Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Kỹ năng của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.64 KB, 24 trang )


KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ
TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ
Giảng viên: Thạc sĩ Luật sư Trương Thị Hòa


1. Tính chất, đặc điểm của vụ án tranh chấp thừa kê
2. Các loại tranh chấp thừa kê
3. Xác định mục đích khi tham gia vụ án tranh chấp thừa kê
4. Xác định các quy định pháp lý về thừa kê như: Tài sản thừa kê, thời hiệu khởi kiện,
các hàng thừa kê, các yêu cầu tranh chấp

4.1. Thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 BLDS 2015. Cần chú ý các
loại thời hiệu
4.2. Về di sản (tài sản thừa kế)
4.3. Về hàng thừa kế
4.4. Về phân chia di sản
5. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ về các vấn đề cần chứng minh
6. Nghệ thuật hòa giải trong vụ án tranh chấp thừa kê
7. Quan hệ giữa BLDS và các Luật chuyên ngành về thừa kê
8. Án lệ về thừa kê


1. Tính chất, đặc điểm của vụ án tranh chấp thừa kê
Quyền thừa kế là quyền con người, là quyền công dân được quy định tại Điều 32 Chương II Hiến pháp 2013.
Quyền thừa kế được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Điều 14 Hiến pháp 2013. Quan điểm này được
xác nhận tại Điều 2, Điều 609 Bộ luật Dân sự.
Theo quy định của Điều 609 BLDS:
o

Cá nhân có quyền:


- Lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
- Để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật
- Hưởng di sản theo di chúc
- Hưởng di sản theo pháp luật

o

Người thừa kế không là cá nhân có quyền: hưởng di sản theo di chúc.

Trên cơ sở các quy định của BLDS 2015 (từ Điều 609 đến Điều 661) có 02 loại thừa kế: thừa kế theo di chúc
và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế là một giao dịch dân sự chuyển dịch tài sản từ người chết qua người còn sống do
các quy định của pháp luật (thừa kế theo pháp luật) hoặc do hành vi pháp lý đơn phương (lập di chúc) của người có
tài sản định đoạt tài sản của mình khi còn sống và có hiệu lực pháp lý khi người này đã chết (thừa kế theo di chúc).
Đối với người thừa kế không phải là cá nhân (pháp nhân, cơ quan, tổ chức) thì việc chuyển dịch tài sản từ người
chết qua người thừa kế không phải là cá nhân chỉ bằng duy nhất hình thức thừa kế theo di chúc và người thừa kế
không phải là cá nhân phải còn tồn tại khi người để lại di sản qua đời.


2. Các loại tranh chấp thừa kê


Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự có nhiều đặc điểm, đặc thù
mà chủ yếu là trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân. Do
đó, các tranh chấp về thừa kế chủ yếu là tranh chấp thừa kế theo
pháp luật. Ngay cả trong trường hợp tranh chấp thừa kế theo di chúc
thì hầu hết các đương sự trong vụ án tranh chấp đều có quan hệ gia
đình, thân tộc, hôn nhân.


2. Các loại tranh chấp thừa kê (tt)

• Đặc điểm huyết thống:
Huyết thống là đặc điểm cơ bản của quan hệ thừa kế, tranh chấp thừa kế.
Vì vậy, trên cơ sở huyết thống:
a) Điều 651 BLDS 2015 đã quy định những người thừa kế và 03 hàng
thừa kế theo pháp luật (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoài, anh ruột, chị ruột, em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, dì ruột, cháu ruột).
b) Điều 652 BLDS 2015 quy định thừa kế thế vị trên cơ sở quan hệ trực
hệ giữa ông bà, cha mẹ, cháu, chắt.
c) Điều 644 BLDS 2015 quy định những người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc có: cha mẹ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mà không có khả năng lao động.
Thực tế, các tranh chấp thừa kế được xét xử tại các cấp tòa án, hầu hết
trên cơ sở các quy định này.


2. Các loại tranh chấp thừa kê (tt)
• Đặc điểm hôn nhân:
Hôn nhân là đặc điểm cơ bản thứ hai của quan hệ tranh chấp thừa kế. Vì
vậy, trên cơ sở hôn nhân:
a) Điều 651 K1 mục a BLDS 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất
bao gồm người có quan hệ hôn nhân: vợ, chồng.
b) Điều 655 BLDS 2015 quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ,
chồng đã chia tài sản chung, vợ chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn
với người khác. Theo đó, nếu hôn nhân còn tồn tại thì người còn sống
vẫn được thừa kế di sản trong trường hợp đã chia tài sản chung, đã xin
ly hôn mà chưa được ly hôn hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án
hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, người đang là vợ là chồng
của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với
người khác vẫn được thừa kế di sản.

c) Điều 644 BLDS 2015 quy định những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc có: vợ, chồng


2. Các loại tranh chấp thừa kê (tt)
Đặc điểm nuôi dưỡng:
Nuôi dưỡng cũng là một đặc điểm của thừa kế được pháp luật quy định cụ thể:
a)Theo Điều 651 K1 mục a BLDS 2015 con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi được thừa
kế di sản của nhau và được thừa kế theo pháp luật (Điều 651), được thừa kế thế vị
(Điều 652).
b)Điều 654 BLDS 2015 quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng,
mẹ kế: những người này được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di sản theo
quy định về thừa kế thế vị (Điều 652), thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
và cha đẻ, mẹ đẻ (Điều 653).


