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT và Khoa học
máy tính (CS) khơng những góp phần phát triển NLS nói riêng mà cịn phát triển NL tin
học nói chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học vừa cung cấp nội dung vừa cung
cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và phần
mềm tin học (online và offline, độc lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để hỗ trợ học
tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã hội số.
Gần đây, nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan
đến các yếu tố sau:
+ Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận.
Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT khơng đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong
thực tế.
+ Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc
khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường.
+ Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có
kỹ năng số thì tác động càng lớn.
+ Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và
xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em.

7


+ Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với
trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của
học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích
hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017).
2.3. Mục tiêu năng lực số:

- Nhằm định hướng phát triển NLS cho học sinh phổ thơng. Thơng qua đó góp
phần thực hiện thành cơng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Làm cơ sở để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông
xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên; Cụ thể hóa năng lực
CNTT của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội cùng
với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học phổ thông.
2.4. Tầm quan trọng của phát triển số trong xã hội hiện đại.
Trong XH hiện đại sự phát triển NLS là vô cùng quan trọng. Gia đình, xã hội, các
tổ chức giáo dục và các thầy cô giáo sẽ giúp các em học sinh:
-Tiếp cận cơng nghệ, biết sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin
và truyền thông để khai thác thông tin, tài liệu phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống.
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Hợp tác trong môi trường số.
- Khả năng sáng tạo và đổi mới sáng tạo.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực trong các trường THPT.
Hiện nay, dạy học định hướng phát triển năng lực đã được phần lớn giáo viên áp
dụng, tuy nhiên thường chỉ áp dụng trong các tiết dạy thao giảng, dạy thi giáo viên giỏi
các cấp, một số ít GV áp dụng trong các tiết dạy bình thường. Chúng tôi đã tiến hành
khảo sát nhiều giáo viên trong Trường và thu được kết quả ở bảng sau:
Giáo
Áp dụng dạy học định hướng
Thứ
viên
phát triển năng lực
Dạy
tự

được
Mơn
học
Một số ít
Các tiết
giáo
khảo
Tất cả Phần lớn
tiết học
dạy thao truyền
viên
sát
các tiết
các tiết
trong
giảng, thi thống
theo số
học
học
KHGD
GVG
thứ tự
1
Toán học
1
X
2
2
X
3

3
X
4
4
X

8


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

Lý học

Hoá học

Sinh học

Văn

Lịch sử

Địa lý


Ngoại ngữ

GDCD

Tin học

Tổng
Tỉ lệ %

1
2
3
4
5
1
2
3
4
1
2
3
4
5
1
2
3
4
1
2
3

4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
42

X

X
X
X
X
X

X
X
X

X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X

X
X
X
X

X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X

0
0%

0
0%

14
33%

32
76%

X
5
12%


9


Bảng 1: Phiếu khảo sat việc áp dụng dạy học định hướng phát triển năng lực của giáo
viên THPT tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Lê Viết Thuật.
Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy: khi khảo sát 42 giáo viên thuộc các mơn
học cấp THPT, có 76% giáo viên đã áp dụng dạy học định hướng phát triển năng lực cho
các tiết dạy thao giảng, tiết dạy thi GVG; có 33% giáo viên áp dụng ở một số tiết dạy
thơng thường; có 12% giáo viên chưa bao giờ áp dụng; 0% giáo viên áp dụng ở tất cả
các tiết học và phần lớn các tiết học. Như vậy, có thể thấy phần lớn giáo viên đã tiếp cận
dạy học định hướng phát triển năng lực, tuy nhiên chưa nhiều ở các tiết dạy.
2. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển
đổi số trong các trường THPT.
Qua khảo sát giáo viên môn sinh tại 2 trường THPT Nguyễn Duy Trinh và Trường
THPT Lê Viết Thuật, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng các thiết bị số trong dạy học về
cơ bản đã được giáo viên áp dụng thường xuyên ( 60%), đặc biệt 100% GV đã sử dụng
các phần mềm Powerpoit; Word với tỉ lệ 100%; Azota với tỉ lệ 80% trong dạy học nhưng
việc sử dụng các phần mềm trang tính, Quizizz, Padlet, Livewortsheet 100% giáo viên
chưa tiếp cận. Những phần mềm giáo viên chưa tiếp cận là những phần mềm mới năm
2021-2022 hỗ trợ việc dạy học định hướng phát triển năng lực rất hiệu quả.
Giáo
viên
số
thứ
tự
được
khảo
sát
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng
Tỉ lệ
(%)

