Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.42 KB, 56 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
I - PHẦN B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH

Mơn: Sinh học
Tác giả: Trần Thị Kim Lương
Lê Thị Kim Ngân
Tổ chuyên môn: TỰ NHIÊN

Yên Thành – 2022. Số điện thoại: 0965755208

i


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Phần I: Đặt vấn đề

1

1. Lí do chọn đề tài

2



2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

Phần II: Nội dung nghiên cứu

3

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng bài tập tiếp cận 3
PISA
1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA

3

1.1.1. Bài tập PISA là gì?

3

1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA

3


1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA

4

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong 5
dạy học, đánh giá năng lực nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS
1.2. Thực tiễn việc xây dựng và vận dụng câu hỏi theo kĩ thuật PISA tại 6
đơn vị công tác
1.2.1. Thực trạng chung

6

1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong 8
dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động
vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh” tại
đơn vị công tác
Chương 2: “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học 10
chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh”
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA

10

2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo tiếp cận PISA “Chương I 12
– Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
ii


2.3. Sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA “Chương I – Phần B: Chuyển 42
hóa vật chất và năng lượng ở động vật”

2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học

42

2.3.2 Sử dụng kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong kĩ thuật, phương pháp 44
dạy học tích cực
2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

45

Chương 3: Kết quả thực nghiệm

46

3.1. Nội dung thực nghiệm

46

3.2. Kết quả thực nghiệm

47

Phần III. Kết luận và kiến nghị

51

1. Kết luận

51


2. Kiến nghị

51

iii


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết Tên đầy đủ
tắt
1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

NL

Năng lực

4


TN

Thực nghiệm

5

ĐC

Đối chứng

6

KH

Khoa học

7

CN

Công nghệ

8

SGK

Sách giáo khoa

iv



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không những là cơ hội phát triển mà còn là
một thách thức lớn đối với nguồn nhân lực tương lai. Để có thể hịa nhập và thành
cơng trong thời đại “Cách mạnh 4.0”, ngồi trình độ chun mơn, thế hệ trẻ cịn
cần tới rất nhiều kỹ năng thiết yếu khác, trong đó kĩ năng tư duy được xem là một
trong những kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần
có để học tập và làm việc hiệu quả. Tư duy của con người chính là “chìa khóa” đưa
thế giới khơng ngừng phát triển, nhờ có tư duy mới có q trình sáng tạo giúp cho
con người khám phá, phát minh ra những cơng trình vĩ đại làm thay đổi thế giới.
Trong giáo dục, tư duy của người học thể hiện ở tính chủ động, tích cực vận
dụng linh hoạt những kiến thức kinh nghiệm vào trong những tình huống, nhiệm
vụ học tập, rèn luyện nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, ở Việt Nam một bộ phận không nhỏ học sinh cịn thụ động, chưa tích
cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học mà năng lực chủ yếu được hình
thành thơng qua hoạt động học của học sinh. Chính vì vậy, địi hỏi giáo viên phải
tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập
định hướng năng lực tư duy để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực
tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tích cực tương tác, chủ động
tham gia, có nhu cầu được tìm hiểu, và vận dụng sáng tạo những điều đã học vào
thực tiễn … Như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực tư duy cho học sinh
PISA – Programme for International Student Assessment – Chương trình
giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ
đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các
tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức,
phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS, do
đó để tìm phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải
thực hiện các thao tác của tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa, khái quát hóa, đánh giá và vận dụng kiến thức. Dạng thức của câu hỏi phong

phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ,
tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015).
Trong quá trình dạy học môn sinh học Chúng tôi nhận thấy quan điểm của
PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát huy tính tích cực
tư duy cho học sinh.
Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực theo chuẩn
Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển
và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh
phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan
1


điểm PISA là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện
Giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng
bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy
cho học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần
B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nhằm phát huy tính tích cực tư
duy cho học sinh.
- Nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn
quốc tế.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đề tài được thực hiên trong nội dung Chương I – Phần B: Chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở động vật và có sự tích hợp các mơn học khác.
- Đối tượng: 4 lớp 11 gồm 170 HS tại đơn vị công tác trong năm học 20212022.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phối hợp các phương pháp

phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa … trong nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia là giảng viên
trường đại học Vinh cùng các giáo viên phổ thông về quy trình thiết kế và sử dụng
bài tập tiếp cận PISA, xây dựng câu hỏi phát triển năng lực.
đề tài.

- Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi của
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.

2


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA
1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA
1.1.1. Bài tập PISA là gì?
PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình
đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi
xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo
dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA
nổi bật nổi bật nhờ quy mơ tồn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát
của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã
chuẩn bị được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải
quyết và đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng
ngày của HS.
Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ
năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến
thức và kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không
dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính:

Năng lực tốn học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các
năng lực được bổ sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính,
năng lực sử dụng máy vi tính, năng lực cơng dân tồn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có
một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử
dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp
cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết
quả giáo dục. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và
các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các
nước.
1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA
Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần
dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh
quảng cáo, văn bản, bài báo…) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết
hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung.
Câu hỏi được xây dựng dựa trên:
- Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế
các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng
khoa học.
- Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; tài nguyên; Chất lượng môi
trường; thiên tai; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá
3


các ngữ cảnh (context), mà đánh giá về các năng lực (competencies), đánh giá kết
quả về việc sử dụng thành công kiến thức và kĩ năng khoa học trong các tình
huống, ngữ cảnh cụ thể đó.
- Cấp độ kiến thức: Kiến thức nội dung, kiến thức thực hành, siêu kiến thức
- Cấp độ nhận thức: Cấp độ thấp, cấp độ trung bình, cấp độ cao.
Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong các Unit:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)

- Câu hỏi Có – Khơng, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False
complex)
- Câu hỏi đóng vai trị trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn)
- Câu hỏi mở địi hỏi trả lời ngắn (Short response question)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho
điểm) (Open – constructed response question)
1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA
NL khoa học theo PISA được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và
sử dụng kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa
học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa
học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của lồi người và là
hoạt động tìm tòi, khám phá của con người; Nhận thức được vai trị của khoa học;
Sẵn sàng tham gia- như một cơng dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào
giải quyết các vấn đề liên quan.
Với khái niệm của PISA về NLKH, nhận thấy NLKH được PISA mô tả gồm
bốn yếu tố liên quan đến nhau: kiến thức, năng lực, bối cảnh và thái độ. Mối quan
hệ giữa bốn yếu tố này được thể hiện qua hình 1:

Hình 1. Các khía cạnh liên quan đến NLKH trong PISA
4


Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA
Khi vận dụng quan điểm PISA trong đánh giá NLKH của HS sẽ khác với
các hình thức đánh giá hiện nay ở các điểm sau:
- Đánh giá PISA là đánh giá quan tâm đến sự phát triển người học từ đó tạo
động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình.
Cho phép GV nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của HS.
- Đánh giá PISA sẽ đánh giá mức độ nắm vững tri thức khoa học của HS ở
mức độ tích hợp, trong khi đánh giá kiến thức, kĩ năng chỉ đánh giá được tri thức

khoa học của HS ở mức độ đơn lẻ
- Đánh giá PISA có khả năng đánh giá mức độ áp dụng tri thức khoa học vào
thực tiễn của HS.
Đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA là: Đánh giá
kiến thức khoa học của một cá nhân và khả năng sử dụng kiến thức đó để nhận
biết các câu hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học, và
rút ra các kết luận có cơ sở về các vấn đề liên quan đến khoa học"
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong
dạy học, đánh giá năng lực nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS
Theo từ điển Tiếng Việt “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức,
đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức
như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý”. Trong nghiên cứu về tư duy, có
thể chỉ ra các loại hình tư duy khác nhau như tư duy logic (logical thinking), tư duy
phản biện (critical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), …
Trong giáo dục, tư duy của người học thể hiện ở tính chủ động, tích cực vận
dụng linh hoạt những kiến thức, kinh nghiệm vào trong những tình huống, nhiệm
vụ học tập, rèn luyện nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Đối với mơn Sinh học chương trình đánh giá PISA chủ yếu nằm ở lĩnh vực
thi khoa học. Thơng qua chương trình đánh giá này giúp người học nâng cao năng
lực khoa học, tích cực tư duy. Cụ thể:
- Bài test được thiết kế dựa trên đánh giá năng lực thay vì kiểm tra kiến thức
nội dung. Một Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình
bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo…) và
theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn
chung. Do đó, học sinh khơng cần học thuộc các kiến thức mà chú trọng đến việc
học sinh sẽ sử dụng kiến thức đó như thế nào để giải quyết nhiệm vụ trong tình
huống đặt ra. Và để tìm phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi
học sinh phải thực hiện các thao tác của tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
trừu tượng hóa, khái quát hóa, đánh giá và vận dụng kiến thức.
5



