Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT môn văn hóa học, sự tiếp xúc văn hoá việt nam với văn hoá phương tây và pháp thời kỳ cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.6 KB, 22 trang )

Phụ lục
Phần I: mở đầu
Phần II: Nội dung
I. Hon cnh của sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây và
Pháp
II. Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây và Pháp thời kỳ
cận đại
2.1. Sự tiếp thu tư tưởng canh tân, duy tân và cách mạng
2.2. Sự tiếp thu nền giáo dục và khoa học mới
2.3. Tiếp thu, truyền bá chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp
2.4. Thành tựu tiếp xúc văn chương, báo chí, xuất bản
2.5. Tiếp thu nền nghệ thuật và nếp sống mi
Phần III: Kết luận
Tài liệu tham khảo

Phần I : mở ®Çu
1


Việt Nam nằm ở rìa lục địa Đơng Nam Á, nhìn ra Thái Bình Dương, là
nơi giao lưu gặp gỡ của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá từ bắc xuống nam, từ
nam lên bắc, từ lục địa ra biển hoặc ngược lại. Việt Nam lại nằm kẹp giữa hai
nền văn minh lớn: văn minh Trung Hoa ở phía bắc và văn minh Ấn Độ ở phía
tây.Với cảnh quan thiên nhiên đó, Việt Nam có một nền văn hố lâu đời phong
phú và đa dạng. Trải qua hàng ngàn năm vừa thích ứng, vừa đấu tranh với thiên
nhiên và xã hội đã hình thành nên nền văn hố của dân tộc. Nền văn hố ấy như
một mơi trường tinh thần sống quanh ta, tiềm nhập vào trong ta, song không
phải ai cũng có thể nhận ra diện mạo của nó trải qua các cuộc vận động lớn
trong lịch sử dân tộc.
Lịch sử văn hoá của một cộng đồng dân tộc khơng phải là lịch sử của
những sự kiện văn hố diễn ra một cách ngẫu nhiên, rời rạc, mà là lịch sử


chuyển đổi của các mơ hình văn hố, lịch sử vận động trong mối quan hệ tương
tác với các yếu tố xã hội khác cùng thời. Mỗi mơ hình văn hoá lịch sử được coi
như một thời kỳ trong tiến trình lịch sử văn hố. Vì vậy nghiên cứu lịch sử văn
hoá trước hết phải bắt đầu từ việc phân chia các thời kỳ phát triển của nó. Dựa
vào những cột mốc đánh dấu các bước chuyển quan trọng trong lịch sử, nhất là
sự chuyển đổi về quyền lực chính trị, có thể phân chia lịch sử văn hố nước ta
thành 5 thời kỳ. Ở đây, xin đề cập và đi sâu vào tìm hiểu văn hố Việt Nam thời
kỳ giao lưu tiếp xúc với văn hoá phương Tây và Pháp thời cận đại. Thời kỳ này
khởi đầu bằng sự kiện lịch sử nhà Nguyễn ký hiệp ước Patenôtre (6-6-1884)
cơng nhận sự thống trị của chính quyền thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam
đến nửa đầu thế kỷ XX. Đây là một thế kỷ giao lưu, tương tác sâu sắc, trong đó
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ các phong trào yêu nước đã tiến hành
đấu tranh bền bỉ và kiên cường chống lại chính sách nô dịch của chủ nghĩa thực
dân phản động Pháp, đồng thời lại cổ vũ quần chúng ra sức học tập những cái
hay, cái mới của văn minh phương Tây, từng bước ra khỏi nền học vấn lỗi thời
của xã hội truyền thống, để mau chóng hội nhập với thế giới đương đại.

PhÇn II: Néi dung
2


I. Hồn cảnh của sự tiếp xúc văn hố Việt Nam với văn hoá phương
Tây và Pháp
Thời cận đại, sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam với các nước, dù là tiếp
xúc trực tiếp hay gián tiếp thì chủ yếu tiếp xúc với nền văn hoá, văn minh
phương Tây, sau đó là Pháp. Từ thời trung đại ( thế kỷ XIV- XVI) các nước
phương Tây chuyển qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến thế kỷ XVIII- XIX, tri
thức khoa học kỹ thuật tiến bộ nhanh chóng đã thúc đẩy nền công nghiệp phát
triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản với một sức mạnh vật chất to lớn của nó bắt
đầu đi tìm kiếm thuộc địa, chinh phục phần cịn lại của thế giới. Đây chính là

khởi ngun của sự tiếp xúc của tồn thế giới trong đó có Việt Nam với văn
hoá, văn minh phương Tây.
Từ đầu thế kỷ XIX, trong khi Việt Nam đang tồn tại với tư cách một
vương quốc độc lập thì nhiều nước xung quanh đã trở thành thuộc địa hoặc bị
các nước tư bản, phương Tây nhịm ngó. Và như vậy các nước tư bản đã đưa
đến vùng Đông Nam Á một nền văn hố, văn minh mới: Cơng nghiệp, kỹ thuật,
pháp quyền, thị trường, ngân hàng... với một mức độ nhất định. Từ đó nền văn
hố, văn minh phương Tây được truyền bá ở Đơng Á và Đơng Nam Á. Các nhà
trí thức các nước trong vùng tiếp xúc trực tiếp với nền văn hoá, văn minh
phương Tây. Trước sức mạnh của một nền văn hoá mới, những tri thức thức
thời đã nảy sinh tư tưởng mới và ít nhiều đã truyền ảnh hưởng của nó đến Việt
Nam. Tất cả các tư tưởng, tri thức đó đã được lan truyền sang Việt Nam thông
qua những hoạt động ngoại giao, buôn bán của các quan lại, thương gia Việt
Nam và Hoa Kiều. Trước khi người Pháp xâm lược và thống trị nước ta thì
quan hệ ngoại giao, bn bán giữa Việt Nam với các nước phương Tây đã diễn
ra được 3 thế kỷ. Tuy nhiên, sự tiếp xúc văn hố diễn ra cịn đơn giản, rời rạc,
song ngày càng sâu rộng và dồn dập hơn.
Từ sau khi ký hiệp định Patênốt năm 1884, người Pháp đã đặt ách nơ lệ
lên tồn bộ nước ta. Với ý đồ “ khai phá văn minh” họ đã đem nền văn hố, văn
minh của mình để truyền bá ở nước ta.
Về chính trị: Người Pháp chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ chính trị
khác nhau. Nam Kỳ đất thuộc địa thực hiện luật pháp và cách tổ chức bộ máy
hành chính Nhà nước của Pháp. Trung Kỳ là đất tự trị, thuộc quyền cai trị của
chính phủ Nam triều. Bắc Kỳ là đất bảo hộ; người Pháp thay mặt Nam triều cai
quản. Người Pháp thành lập liên bang Đông Dương thuộc Pháp gồm 5 xứ, lấy
Hà Nội làm thủ phủ của liên bang Đông Dương vào năm 1888. Chế độ chính trị
ấy tạo ra điều kiện đặc biệt cho sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam với văn hoá
Pháp một cách trực tiếp và “ thuận lợi”.