Đã ứng dụng CNTT trong dạy học
Sử dụng thiết bị số như:
laptop; Ipad,
Sử dụng một số các phần mềm hỗ trợ dạy học
Smartphone, TV,
Projector…
Thường
xun

Thỉnh
thoảng

X

Khơng
sử
dụng


Power
poit;
Word

X
X
X
6

4

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
10

60

40

100


X
X

X
X
X
X
X

Trang
tính

Quizizz

Azota

Padlet

Live
wort
sheet

0

0

0

0


X
X
X
X
X
X
X

0

0

X
10

0

0

80

Bảng 2. Khảo sát giáo viên mơn sinh học về việc ứng dụng CNTT trong dạy học

10


3. Thực trạng khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong học tập của học sinh tại các
trường THPT.
Khảo sát học sinh 6 lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh và trường THPT
Lê Viết Thuật, chúng tôi xác xác được thực tế ứng dụng chuyển đổi số trong học tập

được thể hiện ở bảng 3. Nhìn vào bảng tổng hợp chúng tôi nhận thấy học sinh 2 trường
đã ứng dụng chuyển đổi số với tỉ lệ rất cao khi sử dụng các phần mềm: Quay phim, chụp
ảnh; Zalo, Messeger; Azota chiếm tỉ lệ 100%; tuy nhiên các phần mềm trang tính,
Quizizz, Padlet, Livewortsheet học sinh chưa từng sử dụng; riêng tạo bài thuyết trình
Powerpoit thì tuỳ từng lớp dao động từ 18% đến 44%: Tỉ lệ cao nhất là lớp 12A với 44%;
Tỉ lệ thấp nhất 18%. Như vậy những phần mềm mới hầu như giáo viên chưa tiếp cận nên
học sinh cũng chưa tiếp cận. Riêng phần mềm Azota do thời gian Covid kéo dài, dạy học
trực tuyến là chủ yếu nên các phần mềm này được giáo viên ứng dụng rộng rãi để kiểm
tra học sinh. Tạo bài thuyết trình Powerpoit tỉ lệ học sinh tham gia ít do giáo viên khi
giao nhiệm vụ thường giao cho các tổ, mỗi tổ cử một số thành viên có trình độ CNTT tốt
chịu trách nhiệm tạo bài thuyết trình, số cịn lại tìm kiếm hình ảnh, thơng tin nên không
trực tiếp tham gia tạo file Powerpoit.

11


Số học sinh đã sử dụng thành thạo, thường xuyên chuyển đổi số (Các phần mềm) trong học tập.

Lớp

Số học
sinh

Quay phim,
chụp ảnh

Tạo bài thuyết
trình
Powerpoit


Zalo,
Messeger

Đã sử
dụng

TL
(%)

Đã sử
dụng

TL
(%)

Đã sử
dụng

TL
(%)

Trang
tính
Đã
TL
sử
(%)
dụng

Azota


Quizizz

Padlet

Đã sử
dụng

TL
(%)

Đã sử
dụng

TL
(%)

Đã sử
dụng

Livewortsh
eet

TL Đã sử TL
(%) dụng (%)