- Các câu hỏi đánh giá (assessment items) được bố trí đặt vào các tình huống
nói chung và khơng giới hạn trong cuộc sống ở trường. Các ngữ cảnh được lựa
chọn dựa trên mối quan tâm (interest) và cuộc sống (life) của học sinh. Tạo ra sự
hứng thú và cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong ngữ cảnh có ý nghĩa.
- Các kiểu câu hỏi của PISA rất đa dạng như: Câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn; Câu hỏi Có – Khơng, Đúng – Sai; Câu hỏi đóng vai trị trả lời
(dựa trên những trả lời có sẵn); Câu hỏi mở địi hỏi trả lời ngắn; Câu hỏi mở đòi
hỏi trả lời dài. Tạo ra sự mới mẻ, đa dạng trong các nhiệm vụ được giao.
- Các bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp học sinh tiếp cận theo
nhiều hướng, có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết khác nhau. Câu trả lời
khơng chỉ có một đáp án duy nhất mà có thể được chia thành một số mức độ: Mức
đầy đủ, mức chưa đầy đủ, mức không đạt. Với cách đánh giá này, không những
giúp học sinh tự tin, phát huy được ý kiến cá nhân mà còn giúp phát triển tư duy ở
mức cao hơn là tư duy sáng tạo.
- Thông qua kết quả đánh giá của bài thi, GV có thể phân tích và cải thiện
kết quả giáo dục trong quá trình dạy học.
1.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA ở trường
THPT
1.2.1. Thực trạng chung
Việt Nam tham gia PISA từ chu kì 2012 với chỉ số GDP thấp nhất trong các
quốc gia tham gia PISA (2009, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam
được hơn 1000 USD/năm, thấp thứ 69/70 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tuy nhiên,
với quyết tâm của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam đã tham gia
chu kì 2012, bắt đầu triển khai từ 2010. Khi ngay lần tham gia đầu tiên, Việt Nam
đã đạt điểm cao hơn mức trung bình chung của OECD, hơn cả Anh, Mỹ, O-xtrayli-a trên bảng xếp hạng. Ở những chu kì tiếp theo kết quả của PISA của Việt Nam
tiếp tục tỏa sáng, điều này cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu về
phát triển quy mơ, số lượng mà cịn đạt chất lượng giáo dục phổ thơng cơ bản
khơng thua kém gì thế giới. Dưới đây là thơng tin tóm tắt về kết quả PISA qua

từng chu kì.
Lĩnh vực trọng tâm

2012

2015

2018

Tốn học

17/65

22/70

24/79

Khoa học

8/65

8/70

4/79

Đọc hiểu

19/65

32/70


13/79

Bảng 1: Kết quả PISA của Việt Nam qua từng chu kì.

6


Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, tham gia PISA là cơ hội hội nhập quốc tế
về giáo dục; để biết nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên thế giới, có được bức
tranh tổng thể về giáo dục quốc gia so với giáo dục quốc tê, làm cơ sở cho đề xuất
những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Điều này góp phần đổi mới
phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá theo
hướng phát triển năng lực, góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo
dục, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ năm 2012, Bộ giáo dục cũng đã có nhiều lần tổ chức tập huấn cho cán bộ
cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào phổ thơng, Bộ chỉ đạo
trên tồn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA về trường sẽ giới thiệu lại cho
giáo viên trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo
luận từng dạng bài thi và câu hỏi thi PISA. Đối vởi Tỉnh Nghệ An, từ năm 2012
đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu của các giáo sư và tiến sĩ về lĩnh vực này. Tại
đơn vị công tác chúng tôi cũng đã được giới thiệu, cung cấp tài liệu để tham khảo.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 GV (90 GV tại đơn vị công tác và 60 GV
trường THPT lân cận) bằng phiếu khảo sát với 6 câu hỏi:
1. Bài tập PISA là gì?
2. Đặc điểm của bài tập PISA?
3. Bài tập PISA chú trọng đánh giá năng lực hay kiểm tra kiến thức nội
dung?
4. Bài tập đánh giá PISA có phù hợp với xu hướng của kì thi đánh giá tư
duy, đánh giá năng lực trong tuyển sinh của các trường đại học không?