2. Các loại tranh chấp thừa kê (tt)
Đặc điểm nuôi dưỡng
Về vấn đề con nuôi, trước đây, trong một số tranh chấp về thừa kế, có vấn đề con nuôi thực tế, phức tạp trong tranh chấp do
tranh luận bằng chứng về con nuôi, nhưng từ ngày 17/6/2010, Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
01/01/2011. Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định về việc chuyển tiếp giữa Luật Nuôi con nuôi và Pháp lệnh cũ, về con nuôi thực
tế (không có đăng ký con nuôi) như sau:
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh
quan hệ ni con ni.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều

kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền.
Vì vậy, từ ngày 01/01/2016 đã chấm dứt đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01/01/2011.
Vì vậy, vấn đề thừa kế có liên quan đến con nuôi đã giảm sự phức tạp. Tuy nhiên, Luật sư phải am tường về Luật nuôi con nuôi,
nhất là Điều 50 Luật Nuôi con nuôi (điều khoản chuyển tiếp).


3. Xác định mục đích khi tham gia vụ án tranh chấp thừa kê
Khi tham gia trong một vụ án tranh chấp dân sự, đạo đức của hành nghề Luật sư và truyền
thống của nghề Luật sư nhắc nhở người Luật sư không chạy đua theo thắng kiện. Vì vậy, người
Luật sư luôn quan tâm đến việc nỗ lực hòa giải giữa các bên.
Trong vụ án về tranh chấp thừa kế, vì đặc thù của thừa kế là huyết thống, là hôn nhân. Vì vậy,
khi tham gia trong vụ án tranh chấp thừa kế, mục đích cao nhất của người Luật sư là nỗ lực tìm mọi
phương thức để hòa giải giữa khách hàng với đối phương nhằm hàn gắn những bất hòa trong gia
đình, trong gia tộc.
Trong trường hợp nỗ lực hòa giải không thành, Luật sư nỗ lực tìm ra giải pháp đạt được sự
công bằng, đạo lý và pháp lý. Không đơn thuần chỉ có pháp lý vì có đạo đức xã hội là điều cần quan
tâm trong tranh chấp thừa kế.
Mục đích hòa giải, mục đích đạt được đạo lý và pháp lý là mục tiêu mà người Luật sư tham
gia trong vụ án tranh chấp thừa kế luôn nỗ lực thực hiện trong mọi giai đoạn của vụ án tranh chấp
thừa kế, ngay cả trong giai đoạn thi hành án.


4. Xác định các quy định pháp lý về thừa kê như: Tài sản thừa kê,
thời hiệu khởi kiện, các hàng thừa kê, các yêu cầu tranh chấp
4.1. Thời hiệu thừa kê được quy định tại Điều 623 BLDS 2015. Cần chú ý các loại thời hiệu.
-Theo Điều 623 K1 BLDS 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với
động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không
có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

-Theo Điều 623 K2 BLDS 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa
kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
-Điều 623 K3 BLDS 2015, Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
•Về thời hiệu, Luật sư cần phải quan tâm đến các quy định của BLDS về thời hiệu:
a)

Điều 151. Cách tính thời hiệu

b)

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

c)

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

d)

Điều 156. Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

e)

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự


4. Xác định các quy định pháp lý về thừa kê như: Tài sản thừa kê,
thời hiệu khởi kiện, các hàng thừa kê, các yêu cầu tranh chấp
4.2. Về di sản (tài sản thừa kê)
Cần quan tâm các quy định về tài sản, bao gồm:

a)

Điều 105. Tài sản

b)

Điều 106. Đăng ký tài sản

c)

Điều 107. Bất động sản và động sản

d)

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

e)

Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

f)

Điều 110. Vật chính và vật phụ

g)

Điều 111. Vật chia được và vật không chia được


4. Xác định các quy định pháp lý về thừa kê như: Tài sản thừa kê,

thời hiệu khởi kiện, các hàng thừa kê, các yêu cầu tranh chấp
4.3. Về hàng thừa kê
Cần quan tâm các hàng thừa kế, thứ tự của hàng thừa kế… được quy định tại Điều 651 BLDS 2015 như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột
của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản


4. Xác định các quy định pháp lý về thừa kê như: Tài sản thừa
kê, thời hiệu khởi kiện, các hàng thừa kê, các yêu cầu tranh chấp

4.4. Về phân chia di sản
Cần quan tâm:
a)

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

b)

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

c)


Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

d) Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa
kế bị bác bỏ quyền thừa kế
e)

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán


5. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ về các vấn đề cần chứng
minh
Với nội dung các quy định của BLDS về thừa kế được chuyển giao từ người có tài sản đến những người có quan hệ
với người này về hôn nhân, nuôi dưỡng, về huyết thống, về hôn nhân từ gần đến xa, từ những người cùng dòng máu về trực
hệ đến những người có họ trong phạm vi ba đời, thành viên gia đình, người thân thích theo quy định tại Điều 3 K1, K3,
K16, K17, K18 Luật Hôn nhân và gia đình. Do đó, trong vụ án thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc, vấn đề quan
trọng nhất phải chứng minh là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân, gia đình. Việc chứng minh được thể hiện bằng
khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký con nuôi... Trong trường hợp có sự khiếu nại về huyết thống thì cần có giám định ADN
để chứng minh. Vì vậy, khi tiếp xúc khách hàng, luật sư cần hỏi những bằng chứng về huyết thống về hôn nhân để yêu cầu
được hưởng thừa kế. Trái lại, để giúp khách hàng bác bỏ yêu cầu của bên đối phương, luật sư cần xem xét, đánh giá các
chứng cứ thể hiện quan hệ huyết thống, hôn nhân. Do đó, luật sư phải am tường các quy định của pháp luật về hộ tịch.
Vì thừa kế có thể trải qua nhiều thế hệ, vì vậy, trong một số vụ án, luật sư phải biết luật về dân sự, về hộ tịch, về hôn
nhân gia đình thời Pháp thuộc (Bộ Dân luật Bắc áp dụng tại Bắc Kỳ, Bộ Dân luật Trung áp dụng tại Trung kỳ, Bộ Dân luật
giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ thời Pháp thuộc). Nhiều hơn nữa là các quy định của pháp luật về hộ tịch, về hôn nhân gia
đình từ trước 30/4/1975 ở miền Nam; pháp luật về hộ tịch trước 30/4/1975 áp dụng thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thời
CHXHCNVN, Luật Hôn nhân gia đình năm 1959…
Ngồi ra, còn có các Nghị qút của Hợi đờng Thẩm phán TAND Tối cao về hôn nhân gia đình, về thừa kế… đều là
những cơ sở pháp lý cần phải xem xét khi luật sư tham gia một vụ việc về thừa kế.
Trong trường hợp tranh chấp thừa kế có di chúc, Luật sư cần nêu rõ các quy định của pháp luật về di chúc, hiệu lực của
di chúc và các quy định có liên quan như Luật về công chứng, chứng thực…



6. Nghệ thuật hòa giải trong vụ án tranh chấp thừa kê
Đối với vụ án về thừa kế luật sư cần đặc biệt quan tâm đến hòa giải trên cơ sở những đặc thù (huyết thống, hôn nhân, nuôi
dưỡng) của vụ án thừa kế. Kỹ năng này cần được quan tâm trong suốt quá trình của vụ án, ngay cả trong giai đoạn thi hành án.
Đồng thời, cần nắm rõ các tập quán liên quan đến thừa kế, về hôn nhân gia đình. Theo tinh thần của Điều 5 BLDS 2015 quy định
về áp dụng tập quán và Điều 3 K4 LHN&GĐ giải thích tập quán về hơn nhân gia đình. Theo đó:
- Điều 5 K1 BLDS 2015: Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp
nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
- Điều 3 K4 LHN&GĐ: Tập qn về hơn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng,
miền hoặc cộng đồng.
Trước khi thực hiện việc hòa giải, cần biết rõ hoàn cảnh khách quan của vụ việc tranh chấp, biết lịch sử gia đình, dòng tộc để
phân tích trùn thớng gia đình, cợng đờng, đạo đức, cợng đờng danh dự của gia đình… Cần phân tích trên co sở ý chí, nguyện
vọng của người để lại di sản, sự đoàn kết, sự thương yêu nhau trong dòng tộc, trong gia đình… Cần làm cho những người tranh
chấp thấy được những vấn đề về tinh thần, về đạo đức có giá trị cao hơn rất nhiều so với giá trị tài sản (di sản) tranh chấp. Đồng
thời, trong tranh chấp về thừa kế, để hòa giải tốt, luật sư cần làm cho người tranh chấp hiểu rõ vấn đề thuộc về đạo đức xã hội
theo tinh thần Điều 123 BLDS 2015 và đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng.
Khi đạt được hòa giải thành trong vụ án thừa kế, người đã góp phần giữ được niềm vui trong gia tộc, trong gia đình của
khách hàng và góp phần làm cho xã hội được an lành hơn, hạnh phúc hơn. Do đó, đối với vụ án thừa kế cần đặc biệt quan tâm đến
khả năng hòa giải thành trên cơ sở đạo lý và pháp lý của quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng.