12A

45


45

100

20

44

45

100

0

0

45

100

0

0

0

0

0


0

12A1

42

42

100

16

38

42

100

0

0

42

100

0

0


0

0

0

0

12A2

44

44

100

16

36

44

100

0

0

44


100

0

0

0

0

0

0

12A3

40

40

100

12

30

40

100


0

0

40

100

0

0

0

0

0

0

12D

44

44

100

12


27

44

100

0

0

44

100

0

0

0

0

0

0

12D1

44


44

100

11

25

44

100

0

0

44

100

0

0

0

0

0


0

Bảng 3: Thực trạng khả năng sử dụng chuyển đổi số trong học tập tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh

12


4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu trong KHBD chủ đề: “Quần
thể sinh vật”
Kết quả khảo sát 20 giáo viên dạy môn sinh tại các trường THPT cho thấy: với bài “Quần
thể sinh vật” có 100% GV sử dụng phương pháp thuyết trình; 55% GV sử dụng phương pháp vấn
đáp – gợi mở; 40% GV sử dụng phương pháp trực quan, 20% GV sử dụng phương pháp dạy học
nhóm. GV tổ chức trị chơi cho tiết học hồn tồn khơng có; với bài này GV hồn tồn khơng vận
dụng chuyển đổi số để dạy học để phát triển năng lực số cho học sinh.
TT GV
được
khảo
sát

Thuyết
trình

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X

X
X

Tổng
Tỉ lệ %

Vấn
đáp gợi mở

Trực
quan

X
X

dạy
Tổ
học
chức
nhóm trị chơi

Sử dụng
phần mềm
livewortsheet

Sử

dụng
trang
tính

Sử
dụng
phần
mềm
Quizziz

Sử
dụng
phần
mềm
Azota

X

X
X

X

X

X
X

X
X

X

X

X
X
X
X
X

X
X

X

20

11

8

4

0

0

0

0


0

100%

55%

40%

20%

0%

0%

0%

0%

0%

Bảng 4: Thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học và vận dụng công nghệ số trong
xây dựng KHBD chủ đề: “Quần thể sinh vật” của giáo viên môn sinh một số trường THPT.
III. THIẾT KẾ KHBD VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ: “QUẦN THỂ SINH
VẬT” - SINH 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG
CHUYỂN ĐỔI SỐ.
3.1. Mô tả ngắn gọn kế hoạch dạy học chủ đề: “Quần thể sinh vật trong từng tiết học”.
Trong quá trình thiết kế các hoạt động học chủ đề: “Quần thể sinh vật” tương ứng
với thời lượng 4 tiết, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, chuyển


13


đổi số đa dạng, linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể. Điển hình là các phương pháp, kỹ
thuật dạy học vận dụng chuyển đổi số sau:
Ở tiết 1, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau:
- Hoạt động mở bài: Chúng tôi sử dụng gợi lại kiến thức đã học về các cấp tổ
chức sống thông qua video (GV mở video từ Link đã chuẩn bị) về quần thể sinh vật từ
đó dẫn dắt vào bài mới.
- Hoạt động hình hình kiến thức mới:
Ở nội dung: “Khái niệm quần thể sinh vật” chúng tôi sử dụng phương pháp trực
quan, kết hợp với phương pháp hỏi đáp, sử dụng kỹ thuật KWL để từ đó hình thành khái
niệm quần thể sinh vật và sử dụng phần mềm tương tác bài Liveworksheets u cầu
học sinh hồn thành bài tập xác định ví dụ thuộc quần thể và không thuộc quần thể sinh
vật để huy động tất cả học sinh tham gia hoạt động học tập.
Ở nội dung: “quá trình hình thành quần thể” chúng tơi sử dụng hình ảnh động để
hình thành kiến thức cho học sinh.
Ở nội dung : “các mối quan hệ giữa các giữa các cá thể trong quần thể”, chúng tôi
sử dụng bài tập tương tác trong phần mềm liveworksheets
GV gửi link cho tất cả
học sinh vào làm bài tập; tiếp tục chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp
sử dụng phần mềm Padlet; vịng quay may mắn để các nhóm nạp bài và chọn nhóm
ngẫu nhiên trình bày.
- Hoạt động luyện tập: chúng tôi sử dụng phần mềm Quizziz để tất cả học sinh
đều được tham gia chơi, trả lời câu hỏi luyện tập để ôn và bổ sung kiến thức, tạo cho HS
được giải trí, thư giãn nhưng vẫn thể hiện năng lực của mình trong học tập.
- Hoạt động vận dụng: Chúng tôi đưa ra bài tập về vấn đề thực tiễn, yêu cầu tất
cả học sinh tư duy, suy nghĩ trả lời.
Ở tiết 2 và 3, các hoạt động dạy học chúng tơi mơ tả ngắn gọn q trình tiến hành như sau:
- Hoạt động mở bài:

