Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định các tài sản là di sản thừa kế mà theo quan điểm của nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT DÂN SỰ 1
ĐỀ BÀI: SỐ 17
Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc
giải quyết tranh chấp về xác định các tài sản là di sản thừa kế
mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy
định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu.

LỚP

: N02.TL1

NHÓM

: 04

Hà Nội, 2022


Danh sách các thành viên:
1.

Nguyễn Ngọc Trọng

2.

Nguyễn Tiến Tùng


3.

Lý Thị Viên

4.

Phan Xuân Vũ

5.

Phùng Hải Yến

6.

Nguyễn Tuấn Anh

7.

Hoàng Thị Thu Hoài

8.

Đoàn Quang Huy

9.

Đỗ Thị Thu Huyền

10.


Kiều Mai Linh

11.

Nguyễn Hoàng Linh

12.

Vũ Phương Linh

13.

Ngô Thị Bảo Ngọc

14.

Nguyễn Thị Hải Oanh

15.

Lê Hữu Phước

16.

Chaphialee Yialeng

17.

Nguyễn Văn Tùng



MỤC LỤC
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM.......................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 5
I. Tóm tắt bản án............................................................................................ 5
II. Những điểm chưa hợp lý trong bản án sơ thẩm.....................................7
1. Xác định nguồn gốc đất...........................................................................7
2. Xác định công sức tôn tạo, quản lí đất...................................................8
III. Quan điểm về việc giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật....8
IV. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành...........................12
KẾT LUẬN...................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................16


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Nhóm: 04
Lớp: N02.TL1
Đề số 17: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp về xác định các tài sản là di sản thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản
án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu:
1.

Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới

dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1.5, cỡ chữ 14, không giãn đoạn,
không giãn chữ).
2.

Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm


mà nhóm đã sưa tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp?
3.

Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy

định của pháp luật.
4.

Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định

pháp luật hiện hành.

1.

Kế hoạch làm việc của nhóm
-Họp phân chia cơng việc.
-Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến vấn đề được giao.
-Tổng hợp những tư liệu thu thập được và đưa ra bàn luận trong nhóm.
-Xây dựng bố cục bài.
-Tổng hợp ý kiến xây dựng được thành một bài hồn chỉnh và trình
bày trong word theo những u cầu của bộ mơn.
-Làm powerpoint trình bày bài trong buổi thuyết trình.

1


2. Phân chia cơng việc và họp nhóm

STT


Họ và tên

1

Nguyễn Ngọc Trọng

2

Nguyễn Tiến Tùng

3

Lý Thị Viên

4

Phan Xuân Vũ

5

Phùng Hải Yến

6

Nguyễn Tuấn Anh

7

Hoàng Thị Thu Hoài


8

Đoàn Quang Huy

9

Đỗ Thị Thu Huyền

10

Kiều Mai Linh

11

Nguyễn Hoàng Linh

12

Vũ Phương Linh


13

Ngô Thị Bảo Ngọc

14

Nguyễn Thị Hải Oanh


15

Lê Hữu Phước

16

Yialeng Chaphialee

17

Nguyễn Văn Tùng

Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nhóm trưởng
(Đã ký)
Nguyễn Thị Hải Oanh
2


QSDĐ
UBND
TAND
BLDS

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chê đinh thưa kê la mọt trong nhưng chê đinh đạc biẹt quan trong trong
phap luạt dan sư. Trong đó, di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong

việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế. Tranh chấp về xác
định các tài sản là di sản thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phổ biến,
phức tạp, kéo dài và khó giải quyết do hầu hết các vụ án đều liên quan đến nhiều
người, nhiều thế hệ. Một vụ án tranh chấp thừa kế từ lúc thụ lý đến khi giải
quyết xong có thể kéo dài nhiều năm, phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử
khác nhau. Xuất phát từ những lý do trên, nhận thấy việc xác định đúng di sản
thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về di sản
thừa kế, nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài số 17: “Hãy sưu tầm một bản án
sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định các tài
sản là di sản thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với
quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu”.
I. Tóm tắt bản án
Nguyên đơn: ông Vũ Đắc H. Bị đơn: anh Vũ Đức X (con của em trai ông
X). Năm 1977, ông H được mẹ giao cho quản lý phần đất có diện tích 470,2 m 2
(được 2 bố mẹ ơng H sử dụng từ năm 1954) tại thửa đất số 25, tờ bản đồ số 24,
địa chỉ: khu D, thị trấn C, huyện T, tỉnh Bắc Giang. Năm 1979, ông H đi cơng
tác, mẹ ơng chết. Ơng nhờ vợ chồng em trai mình là bố mẹ của anh X trơng nom
mảnh đất. Năm 1986, bố mẹ anh X tự ý xây dựng các cơng trình trên mảnh đất,
họ nói với ông H là: “Tao mượn đất của mày, khi nào mày về thì anh sẽ mua cho
miếng đất khác hoặc chia mỗi anh em một nửa đất”. Năm 1991, bố mẹ anh X tự
ý đi kê khai và được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho mảnh đất 470,2m 2. Năm
1998, bố anh X chết, mẹ anh tiếp tục quản lý, sử dụng mảnh đất này và được
đứng tên trong Giấy chứng nhận QSDĐ năm 2003. Năm 2006, ông H xin mẹ
anh X chia 1/2 diện tích mảnh đất 470,2 m2 nhưng khơng được đồng ý. Cùng
năm đó, mẹ anh X sang tên phần đất này cho vợ chồng anh và được UBND
huyện T cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Ông H đề nghị Tòa án chia thừa kế đối
với phần đất 470,2m2 là di sản của bố mẹ mình. Anh X cho rằng thửa đất đó là
4



di sản của bố mẹ để lại cho anh chứ không phải của ông bà nội nên từ chối yêu
cầu của ông H. Năm 2017, ông H nộp đơn khởi kiện vụ án chia thừa kế. Tuy
nhiên, sau khi anh X hỗ trợ 30.000.000 đồng để ông H mua một thuở đất khác
thì ơng đã rút lại đơn khởi kiện và cam kết không tranh chấp. Khi ông H nộp
đơn khởi kiện lại vụ án do thấy quyền lợi của mình khơng được đảm bảo, anh X
khơng nhất trí vì những phần tài sản trên mảnh đất tranh chấp do bố mẹ anh và
anh xây dựng từ năm 1986 đến năm 2006. Tuy nhiên, anh X không thể cung cấp
bằng chứng về số tiền xây dựng các tài sản trên đất cho Tịa án. Anh X cũng
khơng rõ cơng sức cụ thể của cha mẹ để tôn tạo lại mảnh đất này là bao nhiêu.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thành viên trong gia đình cũng
khẳng định mảnh đất là di sản thừa kế của bố mẹ ông H - là ông bà nội của anh
X chưa được phân chia. Khẳng định những nội dung trình bày ở trên là đúng và
các thành viên cũng không đề nghị gì về quyền lợi. UBND huyện T thì khẳng
định: Việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho bố mẹ anh X năm 1991, cấp đổi
Giấy chứng nhận QSDĐ cho mẹ anh X năm 2003 và việc mẹ anh X tặng cho vợ
chồng anh mảnh đất đó năm 2006 được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật được áp dụng: Điều 95; Điều 100; Điều 166; Điều
167 Luật đất đai; Điều 613; Điều 623; Điều 649; Điều 650; khoản 1, khoản 2
Điều 651; Điều 652; khoản 1, khoản 3 Điều 658; khoản 2 Điều 660 của BLDS;
khoản 5 Điều 26; Điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 147; Điều 157; Điều
165; khoản 02 Điều 219; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 3 Điều 228; khoản 2
Điều 244; Điều 271; Khoản 1 Điều 273 của BLTTDS; Điều 4 Nghị quyết số
02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/06/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao; khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của
Hội đồng thẩm quán Tòa án nhân dân tối cao; phần I Giải đáp một số vấn đề
nghiệp vụ số: 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao;
điểm đ khoản 01 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2018/DSST ngày 30/7/2018 của TAND huyện T,
tỉnh Bắc Giang quyết định: Không chấp nhận yêu cầu chia tài sản thừa kế là