5. Thầy cô đã thiết kế và sử dụng các bài tập tiếp cận PISA vào việc giảng
dạy chưa?
6. Thầy cơ có mong muốn sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA để phát
triển năng lực học sinh khi dạy mơn học của mình khơng?
Kết quả khảo sát cho thấy:
1. Tỉ lệ giáo viên chưa biết đến chiếm 30%.
2. Tỉ lệ giáo viên biết đến kì thi PISA nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng
chưa hiệu quả chiếm 60%.
3. Tỉ lệ giáo viên đã thiết kế và vận dụng có hiệu quả chỉ chiếm 10%.
4. Tỉ lệ giáo viên đánh giá bài tập PISA là 1 kiểu đánh hiện đại và phù hợp
với xu thế chung chiếm 90%.
5. Tỉ lệ giáo viên có mong muốn được sử dụng các dạng bài tập tiếp cận
PISA vào giảng dạy mơn của mình chiếm 90%.

7


Hình 2: Kết quả khảo sát những hiểu biết về PISA của GV
Như vậy cần thiết phải có sự quan tâm và nghiên cứu sâu về việc thiết kế và
sử dụng bài tập tiếp cận PISA vào giảng dạy giúp GV và HS thích ứng kịp thời với
xu hướng đánh giá hiện đại.
1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy
học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh
học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh” tại đơn vị cơng tác
a. Khó khăn
Mặc dù vấn đề thi cử, đánh giá học sinh đang từng bước đổi mới nhưng còn
nặng về lý thuyết, còn chú trọng vào ghi nhớ, tái hiện. Hầu hết trong các đề thi
chưa hoặc có rất ít câu hỏi gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Các bài tập lại
thiên về tính tốn hóc búa, chưa khai thác hết bản chất sinh học cũng khiến cho các
em mất dần tình u đối với mơn Sinh học. Bên cạnh đó chủ yếu các đề thi chỉ có

câu trắc nghiệm đã làm giảm khả năng trình bày, tư duy logic và khả năng sáng tạo
của học sinh. Cùng với đó tư tưởng “thi gì học nấy”, “học để thi, học để lên lớp” là
một trở ngại lớn trong việc GV đổi mới phương pháp đánh giá theo hướng phát
triển năng lực.
Việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học là một xu
hướng hiện đại góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục, xây dựng
chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, cách ra dạng bài tập PISA tốn rất
nhiều công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch, xây
dựng thiết kế bài tập khá công phu, lựa chọn bối cảnh tình huống một cách cầu kỳ,
cân nhắc kỹ lưỡng, phải thật sự tâm huyết mới có thể thực hiện.
b. Thuận lợi
Bên cạnh những khó khăn nêu trên, chúng tôi cũng nhận thấy những thuận
lợi đặc thù của môn học Sinh học nói chung, cũng như nội dung chúng tơi lựa chọn
nói riêng. Cụ thể:
8


- Môn Sinh học trong PISA nằm chủ yếu ở lĩnh vực thi khoa học. Các bài thi
nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình
huống thực tiễn, tạo động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với
việc học của mình.
- Nội dung chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động
vật – Sinh học 11 phù hợp với bối cảnh tình huống trong PISA khoa học như: Sức
khỏe – bệnh tật; tài nguyên; Chất lượng môi trường; thiên tai; khoa học và công
nghệ.

9


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I – PHẦN B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA
* Cơ sở: Bài tập tiếp cận PISA hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến
thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho
HS. Vì vậy việc xây dựng bài tập PISA xuất phát từ:
- Yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả
học tập không lấy việc kiểm tra đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã học làm
trung tâm của việc đánh giá, cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức
trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
- Khái niệm, các biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực mơn học sinh học.
- Nội dung và yêu cầu cần đạt của HS.
- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến lĩnh vực
Sinh học.
- Đề thi PISA qua các kì đánh giá.
* Nguyên tắc:
Để thiết kế câu hỏi PISA yêu cầu phần dẫn cũng như câu hỏi và phương án
trả lời phải dự trên 5 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo độ tin cậy khoa học.
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo độ giá trị.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thực tiễn.
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tương quan, hợp lí, tính sư phạm.
- Ngun tắc 5: Đảm bảo tính tồn diện, đầy đủ.

