GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG RÈN VÀ DẬP
AT-00-30
Huấn luyện cấp an tồn cho người lao động
I- AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG KHI RÈN
Để tránh tai nạn lao động xảy ra trong khi rèn, người thợ cần phải tuân theo
các nguyên tắc sau:
1. Trước khi làm việc:
- Mặc đầy đủ những trang bị bảo hộ lao động qui định cho cơng nhân rèn và
dập nóng.
- Hiểu và nắm vững những qui tắc về an toàn lao động đối với từng ngun
cơng rèn.
- Nắm vững qui trình cơng nghệ cho những chi tiết định rèn.
- Xem xét lại tất cả các thiết bị trước khi làm.
- Chọn các dụng cụ phù hợp với các nguyên công rèn, khuôn cần dự nhiệt
trước khi rèn, không dùng những dụng cụ sai qui cách hoặc hư hỏng.
- Kiểm tra lại phôi trước khi nung xem có đúng qui cách và kích thước để rèn
hay khơng.
- Bố trí chỗ làm việc hợp lý và sạch sẽ.
2. Trong thời gian làm việc:
- Dùng dụng cụ đúng theo qui định trong qui trình cơng nghệ, phù hợp với
các ngun cơng, miệng kìm phải đúng hình thù phôi ở các nguyên công.
*Cách lắp hiệu chỉnh khuôn để đảm bảo an tồn
Vận chuyển khn đặt trước nền máy búa nhờ cầu trục
Lắp chốt định vị vào khuôn trên và khn dưới
Mở van khí nâng đầu búa lên vị trí cao hơn khố, đặt khố ở vị trí khố đầu
búa tất cả các van khí
Dùng xà beng chỉnh khn dưới vào đúng vị trí , hạ đầu búa
Mở van tiết lưu nâng đầu búa lên vị trí cao hơn khố đặt khố ở vị trí mở, từ
từ ép pê đan sao cho đầu búa từ từ khớp với khuôn đồng thời giữ Pê đan và đóng
van tiết lưu. Đầu búa ở vị trí dừng trên khn
1
Đóng nêm kẹp chặt khn khi đó đoạn nhơ ra của nêm ≤ 50mm
Mở van tiết lưu nâng đầu búa lên đập nhẹ vài nhát để khuôn ổn định đúng vị
trí .
Khố van tiết lưu, hạ đầu búa dừng trên khn
Đóng chặt lại nêm khn
Hiệu chỉnh độ lệch khn nhờ 4 nêm thân máy
Kê hở 2 nửa khuôn đủ để thiết bị sấy, khoá van tiết lưu, khoá van cấp khí nén
Sấy khn , kiểm tra nhiệt độ khn .
Dập thử sản phẩm và hiệu chỉnh .
- Đánh sạch vẩy oxit trước khi rèn, đặc biệt là hai mặt tiếp xúc với đe trên và
dưới ngay từ nhát đập đầu tiên. Thổi bằng khí nén hoặc qt sạch lịng khn, mặt
đe trước khi đặt phơi vào.
- Khơng để đầu kìm vào miệng đe, cầm kìm hơi lỏng, khơng để đầu kìm ở
trước bụng để tránh kìm văng đâm vào bụng vào người.
- Không rèn phôi nung bị cháy hay nguội dưới nhiệt độ thôi rèn.
- Phôi rèn đặt đúng tầm của đe búa để píttơng khơng bị vặn, khơng hỏng xéc
măng và sơmi máy búa.
- Khi rèn, thợ chính và thợ phụ không được đứng trước loại, để tránh văng
vào người.
- Khi chặt thì nhát búa cuối cùng phải nhẹ, lưỡi dao, lưỡi chạm phải đặt
vng góc với mặt phơi cần chặt. Khi chặt bằng hai dao thì lưỡi trên và lưỡi dưới
phải nằm trên một mặt phẳng.
