Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT, môn văn hóa học, quá trình đổi mới tư duy lý luận về văn hoá của đảng giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.52 KB, 15 trang )

Phần mở đầu

Vn hoỏ cú mt vai trũ to ln trong việc xây dựng bản lĩnh, trí tuệ và khí
phách con người Việt Nam. Kế thừa kinh nghiệm của dân tộc, tiếp thu tinh thần
của thời đại, dựa trên định hướng phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã sớm
đổi mới tư duy về văn hoá, tiến đến một nhận thức mới, sâu sắc, tồn diện về
văn hố và vai trị của văn hố đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), trong quan điểm, đường lối và
chính sách phát triển đất nước, Đảng ta ln khẳng định: Văn hoá là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế- xã hội. Thực tiễn của công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước đã cho
thấy văn hố có một vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở
nước ta.
Trong bài tiểu luận này, em xin trình bày nội dung “Q trình đổi mới
tư duy lý luận về văn hố của Đảng giai đoạn từ năm 1986 đến nay”.

PHẦN NỘI DUNG
1


1. Bối cảnh đất nước và tình hình thế giới trước Đại hội lần thứ VI Đảng
cộng sản Việt Nam (năm 1986).
1.1. Tình hình trong nước:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiều công việc
bộn bề. Bên cạnh sự tìm tịi, sáng tạo để đạt được những thành tựu trong phát
triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ an ninh quốc phòng, Đảng ta cũng phạm
nhiều sai lầm: đó là việc duy trì q lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, làm
cho tình hình kinh tế xã hội của nước những năm 70 - 80 của thế kỷ 20 lâm vào
khủng hoảng trầm trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sa sút. Sản
xuất tăng chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các tiêu cực xã họi gia tăng, đạo đức


xã hội suy giảm... Với nhu cầu đổi mới như một đòi hỏi tất yếu để củng cố niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Với
phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ khuyết điểm, Đại hội VI Đảng cộng
sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ta thốt
khỏi tình trạng khủng hoảng, đi vào thế ổn định, phát triển.
1.2. Tình hình thế giới:
Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã tác
động tiêu cực không chỉ với lĩnh vực kinh tế- xã hội mà cịn ảnh hưởng xấu đến
tình hình chính trị, tư tưởng của nước ta. Một số nước còn bao vây, cấm vận về
kinh tế nước ta, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “ diễn biến hồ bình”,
kích động việc thực hiện đa ngun chính trị, đa đảng, xố bỏ sự lãnh đạo của
Đảng, truyền bá tư tưởng phản động, văn hoá đồi truỵ...Dự báo đánh giá đúng
những tác động của tình hình quốc tế và trong nước đối với sự nghiệp đổi mới ở
nước ta là cơ sở để Đảng ta hoạch định chính xác đường lối phát triển đất nước.
Những tác động của tình hình kinh tế- xã hội và tình hình quốc tế trong thời gian
qua đã tạo ra những yêu cầu mới của việc xây dựng và phát triển văn hoá dân
tộc trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
2


mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Những yêu cầu
đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ này, đó là:
Trước hết, vấn đề xây dựng và phát triển văn hố phải góp phần xây dựng
nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng nguồn lực để làm động lực cho sự phát
triển kinh tế- xã hội. Đồng thời phải tạo lập mơi trường văn hố lành mạnh cho
quá trình phát triển bền vững của đất nước. Những vấn đề văn hoá và con người
là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh
chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội
chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền

vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ
cơ bản: Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hố- xã hội; Giữa lợi ích của
cá nhân và lợi ích của cộng đồng; Giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương
lai; Giữa lợi ích của con người và lợi ích của mơi trường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế mà chúng ta hướng tới xây dựng
là nền kinh tế nhân văn, nền kinh tế phục vụ con người, lấy văn hoá làm động
lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội. Xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thể
hiện được tầm vóc và vị thế của văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ
mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. đây là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp
đổi mới đất nước hiện nay.
2. Qúa trình đổi mới tư duy lý luận về văn hoá của Đảng từ 1986 đến
nay.
Tiếp tục kế thừa và phát huy những Nghị quyết trước, trên cơ sở đặc điểm
tình hình kinh tế, chính trị, văn hố xã hội, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới,
từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