7. Quan hệ giữa BLDS và các Luật chuyên ngành về thừa kê
BLDS là những quy định chung, những quy định làm nền tảng cho các Luật chuyên ngành. Vì vậy, để thực hiện
tốt vai trò của Luật sư trong các tranh chấp về thừa kế, ngoài sự am tường các quy định của BLDS, Luật sư cần
quan tâm tìm hiểu và áp dụng các quy định của các Luật chuyên ngành có liên quan đến thừa kế như:
a) Luật Đất đai
-


Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Điều 180. Quyền và nghĩa vụ của hợ gia đình, cá nhân chủn mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu
tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất
b) Luật Nhà ơ
-

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

-

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

c) Luật Doanh nghiệp
-

Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt

-

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

d) Luật Hôn nhân và gia đình
-

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết


7. Quan hệ giữa BLDS và các Luật chuyên ngành về thừa kê

e) Luật Công chứng
- Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
- Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Điều 56. Công chứng di chúc
- Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
- Điều 64. Chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng
- Điều 68. Chi phí khác
f)Ḷt Phòng chớng bạo lực gia đình
- Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
g) Luật Bình đẳng giới
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình


7. Quan hệ giữa BLDS và các Luật chuyên
ngành về thừa kê
h) Luật Bảo hiểm xã hội
-

Điều 66. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

-

Điều 67. Mức trợ cấp t́t mợt lần

Điều 68. Tính hưởng chế đợ hưu trí và chế đợ tử t́t đới với người có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
-

Điều 69. Đối tượng áp dụng chế đợ hưu trí


-

Điều 70. Điều kiện hưởng lương hưu

i)

Luật Tố tụng hành chính

-

Điều 59. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tớ tụng hành chính

j)

Bợ ḷt tớ tụng dân sự

-

Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng


8. ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ
Khi tham gia vụ án tranh chấp về thừa kế không thể không biết án lệ về thừa kế. Hiện nay trong tổng
số 26 án lệ cần quan tâm một số án lệ về thừa kế như sau:
a)

Án lệ 05/2016/AL

“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được

hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản
chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và
03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.
Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu
nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải
quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời
hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề
nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc
thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”


8. ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ
b)

Án lệ số 06/2016/AL

“Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp theo quy định, thu thập chứng cứ đối
với ông Đường, bà Thảo để làm rõ thời điểm những người này chết và nếu hai người chết này còn có
người thừa kế thì hỏi họ về quan điểm giải quyết vụ án. Tùy từng trường hợp căn cứ chứng cứ mới để
giải quyết vụ án theo quy định. Nếu không thu thập được chứng cứ gì hơn thì vẫn phải giải quyết yêu
cầu của ông Hưng để được hưởng thừa kế theo pháp luật, phần thừa kế của ông Đường bà Thảo sẽ tạm
giao cho những người đang sống trong nước quản lý để sau này người thừa kế của họ có quyền hưởng
theo pháp luật, như vậy mới giải quyết dứt điểm vụ án. Đối với những người đang sống tại phần nhà bà
Tiến bán thì nghĩa vụ cung cấp tên tuổi của họ là của bà Tiến. Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ông Hưng
cung cấp tên tuổi của những người này là không đúng đối tượng. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng ông
Hưng không cung cấp được tên, địa chỉ của con ông Đường, bà Thảo, người mua nhà của bà Oanh để
đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm lẽ ra phải hủy quyết định sơ thẩm để
giao giải quyết lại nhưng lại giữ nguyên quyết định sơ thẩm là không đúng.”



8. ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ
c) Án lệ số 16/2017/AL
“Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2 trong
tởng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267.4m2.
Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích
267.4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chờng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất
này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị
G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai
bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã
được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác
định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chủn nhượng diện tích
131m2 nêu trên cho ơng Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà
Phùng Thị G đã bán cho ơng Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp
sơ thẩm xác định di sản là tởng diện tích đất 398m2 (bao gờm cả phần đất đã bán cho ông
Phùng Văn K) để chia là không đúng.”


8. ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ
d) Án lệ số 26/2018/AL
“Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập
trước ngày BLDS này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS
năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/01/2017. Căn cứ quy
định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 và BLDS năm 2015, trong trường hợp này
thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”



XIN CHÀO
TẠM BIỆT



×