5


thửa đất số 25, tờ bản đồ số 24 có diện tích 470,2m 2; đình chỉ u cầu khởi kiện
của ông Vũ Đắc H về việc hủy Giấy chứng nhận QSDĐ số: AG 812935812935
do UBND huyện T cấp ngày 23/11/2006 cho vợ chồng anh X.
II. Những điểm chưa hợp lý trong bản án sơ thẩm
1. Xác định nguồn gốc đất
Qua lời cung cấp: Chị Dương Thị L, anh Dương Ngọc C, chị Dương Thị
Kh, anh Dương Ngọc T, anh Dương Ngọc T1, anh Dương Đình A đều và là con
của bà Vũ Thị Ch, ông Dương Ngọc M2 (là cháu ngoại của cụ Vũ Đắc Th3, cụ
Ngô Thị C); anh Vũ Đắc Th là con ông Vũ Đắc M, bà Nguyễn Thị Ph (cháu nội
của cụ Vũ Đắc Th3, cụ Ngô Thị C). Các anh chị đều khẳng định thửa đất số 25,
tờ bản đồ số 24, có diện tích đất 470,2m 2 này là di sản thừa kế của cụ Th3 và cụ
C chưa được phân chia.
Tại Biên bản xác định tài sản chung ngày 10/01/2016, các cháu nội và cháu
ngoại của cụ Th3 và cụ C đều thừa nhận: Khi cụ Th3 và cụ C chết có để lại di
sản là thửa đất số 25, tờ bản đồ số 24, có diện tích đất là 470,2m 2 tại khu Đ, thị
trấn C, huyện T, tỉnh Bắc Giang.
Một số người cao niên tại địa phương làm chứng: trong khu Đ, thị trấn C
như ông Ngô Văn Ch5, bà Ngô Thị Th5, ông Ngô Văn D cũng đã xác nhận cho
ông phần đất do vợ chồng anh X đang quản lý, sử dụng là của bố mẹ ông để lại.
Đánh giá đây là một trong những tình tiết quan trọng vì đây là những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và một số người cao niên hiểu biết khá rõ về
nguồn gốc đất nhưng lại khơng được tịa án xác minh.
Qua biên bản họp gia đình Năm 2006: Ơng Vũ Đắc H đã đề nghị chia thừa
kế phần đất 470,2m2 mà cụ Th3, cụ C để lại. Khi họp gia đình, ơng H đã đưa ra
nội dung đề nghị bà H1 chia cho ông H một phần đất để ông H làm nhà nhưng
bà H1 không đồng ý. Do cụ Th3 chết từ năm 1962, cụ C chết từ năm 1979, đối
chiếu quy định của pháp luật thì thời hiệu chia thừa kế của cụ Th3 và cụ C đã

hết nên buổi họp gia đình về nội dung này đã khơng thành. Qua biên bản làm
việc thì ta thấy sự gián tiếp công nhận về nguồn gốc đất, bà H không chia đất

6


cho ơng H vì vấn đề thời hiệu chia di sản thừa kế đã hết chứ không phải do đất
không phải của cha ông để lại.
Không kiểm tra nguồn gốc đất tại cơ quan đăng kí quyền sử dụng đất.
Qua một số căn cứ trên cũng như bản án sơ thẩm, ta nhận thấy tòa án đã
thiếu trách nhiệm trong việc xác định nguồn gốc mảnh đất để xác minh xem đó
có phải là di sản để lại chưa được chưa thừa kế hay khơng. Tịa án đã kết luận
mảnh đất này không phải di sản để lại của cụ C và cụ Th3, việc này đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Xác định cơng sức tơn tạo, quản lí đất
Mảnh đất 470,2m2 đất, tại thửa đất số 25, tờ bản đồ số 24, địa chỉ thửa đất
tại Khu Đ, thị trấn C, huyện T, tỉnh Bắc Giang được ông L1, bà H1 và anh X có
cơng sức tơn tạo, quản lí và sử dụng đất liên tục từ năm 1984. Trong thời gian
này, gia đình ơng L1, bà H1 và anh X đã san lấp, cải tạo hiện trạng đất, xây
dựng các cơng trình như nhà, cơng trình phụ và trồng cây. Quan trọng hơn, đây
đều là những vấn đề quan trọng nhưng khơng được tịa án lấy ý kiến, xác nhận.
III. Quan điểm về việc giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật
Để phù hợp với quy định của pháp luật, tòa án cần xử lý như sau: Hợp
đồng tặng cho đất đai giữa bà H1 và vợ chồng anh X, chị Th1 phải bị vô hiệu.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Điều 194 BLDS 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ
quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác
phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Điều 195 BLDS 2015 quy định về quyền định đoạt của người không

phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo
ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