3



Về kinh tế: Người Pháp hai lần tổ chức khai thác thuộc địa, họ đưa
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và nền công nghiệp, dịch vụ vào Việt
Nam. Người Pháp xây dựng các đường giao thông, đường bộ xuyên Việt... các
thành phố lớn được xây dựng mới như: Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải
Phòng... với một cơ sở hạ tầng hiện đại. Chính vì vậy, nó đã đem lại một nền
sản xuất công nghiệp và nền kinh tế thị trường ở Việt Nam làm thay đổi cách
nhìn nhận của người Việt Nam về kinh tế khác rất nhiều so với trước đây- nền
kinh tế nông ngghiệp tự cung, tự cấp. đây cũng là điều kiện căn bản cho sự tiếp
xúc văn hoá giữa Việt Nam với văn hoá Pháp trên nhiều phương diện.
Về mặt xã hội: Do chính sách chính trị, kinh tế người Pháp thực hiện ở
Việt Nam đã thúc đẩy sự biến động xã hội ở Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp
xuất hiện không còn thuần nhất như trước nữa. Giai cấp tư bản Pháp đến Việt
Nam với các ơng chủ thầu khốn, chủ đồn điền, nhà máy, hiệu buôn... Giai cấp
công nhân xuất hiện, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản thành thị hình thành.
Cư dân đơ thị tăng lên bao gồm bộ máy quan lại thuộc địa và bản địa, giai cấp
tư sản, tiểu tư sản và dân nghèo... Đặc biệt là đội ngũ trí thức gồm thơng ngơn,
kỹ sư, bác sĩ, học sinh, sinh viên, nghệ sĩ tự do... Lực lượng này tham gia trực
tiếp trong quá trình tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam với Pháp.
Về giáo dục- văn hoá: Người Pháp tổ chức nền giáo dục mới cả về nội
dung và phương thức giáo dục thay thế dần nền giáo dục Nho học cũ. Đến năm
1919 thì nền giáo dục Nho học chấm dứt và nền giáo dục mới “ tân học” hoàn
toàn thay thế. Người Pháp đã chủ động truyền bá văn hoá phương Tây và văn
hoá Pháp qua nền giáo dục mới và trực tiếp trong đời sống thuộc địa. Nền văn
hoá- văn minh mới được truyền bá thông qua phát triển kinh tế, giao thơng, xây
dựng đơ thị, tổ chức hành chính đến ăn, mặc, lối sống... Đặc biệt là những sinh
hoạt văn hố tinh thần: văn chương, nghệ thuật, báo chí được đưa vào Việt Nam
phục vụ cho những người thực dân cai trị Việt Nam.
Có thể nói chính sách văn hố thuộc địa của người Pháp ở Việt Nam là

điều kiện cơ bản nhất của sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam và Pháp.
Bên cạnh đó các phong trào yêu nước của người Việt Nam như phong
trào Cần Vương của Phan Đình Phùng; phong trào khởi nghĩa nơng dân của
Hồng Hoa Thám; phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh; phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu; phong trào cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam... ít nhiều chịu ảnh hưởng từ bên ngồi và có
sự tiếp xúc với văn hố phương Tây và Pháp. Các phong trào yêu nước của
người Việt Nam đã tạo nên sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam với phương Tây
và Pháp một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự ảnh hưởng của những cuộc đấu
tranh chính trị- xã hội từ bên ngồi như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
và lần thớ hai cũng có tác động lớn đến việc tiếp xúc văn hố giữa Việt Nam
4


với phương Tây và Pháp. Ngoài ra vấn đề giao lưu văn hố, hoạt động tơn giáo,
ngoại giao, ngoại thương... cũng là điều kiện cho việc tiếp xúc văn hoá giữa
Việt Nam và văn hoá phương Tây và Pháp.
II. Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây và Pháp thời
kỳ cận đại
2.1. Sự tiếp thu tư tưởng canh tân, duy tân và cách mạng
Trong thời kỳ cận đại do việc tiếp xúc với văn hoá, văn minh phương
Tây và Pháp một cách trực tiếp và gián tiếp như đã trình bày ở trên, tư tưởng
Việt Nam có một sự chuyển biến to lớn. Đó là tư tưởng canh tân, duy tân đất
nước và tiến tới tư tưởng cách mạng vô sản nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc
( khi cịn giữ được chính quyền) và giành lại độc lập dân tộc ( khi bị thống trị).
Về xu hướng tư tưởng canh tân đất nước: xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ
XIX, trong hoàn cảnh nước ta đang đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp. Mục đích là thúc đẩy chế độ phong kiến biến chuyển theo con
đường văn minh, cơng nghiệp hố của các nước phương Tây hay các nước
xung quanh để giữ nền độc lập, tự chủ và giành lại phần đất đai đã mất. Các

nhà tư tưởng canh tân nổi tiếng như: Phạm Phú Thứ ( 1820-1880), Đặng Huy
Trứ ( 1825- 1874), Nguyễn Trường Tộ ( 1830-1871)... Tư tưởng canh tân của
các ơng khá tồn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội.
Theo các ông tất cả các lĩnh vực đó đều phải đổi mới và gắn kết với nhau tạo ra
sức mạnh cho đất nước. Nhưng trước hết phải đổi mới về tư tưởng, văn hoágiáo dục và đồng thời với các lĩnh vực khác.
Về nội dung canh tân từng lĩnh vực, có thể tóm tắt tư tưởng của Nguyễn
Trường Tộ trong 14 bản điều trần và hàng chục bản kiến nghị sau: “ về giáo
dục: thực hiện việc học thực dụng, bãi bỏ lối học từ chương; học sử Việt Nam,
bãi bỏ lối sùng bái sử và các nhân vật lịch sử Trung Quốc; học những cái thiết
thực cần cho hiện tại, bãi bỏ tệ say đắm những chuyện xa xưa; đặt ra những
mơn học mới như nơng chính, thiên văn, địa lý, cơng kỹ nghệ, luật pháp, quốc
âm, khuyến khích tự chế tạo và nhập khẩu những khí cụ, vật dụng, giống cây
mới phù hợp với điều kiện đất nước và nhu cầu của nhân dân, khuyến khích
học tập tiếng nước ngoài, tổ chức việc dịch để truyền bá các sách khoa học kỹ
thuật phương Tây, chọn cử những người ưu tú đi học tại phương Tây. đặc biệt
ông đề nghị trong việc thi cử tuyển chọn nhân tài phải lấy thực học làm tiêu
chuẩn chính và cho phép thí sinh được quyền nói thẳng. Nổi bật là đề nghị thay
chữ Hán bằng một loại “ quốc âm” mà ông đã phác hoạ là sẽ được sáng tác theo
nguyên tắc: dùng mặt chữ của chữ Hán, nhưng lại đọc theo âm Việt Nam”. Về
phong tục tập quán: thay đổi cách ăn ở cho sạch sẽ, hợp vệ sinh; đảm bảo mĩ
quan cho kinh thành và các cơng sở; xố bỏ hủ tục; sửa chữa một số thói quen
5


của phụ nữ như để trần đi ra đường, chửi rủa tục tĩu...Ngồi ra ơng cịn có một
số tư tưởng canh tân trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có thể nói tư
tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là hết sức mới mẻ và táo bạo
với đương thời. Song, những tư tưởng đó vẫn có những hạn chế cơ bản.
Tư tưởng duy tân đất nước đầu thế kỷ XX tuy cũng chịu ảnh hưởng của
tư tưởng tư sản phương Tây như tư tưởng canh tân trước đó, song ít nhiều có sự

khác nhau do hoàn cảnh ra đời, nội dung và ảnh hưởng xã hội. Tư tưởng duy
tân ra đời không chỉ nhằm ‘đề xướng” tư tưởng mới mà còn được vận dụng,
thực thi trong đời sống xã hội. Tư tưởng duy tân gắn liền với hai phong trào
duy tân, đó là: Duy tân hội của Phan Bội Châu và Duy tân- Đông kinh nghĩa
thục của Phan Châu Trinh và Lương Văn Can.
Tư tưởng duy tân của Duy tân hội: Về tư tưởng chính trị phong trào duy
tân của Phan Bội Châu theo quan điểm quân chủ lập hiến lấy Nhật Bản làm
mẫu hình, dựa vào Nhật Bản “đồng văn”, “đồng chủng” ( máu đỏ, da vàng ) để
xây dựng lực lượng, mưu đồ lật đổ sự thống trị của Pháp giành lại độc lập, tự
chủ. Về lĩnh vực văn hoá, phong trào duy tân của Phan Bội Châu chủ trương:
Khai dân trí, chấn dân trí, hậu thực tài. Tổ chức cuộc vận động Đông Du đưa
200 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản để học tập. Mặt khác Phan Bội Châu
viết sách báo để khêu gợi lòng yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất của
dân tộc và tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Duy tân hội chú ý đào tạo nhân tài
cho đất nước thông qua con đường Đông Du, một mặt tuyên truyền nâng cao
dân trí trong nước...Như vậy, phong trào duy tân của Phan Bội Châu đã có một
bước phát triển về nhận thức: Đoàn kết các dân tộc bị nô lệ cùng đấu tranhtạo
nên một liên minh chống đế quốc.
Tư tưởng duy tân của Phan Châu Trinh, Lương Văn Can trong phong
trào Duy tân- Đông kinh nghĩa thục chủ trương “ỷ Pháp” lợi dụng khẩu hiệu “
khai phá văn minh” của Pháp mà “ tự lực khai hố” tiến đến xây dựng chế độ
dân chủ cộng hồ, xố bỏ lối học tầm chương, trích cú, học chữ Quốc ngữ, học
kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, thực nghiệm, bài trừ hủ tục, xa hoa.
Về giáo dục: mở trường dạy học là hình thức hoạt động nổi bật của phong trào
duy tân để “ khai dân trí”. Nội dung giảng dạy là chữ Quốc ngữ, chữ Pháp... Có
thể nói phong trào Duy tân- Đơng kinh nghĩa thục là phong trào rộng lớn nhất,
có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ XX. Đây là phong
trào theo đường lối cứu nước mới phi truyền thống (khơng giống xưa), trong
hồn cảnh đất nước bị nô dịch, dân tộc vừa bị thất bại trong cuộc chiến đấu
chống kẻ thù xâm lược. Tư tưởng duy tân và công cuộc duy tân đã thức tỉnh

