Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận môn tâm ly hoc ung dung trong QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG TRONG QLGD
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NHÂN CÁCH
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
Giảng viên:
Họ và tên học viên:
Lớp:

Hà Nội, tháng 5/2019

0


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vai trò của Hiệu trưởng
Trong nhà trường phổ thơng nói riêng và mọi cấp học bậc học nói chung Hiệu
trưởng là người chịu trách nhiệm trong mọi việc tổ chức các hoạt động dạy và học,
cùng các hoạt động quản lý khác giúp cho một ngôi trường tồn tại phát triển và đi lên.
Hiệu trưởng trường phổ thông là người đứng đầu nhà trường phổ thơng có vai trị
quan trọng nhất trong q trình thiết lập, định hướng, tổ chức các hoạt động dạy học,
giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác tạo sự thành công cho nhà
trường. Với vai trị lãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng chính là người định hướng và là
tiêu biểu cho văn hóa nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học.
Qua quá trình xây dựng và lãnh đạo nhà trường, hệ tư tưởng, tính cách và những niềm
tin, hồi bão lớn lao của người hiệu trưởng sẽ định hình trong triết lý nghề nghiệp và
nó được phản chiếu lên văn hóa nhà trường.
2. Cơ sở pháp lý nói về người Hiệu trưởng trường THPT


- Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009.
- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ GDĐT ban
hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng
có nhiều cấp học.
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
- Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban
hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thơng.
Các văn bản trên đây nói về người Hiệu trưởng trường THPT với những Nhiệm vụ và
quyền hạn của Hiệu trưởng:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3
Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường
và các cấp có thẩm quyền;

1


d) Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ
luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của

Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành
chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều
cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,
học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực
hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực
hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Thực tiễn hiện nay Hiệu trưởng có vấn đề gì về nhân cách
Hiện nay có một số Hiệu trưởng trường THPT còn chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của ngành giáo dục vì có Hiệu trưởng cịn tồn tại một số vấn đề về nhân cách,
ví dụ như:
- Khơng gần gũi với nhân viên, không quan tâm sâu sát tới đời sống, tâm tư
nguyện vọng thực tế của học sinh, cán bộ giáo viên.
- Không khéo léo trong việc xử lý quan hệ trong cơ quan đơn vị, còn có tình
trạng cục bộ, thiên vị với đối tượng này đối tượng khác dẫn đến tình trạng bè phái.
- Bổ nhiệm công việc, giao nhiệm vụ không phù hợp, không xuất phát từ năng
lực thực tế của nhân viên.
- Nóng tính, bảo thủ, duy ý chí, áp đặt chủ quan lên giáo viên, nhân viên .
- Chưa dám chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi mặt của nhà trường. Có
Hiệu trưởng khi xảy ra sự cố cịn tìm cách đổ lỗi cho cấp dưới hoặc tìm mọi cách biện
minh cho việc làm của bản thân.
- Hiệu trưởng trường THPT đa số không được đào tạo chuyên môn về tài chính
nhưng lại là chủ tài khoản, cơng tác quản lý tài chính gặp rất nhiều khó khăn.
2



- Một số Hiệu trưởng cịn xử lý cơng việc theo cảm tính làm việc tùy tiện,
khơng bám sát các văn bản hướng dẫn.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Thế nào là Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là thủ trưởng nhà trường. Người đại diện cho nhà nước về mặt
pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về chun mơn và hành chính trong
nhà trường, chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý và nhân dân, tổ chức và quản lý
toàn bộ hoạt động của nhà trường.
1.2 Thế nào là phẩm chất nhân cách
- Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía
trước mọi người, trong cuộc đời, ln có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ
mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.
- Nhân cách là nói về con người có tư cách là một thành viên của xã hội nhất
định; là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức; là tồn
bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi
xã hội của người đó.
- Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá. Thể hiện qua các
mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức
về bản thân và xã hội.
Nhân cách được hình thành và phát triển theo tiến trình sống của con người.
2. Những phẩm chất nhân cách của Hiệu trưởng trường THPT
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, người hiệu trưởng cần có những phẩm chất
nhân cách sau:
- Tin tưởng vào đường lối, chính sách giáo dục của Đảng.
- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Yêu nghề, mến trẻ, yêu tập thể trường mình quản lý.
- Có niềm tin với người dưới quyền, ln tìm thấy những điều tốt đẹp ở họ.