Hình 2: Nguyên tắc xây dựng bài tập tiếp cận PISA
10


* Quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA:

Việc xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận PISA nhằm phát huy tính tích cực
tư duy cho HS gồm 5 bước:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo
dục.
Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, xác định các yêu
cầu cần đạt sau khi học tập, từ đó xác định năng lực, tiêu chí và mức độ biểu hiện
của năng lực.
Bước 3: Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn, thiết kế bài tập,
xây dựng hướng dẫn chấm. Bài tập tiếp cận PISA được thiết kế trong chương I –
Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 được gắn với
bối cảnh/tình huống thực tế hoặc giả định, do đó, để tìm ra phương án trả lời hoặc
cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi HS phải vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá và vận dụng kiến thức. Các bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp
HS tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, góp phần hình thành và phát triển tồn
diện năng lực ở HS. Các bài tập này khơng chỉ có một đáp án duy nhất mà có thể
chia theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Mức đầy đủ: HS thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ, giải quyết được các
vấn đề bài tập đặt ra. Nếu quy đổi ra con điểm, thì cho điểm tối đa đối với câu trả
lời này.
- Mức chưa đầy đủ: HS thực hiện được một phần trong các nhiệm vụ học tập
được giao. Nếu quy đổi ra con điểm, GV có thể chia nhỏ thang điểm để chấm.
- Mức không đạt: HS thực hiện sai hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ
học tập được giao. Khi quy đổi ra con điểm, HS không được điểm
Bước 4: Đưa vào thực nghiệm sư phạm.
Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập

Hình 3: Quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA
11



2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo tiếp cận PISA “Chương I –
Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
Chủ đề
Tiêu hóa ở động vật

Bài tập tiếp cận PISA
Bài 1: Ống tiêu hóa
Bài 2: Ngộ độc thực phẩm
Bài 3: Hút thuốc lá và các bệnh về phổi

Hô hấp ở động vật

Bài 4: Cảnh báo tai nạn đuối nước khi mùa hè tới gần
Bài 5: Cảnh báo ngộ độc khí CO
Bài 6: Hệ tuần hoàn

Tuần hoàn máu

Bài 7: Huyết áp – chỉ số sức khỏe
Bài 8: Nhồi máu cơ tim
Bài 9: Cân bằng nội mơi

Cân bằng nội mơi

Bài 10: Vai trị của gan trong điều hòa đường huyết và
bệnh tiểu đường

12



CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 1: ỐNG TIÊU HĨA
Tiêu hóa là q trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành
các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được. Hệ tiêu hóa ở người bao gồm
ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Các cơ quan này giúp cắt nhỏ và phân giải thức ăn;
cuối cùng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu còn chất thải, chất bã được loại thải
ra ngồi. Hình sau mơ tả ống dinh dưỡng ở người:
Câu hỏi 1: Chú thích các cấu trúc 1,2,3,4,5,6 trên sơ đồ.

1
2

V
3
4
5
6

Câu hỏi 2: Q trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra
chủ yếu ở
A. khoang miệng.

B. dạ dày.

C. ruột non.

D. ruột già.

Câu hỏi 3: Khi bạn uống một cốc sữa, sản phẩm cuối cùng của Protein trong
sữa được tiêu hóa và hấp thụ vào máu là

A. axit amin.

B. axit béo.

C. glucozo.

D. nucleotit

Câu hỏi 4: Tên chất chuyển xuống ống V và chức năng của chất đó?
………………………………………………………………………………
Câu hỏi 5: Trong trường hợp của bệnh tiêu chảy, chức năng của vùng số 4
diễn ra khơng cịn bình thường nữa, cho biết tên gọi của quá trình xảy ra trong
vùng 4.
………………………………………………………………………………
13


Câu hỏi 6: Trong cơ thể người 2 bộ phận tốn nhiều năng lượng nhất chính là
bộ não và ruột. “Căng da bụng, chùng da mắt” thường được dùng để hình dung
hiện tượng sau khi ăn no, chúng ta có cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là buổi trưa.
Hãy giải thích hiện tượng đó?
………………………………………………………………………………
Câu hỏi 7: Tùy vào chế độ ăn khác nhau mà các cơ quan trong ống tiêu hóa
có sự biến đổi cấu tạo phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Hình sau mơ tả ống tiêu
hóa của động vật ăn thịt (hình 1) và động vật ăn thực vật (hình 2). Hãy chú thích
các chữ cái a, b, c, d trên hình bằng các cấu trúc của ống tiêu hóa. Em có nhận xét
gì về ruột và manh tràng động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ. Giải thích?