dân tộc hướng tới xu hướng cách mạngdân chủ của thời đại văn minh. Tuy
nhiên tư tưởng duy tân của phong trào cũng bộc lộ một số hạn chế đó là chủ
6


trương dựa vào thực dân Pháp để phát triển đất nước và xin người Pháp trao lại
nền độc lập tự chủ mà kẻ thù của dân tộc không bao giờ chấp nhận.
Tư tưởng cách mạng vơ sản: Sự hình thành tư tưởng cách mạng vô sản ở
Việt Nam cũng là một biểu hiện kết quả của việc tiếp xúc văn hoá giữa Việt
Nam với văn hoá phương Tây và Pháp. Nó gắn liền với tên tuổi nhà cách mạng
Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam. Xuất phát từ
lòng yêu nước trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cachs mạng
tiền bối, ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước mới. Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc
quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp đểtìm hiểu xem “ nước Pháp và
các nước khác làm thế nào , rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”. NGười đã di
qua nhiều nước khác nhau. Tháng 6 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận
trong chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vécxây ở Pháp , Nguyễn Ái
Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Bản
yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách thực dân Pháp và địi
chính phủ Pháp phải thực hiện các quền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của
dân tộc Việt Nam. Vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của Lênin,
Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói
trước quần chúng đơng đảo “ Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (Hồ Chí Minh, Tồn
tập, tập 10, Nxb Sự thật, H.1995, tr127). Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
đường cứu nước. Người khẳng định: “ Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
thế giới khỏi ách nơ lệ” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Sự thật, H.1995,

tr127) . Sau khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, tưd
1912 trở đi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng
cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền bà chủ nghĩa Mác- Lênin vào
trong nước nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng tiên phong ở Việt Nam, nhân tố cơ bản đầu tiên bảo đảm
mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Như vậy, hệ quả của sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt Nam với phương Tây
và Pháp đã có một sự phát triển từ tư tưởng canh tân, duy tân đến cách mạng vô
sản. Đây là q trình chuyển biến có tính cách mạng của tư tưởng Việt Nam
không chỉ tạo nền tảng tinh thần cho các cuộc vận động chính trị mà cịn là nền
tảng cho sự phát triển nền văn hoá dân tộc.
2.2. Sự tiếp thu nền giáo dục và khoa học mới
7


Với danh nghĩa “ khai phá văn minh” cho thuộc địa và đào tạo những
người phục vụ việc cai trị, khai thác thuộc địa, người Pháp đã từng bước tổ
chức lại nền giáo dục ở nước ta. Họ đưa khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh
tế và đời sống xã hội.
Đối với giáo dục, lúc đầu người Pháp dựa vào nền giáo dục Nho học cổ
truyền và các trường lập trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo mong muốn duy trì
hiện trạng lạc hậu của xã hội để dễ bề cai trị. Sau do yêu cầu thực tiễn người
Pháp thải thay thế nền giáo dục cũ bằng nền giáo dục mới về cả ba ohương
diện: thiết chế, thể chế và nội dung phương pháp. Tuy nhiên sự thay đổi này
dựa trên đặc điểm chính trị mỗi vùng của nước ta.
Các chính sách giáo dục của thực dân Pháp và sự tiếp thu nền giáo dục
mới của người Việt Nam từ khi Pháp thống trị nước ta thể hiện ở những nội
dung sau:
Trường Hán học có ba bậc: Bậc ấu học ở các xã, thôn học chữ Nho, thêm
chữ Quốc ngữ và một ít kiến thức khoa học phổ thơng; bậc tiểu học ở phủ,

huyện dạy chữ Hán, Quốc ngữ, khoa học lịch sử... ở mức sơ đẳng, chữ Pháp là
mơn tình nguyện; bậc trung học ở tỉnh học các môn như ở trường huyện, nhưng
chứ Pháp là môn bắt buộc. Đồng thời với hệ thống giáo dục đó, các khố thi
Hương, Hội, Đình vẫn mở như cũ, có khác là từ năm 1906 các thí sinh phải thi
thên tiếng Phápvà tốn đó là mơn số học sơ đẳng. Người Pháp mở thêm một số
trường Pháp- Việt dạy cho con em người Việt tầng lớp trên như: trường Thông
ngôn ( 1887), trường Thực nghiệp dạy nghề ( 1898)... Từ năm 1905, Tồn
quyền Bơ chủ trương cải cách giáo dục. Riêng đối với Trung và Bắc kỳ, Tồn
quyền Bơ cho mở rộng thêm bậc tiểu học Pháp- Việt và sửa lại nền Hán học cũ
chia làm ba bậc như sau: Bậc ấu học ở xã, thôn dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ;
bậc tiểu học ở phủ, huyện dạy chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Pháp là mơn tình
nguyện; bậc trung học ở tỉnh học các môn như ở trường huyện, nhưng chữ Pháp
là mơn bắt buộc. Cả nước có 8 trường Pháp- Việt. Ngồi ra cịn mở thêm các
trường Sư phạm ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định, các trường chuyên
nghiệp và xưởng dạy nghề, các trường kỹ thuật... Năm 1907 Pháp quyết định
mở trường đại học Đông Dương- trường đa ngành được xây dựng tại Hà Nội.
Từ năm 1915, chính quyền Đông Dương mở rộng các trường tiểu học PhápViệt ở các tỉnh lị. Hệ thống các trường tiểu học Pháp- Việt thay thế dần nền hán
học cũ. Trong nền giáo dục mới xuất hiện các trường nữ sinh, lần đầu tiên ở
nước ta phụ nữ được đi học. Song song các chủ trương trên, chính quyền Đơng
Dương bắt đầu mở rộng trường Đại học để đáp ứng nhu cầu của nền thống trị
thực dân trong hoàn cảnh mới. Ngay từ cuối năm 1917, sau khi được bổ nhiệm
làm toàn quyền Đông Dương, Xarô đã ra Nghị định ban hành “ Học chính tổng
quy” để cải cách hệ thống giáo dục, đây là cuộc cải cách lần thứ hai với chủ
8


trương xố bỏ hồn tồn nền giáo dục Nho học, đồng thời tiếp tục mở rộng hệ
thống giáo dục Pháp- Việt, bao gồm hai bộ phận: các trường Pháp chuyên dạy
học sinh người Pháp theo chương trình “ Chính quốc” và các trường Pháp Việt chuyên dạy người Việt theo chương trình “Bản xứ”. Tồn bộ hệ thống giáo
dục được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Để củng