7


Điều 617 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản:
Điều 650 BLDS 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp
luật
NỘI DUNG
Theo điều 194 và 195, ta thấy chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền định
đoạt tài sản mà thửa đất đang tranh chấp khơng hồn tồn thuộc sở hữu của bà
H1. Vậy nên bà H1 khơng có quyền định đoạt mảnh đất qua việc tặng cho vợ
chồng anh X và chị Th1.
Bà H1 khai rằng mảnh đất lúc đầu thuộc sở hữu của chồng mình là ơng L1,
sau khi ông L1 chết thì mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bà và đương nhiên là
bà H1 có quyền định đoạt mảnh đất như việc tặng cho con của mình là anh X và
chị Th1. Song tịa án chưa có sự điều tra rõ ràng nguồn gốc của mảnh đất mà chỉ
dựa vào lời khai của bên bị đơn mà công nhận mảnh đất thuộc quyền sở hữu của
bà H1 mà mảnh đất không phải của cụ Th3 và cụ C để lại. Sau khi điều tra lại,
các lời khai của nhiều nhân chứng bao gồm cả hàng xóm và các con cháu của cụ
Th3 và cụ C đều cho rằng mảnh đất là do cụ Th3 và cụ C chết để lại. Qua xác
minh xác minh tại UBND xã C, ơng Vũ Đắc V1 là Phó chủ tịch và bà Đặng Thị
L5 là cơng chức địa chính UBND xã C đã cho Tịa án biết: Ơng Vũ Đắc L1 đã
có Đơn đăng ký quyền sử dụng đất gửi UBND tỉnh Hà Bắc có nội dung: Đề nghị
UBND tỉnh Hà Bắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đối
với thửa đất số 664, tờ bản đồ số 6, xứ đồng số 4, diện tích đất là 452m 2 cùng
với đó là “Đơn xin đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” của ông
Vũ Đắc L1 ngày 05/3/1990 đã ghi rõ: “Nguồn gốc của thửa đất số 664, tờ bản đồ

số 6, xứ đồng số 4, diện tích đất là 452m2 là của cha ông để lại”.
Cụ Th3 và cụ C chết không để lại di chúc vậy mảnh đất phải được chia
thừa kế theo pháp luật được quy định ở điều 650.
Phải xác định vợ chồng cụ Th3 và cụ C có nghĩa vụ nào phải thực hiện
khơng trước khi chia di sản.
Tồ khơng có quyền bác u cầu khởi kiện của ơng H tại vì ơng H cũng là con
của cụ Th3 và cụ C. Vậy nên ơng H cũng có quyền được hưởng thừa kế theo
8


pháp luật, và được một phần của mảnh đất. Việc bác yêu cầu khởi kiện của ông
H là vô căn cứ, chưa điều tra rõ nguồn gốc của mảnh đất.
Ta nhận thấy trên thực tế vợ chồng bà H1, vợ chồng anh X có cơng sức tơn
tạo, duy trì mảnh đất trong thời gian dài. Có cơng sức, đóng góp thể hiện qua
việc tôn tạo, san lấp vùng trũng lầy, xây dựng cơng trình kiên cố. Nên khi tiến
hành chia di sản thừa kế của cụ Th3 và cụ C cho bà H1 và vợ chồng anh X. Hiện
nay, đối với những tranh chấp đất đai Tòa án căn cứ dựa trên án lệ số
02/2016/AL về việc xác định công sức đóng góp để xác định cơng sức đóng
góp, bảo quản, giữ gìn đất đai. Đối tượng muốn nói đến ở đây là gia đình bà H1
và vợ chồng anh X.
Theo như án lệ 02/2016/AL thì ta có một số vấn đề cần lưu ý: Xem xét và
tính cơng sức bảo quản, giữ gìn, tơn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất.
Đầu tiên tiến hành thẩm định giá quyền sử dụng đất
Tiếp theo tiến hành xác định phần giá trị tài sản được tăng thêm so sánh với
giá trị tài sản nếu khơng được giữ gìn, tơn tạo.
Cuối cùng lấy phần giá trị tăng thêm đó để chia theo cơng sức đóng góp
của từng cá nhân. Nếu khơng xác định được cơng sức đóng góp thì chia đều.