Câu hỏi 8: Dẫn đầu danh sách các loài động vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày
một chú voi trưởng thành có thể ngốn hết 200kg thức ăn và uống 200 lít nước. Tại

sao động vật ăn cỏ phải ăn số lượng thức ăn rất lớn? Tại sao động vật ăn cỏ chỉ ăn
cỏ mà vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

14


Hướng dẫn đánh giá bài 1
Câu hỏi 1:
- Mức đầy đủ:
Chú thích: 5 cấu trúc.
1. Miệng 2. Thực quản

3. Dạ dày

4. Ruột non 5. Ruột già 6. Hậu môn

- Mức chưa đầy đủ: Chỉ chú thích đúng 2-5 cấu trúc
- Mức khơng đạt: Chỉ chú thích đúng 1 cấu trúc hoặc trả lời sai hoặc không
trả lời.
Câu hỏi 2:
- Mức đầy đủ: C. Ruột non.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 3:
- Mức đầy đủ: A. Axit amin.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 4:
- Mức đầy đủ: Tên chất tiết: Mật; Chức năng: Tiêu hóa mỡ
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được tên chất tiết mà không nêu được chức

năng hoặc ngược lại.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi 5:
- Mức đầy đủ: Hấp thụ nước.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi 6:
- Mức đầy đủ: Sau khi ăn, hoạt động tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ → máu được
dồn về dạ dày, ruột nhiều để thực hiện q trình tiêu hóa → lượng máu lên não
giảm → não thiếu oxi, năng lượng → gây cảm giác buồn ngủ.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc khơng trả lời.
Câu hỏi 7:
- Mức đầy đủ:
Chú thích: 5 cấu trúc.
b: Dạ dày

a: Ruột non

c: Manh tràng
15

d: Ruột già


Nhận xét:
+ Ruột của động vật ăn thịt ngắn hơn ruột của động vật ăn thực vật.
+ Manh tràng của động vật ăn cỏ phát triển hơn của động vật ăn thịt.
Giải thích:
+ Thức ăn là thực vật sẽ khó tiêu hóa hơn nên động vật ăn thực vật cần có
nhiều thời gian để tiêu hóa hơn → ruột dài hơn.
+ Ở động vật ăn thịt, manh tràng không phát triển và khơng có chức năng

tiêu hóa, cịn động vật ăn thực vật, manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật
sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác trong tế
bào thực vật.
- Mức chưa đầy đủ:
Chú thích: Chỉ chú thích đúng 2 đến 4 cấu trúc.
Nhận xét: Chỉ nhận xét được 1 trong 2 cấu trúc.
Giải thích: Chỉ giải thích được 1 trong 2 đặc điểm.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi 8:
- Mức đầy đủ:
Giải thích
+ Thức ăn là thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và hấp thụ. Vì
vậy động vật ăn cỏ phải ăn số lượng rất lớn thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của cơ thể.
+ Động vật ăn cỏ chỉ ăn cỏ mà vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì:
Trong cỏ cũng có vitamin, muối khống, một lượng nhỏ axit nucleic, protein… và
chủ yếu là xenlulozo; Động vật ăn có có enzim tiêu hóa xenlulozo tạo thành đường
glucozo; Trong dạ cỏ của trâu bị có rất nhiều vi sinh vật cộng sinh, chính các vi
sinh vật này sau khi chết sẽ là nguồn cung cấp Protein chính cho cơ thể.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ giải thích được 1 trong 2 ý trên.
- Mức khơng đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

16


BÀI 2: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong quá trình ăn uống. Nhiều trường hợp
nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì dẫn đến tử vong.