cố và hoàn chỉnh một bước giáo dục trung học, năm 1927 Tồn quyền Đơng
Dương ra Nghị định đặt thêm bằng tú tài bản xứ và được coi tương đương với
bằng tú tài tây... Bên cạnh các trường phổ thơng chính quyền thuộc địa cũng
chú ý xây dựng các trường chuyên nghiệp dạy nghề, nhưc các trường Bách
công, Bách nghệ...
Rõ ràng so với đầu thế kỷ XX, nền giáo dục Việt Nam trong những năm
sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi về hệ thống tổ chức, cơ cấu
ngành nghề và nội dung đào tạo. Niên khố 1922-1923, ở Việt Nam đã có 3.039
trường tiểu học, 7 trường cao đẳng tiểu học và 2 trường trung học; số học sinh
gồm 163.110 người. Riêng số sinh viên mới chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số
những người đi học. trong năm học 1922-1923, tổng số sinh viên các trường
cao đẳng là 436 người, đông nhất là sinh viên các ngành y- dược, ngoài ra còn
phải kể tới một bộ phận học sinh các trường chuyên nghiệp, kỹ nghệ thực
hành.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ngoài các cơ quan và viện nghiên
cứu đã được thành lập từ đầu thế kỷ XX thực dân Pháp còn xây thêm một số cơ
sở mới như: Viện Hải dương học và nhất là Hội đồng nghiên cứu khoa học. Các
khoa học xã hội và nhân văn cũng được người Pháp đưa đến nước ta. Cùng với
việc đưa nền công nghiệp vào khai thác tài nguyên ở nước ta, người Pháp đã
đưa đến những tri thức kỹ thuật, công nghệ xây dựng hầm mỏ, cầu cống , đóng
tàu, xây dựng nhà cửa, in ấn, xuất bản... Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng cúng có những tiến bộ đáng kể. Số bệnh viện, cơ sở khám, chữa
bệnh cơng và tư có tăng thêm. Việc thành lập Viện Pátxtơ với các chi nhánh của
nó đã góp phần nghgiên cứu sản xuất một số vắc xin chữa bệnh cho người Pháp
và người Đông Dương.
Cũng như trước đây, người Việt Nam đã tiếp thu nền giáo dục Nho học
của người phương Bắc, người Việt đã cởi mở, không chối từ một nền giáo dục
mới tiên tiến và thiết thực hơn. Sự tiếp thu nền giáo dục mới của người Việt với
một tinh thần chủ động, tích cực. Biểu hiện số lượng con em người Việt Nam
đã tham gia vào các trường phổ thơng, tính đến năm 1944 đã lên tới 1 triêụ

người. Người Việt lợi dụng chính sách “ Khai phá văn minh” của thực dân Pháp
đã đứng ra tổ chức các trường học của mình, tiêu biểu là các trường của phong
trào Duy Tân như Đông kinh nghĩa thục, Dục Thanh... và nhiều trường lớp rộng
khắp cả nước. Một số người Việt Nam cịn tích cực cho con em sang các nước
9


học tập trước và sau phong trào Đông Du... Nội dung giáo dục người Việt Nam
không sao chép một cách thụ động mà sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu thực
tiễn của dân tộc. Bên cạnh việc giảng dạy tri thức khoa học, lịch sử thế giới còn
dạy cả lịch sử địa lý Việt nam, bên cạnh việc dạy học thuật cịn dạy cả bn
bán, kinh doanh thực nghiệm, bên cạnh việc dạy văn chương nghệ thuật còn
dạy cả vệ sinh, nếp sống mới, bên cạnh việc dạy chữ Pháp cịn dạy chữ Quốc
ngữ và cả chữ Hán.
Có thể nói đến giai đoạn cận đại người Việt Nam tiếp cận một nền giáo
dục hoàn toàn mới. Một nền giáo dục được tổ chức chặt chẽ cả về phương diện
giảng dạy và tổ chức thi cử. Tuy nền giáo dục người Pháp tổ chức ở thuộc địa
còn khiếm khuyết, song nó đã mang lại những triết lý mới, những mục tiêu mới
với những nội dung mới mà người Việt Nam đã tiếp thu được để góp phần biến
đổi nền văn hoá Việt Nam. Về khoa học kỹ thuật người Việt Nam thực sự mới
biết tới một nền khoa học kỹ thuật thực sự khi người Pháp đưa đến mà trước
đây chưa xuất hiện. Người Việt Nam đã nhanh chóng tiếp nhận nền khoa học
của phương Tây và của nước Pháp, đặt nền móng cho sự phát triển khoa học xã
hội và nhân văn Việ nam sau này.
2.3. Tiếp thu, truyền bá chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp
Người Pháp đưa nền giáo dục mới vào nước ta gắn với việc đưa chữ
Quốc ngữ la tinh vào. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam là do nhiều thế hệ các giáo
sĩ phương Tây đến truyền đạo ở nước ta đã tìm cách ghi âm tiếng Việt bằng
mẫu tự La tinh để dịch và giảng cho con chiên người Việt Nam những nội dung
của kinh thánh và giúp cho các giáo sĩ chuyển dịch các thuật ngữ kinh thánh từ

tiếng La tinh và các thứ tiếng phương Tây sang tiếng Việt dễ dàng. Năm 1651,
A. đơ Rốt đã cho ra đời cuốn từ điển Việt- Bồ Đào Nha- La tinh ( gọi tắt là từ
điển Việt- Bơ- La) và ơng được cho rằng có cơng đầu trong việc hình thành chữ
Quốc ngữ của Việt Nam. Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam bộ và
đặc biệt là sau khi đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam ( 1884), người Pháp
nhận thấy chữ Quốc ngữ là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc thực
hiện chính sách cai trị của họ và cho truyền bá văn hoá Pháp ở Việt Nam. Họ
dùng chữ Quốc ngữ trong các văn bản hành chính và đưa vào các trường học ở
Nam kỳ cùng với việc bãi bỏ nền giáo dục cũ tại đây. Sau đó chữ Quốc ngữ
được truyền bá trong cả nước thơng qua hệ thống giáo dục, báo chí, văn chương
và hành chính.
Chữ Quốc ngữ đem lại lợi ích to lớn cho sự tiếp xúc văn hoá giữa Việt
Nam với phương Tây và Pháp. Chữ Quốc ngữ vừa là kết quả của sự tiếp xúc
văn hoá trên, vừa là phương tiện quan trọng nhất thúc đẩy sự tiếp xúc văn hoá
trong giai đoạn cận đại và sau này.
10


Có thể nói trong giai đoạn này chữ Quốc ngữ là công cụ cho việc phát
triển nền giáo dục Việt Nam. Dùng chữ Quốc ngữ trong các trường học ở Việt
Nam lúc này như một cuộc cách mạng trong giáo dục. Việc dạy chữ Quốc ngữ
với tư cách là công cụ học tập chỉ mất một đến hai năm, thậm chí chỉ cần một
vài tháng thuận lợi hơn rất nhiều so với học chưc Hán hay chữ Nôm trước đây
trong nền giáo dục cổ truyền. Chữ Quốc ngữ là công cụ hết sức thuận lợi cho
việc học tập và rất dễ dàng phổ biến trong xã hội. Chính vì vậy, người Việt
Nam đã hăng hái tiếp thu chữ Quốc ngữ ngay sau khi người Pháp dùng nó thay
thế cho chữ Hán.
Chữ Quốc ngữ góp phần làm phong phú và nâng cao địa vị của tiếng Việt
trong giáo dục, khoa học văn chương và giao tiếp xã hội. Chữ Quốc ngữ ghi âm
tiếng Việt, điều đó khẳng định sự phát triển đa dạng, phong phú và tinh tế của

tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là phương tiện bảo vệ , giữ gìn và chuyển tải tiếng
Việt. Chữ Quốc ngữ đã làm cho người Việt Nam tin yêu, tự hào về tiếng nói của
mình, cvoi tiếng Việt là linh hồn của dân tộc “ quốc hồn”, “ quốc tuý” của
mình. Sau này, khi giành được độc lập chúng ta đã dùng chữ Quốc ngữ- tiếng
Việt giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học, đó là một niềm đáng tự hào so với
nhiều nước từng bị chủ nghĩa thực dân đô hộ.
Chữ Quốc ngữ góp phần bảo tồn văn hố dân tộc trước ảnh hưởng của
văn hoá phương Tây và Pháp. Trước sự lấn át của tiếng Phápvà việc phổ biến
rộng rãi văn hoá phương Tây và Pháp, các nhà tri thức Việt Nam lại rất có ý
thức trong việc bảo tồn văn hố Việt Nam, bảo tồn tiếng Việt thơng qua chữ
Quốc ngữ. Các ông đã dịch và giới thiệu kho tàng di sản văn hoá cổ truyền in ra
chữ Quốc ngữ để truyền bá trong xã hội. Ngoài ra chữ Quốc ngữ còn là
phương tiện phát triển văn chương, nghệ thuật, là cơng cụ để phát triển báo chí
ở Việt Nam.
2.4. Thành tựu tiếp xúc văn chương, báo chí, xuất bản
Chịu ảnh hưởng của nền văn chương Tây và Pháp, đến đầu thế kỷ XX ở
nước ta đã ra đời một nền văn chương mới trên tất cả các phương diện: nội
dung, hình thức, chủ thể sáng tạo, chủ thể thưởng thức... Bước đầu tiên của sự
tiếp xúc với văn chương phương Tây và Pháp là việc đọc, dịch, giới thiệu văn
chương phương Tây và Pháp. Sau đó là sự “phỏng theo” cách thức sáng tác của
phương Tây để sáng tác ra các truyện ngắn ở Việt Nam. Người đầu tiên là
Nguyễn Trọng Quản với truyện ngắn Thầy Lazaro Phiền. Đến đầu thế kỷ XX,
xu hướng sáng tác văn chương mới được khẳng định với việc ra đời của nhiều
tác giả và tác phẩm. Thập niên 30, 40 của thế kỷ XX thì tiểu thuyết nở rộ nhóm Tự lực văn đoàn với các tác giả như Nhất Linh, Khái Hưng , đặc biệt là
dòng văn học hiện thực phê phán với những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam
Cao, Nguyễn Công Hoan...
11


Về thể loại thơ, thể thơ mới, thơ tự do không bị giàng buộc bởi liêm luật

trước đây. Tiêu biểu cho dòng thơ lãng mạn như: Thế Lữ, Phạm Huy Thơng,
Huy Cận, Chế Lan Viên... Dịng thơ mới cách mạng với Tố Hữu, Xuân Thuỷ...
đã phản ánh đúng nhu cầu của một thế hệ người, cơng chúng mới đó là tiểu tư
sản tri thức thành thị. Chủ thể sáng tạo mới, chủ thể thưởng thức mới, nội dung
mới, mang tính bình dân, thơ văn thị trường... Có thể nói văn chương Việt Nam
từ trước tới nay chưa có giai đoạn nào lại phát triển, nở rộ như giai đoạn cuối
của thời cận đại.
Báo chí và xuất bản ở nước ta ra đời bắt đầu từ giai đoạn cận đại là kết
quả của sự tiếp xúc văn hoá giữa nước ta với phương Tây và Pháp. trước đây ta
chưa biết đến báo chí, cịn xuất bản thì rất thủ cơng, lạc hậu. Người Pháp đem
đến nước ta nền báo chí chính thống. Người Việt Nam không chối từ khi tiếp
xúc với một hiện tượng văn hố mới, một cơng cụ truyền bá và sinh hoạt văn
hoá rất tiện lợi và mang tính đại chúng. Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu
thế kỷ XX có 20 tờ báo xuất hiện, đến những năm 30 là 100 tờ. đỉnh cao là năm
1938 có 400 tờ báo và hơn 10 nhà xuất bản. Một con đường tiếp thu báo chí
khác là những người Việt Nam sống ở chính nước Pháp tiêu biểu là Nguyễn Ái
Quốc. Tờ báo đầu tiên ra đời ở Nam kỳ năm 1862 là tờ Công Báo bằng tiếng
Pháp của Bộ viễn chinh Nam Kỳ.
Tóm lại có thể nói rằng, việc tiếp thu văn chương ( hay phương thức sáng
tạo văn chương) và báo chí xuất bản phương Tây và Pháp đã làm cho đời sống
tinh thần, văn chương, ngơn ngữ Việt Nam giai đoạn cận đại có bước phát triển
mạnh mẽ, mang tính đột biến, cách mạng với nhiều giá trị tốt đẹp.
2.5. Tiếp thu nền nghệ thuật và nếp sống mới
Đồng thời với việc tiếp nhận nền văn chương, báo chí và xuất bản qua sự
tiếp xúc văn hóa với phương Tây và Pháp, Việt Nam đã tiếp nhận nền nghệ
thuật hiện đại của phương Tây. Nhiều loại hình nghệ thuật mới của phương Tây
và Pháp được đưa vào Việt Nam và người Việt Nam đã tiếp thu và biến đổi
chúng phù hợp với văn hóa Việt Nam.
2.5.1. Tiếp thu nền mỹ thuật hiện đại (hội họa, điêu khắc)
Mỹ thuật Việt Nam đã có truyền thống lâu đời và mang trong mình dấu

ấn quan trọng của nghệ thuật dân tộc. Các loại hình nghệ thuật như tượng thờ,
chạm khắc, trang trí, tranh thờ, tranh dân gian, đồ mỹ nghệ... đã phát triển rực
rỡ. Sang thế kỷ XX, mỹ thuật Việt Nam có bước phát triển mới trước sự tiếp
xúc của hai dịng văn hóa Đơng - Tây (Việt Nam với phương Tây và Pháp).
Trức khi Pháp mở trường mỹ thuật ở Đông Dương, nhiều người Việt
Nam nhiều người Việt Nam đã tự học như Lê Văn Miến học ở Pari từ hồi Vua
Đồng Khánh, Huỳnh Đình Tựu đi học ở Lyoong, Trần Phềnh tự học. Năm
12


1925, trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, trước hết là sự thể hiện
thay đổi trong chính sách cai trị của thực dan Pháp, nhằm thu phục lòng dân.
Trường mỹ thuật Đông Dương liên tục mở lớp dạy vẽ cho người Việt
Nam. Lối vẽ mới theo phương Tây đã dần hình thành, chất liệu mới cũng được
họa sỹ Việt Nam sử dụng. Mỹ thuật mới của nước ta dần hình thành với các xu
hướng.
- Xu hướng hiện thực: Thơng qua các tác phẩm của mình, các tác giả đã
phản ánh phần nào thực trạng xã hội.
- Xu hướng lãng mạn: đi sâu vào cái đẹp thuần túy nghệ thuật, xa rời
thực tế, khơng phản ánh được tồn cảnh xã hội Việt Nam lúc đó.
- Xu hướng "Tân kỳ" theo Tây Âu:
Phát hiện trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp (Rồi phát xít Nhật) kiểm
sốt, vì vậy, mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này mang trong nó nhiều mâu thuẫn.
Giữa thời kỳ đầy phức tạp đó, các họa sỹ tâm huyết mang trong lòng nhiều nỗi
trăn trở. Lớp họa sỹ đầu tiên đã trăn trở tìm ra hướng đi mới cho mỹ thuật dân
tộc. Họ nêu vấn đề phải "xây dựng một nền nghệ thuật mới mang bản sắc dân
tộc", tránh sự "lệ thuộc" hoặc "ảnh hưởng Âu Tây". Lớp người tâm huyết và
giàu tài năng ấy đã tiếp thu những bài học cơ bản của hội họa phương Tây, hòa
với tâm hồn của người họa sĩ Việt Nam. Nhiều sáng tác mới mang tinh thần dân
tộc đã khai mở cho nền mỹ thuật Việt Nam một hướng đi mới, sớm hình thành

một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc.
Điểm đáng chú ý là song song với nhiệm vụ phát triển mỹ thuật dân tộc,
các họa sỹ cũng có ý thức phát triển đội ngũ hoạt động trên lĩnh vực này theo
hướng mới. Thời kỳ này bắt đầu có triển lãm tranh. Đây là một điều hoàn toàn
mới trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công,
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, Hội văn hóa cứu quốc đã tổ chức triển
lãm văn hóa ngày 7/12/1945. Triển lãm có tất cả các loại hình mỹ thuật như:
tranh sơn mài, tranh dầu, tranh vẽ lụa, đồ họa, tranh cổ động, tượng tròn… Sự
giao lưu tiếp xúc hội nhập đó cũng cho thấy nền mỹ thuật mới của Việt Nam đã
có những bước đi thận trọng, vững chắc. Dù chỉ bước đầu hình thành nhưng nó
đã khẳng định được tâm hồn, khí phách của người Việt Nam. Người Việt Nam
không chịu cúi đầu chấp nhận những cái mà người khác áp đặt. Họ chỉ chấp
nhận có một cách tự giác khi thấy được những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa
khác. Nền mỹ thuật của Việt Nam cũng góp phần khơng nhỏ vào việc làm
phong phú thêm cho văn hóa vốn đã rất phong phú và đa dạng, khơng chỉ biết
thâu nhận mà đã biết chuyển hóa ngay từ những bước đi đầu tiên. Quá trình đổi
mới mỹ thuật ấy đã đưa mỹ thuật Việt Nam vào nền mỹ thuật hiện đại của thế
giới.
13