3. Sau thời gian làm việc:
- Lau chùi các dụng cụ và xếp đặt đúng chỗ qui định.
- Xếp vật rèn và kim loại thừa vào nơi qui định.
- Lau chùi máy móc và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
II - NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC MÁY DẬP NĨNG VÀ AN TỒN LAO
ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
1. Máy búa dập.
a) Trước khi làm việc:
- Phải kiểm tra máy búa xem có chỗ nào hỏng khơng, dầu mỡ cịn đủ dùng
khơng; nhận bàn giao thiết bị, cho máy chạy thử không tải xem máy có làm việc
bình thường hay khơng.
2
- Kiểm tra lại khn xem lịng khn có bị nứt, toét hay xô lệch khuôn. Dùng
búa tạ hoặc công sơn đóng lại các thanh nêm, dự nhiệt lịng khn đến nhiệt độ 150
- 250°C.
- Chọn dụng cụ cần thiết (búa tay, kìm thích hợp).
- Nghiên cứu qui trình rèn, bàn cách thực hiện và thống nhất thao tác trong
nhóm làm việc.
- Kiểm tra áp lực khí nén.
- Xem lại mác và kích thước của phơi.
- Cho số lượng phơi vào lò theo đúng qui định, kiểm tra lại nhiệt độ lị và
phơi trước lúc dập.
- Mặc đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
b) Trong khi làm việc:
- Cấm người khơng có nhiện vụ vào khu vục làm việc
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ khuôn.
- Với vật rèn lớn cần có pa lăng chuyển phơi.
- Khơng được thị đầu hoặc tay để kiểm tra khuôn khi đầu búa đang ở trạng
thái làm việc.
- Thổi sạch lịng khn trước khi đặt phơi vào, đặt phơi đúng vị trí qui định.
Không được đập hai mặt khuôn vào nhau.
- Rèn phôi đúng khoảng nhiệt độ rèn qui định cho từng loại thép.
- Sau khi dập hai đến ba vật rèn phải bơi trơn lịng khn bằng chất bơi trơn
thích hợp.
- Khơng được để lịng khn nóng q 400°C.
- Khơng được cho tay hoặc các vật nguội, cứng vào khoảng làm việc của máy
búa dập.
- Khơng để miệng kìm vào lịng khn.
- Khi làm việc cầm kìm hơi lỏng ở bên hơng, không được cầm trước bụng.
- Thường xuyên kiểm tra sự lệch khuôn và các thanh nêm.
c) Sau khi làm việc:
- Làm vệ sinh nơi làm việc, lau chùi khuôn sạch sẽ.
- Cất dọn dụng cụn vào tủ, nếu ca sau khơng dập tiếp, thì tháo khn ra khỏi
máy, lau chùi, bôi dầu mỡ và để khuôn vào chỗ qui định.
3
- Ngắt nguồn điện , khí nén, nguồn nước, khí ga
- Hạ đầu búa về vị trí 2 ban đầu.
2. Máy ép trục khuỷu và máy ép ma sát.
a) Trước khi làm việc:
- Kiểm tra lại thiết bị, mở máy cho chạy thử xem máy có tốt khơng, nhận bàn
giao thiết bị. Kiểm tra lại dầu mỡ. Nếu cần cho thêm dầu mỡ nhất là băng trượt của
máy.
- Sấy khuôn, kiểm tra nhiệt độ khn
- Kiểm tra lại lịng khn và khn bắt có đúng và chặt khơng.
- Kiểm tra lại phơi ban đầu về hình dáng, kích thước, số lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết.
- Kiểm tra lại nhiệt độ của lị và phơi nung.
b) Trong thời gian làm việc:
- Dập phôi đúng nhiệt độ qui định, trước khi cho vào lịng khn phải đánh
sạch vẩy oxit.
- Đặt phơi đúng vị trí qui định trong lịng khn dập, khn cắt. Khơng thị
tay hay cho vật vào giữa hai lịng khn trên và dưới.