- Khiêm tốn không phơ trương hình thức.
- Khơng tham nhũng, có lối sống lành mạnh, trong sáng.
- Có hiểu biết sâu về chuyên mơn.
- Có khả năng lập kế hoạch một cách khoa học.
- Phân công đúng người, đúng việc.
- Đánh giá con người và công việc khách quan, không thiên vị.
- Hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh và đặc điểm tập thể giáo viên.
- Quan tâm đến nâng cao trình độ giáo viên.
- Có lề lối làm việc khoa học, chỉ quyết định các vấn đề có tính ngun tắc cao.
3


- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Cư xử khéo léo, gắn bó với giáo viên, cơng nhân viên.
- Diễn đạt lưu lốt, có tính thuyết phục; phong thái đàng hồng, đĩnh đạc, tự tin.
- Có khả năng xây dựng tập thể đoàn kết, thân ái.
3. Một số ví dụ thực tiễn tại các trường THPT hiện nay
Tại các trường THPT hiện nay vấn đề đạo đức nhà giáo trong đó có đạo đức
nhân cách của Hiệu trưởng - người đứng đầu đơn vị đang được cả xã hội quan tâm.
Thực tế ở các trường phổ thơng cịn tồn tại một số vấn đề về nhân cách của Hiệu
trưởng, sau đây tơi xin đưa ra 3 ví dụ về việc thực hiện công tác của Hiệu trưởng
thường xuất hiện ở các trường THPT hiện nay :
- Ví dụ thứ nhất: Tại một trường THPT huyện Bình Lục, Hà Nam học sinh đánh
nhau, nhà trường xử lý kỉ luật bằng hình thức buộc nghỉ học 2 tháng. Cha mẹ học sinh
gửi đơn khiếu nại, tố cáo lên Sở GD&ĐT. Khi được phỏng vấn Hiệu trưởng trả lời “tôi
kỉ luật theo một trường THPT ở Hà Nội”. Thực tế theo Văn bản hướng dẫn kỉ luật học
sinh là Thông tư 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ Giáo dục Hướng dẫn về việc khen
thưởng và thi hành kỉ luật học sinh các trường phổ thơng khơng có hình thức kỉ luật
như vậy. Thực tế khi kỉ luật học sinh nghỉ học 2 tháng thì theo Thơng tư 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT thì học sinh nghỉ học quá 45 buổi là lưu ban (đối với

học sinh không là lớp cuối cấp). Do đó Quyết định của Hiệu trưởng đã khơng theo
Văn bản, theo cảm tính và dẫn tới học sinh bị lưu ban theo Thông tư 58.
- Ví dụ thứ hai: Hiệu trưởng nóng tính, áp đặt tính chủ quan, duy ý chí trong cơng việc
và sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị. Có rất nhiều hiệu trưởng khi xử lý cơng việc thường
áp đặt tính chủ quan, cá nhân, đưa ra các quy định nhưng không lấy ý kiến tập thể,
không thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ trong trường học.
- Ví dụ thứ ba: Trong đánh giá nhân sự, phân công điều động công việc cịn mang tính
cá nhân, thiên vị. Trường hợp này ít xảy ra hơn nhưng vẫn có ở nhiều nơi và tùy các
mức độ khác nhau. Ví như quý mến hoặc có quan hệ gần gũi với người này thì giao
cho công việc giản đơn, giảng dạy, chủ nhiệm lớp ngoan, thi đua khen thưởng được ưu
tiên...
PHẦN III: KẾT LUẬN
Để thực hiện được thành cơng nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó
cho ngành giáo dục, ngồi việc tận tâm, đổi mới của từng thầy cơ giáo cịn có vai trị
rất lớn của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có nhân cách cao, trong sáng, chí cơng vơ
tư, có năng lực chun mơn vững vàng, có bản lĩnh mới có thể đưa sự nghiệp giáo dục
và mọi mặt hoạt động của nhà trường đi lên. Trong bối cảnh đó thì việc xây dựng một
4


môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, cởi mở có văn hóa cao là vấn đề then
chốt. Văn hóa nhà trường là một vấn đề trong quản trị chiến lược. Bên cạnh việc quyết
định và xây dựng hệ giá trị văn hóa nhà trường, hiệu trưởng phải là người đi đầu trong
việc thực hiện mục tiêu đã đề ra, chứng minh tính hiệu quả để làm động lực gắn kết
mọi thành viên trong nhà trường cùng thực hiện và noi theo.
Để xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay,
trước hết hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời
cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát
vọng mà tập thể nhà trường hướng tới.
Sức mạnh của khối đại đoàn kết thống nhất là nhân tố quyết định thắng lợi của

tập thể nhà trường. Trong môi trường sư phạm, giá trị của sự đoàn kết hết sức quan
trọng. Nó tạo ra bầu khơng khí vui vẻ, thoải mái, kích thích sự khám phá, sáng tạo
trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát
huy được khả năng của các cá nhân và sức mạnh của tập thể, cống hiến cho sự nghiệp
giáo dục. Chính vì vậy người đứng đầu nhà trường phải ý thức và khơng ngừng hồn
thiện mọi mặt nhân cách, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nêu gương về tinh
thần đoàn kết, thân ái, sẻ chia.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Học viên

5



×