3


Tháng 11/1987, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VI ra Nghị
quyết 05 về “đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ
thuật và văn hoá, phát huy khă năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn
hoá phát triển lên một bước mới”. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã nêu rõ
những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp văn hoá nước ta giai đoạn sau 1975
đến 1985. Đảng ta đã chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm trong cơng tác lãnh
đạo và quản lý văn hố, văn nghệ có những biểu hiện giản đơn, thơ thiển thiếu
dân chủ. Cơ chế chính sách quản lý, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và

quản lý sự nghiệp văn hố, văn nghệ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ chưa
được coi trọng. Từ nhận thức sâu sắc về thiếu sót này, Bộ Chính trị khố VI đã
ban hành Nghị quyết 05, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ để nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn
hoá, văn học, nghệ thuật Nghị quyết đã tập trung nhấn mạnh vào văn húa nghệ
thuật, giải phóng tiềm năng sáng tạo trong VHNT, đưa ra phương hướng nhiệm
vụ, giải pháp, nhấn mạnh công tác quản lý tạo tiền đề, phương diện tổ chức, cơ
sở vật chất để đội ngũ văn nghệ sỹ và các lực lượng văn hóa được tự do sáng
tạo. Nghị quyết đã chỉ rõ vấn đề đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý
văn hố văn nghệ là yếu tố có ý nghĩa quyết định để khai thác mọi tiềm năng
sáng tạo, phát triển sự nghiệp văn hoá văn nghệ một cách thuận lợi. Nghị quyết
05 của Bộ Chính trị khố VI đã đặt cơ sở cho việc tiếp tục tìm tịi, suy nghĩ và
bổ sung về phát triển đường lối văn hoá của Đảng trong những năm sau này.
Đại hội VII của Đảng khi đề cập đến văn hoá đã nhấn mạnh: “Tiếp tục
xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Vận
động toàn dân thực hiện lối sống cần kiệm, văn minh, lịch sự; phổ biến rộng rãi
trong nhân dân những kiến thức văn hoá cần thiết cho sản xuất và đời sống.
Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, Phát động phong trào
quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác”. Trong nhiệm kỳ
này, Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư ( 1993) đã đưa ra nghị quyết về một
số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt. Tư tưởng sáng tạo nổi bật
4


nhất mà Nghị quyết này nêu ra là khẳng định vai trị quan trọng cảu văn hố
trong sự nghiệp đổi mới. Vai trị của văn hố được đặt trong tổng thể chiến lược
phát triển chung của sự nghiệp đổi mới, là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội,
làm động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời là mục tiêu phấn đấu
của Chủ nghĩa xã hội.

Những tư tưởng chỉ đạo trên tiếp tục được khẳng định và phát triển trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và đặc biệt là trong văn kiện
Hội Nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ năm khoá VIII ( 16/7/1998). Hội
nghị đã kiểm điểm và đánh giá về tình hình xây dựng và phát triển văn hố theo
các Nghị qut trước đó của Đảng, đề xuất phương hướng, quan điểm chỉ đạo và
giải pháp lớn để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Nghị quyết Trung
ương 05 khóa VIII đã tổng kết 12 năm xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tới tư tưởng đặc điểm lối sống
và mơi trường văn hóa tinh thần của xã hội. Trong Nghị quyết Đảng ta đã khái
quát hoá năm quan điểm chỉ đạo cơ bản để xây dựng và phát triển nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là:
1-Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
Quan điểm này khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sự nghiệp đổi
mới. Văn hoá là cơ sở để tạo nên nền tảng tinh thần của dân tộc, tạo nên sự
thống nhất và đồng thuận dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm lo
xây dựng và phát triển văn hố chính là chăm lo vun đắp nền tảng tinh thần của
xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì
khơng thể có sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
Việc xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá. Văn hoá
vừa là kết quả của kinh tế đồng thời vừa là động lực, nguồn lực để phát triển
kinh tế. Mặt khác các nhân tố văn hoá phải gắn chặt và thấm sâu vào đời sống và
hoạt động xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... biến thành nguồn
5


lực nội sinh quan trọng để thúc đẩy và điều tiết sự phát triển. Điểm mới ở đây
của Đảng ta chỉ rõ mối quan hệ biện chứng và hữu cơ giữa phát triển văn hoá,
nền tảng tinh thần của xã hội với phát triển kinh tế- xã hội.

2- Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Đây là quan điểm xác định phương hướng và đặc trung của nền
văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
3- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo này xác định tính thống
nhất, đa dạng của nền văn hố.
4- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng. Quan điểm này khẳng định
động lực và nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hoá.
5- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận
trọng. Trong quan điểm này, Đảng ta tiếp tục khẳng định tư tưởng nổi bật của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: văn hố là một mặt trận, đồng thời nhấn mạnh tới đặc
thù của quá trình xây dựng và phát triển văn hố so với các lĩnh vực khác.
Năm quan điểm chỉ đạo trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện sự
phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn hoá ở bình diện khái qt cao, bao
qt được tồn bộ những vấn đề cốt lõi của việc xây dựng và phát triển văn hoá
trong thời kỳ mới. Để thực hiện các quan điểm, mục tiêu trên Đảng ta đã đề ra
10 nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển văn hóa. 10 nhiệm vụ này đã bao
quát được những nội dung chủ yếu để tạo nên sự phát triển mới của nền văn hóa.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên Đảng ta đã đề ra 04 giải pháp lớn để xây dựng
và phát triển văn hóa, ®ặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. 04 giải pháp ®ã lµ:
1- Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu
nước và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
6


2- Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá.
3- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá.

4- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.
Như vậy, Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII đã bao quát được tổng
thể những nội dung cơ bản và trọng yếu để xây dựng và phát triển văn hoá trong
thời kỳ đổi mới. Vì vậy khi tổng kết, kiểm điểm 05 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương năm khóa VIII, hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 10 khúa
IX đã khẳng định Nghị quyết này ra đời đã “đáp ứng đúng yêu cầu phát triển
của đát nước và nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
được xã hội nhiệt tình hưởng ứng thực hiện, gắn kết chặt chẽ hơn văn hoá với
các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn
định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại... của đất nước”. Trên cơ sở đó, Đảng ta nhấn mạnh việc nâng
cao chất lượng toàn diện của việc xây dựng văn hóa trong tình hình mới. Đặc
biệt Đảng ta đã khẳng định cần phải thống nhất giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt gắn kết với nhiệm
vụ phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội, đảm bảo sự phát triển toàn
diện và đồng bộ 03 lĩnh vực này là điều kiện để phát triển bền vững của đất
nước. Đây là một bước tiến trong phát triển tư duy lý luận của Đảng thể hiện
tầm nhìn bao quát và làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế- chính trị và
văn hóa. Văn hóa không thể tự phát triển được nếu tách rời mối quan hệ với kinh
tế và chính trị.
Đại hội X của Đảng (2006) đã tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ
bản của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá được nêu trong các văn kiện
trước đây và nhấn mạnh tư tưởng phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã
hội. Đảng ta khẳng định: “ Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn
với phát triển kinh tế- xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội”. Đồng thời, Đảng ta cũng chỉ rõ: “ Xây dựng nền văn hoá Việt
7



Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
và con người trong điều kiện đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt với phát triển văn hoá- nền tảng tinh thn ca xó hi.
Đại hội X của Đảng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc
xõy dng v hon thin giỏ trị, nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên,
học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh
văn hóa Việt Nam. Đầu tư cho việc bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử cách
mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Kết hợp hài hòa giữa bảo
tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du
lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa. Đa
dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”. Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp
sống văn hóa hiện đại trong nhân dân. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng
tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ
chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động. Xây
dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện cho các lĩnh
vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển. Nâng cao chất lượng tư tưởng văn
hóa, hiện đại về mơ hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật. Xây dựng cơ chế quản
lý khoa học, phù hợp. Đảm bảo tự do, dân chủ cho những hoạt động sáng tạo
văn hóa, văn học, nghệ thuật. Đi đơi với phát huy trách nhiệm công dân của văn
nghệ sĩ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội
văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
Đại hội XI của Đảng ( 2011), nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được
tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
8



Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,
phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam
góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người
Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị
các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn
học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn,
dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc
và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời
lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo,
bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những
người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị
cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổ chức
và phản biện xã hội của các phương tiện thơng tin đại chúng vì lợi ích của nhân
dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo
chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng
tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,
nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung
tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngồi và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa
Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa
của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước
ngồi với cơng chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vơ hiệu hóa sự xâm nhập
và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi

dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
9


Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn
diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển”.
Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước
ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức
độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ
dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, văn minh, tiến
bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
- Về phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, chúng ta cần
nhấn mạnh hai điểm sau:
Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta phải phát huy chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự
cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đây là thời kỳ
hồ bình và xây dựng đất nước nhưng không phải là thời kỳ nghỉ ngơi, hưởng
lạc mà là thời kỳ mở ra một cuộc chiến đấu mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu,
đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, chủ nghĩa yêu nước, sự thông minh

và giàu năng lực sáng tạo của nhân dân, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý
thức độc lập, tự chủ, tự cường là cơ sở tạo nên sự thống nhất về ý chí, bản lĩnh
của dân tộc trong q trình đấu tranh gian khổ, vất vả, đầy thách thức để xây
10


dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung
những nội dung mới vào khái niệm yêu nước, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tư
tưởng cách mạng và tiến bộ của thời đại; giáo dục tinh thần tự hào, tự tin dân
tộc, tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã
lựa chọn; bồi dưỡng quyết tâm chính trị, xây dựng ý chí và bản lĩnh của cả dân
tộc trong cuộc chiến đấu mới này là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.
Thứ hai, về hành động, chúng ta phải chủ động, tích cực, sáng tạo hơn
nữa trong việc nâng cao chất lượng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện và cơ hội nhiều hơn nữa để nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, xây dựng môi trường văn
hố lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Ở đây, cần
phát huy tính tích cực chính trị của cơng dân, chú trọng tới các phong trào
quần chúng trong tổ chức và xây dựng sự nghiệp phát triển văn hố, làm cho
văn hóa gắn kết chặt và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, củng
cố hệ thống chính trị và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội.
Để thực hiện phương hướng về quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển
văn hóa, Đảng ta đã đề ra 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn. Những nhiệm vụ đó là:
1. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
2. Xây dựng mơi trường văn hóa.
3. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
5. Phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ.
6. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
7. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

8. Chính sách văn hóa đối với tơn giáo.
9. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa.
10. Củng cố, xây dựng và hồn thiện thiết chế văn hóa.
11


Những giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa là:
1. Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu
nước và phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
2. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa.
3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.
4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.

12


PhÇn kÕt ln
Nhìn lại q trình đổi mới tư duy lý luận xây dựng phát triển văn hoá trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta thấy Đảng ta luôn luôn xuất phát
từ thực tế khách quan, nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất một cách chủ động sáng tạo các quan
điểm , tư tưởng chỉ đạo, xây dựng những nhiệm vụ, nội dung và giải pháp cụ thể
cho từng giai đoạn cách mạng, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo sự phát
triển để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính nhờ có sự
đổi mới tư duy lý luận, sự sáng tạo và năng động đó, đường lối văn hố của
Đảng đã đáp ứng đúng nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân, được nhân dân hưởng
ứng và nhiệt tình thực hiện, tạo thành một sức mạnh mới để làm động lực thúc
đẩy kinh tế- xã hội phát triển, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
củng cố hệ thóng chính trị, giữ vững an ninh, quốc phịng, góp phần to lớn vào
sự phát triển bền vững của đất nước.


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nayPGS.TS Phạm Duy Đức (Chủ biên), NXB Văn hố- Thơng tin và Viện Văn hoá.
2- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá, xây dựng con người
trong giai đoạn mới- PGS.TS Phạm Duy Đức.
3- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, X, XI
4- Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII.
5- Kết luận Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Trung ương khoá IX.

14


MC LC
Phần mở đầu..................................................................................................1
PHN NI DUNG...............................................................................................2
1. Bi cnh t nc và tình hình thế giới trước Đại hội lần thứ VI Đảng cộng
sản Việt Nam (năm 1986)..................................................................................2
1.1. Tình hình trong nước:.............................................................................2
1.2. Tình hình thế giới:..................................................................................2
2. Qúa trình đổi mới tư duy lý luận về văn hoá của Đảng từ 1986 đến nay............3
PhÇn kÕt luËn.....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14

15




×