2.5.2. Tiếp thu nền kiến trúc mới
Trước khi người Pháp đưa nền kiến trúc mới vào nước ta, nhiều người
Việt Nam đã tiếp thu lối kiến trúc mới của Phương Tây để xây dựng các cơng
trình tơn giáo. Chẳng hạn, Nguyễn Trường Tộ người có tư tưởng canh tân từ
giữa thế kỷ XIX tự thiết kế xây dựng nhà thờ thánh Pao-lơ ở Sài Gịn năm 1865
theo kiểu kiến trúc Phương tây, nhà thờ Phát Diệm được người Việt Nam xây
dựng năm 1895.
Sau khi người Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương và lấy Hà Nội làm
thủ phủ của Liên Bang năm 1888, họ cố gắng tơ đẹp cho “hịn ngọc Viễn

Đông” với một nền kiến trúc “kiểu thuộc địa” ít nhiều có sự thành cơng. Nền
kiến trúc mới xâm nhập vào Việt Nam trên các phương diện sau: kiến trúc đô
thị, kiến trúc giao thông, kiến trúc nhà cửa…
Các đô thị mới xuất hiện hoặc được xây dựng mới từng phần như Sài
Gòn, Nha Trang, Đã Nẵng, Hải Phòng… Trong các đô thị mới, với các đường
phố rộng, thẳng tắp giải nhựa, tại những ngã ba, ngã tư đều có các điểm nhấn
đặc trưng đó là cơng viên., tượng đài hay một cơng trình kiến trúc lớn. Lần đảy
tiên trong đơ thị Việt Nam có vườn hoa cơng cộng, có twongj đài ngồi trời,
đường phố có vỉa hè, thuận tiện cho việc đi lại. Đặc biệt, ở thời kỳ này đã xuất
hiện nhiều cơng trình kiến trúc cơng nghiệp ở các thành phố lớn Hà Nội, Sài
Gòn…như: nàh máy dệt Tích-xơ, nhà máy la-ruy.
Kiến trúc là một mơn nghệ thuật đặc biệt, mang tính xã hội. Nó là một sự
hội tụ của nhiều loại hình nghệt thuật, từ khi kiến trúc Việt Nam thâu nhận thêm
kiến trúc hiện đại phương Tây thì những hiểu biết càng trở nên quan trọng.
2.5.3. Sự ra đời của nền âm nhạc mới
Sự biến động về kinh tế- xã hội làm cho nhu cầu tiếp xúc, tiếp biến văn
hóa ,học thuật mới ngày càng cấp thiết cùng với những thị hiếu cảm thụ và
thưởng thức văn hóa nghệ thuật mới nảy sinh và ngày càng lan rộng trong xã
hội.
Lúc này âm nhạc phương tây nói chung , âm nhạc Pháp nói riêng tràn
vào nước ta. Từ những năm 1920, đã có các buổi hịa nhạc trên sân khấu, nhà
hát, tiệm ăn, nàh hàng lớn, do các nhạc sỹ Pháp biểu diễn. Cùng thời gian này,
hoạt động của các nhà yêu nước ở nước ngoài đã đêm về những bài ca cách
mạng của Đức, Nga… Trong đó bài quốc tế ca được truyền bá sớm nhất và có
ảnh hưởng sâu rộng nhất. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã đã dịch bài này
sang Tiếng Việt. Cuối năm 1920 phong trào Hướng Đạo Sinh với nhiều hoạt
động phong phú trong đó có âm nhạc, cũng đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát
triển nền âm nhạc nước ta. Đầu năm 1930 chính quyền cai trị Pháp tại Đông
Dương đã cho nhập vào Việt Nam những bộ phim, đĩa hát Âu- Mỹ. Theo nhà
14



nghiên cứu Vũ Tự Lân, âm nhạc Pháp- Châu Âu vào nước ta bằng bảy con
đường “ Âm nhạc tôn giáo, nhạc kèn nhà Binh, việc dạy âm nhạc tại các
trường, các lớp dạy tư gia, biểu diễn, hòa nhạc, âm nhạc châu Âu trong phong
trào Hướng Đạo Sinh, nhạc Pháp- châu Âu trong phim ảnh, đĩa hát, đài phát
thanh, những bài ca cách mạng từ châu Âu truyền bá sang”.
Có thể nói, sự giao lưu, tiếp văn hóa Việt Nam diễn ra đối với người Việt
Nam ít nhiều mang tính bị động, chịu áp đặt, thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Ngồi những hoạt động cực đoan, tơn sùng âm nhạc phương tây, xa rời những
giá trị âm nhạc dân tọc, một tầng lớp trí thức nghệ sỹ tiến bộ, ban đầu do tự
phát của lòng yêu nước đã nhanh chóng nhận ra những ưu điểm và thế mạnh
trong nền văn hóa nghệ thuật Pháp- châu Âu, tìm thấy ở đó những hình thức,
phương pháp mới trong việc biểu hiện tư tưởng của mình bằng âm nhạc, thấy
những khả năng biểu hiện của một số thể loại âm nhạc mới.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam có sự lựa chọn, biến đổi để hình thành
một nền âm nhạc mới của đan tộc. Thời gian đầu, phong trào hát “lời ta điệu
Tây” diễn ra rầm rộ. Đã có lúc các bài hát như thế lan tràn trong xã hội, len lỏi
vào tận thôn cùng ngõ hẻm. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho sự ra đời một
nền tân nhạc bên cạnh âm nhạc truyền thoongss.
Việc các nhạc sỹ chủ trương lấy nốt nhạc châu Âu để chép nhạc ta, sáng
tạo những bản nhạc mới, đã thể hiện được tính chất dân tộc.
Sự sáng tạo của các nhạc sỹ không cứng nhắc như những mơ hình sẵn có
của phương Tây, cịn thể hiện ra trong nhiều lĩnh vực phổ nhạc cho thơ và làm
lời ca.
Tuy bước đầu phơi thai cịn giản dị chỉ là một số bài hát có chen lời thoại
và múa, nhưng lại là tiền đề cho những vở opera đồ sộ sau này.
Dần dần những ca khúc do các tác giả Việt Nam sáng tác ngày càng
nhiều đủ để đáp ứng nhu cầu ca hát của thanh niên và các tầng lớp khác trong
xã hội. Ca khúc Việt Nam đã có bước chuyển biến lớn về đề tài, khuynh hướng

âm nhạc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hoạt động văn hóa- nghệ thuật
của tổ chức Hướng đạo và tổ chức thanh niên ngày càng phát triển theo hướng
tự giác đến năm 1943 Đề cương văn hóa ra đời đã thổi một luồng sinh khí mới,t
từ đây các nghệ sỹ xây dựng nền âm nhạc theo phương châm dân tộc hóa, khao
học hóa, đại chúng hóa. Đây cũng là dòng nhạc chủ đạo nền âm nhạc Việt Nam
giai đoạn này, là loại hình nghệ thuật duy nhất gắn kết và đi cùng khối người
trong phong trào cách mạng.
2.5.4. Sự ra đời của nền sân khấu mới
15