Chúng tôi mở tài khoản Padet để kiểm tra các nhóm học sinh đã nạp bài báo cáo
trong Padlet hay chưa, rồi nhận xét bài báo cáo của GV về ý thức trách nhiệm, về thời
gian nạp bài, khả năng thao tác trên link padlet.
- Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Các nhóm báo cáo nội dung về đặc trưng của quần thể đã được phân công ở tiết học
trước trên phần mềm powerpoit trên cơ sở sáng tạo số của học sinh. Các nhóm cịn lại nhận
xét; góp ý, chỉnh sửa. (GV sử dụng Link vòng quay may mắn: />để chọn vị thứ báo cáo của các nhóm một cách ngầu nhiên). GV nhận xét; chốt kiến thức
sau khi mỗi nhóm trình bày đặc trưng tương ứng.

14


Các nhóm đánh giá lẫn nhau thơng qua phiếu chấm trên phần mềm trang
tính: Mỗi nhóm chấm điểm cho 7 nhóm cịn lại. Nhóm nào báo cáo xong, sau khi GV
nhận xét, chốt kiến thức sẽ mở đường link trang tính giáo viên cấp riêng cho mỗi lớp
chấm điểm theo các tiêu chí mà GV yêu cầu trên phiếu chấm, xác định điểm trung bình
cho mỗi nhóm và xác định vị thứ các nhóm.
- Hoạt động luyện tập:
Chúng tơi sử dụng trị chơi ơ chữ để tạo cho HS được giải trí, thư giãn trong học tập.
Đồng thời thơng qua trị chơi ơn tập lại các kiến thức liên quan đến kiến thức tiết 1, 2 và 3:
+ GV giới thiệu trị chơi ơ chữ.
+ GV chia lớp thành 4 đội chơi.
+ GV nêu luật chơi: các nhóm đều được chọn câu hỏi lần lượt theo vòng. Vòng đầu
tiên GV sử dụng vòng quay may mắn để chọn đội theo thứ tự, các vòng còn lại cứ theo
thứ tự của vòng 1. Các đội chơi cử một thư ký ghi lại câu trả lời vào giấy.
+ GV cho 4 đội chơi chọn ra mỗi đội một bạn làm giám sát đội bạn: tổ 1 giám sát
tổ 2; tổ 2 giám sát tổ 3; tổ 3 giám sát tổ 4; tổ 4 giám sát tổ 1. Các giám sát làm nhiệm vụ
giám sát các đội chơi, sau khi GV đã hiển thị đáp án thì khơng được sửa đáp án đội mình
đã làm. Luật chơi này giúp tạo sự hứng khởi, tinh thần thi đua giữa các đội và đặc biệt
đảm bảo cho tất cả các thành viên trong mỗi đội đều được tham gia trả lời câu hỏi.