trường hợp này thì cũng khơng sử dụng được vấn đề thời hiệu ở điều 623


BLDS 2015 vì vấn đề người quản lí di sản đã vi phạm nghĩa vụ của người quản
lí di sản ở điều 617 trong việc định đoạt tài sản khơng phải của mình bằng việc
xác lập quyền sở hữu và tặng cho người khác.
Qua đây, nhóm nhận định hướng giải quyết:
+ Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng anh X chị
Tl1. + Chia lại di sản theo pháp luật.
+ Xem xét công sức tôn tạo của bà H1 và vợ chồng anh X chị Tl1 và trích 1
phần di sản trả cho cơng lao của họ.
IV. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật hiện hành
Tranh chấp đất đai luôn là một đề tài nóng hổi trong đời sống hiện nay, PL
ra đời với các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chúng ta khơng thể phủ
nhận vai trị của nó trong việc giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội hiện
9


nay, đặc biệt là vấn đề tranh chấp đất đai. Tuy nhiên khơng phải ai cũng hồn
hảo và pháp luật cũng vậy, nó cũng xuất hiện một vài điểm bất cập, thiếu sót. Do
vậy, chúng tơi đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, do hệ thống pháp luật phải có sự đồng bộ, thống nhất từ trên
xuống dưới. Vậy nên, việc hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về đăng
ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cũng cần phải được đặt trong tổng thể định hướng sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện pháp luật đất đai trong một tổng thể thống nhất, đồng bộ
chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan, từ Hiến pháp đến
Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các quy định pháp luật có liên quan về tài sản
gắn liền với đất trong các Luật, như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Quy
hoạch; Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng,…
Thứ hai, các nhà làm luật cần xây dựng các quy định pháp luật về đăng ký

và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta theo tư duy, nhận thức mới
về quyền sử dụng đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được quy định
trong Hiến pháp 2013. Do vậy, quyền sử dụng đất được khẳng định là một loại
quyền tài sản, được luật pháp bảo hộ. Tính minh bạch về quyền tài sản đất đai là
một trong những yếu tố cơ bản, nền tảng để xây dựng và phát triển một thể chế
thị trường đất đai hiệu quả. Theo đó, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cũng thuộc phạm trù
đăng ký tài sản (bất động sản, động sản và quyền tài sản) theo phạm vi, đối
tượng điều chỉnh về đăng ký tài sản là bất động sản và quyền tài sản trong Bộ
luật Dân sự, trong Luật Đất đai và các quy định pháp luật có liên quan về tài sản
gắn liền với đất,...
Thứ ba, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của công
nghệ số, việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào xây dựng pháp luật
hiện hành cũng là một ý tưởng khơng tệ. Vì vậy, các nhà làm luật cũng cần xây
dựng các quy định pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
10


đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong tổng thể của việc đẩy
mạnh cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, triển khai xây dựng
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam. Việc này
nhằm đảm bảo việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được triển khai thuận tiện, dễ dàng, tránh
gây phiền hà cho người dân, từng bước hiện đại hóa cơng tác quản lý đất đai, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai nói chung và trong việc đăng ký và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất nói riêng. Tiến tới việc thay thế toàn bộ các loại giấy tờ có liên quan về
đất đai và tài sản gắn liền với đất phát sinh và tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử để
thống nhất quản lý bằng một loại giấy tờ.


Thứ tư, các quy phạm pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta cần phải được tiếp tục xây dựng đảm bảo tính cơng khai,
minh bạch, giúp người dân dễ tiếp cận các thông tin về đất đai và tài sản gắn
liền với đất cũng như về tình trạng pháp lý của từng khu đất, thửa đất, chủ thể
của các quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng, hưởng hoa lợi từ đất đai và tài sản
gắn liền với đất. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi và an toàn pháp lý cho
các giao dịch đất đai và tài sản gắn liền với đất (chuyển đổi, sang nhượng, thừa
kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn…) trong cơ chế thị trường. Đảm bảo tính minh
bạch, khách quan và dân chủ mà trong đó việc đăng ký và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
quyền quan trọng và cơ bản trong các quyền được pháp luật ghi nhận và bảo hộ
đối với chủ thể sử dụng đất.
Thứ năm, để đảm bảo tính khách quan và hiệu lực thi hành của bản án phù
hợp với thực tế thì cần quy định về quyền của Tịa án trong việc tự mình tiến
hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản là nhà đất đang tranh chấp khi thấy cần
thiết. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ nhà đất trong thực tế giải quyết những vụ
việc tranh chấp đất đai là rất cần thiết bởi tranh chấp đất đai là một loại tranh
chấp đặc thù, đối tượng tranh chấp là loại tài sản đặc biệt, có giá trị và trải qua
11