Căn cứ vào bảng số liệu trên em hãy trả lời một số câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Nhận định đúng về tình hình ngộ độc thực phẩm của 11 tháng
năm 2020 so với 11 tháng năm 2019
A. số vụ giảm, số người ngộ độc giảm, số người chết giảm.
B. số vụ tăng, số người ngộ độc tăng, số người chết tăng.
C. số vụ giảm, số người ngộ độc tăng, số người chết tăng.
D. số vụ tăng, số người ngộ độc tăng, số người chết giảm.
Câu hỏi 2: Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
(1) Sản phẩm nơng nghiệp cịn tơn dư lượng thuốc trừ sâu.
(2) Thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm; Thức ăn sau khi chế
biến không được che đậy, các lồi cơn trùng (ruồi) đậu vào.
(3) Sử dụng đồ ăn tái, sống.
(4) Ăn phải phần vỏ xanh hoặc mầm của củ khoai tây.
17


đêm.

(5) Lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối ở mơi trường ngồi hoặc để qua
(6) Thói quen hái nấm ở nhiều vùng quê để chế biến.

Theo bảng số liệu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm
38,7%. Các nguyên nhân thuộc nhóm ngộ độc do vi sinh vật là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (2), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (3), (4), (5).
Câu hỏi 3: Ngày 6/8/2021, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp
nhận một bệnh nhân nam 31 tuổi, ở Tây Hồ Hà Nội được chuyển đến bệnh viện
trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ, đau quặn bụng, buồn nơn,
tiêu chảy, nước tiểu có màu đỏ, da và mắt vàng. Khoảng 4 ngày trước khi nhập

viện, bệnh nhân nấu thịt bò với bột sốt vang mua ngồi chợ (chất phụ gia khơng rõ
nguồn gốc). Bệnh nhân cũng mang theo gói bột màu đã dùng và được gửi tới Viện
kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia, phát hiện có Acid Orange 7 với hàm
lượng 20%. Đây là hóa chất làm màu trong cơng nghiệp (chủ yếu là nhuộm len) và
phụ gia thực phẩm. Việc sử dụng với hàm lượng quá cao, có lẫn các tạp chất … đã
làm cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Nguồn: bachmai.gov.com

Trong trường hợp này nguyên nhân gây ngộ độc thuộc nhóm nào?
A. Do vi sinh vật.

B. Do độc tố tự nhiên.

C. Do hóa chất.

D. Chưa rõ nguyên nhân.

Câu hỏi 4: Trong 2 tháng 11 và 12 – 2021 trung tâm chống độc (Bệnh viện
Bạch Mai) đã tiếp nhận gần 20 bệnh nhân bị ngộ độc do uống rượu khơng rõ
nguồn gốc, trong đó có ít nhất 6 trường hợp tử vong. Trong 1 mẫu rượu bệnh nhân
uống được đưa đi xét nghiệm cho thấy hàm lượng ancol methanol là 16,65%, ancol
ethanol là 10,25%. Nguồn: bachmai.gov.com
Loại ancol nào sau khi hấp thụ vào cơ thể bị chuyển hóa thành axit formic
gây ngộ độc?
……………………………………………………………………………
18


Câu hỏi 5: Dấu hiệu phổ biến nhất khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là
nơn ói, tiêu chảy. Điều đầu tiên cần thực hiện khi sơ cứu tại nhà là gây nôn (chỉ
tiến hành đối với bệnh nhân cịn tỉnh) sau đó cho uống bù nước (ví dụ: Uống

Orezol, uống nhiều nước lọc). Hãy giải thích mục đích của việc gây nôn và uống
bù nước trong trường hợp trên.
………………………………………………………………………………
Hướng dẫn đánh giá bài 2
Câu hỏi 1:
- Mức đầy đủ: B. Số vụ tăng, số người ngộ độc tăng, số người chết tăng.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 2:
- Mức đầy đủ: C. (2), (3), (5).
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 3:
- Mức đầy đủ: C. Do hóa chất.
- Mức khơng đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 4:
- Mức đầy đủ: Ancol methanol.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi 5:
- Mức đầy đủ:
Giải thích:
+ Gây nơn nhằm hạn chế độc tố có trong thức ăn ngấm vào cơ thể.
+ Uống bù nước nhằm bù lại nước nước mà cơ thể mất đi khi bệnh nhân nôn
và tiêu chảy.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ giải thích được 1 trong 2 ý trên.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