+ Đội được quyền chọn câu hỏi sẽ được quyền trả lời trực tiếp (nhưng vẫn ghi vào
giấy); các đội còn lại được quyền trả lời câu hỏi gián tiếp vào giấy.
+ Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Câu hàng dọc được 30 điểm; từ khoá được
50 điểm.
- Hoạt động vận dụng:
GV yêu cầu học sinh điều tra tìm hiểu, nghiên cứu các quần thể sinh vật trong thực

tế về các đặc trưng: Tỉ lệ giới tính; tỉ lệ nhóm tuổi; sự phân bố cá thể trong quần thể; kích
thước của quần thể; mật độ cá thể có số liệu và minh chứng cụ thể bằng hình ảnh hoặc
video=> là sản phẩm sáng tạo số của học sinh. ( Nhiệm vụ này giao cho học sinh trước
1 tuần ở nhà).
Ở tiết 4, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau:
- Hoạt động mở bài:
Chúng tơi sử dụng trị chơi “ Vua sinh học” để ôn tập kiến thức cũ và giới thiệu
bài mới, tạo khơng khí sơi nổi, kích thích hứng thú của học sinh trong học tập. Tất cả các
học sinh đều được tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi trên ô chát khi học trực tuyến
(Sử dụng trang tính khi dạy học trực tiếp).
- Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Khi dạy về biến động số lượng cá thể.

15


Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I sách giáo khoa trả lời lần lượt các
câu hỏi:
1). Em hiểu thế nào là biến động số lượng cá thể?
2). Biến động số lượng cá thể có những dạng nào?
GV yêu cầu học sinh vào phần mềm Liveworksheets làm bài tập tương tác chọn kiểu
biến động số lượng tương ứng với các ví dụ đã cho.
HS lần lượt trả lời câu hỏi và vào đường link làm bài tập tương tác. GV theo dõi

và xem kết quả của từng học sinh.
Sau đó GV đưa ra câu hỏi:
3) Thế nào là biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ?
- Giáo viên nhận xét tốc độ trả lời câu hỏi, mức độ hoàn thành bài tập tương tác của
các HS tham gia làm bài tập, kết quả của mỗi học sinh sau đó đưa ra câu trả lời và đáp án
bài tập.
Khi dạy nguyên nhân gây biến động số lượng và sự điều chỉnh số lượng cá thể
của quần thể.
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung mục II.1 bài 39
SGK 12 và hoàn thành phiếu học tập. PHT sử dụng các ví dụ ở bài tập tương tác ở mục I
bài 39 SGK để tìm ra nguyên nhân và các nhân tố sinh thái gây biến động số lượng cá thể
đồng thời điền vào chỗ còn thiếu ccacs nội dung, cụm từ phù hợp về nhân tố vô sinh và
nhân tố hữu sinh. Nhóm 1 và nhóm 3 hồn thành PHT số 3 của chủ đề; Nhóm 2 và nhóm
4 hồn thành PHT số 4 của chủ đề. Mỗi PHT gồm 2 bài tập.
HS các nhóm hồn thành bài tập và gửi vào padlet
GV hiển thị sản phẩm của các nhóm, yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý, chỉnh
sửa, bổ sung.
GV nhận xét chất lượng, thời gian hoàn thành PHT của các nhóm và chốt kiến thức.
GV sử dụng phương pháp giảng giải để dạy nội dung mục II.2 và II.3 của bài 39.
- Hoạt động luyện tập:
Học sinh trả lời trực tiếp các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận GV đưa ra hiển thị
trên màn hình tivi (máy chiếu).
Học sinh làm bài tập trên link azota với 20 câu trắc nghiệm.
- Hoạt động vận dụng:
Giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh tư duy, suy nghĩ bằng việc vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
( Thông thường khi dạy học chủ đề chúng ta chỉ Sử dụng mỗi hoạt động 1 lần
nhưng do chủ đề này gồm nhiều nội dung kiến thức nên nếu chúng ta chỉ xây dựng
theo hướng: Mở bài – 1 lần; luyện tập: 1 lần; vận dụng: 1 lần trong cả 4 tiết học trong
2 – 4 tuần liên tiếp thì sẽ không hấp dẫn và không ôn tập tốt cho học sinh kiến thức

của mỗi tiết. Vì vậy, chúng tơi mạnh dạn điều chỉnh ở các tiết về cơ bản đều có mở bài;
hình thành kiến thức mới; luyện tập và vận dụng ( riêng tiết 2 và tiết 3 làm gộp 1 lần).