nhiều biến động trong quá trình nhà nước thực hiện các chính sách cải tạo đất
đai. Có những tranh chấp mà các bên tranh chấp không trực tiếp quản lý, sử
dụng đất mà do một người thứ ba ngay tình đang sử dụng, hay có những tranh
chấp mà nếu chỉ áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết sẽ dẫn đến bản án
không phù hợp với thực tiễn và không thể thi hành được. Đồng thời pháp luật
được hiểu là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng

của nhà nước nên mỗi một quyết định của pháp luật đều có thể dẫn đến tranh
chấp. Vì vậy, trước khi bắt đầu giải quyết một vụ việc nào đó cần phải tìm hiểu
rõ ngun nhân, thẩm định tại chỗ đối với những tài sản không thể xác định
được. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định Tòa án chỉ được tiến hành
xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản khi đương sự có u cầu. Nếu đương sự
khơng có u cầu thì Tịa án khơng thể tự mình tiến hành được.
Thứ sáu, pháp luật cần có quy định cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả đối
với những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ tài liệu,
chứng cứ của vụ án mà thiếu sự hợp tác hoặc không cung cấp tài liệu, chứng cứ
của vụ án để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời,
chính xác và đúng pháp luật. Bởi qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc phối hợp
giữa Tòa án với các cơ quan thường chưa thực sự hiệu quả. Các cơ quan hành
chính nhà nước và cơ quan chuyên môn thường là nơi nắm giữ những tài liệu,
chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp nhưng nhiều khi cán bộ các cơ quan
thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của đương
sự, thậm chí có trường hợp Tịa án u cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ còn gặp
trở ngại. Bên cạnh đó, để đảm bảo thống nhất trong thực tiễn xét xử, TANDTC
nên ban hành văn bản hướng dẫn theo hướng là xác định giá trị di sản phải tiến
hành định giá theo đúng trình tự thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án phải căn cứ quy
định tại Khoản 5, Điều 104, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để xác định giá trị di
sản. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự trong việc phân chia
hiện vật, cần thu thập chứng cứ làm rõ nhu cầu cấp bách về chỗ ở, khả năng tài
chính của các bên để phân chia nhà đất hợp tình, hợp lý.
12


Thứ bảy, pháp luật hiện hành nước ta cần tham khảo một số điều khoản về
thừa kế ở pháp luật các nước khác như quy tắc suy đoán pháp lý. Theo Điều 613
BLDS 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành

thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc
khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Nhưng có nhiều
trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một
khoảng thời gian rất ngắn và vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó
mới phát sinh. Do vậy, việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó
khăn trong q trình giải quyết vụ án trong những trường hợp này, căn cứ pháp
lý duy nhất có thể tin cậy được là giấy chứng tử, nhưng trong nhiều trường hợp
giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ, phút chết của cá nhân nên trong pháp
luật hiện hành cần tham khảo thêm về quy tắc suy đoán pháp lý ở các nước khác
để sửa đổi sao cho phù hợp và chặt chẽ với thực tế.

KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên của nhóm, chúng ta có thể thấy rằng việc giải
quyết các tranh chấp di sản thừa kế là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp.
Một trong những vấn đề mang tính nghiêm trọng đó là việc xác định đúng di sản
thừa kế. Pháp luật nước ta bên cạnh những điểm chưa phù hợp vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế trong việc giải quyết những tình huống như vậy. Hi vọng bài tiểu
luận của nhóm sẽ góp một phần nào đó vào việc đổi mới và hoàn thiện pháp
luật, khắc phục những hạn chế đó để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền
lợi hợp pháp của các đương sự và giảm một cách tối đa những vụ án liên quan
đến vấn đề này đối với cơ quan xử án ở nước ta.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Luật Dân sự 2015.


2.

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.

Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”.

4. Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2018/DSST ngày 30/7/2018 của TAND huyện T,
tỉnh Bắc Giang.

14



×