Trước khi diễn ra cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với Phương Tây
và Pháp, sân khấu truyền thống của Việt Nam cũng đã đạt đến trình độ tinh tế.
Song nó chủ yếu phát triển trong dân gian, chưa phát triển thành hệ thống và
mang tính chuyên nghiệp. Từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, sân khấu
truyền thống nhiều biến động. Có thể nói, đến đầu thế kỷ XX là thời kỳ sân
khấu truyền thống có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Cùng với sự lớn mạnh dần của xu thế yêu nước, sân khấu Việt Nam có sự
trội lên của xu hướng “không chối từ” những nhân tố sân khấu Pháp, Nga,
Đức… sân khấu Việt Nam đã nạp và tích hợp dần dần chúng vào nền sân khấu
truyền thống, dần dần hình thành sân khấu mới ở Việt Nam.
Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối.. trong thời gian này diễn ra quá trình
cải cách mạnh mẽ. Đặc biệt vào cuối thế kỷ kỷ XIX đầu thế kỷ XX sân khấu
Việt Nam có thêm loại hình mới đó là sân khấu cải lương. Trong thời gian này
kịch nói đã thâu nhận và dần hình thành nền kịch nói Việt Nam. Về kịch nói
năm 1922 vở kịch đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình Long đã biểu diễn
thành công tại Nhà hát lớn Hà Nội. Từ đó các vở kịch nói nối tiếp nhau ra mắt
độc giả. Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác vở Con rồng tre bằng tiếng
Pháp và được công diễn ở ngoại ơ Pari. Theo tác giả Hồng Châu Ký: Con rồng
tre không những là tác phẩm sân khấu kịch nói đầu tiên mà cịn là ngọn cờ đầu

của tồn bộ nền nghệ thuật vơ sản Việt Nam, với tư cách là tác phẩm xuất hiện
sớm nhất. Sau đó kịch nói đã phát triển tuy nhiên tác giả viết kịch nói người
Việt Nam chưa nhiều, số lượng tác phẩm đầu những năm 1930 còn khá khiêm
tốn. Đến năm 1936-1939 kịch nói đã phát triển thành phong trào. Một số nhà
văn, nhà thơ trước đây chỉ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, đến đây cùng tham gia
sáng tác kịch bản sao cho sân khấu kịch nói.
Song song với q trình tiếp thu nền sân khấu mới của thế giới, các nghệ
sỹ đã ý thức được việc chống lại những âm mưu phản dân tộc, phản nhân dân
của nền văn hóa thực dân thuộc địa. Cùng với đường lối lãnh đạo văn hóa của
Đảng nền sân khấu hiện đại Việt Nam cũng tích cực xây dựng theo hướng dân
tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa.
2.5.5. Sự xuất hiện của nhiếp ảnh và điện ảnh
11 năm sau khi thực dân Pháp nổ súng vào cảng Đà Nẵng (1958) ở Hà
Nội đã có hiệu ảnh đầu tiên lấy tên là Cảm Hiếu Đường. Cũng như nhiều loại
hình nghệ thuật khác nhiếp ảnh cũng theo chân người Pháp vào nước ta. Song
bước phát triển của nó lại thốt ra ngồi vịng kiểm sốt của thực dân. Nhiếp
ảnh khơng cịn là sản phẩm độc quyền của Thực dân Pháp, người Việt Nam đã
nhanh chóng tiếp thu nghệ thuật này và phát triển nó tại Việt Nam. Từ năm
1925 nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng.
16


Ở miền núi cũng có những hiệu ảnh nhỏ. Nhiếp ảnh khơng chỉ phục vụ nhân
dân ghi hình mà cịn được phổ biến rộng rãi trên báo chí. Trong những năm đầu
thế kỷ XX, bên cạnh dòng nhiếp ảnh phục vụ thực dân và tay sai, dòng nhiếp
ảnh hiện thực cũng phát triển mạnh.
* Sự tiếp thu nếp sống mới
Nếu coi việc thu văn chương nghệ thuật phương Tây và Pháp trong đời
sống xã hội là một biểu hiện của sự thay đổi nếp sống con người Việt Nam giai
đoạn cạn hiện đại thì nhiều lĩnh vực khác của nếp sống cũng chịu ảnh hưởng

của cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây và Pháp giai đoạn
này. Với chính sách khai phá nền văn minh của người Pháp nếp sống của người
Việt Nam có nhiều thay đổi mà chủ yếu ở thành thị.
Sinh hoạt tinh thần: Việc đọc sách báo, xem kịch, phim, xiếc dần hình
thành thói quen của một bộ phận dân cư ở đô thị. Đối với những người thuộc
giới trí thức: học sinh, sinh viên, sự ham mê văn nghệ, văn chương lãng mạn
của phương Tây và Pháp gần như là một thứ môt thời thượng. Đối với công
chức và giới trung lưu việc nhảy đầm, chơi bài tây, nói tiếng tây bồi là một thứ
vui mới khẳng định vị trí xã hội của mình. Việc chụp ảnh, đi hội chợ hát nhạc
Tây, lời ta dần dần trở thành sinh hoạt thường ngày của người thị dân.
Việc trang trí trong các gia đình cũng có sư thay đổi, bên cạnh những bức
tranh tố nữ xuất hiện trong những bức ảnh ông Tây bà đầm ôm nhau một bức
ảnh phong cảnh về đề tài thiên nhiên của phương Tây xa xôi. ở nông thôn,
những nhà giàu có, treo tường treo một chiếc đồng hồ quả lắc của Tây được
xem là rất hãnh diện. Trên bàn thờ tổ tiên, bên những bài vị là những bức ảnh
chân dung cha mẹ đã quá cố, ảnh chụp tại “ Cảm Hiếu đường”. Từ nông thôn ra
thành thị và ngược lại người ta đã dùng ô tô, tàu thủy và sau này là xe lửa BắcNam, ở thành phố xe xích lơ và xe đạp, xe đạp điện đã thay đổi xe kéo tay. Đây
là sự thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày mà sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam
với phương Tây và Pháp đã tạo ra.
Bên cạnh đó sự thay đổi nền nếp trang phục và ẩm thực cũng ghi những
dấu ấn sâu sắc. Các công chức, kỹ sư, nàh văn, nhà báo dần dần trút bỏ bộ áo
dài khăn xếp thay vào đó là quần phăng, sơ mi, và comple, mũ phớt. Những
người quyền quý để ria mép, hút thuốc lá, chống can thay cho ba toong thửa
trước. Những bà đầm An Nam bắt đầu mặc váy, mặc ccxê, tóc ngắn chải gơm
ở đàn ơng, tóc dài phi dê ở phụ nữ dần dần quen mắt và trở thành mốt tại các đơ
thị.
Văn hóa ứng xử cũng có thay đổi, trong giao tiếp người ta xưng hô với
nhau bằng toa- noa, thay cho anh-tôi hoặc tiên sinh- tiện nhân, người ta chêm
17



vào câu nói một vài tiếng Tây bồi , gặp nhau người thành thị phải bắt tay thay
cho việc chắp tay khoanh tay như trước đây.
Trong hơn nhân gia đình cũng bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới. Đó là
việc lấy chồng tây để trở thành mê tây. Vấn đề tự do yêu đương, tự do hôn nhân
cũng chịu ảnh hưởng của việc tiếp xúc văn hóa với Việt Nam với Phương Tây
và Pháp vừa mang tính tích cực và tiêu cực.
Ở các đô thị thanh niên nam nữ kể cả vợ chồng khoác tay nha, sánh vai
trước đám đơng khơng cịn e thẹn đã trở thành nét mới của nếp sống đô thị lúc
này.
Trong tang ma, người ta thay khăn trắng áo khoét lỗ vải thô bằng băng
đen, quần áo Tây màu đen, dàn nhạc bát âm được thay bằng dàn kèn đồng, nhạc
tây…
Văn hóa thể chất cũng có những biến đổi mới mẻ: việc cho người Pháp
đưac các môn thể dục thể thao và nước ta đã ít nhiều hấp dẫn thế hệ trẻ Việt
Nam. Các hoạt động thể dục trong nhà trườngđã lan rộng ra ngoài xã hội. Đặc
biệt là các mơn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, đấu bốc, đua xe đạp , tennis
thu hút đông đảo học sinh sinh viên thành thị tham gia.
Nói đến văn hóa thể chất cần nói đến việc chữa bệnh bằng phương pháp
Tây y, và dùng thuốc Tây. Các bệnh viện, nàh thương được dựng lên, người
Việt Nam vào học các trương Y, Dược là một nét mới. Việc người dân đến bệnh
viện khám bệnh, dùng thuốc Tây chữa bệnh chủ yếu ở các đô thị là một sự thay
đổi cơ bản của nếp sống.
Tóm lại sự thay đổi nếp sống là một số yếu tố trên chứng tỏ ảnh hưởng to
lớn của sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây và Pháp không
chior dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng tôn giáo, văn chương, nghệ thuật mà đã tác
động đến hàng ngày trong đời sống xã hội. Chúng ta đã tạo nên một nếp sống
lai tạp giữa cái cũ với cái mới, giữa phương Đơng với phương Tây mang tính
thuộc địa.