16


3.2. Thiết kế chi tiết kế hoạch dạy học chủ đề: Quần thể sinh vật.
Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề
“Quần thể sinh vật” sinh học 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong thời
gian 4 tiết được chúng tôi thiết kế cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực

Năng lực
Mục tiêu
hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức
sinh học

Tìm hiểu
thế giới
sống

- Nêu được khái niệm quần thể sinh vật.


(1)

-Trình bày được quá trình hình thành quần thể.

(2)

- Phân biệt được các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

( 3)

-Nêu được bản chất; đặc điểm; ý nghĩa các đặc trưng cơ bản của
quần thể.
- Phân biệt được các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Phân biệt được các dạng biến động số lượng cá thể của quần
thể.
- Xác định được nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể và
sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Quan sát các quần thể sinh vật trong tự nhiên

- ứng dụng những kiến thức về mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể vào chăn nuôi, trồng trọt để đảm bảo sự sinh trưởng và
phát triển tốt nhất của quần thể.
Vận dụng
- Vận dụng kiến thức về các đặc trưng cơ bản để giải quyết các
kiến thức, kĩ
năng đã học tình huống thực tiễn như: Đảm bảo tỉ lệ giới tính, mật độ cá thể
thích hợp trong quần thể cây trồng, vật nuôi; khai thác tài nguyên
thiên nhiên hợp lý; tác động vào tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử để đảm bảo
kích thước phù hợp...


(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

(9)

(10)

NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và
hợp tác
Tự chủ và
tự học
Giải quyết
vấn đề và
sáng tạo

Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến quần thể sinh
vật.
Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quần thể
sinh vật khỏi những bất lợi từ bên trong hay bên ngoài.

(11)
(12)
(13)

17



NĂNG LỰC SỐ
Có kĩ năng
về thơng
tin dữ liệu.

Tìm kiếm, lọc dữ liệu, truy xuất dữ liệu về quần thể sinh vật.

HS sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế báo cáo về các
đặc trưng cơ bản của quần thể; sử dụng các phần mềm để thiết
Sáng tạo
sản phẩm số kế trò chơi trong bài học hoặc sau bài học.

(14)

(15)

Sử dụng Google Drive hoặc bức tường ảo Padlet hoặc Google
Classroom, zalo như một kênh chia sẻ, trao đổi, thảo luận kết
quả và thống nhất nội dung báo cáo kết quả tìm kiếm thông tin
dữ liệu về các đặc trưng cơ bản của quần thể và sản phẩm số là
các file báo cáo bằng powerpoit hoặc thiết kế trò chơi.
Biết sử dụng phần mềm Quizizz; Google from; Azota; Zalo
chat; Google Meet trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
nhóm; kiểm tra đánh giá….

(16)

Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực

hiện các nhiệm vụ được phân cơng

(14)

Trách nhiệm

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân cơng

(15)

Trung thực

Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm

(16)

Năng lực
giao tiếp
KTS

2. Phẩm chất
Chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Hình ảnh về quần thể, hình ảnh thể hiện các mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể
- Hình ảnh mơ phỏng cho các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Hình ảnh các sơ đồ, đồ thị, bảng biểu SGK: 36.1; 36.2; 36.3; 36.4; 37.1; 37.2;
37.3; 38.2; 38.3; 38.4; 39.1; 39.2; 39.3.