19


CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 3: HÚT THUỐC LÁ VÀ CÁC BỆNH VỀ PHỔI

Người ta hút thuốc lá ở dạng điếu, xì gà và tẩu. Các nghiên cứu cho thấy mỗi
ngày trên thế giới có gần 13500 người bị chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc
lá. Khói thuốc lá chứa nhiều chất có hại. Các chất nguy hại nhất là nhựa thuốc lá,
nicôtin và cacbon ôxit. Nguồn: Tài liệu tập huấn PISA 2015 – Bộ Giáo dục và Đào
tạo

Câu hỏi 1: Khói thuốc lá được hít vào trong phổi. Nhựa thuốc lá của khói
thuốc đọng lại trong phổi và làm cho phổi không hoạt động tốt nữa. Chức năng nào
sau đây là một chức năng của phổi?
A. Bơm máu chứa oxi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.
B. Chuyển oxi từ khơng khí mà chúng ta thở vào máu.
C. Làm sạch máu bằng việc giảm lượng cacbon dioxit về không.
D. Chuyển các phân tử cacbon dioxit thành các phân tử oxi.
Câu hỏi 2: Em hãy kể tên 3 căn bệnh có liên quan đến thuốc lá.
……………………………………………………………………………
Câu hỏi 3: Một số người sử dụng các miếng cao dán chứa nicotin để giúp
họ cai thuốc lá. Những miếng cao này được dán trên da và giải phóng nicotin vào
máu. Điều này giúp làm mất đi những cơn thèm thuốc và những dấu hiệu của việc
cai nghiện khi mọi người đã cai thuốc. Dưới đây là những cách giải quyết việc
giảm hút thuốc. Phương pháp nào có dựa trên công nghệ?
A. Tăng giá bán thuốc lá.
B. Sản xuất ra các miếng cao dán nicotin để giúp người nghiện thuốc cai
thuốc lá.
C. Cấm hút thuốc nơi công cộng.
20


D. Cảnh bảo sức khỏe bằng hình kèm thơng điệp ngay trên bao bì thuốc lá.
Câu hỏi 4: Vốn khơng hề nghiện thuốc lá nhưng gần đây khi nhìn thấy bạn
bè hút thuốc lá điện tử thơm và rất thời thượng, lại nghe quảng cáo thuốc lá điện tử

khơng có hại và không gây nghiện nên 1 nam sinh đã mua về sử dụng. Sau 1 thời
gian sử dụng, bạn bắt đầu bị ho, tức ngực. Kết quả thăm khám tại bệnh viện cho
thấy nam sinh này bị viêm phổi và viêm phế quản nặng, cần đi tầm soát ung thư.
Khi nói về thuốc lá điện tử, hãy cho biết nhận định nào dưới đây đúng?
Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định
Thuốc lá điện tử

Đúng hay
Sai?

1. Thuốc lá điện tử là một sản phẩm mới, khơng có hại hoặc rất ít
hại và khơng gây nghiện so với thuốc lá điếu thông thường.

Đúng/ Sai

2. Tinh dầu của thuốc lá điện tử có chứa nicotine, hàng nghìn chất
tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật. Các chất này
khi bị đốt nóng sẽ tạo thành chất gây ung thư, cũng như gây tổn
thương cho não bộ.

Đúng/ Sai

3. Thuốc lá điện tử có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ,
thanh thiếu niên.

Đúng/ Sai

4. Thuốc lá điện tử là công cụ cai thuốc lá

Đúng/ Sai


5. Sự phối trộn nhiều thành phần khác nhau của thuốc lá điện tử
không được kiểm sốt có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy

Đúng/ Sai

Hướng dẫn đánh giá bài 3
Câu hỏi 1:
- Mức đầy đủ: B. Chuyển oxi từ khơng khí mà chúng ta thở vào máu.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 2:
- Mức đầy đủ: Trả lời đúng 3 trong số các bệnh: Viêm họng, viêm phế quản,
viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, ung thư phổi …
- Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1 đến 2 căn bệnh.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu hỏi 3:
- Mức đầy đủ: B. Sản xuất ra các miếng cao dán nicotin để giúp người
nghiện thuốc cai thuốc lá.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
21


×