- Điều khiển máy dập bằng 2 nút tay tuyệt đối không dùng dây buột 1 nút
điều khiển để sử dụng chỉ bằng 1 nút.
- Làm việc 2 – 3h lại kiểm tra lại bu lông bắt chặt khuôn, nếu lỏng phải xiết
lại và kiểm tra sự xê dịch của lịng khn để tránh sai hỏng và vỡ khuôn.
- Bất kỳ một bộ phận nào của máy bị hỏng, cũng phải ngừng máy và báo cáo
ngay với đốc công hay kỹ thuật phân xưởng.
- Khi bôi thêm dầu mỡ phải ngừng máy.
- Sau mỗi lần dập phải thổi sạch và bơi trơn lịng khn.
c) Sau khi làm việc:
- Tắt máy, kiểm tra lại máy, khn, nếu có hiện tượng gì khác phải báo cáo
với đốc công hay kỹ thuật viên của phân xưởng.
- Vệ sinh nơi làm việc: thu dọn dụng cụ, thành phẩm, vành biên, lau chùi
khuôn và máy, bôi dầu mỡ vào máy và khn.
- Ngắt nguồn điện , khí nén, nguồn nước, khí ga
- Bàn giao thiết bị với ca sau.
4
III - NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC MÁY DẬP NGUỘI VÀ AN TỒN LAO
ĐỘNG TRONG Q TRÌNH LÀM VIỆC
a) Trước khi làm việc:
- Kiểm tra lại thiết bị, mở máy cho chạy thử xem máy có tốt khơng, nhận bàn
giao thiết bị. Kiểm tra lại dầu mỡ. Nếu cần cho thêm dầu mỡ nhất là băng trượt của
máy.
- Kiểm tra khuôn đúng và chặt không.
- Kiểm tra lại phôi ban đầu về hình dáng, kích thước, số lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết.
b) Trong thời gian làm việc:
- Đặt phơi đúng vị trí qui định trong lịng khn dập, khn cắt. Khơng thị
tay hay cho vật vào giữa hai lịng khn trên và dưới.
- Điều khiển máy dập bằng 2 nút tay (tuyệt đối không dùng dây buộc 1 nút
điều khiển để sử dụng chỉ bằng 1 nút.)
- Làm việc 2 – 3h lại kiểm tra lại bu lông bắt chặt khuôn, nếu lỏng phaỉ xiết
lại và kiểm tra sự xê dịch của lịng khn để tránh sai hỏng và vỡ khuôn.
- Bất kỳ một bộ phận nào của máy bị hỏng, cũng phải ngừng máy và báo cáo
ngay với đốc công hay kỹ thuật phân xưởng.
- Khi bôi thêm dầu mỡ phải ngừng máy.
- Sau mỗi lần dập phải thổi sạch và bơi trơn lịng khn.
c) Sau khi làm việc:
- Tắt máy, kiểm tra lại máy, khn, nếu có hiện tượng gì khác phải báo cáo
với đốc công hay kỹ thuật viên của phân xưởng.
- Vệ sinh nơi làm việc: thu dọn dụng cụ, thành phẩm, lau chùi khuôn và máy,
bôi dầu mỡ vào máy và khn.
- Ngắt nguồn điện , khí nén
- Bàn giao thiết bị với ca sau.
IV – CÂU HỎI KIỂM TRA
1- Cho biết người công nhân rèn trước khi làm việc cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo an tồn lao động ?
2- Cho biết người công nhân rèn trong khi làm làm việc cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo an toàn lao động ?
5
3- Cho biết người công nhân rèn sau khi làm làm việc cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo an tồn lao động ?
4- Cho biết người cơng nhân dập trước khi làm làm việc cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo an tồn lao động ?
5- Cho biết người công nhân dập trong khi làm làm việc cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo an tồn lao động ?
6
7