phÇn Iii : kÕt luËn
18


Cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây và Pháp giai đoạn
cận đại kéo dài hơn 100 năm từ giữa thế kỷ thứ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
Đây là cuộc tiếp xúc văn hóa lớn thứ ba diễn ra ở nước ta:
Trong quá trình tiếp xúc văn hóa giai đoạn cận đại đưa văn hóa Việt
Nam vào quỹ đạo của văn hóa hiện đại của thế giới hiện đại. Hàng vặn năm về
trước cho đến thời cận đại văn hóa Việt Nam nói chung chỉ tiếp xúc với văn hóa
phương Đơng truyền thống. Lần tiếp xúc này văn hóa Việt Nam vượt ra khỏi
vịng kim cơ luẩn quẩn của sự bảo thủ trì trệ đến với nền văn hóa văn minh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của phương Tây, phần cịn lại của thế giới ngồi
Trung Hoa và Ấn Độ.
Trong nền văn hóa phương Đơng cổ truyền bao chứa chứa nhiều giá trị
nhân văn cao đẹp, song đến trước thời cận đại nó trở nên lạc hậu trước yêu cầu
phát triển lịch sử của các quốc gia dân tộc trong vùng. Qua các cuộc tiếp xúc
văn hóa với phương Tây và Pháp giai đoạn cận đại, văn hóa Việt Nam có sự
phát triển mang tính tồn diện sâu sắc. Về tư tưởng dần dần nó đoạn tuyệt với
tư tưởng nho giáo để đến với tư tưởng dân chủ tự do bình đẳng của hệ tư tưởng
tư sản và đặc biệt nó tiếp thu và tiếp biến hệ tư tưởng Mác- Leenin. Văn
chương nghệ thuật nó đã tiếp thu và tiếp nhận phương pháp sáng tạo mới trên
nhiều lĩnh vực. Về khoa học nó đã tiếp thu nền khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật, khoa học về con người, về sản xuất, về kinh tế và cả nền khoa học và xã
hội và nhân văn. Về nếp sống tâm lý nó đã tiếp nhận nhiều yếu tố mới để tạo
nên một nếp sống phong phú, đa dạng hơn, ít nhiều mang tính văn minh, nhân
bản của phương Tây.
Giai đoạn tiếp xúc văn hóa phương Tây và Pháp hơn 100 năm là giai
đoạn "bản lề" giao thời, chuyển tiếp của văn hóa dân tộc. Trong giai đoạn này
có sự đan xen, hỗn dung giữa văn hóa truyền thống với văn hóa ngoại lai, giữa

văn hóa nơ dịch với một văn hóa tiến bộ, nhân văn của xã hội cơng nghiệp.
Việc áp đặt mang tính cưỡng chế nền văn hóa nơ dịch cho Việt Nam là
bản chất của chủ nghĩa thực dân. Việc thực hiện sứ mệnh "khai phá văn minh"
là chiêu bài của kẻ thống trị phương tây. Nền văn hóa văn minh Pháp và
phương Tây đã khẳng định một cách nhanh chóng (văn hóa chính thống),
nhưng khơng phải do bản thân nó có sức mạnh mà cịn do nhiều yếu tố khác.
Yếu tố văn hóa, văn minh tiến bộ và nhân văn của dân tộc Pháp, nhân dân Pháp
và của cả phương Tây hiện đại qua cuộc tiếp xúc văn hóa nay đã xâm nhập vào
Việt Nam. Người Việt Nam không đồng nhất những giá trị văn hóa, văn minh
với chủ nghĩa thực dân. Người Việt Nam đã tiếp nhận những giá trị văn hóa,
văn minh để phát triển nền văn hóa dân tộc và đưa lại nhiều thành tựu to lớn về
tư tưởng, văn chương nghệ thuật.
19


Văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây
và Pháp đã có sự vươn lên mạnh mẽ khơng phải vì nó được phương Tây hóa
hay Pháp hóa mà do nó đã có bản lĩnh, bản sắc từ hàng ngàn hàng vạn năm
trước đó. Nó đã cởi mở tiếp thu những cái tiến bộ, không chối từ cái hay, cái
đẹp từ bên ngoài xâm nhập vào.
Nếu từ phương diện chính trị thì văn hóa Việt Nam khơng chịu sự áp đặt,
nó đã chống trả quyết liệt với những yếu tố phản động, tiêu cực và khơng phù
hợp từ các nền văn hóa phương Tây và Pháp. Bằng chứng là người Việt Nam
không cam chịu làm thân phận thuộc địa, bằng chứng là đạo Gia tô có thể chùm
lên cả châu Âu nhưng đến Việt Nam không thể áp đặt được. Với sức sống mãnh
liệt nhưng lại rất mền dẻo, linh hoạt hóa Việt Nam đã chấp nhận nhưng yếu tố
tích cực, chọn lọc những yếu tố phù hợp của nền văn hóa, văn minh phương
Tây và Pháp để nội sinh hóa, truyền thống hóa chúng làm tăng thêm sức mạnh
của mình. Cũng giống như lần tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa của người Việt
thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam đã biến cơng cụ đồng

hóa, nơ dịch của kẻ thống trị thành "công cụ vô ý thức của lịch sử" đẻ chống lại
chúng và tiếp tục "vượt thoát" khỏi tai họa diệt vong.
Bài học lịch sử của cuộc tiếp xúc văn hóa thời cận đại (với phương Tây
và Pháp) cho dân tộc ta hôm nay là phải giữ vững bản lĩnh, cởi mở tiếp thu một
cách chủ động những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại để phát triển văn
hóa dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội và động lực vươn lên cho đất
nước trong thời đại mới.
Cần tránh thái độ cố chấp về phương diện chính trị trong q trình tiếp
xúc văn hóa; nhà Nguyễn cố chấp đã quay lưng với nền văn hóa, văn minh
phương Tây sau khi dựa vào người Pháp để giành lại quyền lực; một số nhà
chính trị và trí thức Nho học cố chấp đã cho rằng những gì người phương Tây,
người Pháp đưa đến đều là của kẻ thù, đều là có hại, khơng thể tiếp nhận.
Cần tránh thái độ kiêu ngạo, tự đề cao mình coi thường văn hóa, văn
minh của người khác trong q trình tiếp xúc văn hóa mà triều đình Tự Đức và
một số trí thức lúc đó đã mắc phải. Họ tự cho mình cao hơn người khác về mặt
tinh thần, đạo đức khơng thèm học tập văn hóa, văn minh phương Tây để rồi đi
đến thất bại ê chề. Đúng như Nê-Ru, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ đã nói: "Tơi
cho rằng, vấn đề tinh thần và nhất là đạo đức là cái quan trọng nhất. Nhưng cái
nối tự cho mình cao hơn người khác về mặt đạo đức là sự chạy trốn trước thực
tại thấp hèn về vật chất, kinh tế và khoa học kỹ thuật".
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa diễn
ra vơ cùng mạnh mẽ, tồn diện đầy phức tạp, văn hóa Việt Nam phải biết chọn
lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để tiếp thu, tiếp biến mà phát triển. Cần
20


phải có thái độ khoan dung văn hóa, tơn trọng giá trị của người khác để người
khác tôn trọng giá trị của mình. Cần tránh thái độ cố chấp và thái độ kiêu ngạo
để học tập cái hay, cái tốt, cái đẹp của người khác để dung hòa với cái hay, cái
đẹp của mình làm cho văn hóa dân tộc phát triển cùng thời đại.


21


Tài liệu tham khảo

1. Hc vin hnh chớnh Quc gia Hồ Chí Minh (2010) Lịch sử văn hố Việt
Nam.
2. Hồng Vinh- Lê Quý Đức (1998): Đại cương về lịch sử văn hoá Việt Nam.
3. Phan Ngọc ( 2006): Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với văn hoá Pháp, Nxb
Văn hố thơng tin.

22



×