- Video về quần thể sinh vật:
+ ( Quần thể bồ nơng)
+ ( Quần thể kiến)
- Link vịng quay may mắn:
/>- Link bài tập tương tác:
Link />- Link Padet: Tuỳ lớp sẽ gửi link riêng

18


- Link azota: Tuỳ lớp, tuỳ thời gian lớp học sẽ gửi link riêng
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị bài báo cáo theo quy định.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1.
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU ( 10 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Gợi lại kiến thức đã học về các cấp tổ chức sống thơng qua video, từ đó dẫn dắt
vào bài mới.
- HS xác định được nội dung của chủ đề là tìm hiểu quần thể sinh vật.
2. Nội dung:
Hoạt động cá nhân : Quan sát 2 vi deo ngắn về quần thể sinh vật và trả lời lần
lượt các câu hỏi kỹ thuật KWL:
+ Hãy cho biết video vừa xem đề cập đến cấp tổ chức nào của thế giới sống?
+ Em đã biết gì về quần thể?
+ Hãy đọc qua bài 36-39 cho cô biết: Ở chủ đề này chúng ta cần tìm hiểu những
vấn đề gì?
3. Sản phẩm học tập:

+ Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra: Video vừa xem đề cập đến cấp tổ chức “
Quần thể” của thế giới sống.
+ Em biết quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
+ Ở chủ đề này chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề sau:
- Quần thể là gì?
- Quá trình hình thành quần thể diễn ra như thế nào?
- Có những mối quan hệ nào giữa các cá thể trong quần thể?
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Biến động số lượng cá thể của quần thể?
4. Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: (1 phút).
+ Giáo viên mở link video đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu học sinh tập trung xem video.
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi GV đưa ra sau khi xem video.
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: (3 phút).
HS xem vi deo và lần lượt trả lời các câu hỏi: Những bạn xung phong được giáo viên gọi
thì trả lời trực tiếp; còn những bạn còn lại sẽ trả lời trực tiếp trên ô chát nếu dạy trực
tuyến..( Gọi 3 HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra sau khi xem vi deo)

19


Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả học tập: (3 phút).
HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi, trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 4. Giáo viên kết luận và nhận định: (3 phút).
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, từ đó dẫn dắt vào nội dung chủ đề: “ Quần
thể sinh vật”.
- GV chốt các kiến thức cần tìm hiểu:
- GV giới thiệu với hs: Chủ đề này chúng ta học trong 4 tiết:
Tiết 1: Tìm hiểu 3 nội dung:
-


Quần thể là gì?

-

Quá trình hình thành quần thể diễn ra như thế nào?

-

Những mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

Tiết 2 và tiết 3: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần thể.
Có 6 đặc trưng cơ bản của quần thể mà ta phải tìm hiểu. Cơ chia lớp thành 8 nhóm.
Các nhóm đều phải nghiên cứu thật kỹ 6 đặc trưng cơ bản của quần thể, trong đó mỗi
nhóm báo cáo bằng file Powerpoit hoặc một video giới thiệu hoặc dưới dạng một trò
chơi về một đặc trương tương ứng theo thứ tự nhóm từ 1 đến 8:
Nhóm 1: Tỉ lệ giới tính
Nhóm 2: Nhóm tuổi
Nhóm 3: Sự phân bố cá thể của quần thể
Nhóm 4: Mật độ của quần thể
Nhóm 5: Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
Nhóm 6: Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể
Nhóm 7: Tăng trưởng của quần thể sinh vật
Nhóm 8: Tăng trưởng của quần thể người.
Mỗi đặc trưng cần báo cáo về: Khái niệm; ví dụ ( Khảo sát thực tế tại địa phương); đặc
điểm; phân loại; các yếu tố ảnh hưởng; ý nghĩa...nếu có.
Tiết 4. Tìm hiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
(9 PHÚT)

Hoạt động 2.1.1. Tìm hiểu khái niệm quần thể sinh vật
a. Mục tiêu: (1); (11); (12)
b. Nội dung:
- HS hoạt động cặp đôi: Trên cơ sở video đã xem và quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi:
Những dấu hiệu nào để nhận biết quần thể sinh vật ? Quần thể là gì ?

20


×