Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bai van mau lop 9 so 5 de 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.72 KB, 8 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2
Dàn ý Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những người không chịu thua số phận.
2. Thân bài
a. Giải thích
Những người khơng chịu thua số phận: sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên,
theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
b. Phân tích
Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được
thành cơng, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lịng kiên trì
chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của
con người.
Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không
phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.
Người có lịng kiên trì ln là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo,
giúp xã hội này tiến bộ hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas
Edison,…
d. Phản biện
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong xã hội vẫn cịn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh


chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng
bị xã hội chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của Những người không chịu thua số
phận đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Bài viết số 5 lớp 9 đề 2 - Bài mẫu 1
Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: “Khơng
có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thơi”. Thật
vậy, trong cuộc sống có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,… Họ đã vượt lên và chiến
thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh
nhất. Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm
đèn sách mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba
từ thuở bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn
Đình Chiểu đã khóc thật nhiều, và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông
trở nên mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hơn ước với ơng
nay đã trở mặt, bội tín. Cuộc đời ơng rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối
với người khác, như vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống bng thả, thờ ơ
mặc dịng đời đẩy đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu khơng như thế. Ơng vẫn quay
về quê nhà bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy
học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bằng lịng
u nước nồng nàn, ơng tích cực tham gia sáng tác những “vũ khí văn học” lợi hại
để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thực dân Pháp đã nhiều lần mua
chuộc Nguyễn Đình Chiểu bằng những hứa hẹn về việc chữa khỏi đôi mắt của ông
và cho ông một cuộc sống giàu sang, sung sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất
khuất, ơng đã khơng nghiêng mình trước những cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành
nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả nước ta thời bấy giờ. Với những nỗ lực
của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ với mọi người rằng ông là người tàn

chứ không phế.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam,
đã trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả
hai tay khi mới bốn tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai
cậu. Không được may mắn như bao bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ
nghe lỏm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên cho phép Ký vào lớp.
Cậu bắt đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có những
lúc đơi chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng
lên nhưng vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,… Tất cả những điều đó vẫn khơng làm cậu
học trị nhỏ chùn bước. Cuối cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường,
rồi của quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đơi chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm
xưa giờ đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. Khơng những thế, thầy
giáo Nguyễn Ngọc Ký cịn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống
và làm việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đơi tay với bao nhọc nhằn, gian
khó, từng bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình.
Và cịn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai
nạn hay bẩm sinh. Họ khơng có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao
người khác. Khơng ít người trong số họ đã bng xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp
lực tâm lý đối với những người bị tật nguyền là rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti
về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia
đình và xã hội. Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những
khiếm khuyết của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng khơng
đáng kể. Bức tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới
xung quanh như bao người bình thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để

chứng tỏ bản lĩnh bởi họ không muốn sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào
người khác. Từ gánh nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành những cơng
dân có ích, xóa đi những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người
khuyết tật. Khó khăn đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số
phận vì họ biết rằng: “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố
gắng”. Những thành công mà họ đạt được không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là
bao mồ hơi, nước mắt, bao khó khăn, tủi cực,… Điều đó càng khiến chúng ta thêm
khâm phục họ, những con người không chịu thua số phận.
Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính
mình. Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại,
đối với một số người khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng.
Chúng ta chính là những con người may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

vịng tay ấm áp, u thương của gia đình. Hơn nữa, khác hẳn họ, chúng ta được
sinh ra và lớn lên giữa thời bình, khơng thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự chúng
ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an
phận, tự để mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại
ngày nay. Có phải chúng ta vẫn học qua loa, đối phó mà khơng bận tâm rằng ngay
lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ lớp học, thèm được nghe cô giáo
giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình
quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ khơng chỉ ở lịng kiên trì, nhẫn nại,
say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời.
Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi
thường đã gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng
tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.


Bài viết số 5 lớp 9 đề 2 - Bài mẫu 2
Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian
cho rằng số phận mỗi người đều do “thiên định”. Giàu sang hay nghèo đói, thành
cơng hay thất bại… khơng phải do cá nhân quyết định. Thuyết “thiên mệnh” ảnh
hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong
Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của
Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu:
Cho hay muôn sự tại trời!
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành
mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số,
Có chí thì nên… Thực tế cho thấy khơng ít người bằng ý chí và nghị lực phi
thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi
người học tập.
Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là
thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt
lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở
miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo
đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nơng dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả
hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hồn
cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới
trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến

trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Khơng được học ở trường, Kí
tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra
nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành cơng.
Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý
nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng
chân.
Cơ giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cơ vui lịng
nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả,
Nguyễn Ngọc Kí khơng những viết thành thạo mà cịn viết rất đẹp và trở thành học
sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2,
cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học
Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo
đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi,
câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của
tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới
thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh
Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng
Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Lúc cịn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy
hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì
những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh,
Nguyễn Ngọc Kí đã khơng ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích.
Học tập gương sáng của Nguyễn Ngọc Kí, Hoa Xuân Tứ cụt cả hai tay, đã buộc
bút vào vai viết chữ.
Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm trở thành nhà thơ. Anh Trần Văn
Thước sau khi bị tai nạn lao động, liệt tồn thân vẫn khơng ngừng tự học để trở
thành nhà văn…

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu
rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục.
Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao
không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học.
Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm,
ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu
ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông,
phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất
lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do
chị sáng lập ra. Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là
ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ
Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua
ngày… Thấm thía nỗi khổ của trẻ em mồ cơi, giờ đây, với trái tim đầy tình nhân ái,
chị đã đem hết tâm nguyện của mình mở một cơ sở nuôi dạy hàng trăm trẻ em lang
thang cơ nhỡ. Bằng tình thương và trách nhiệm của một người mẹ, chị lo cho các
em được ăn mặc đầy đủ, được học chữ, học nghề. Các em yêu quý và kính trọng
gọi chị là “mẹ Hương”. Chị coi đó là phần thưởng, là nguồn hạnh phúc lớn lao của
đời mình. Mái ấm tình thương của chị giờ đây đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tổ
chức từ thiện trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta
có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng
vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hồn cảnh khó
khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội. Đồng thời, những gương phấn
đấu kiên cường, bền bỉ nhắc nhở chúng ta hãy suy ngẫm, soi chiếu lại mình và tự
đặt ra câu hỏi: Mình đã sống ra sao? Đã làm gì có ích cho gia đình, cho mọi người?
Những gương sáng ấy chứng minh hùng hồn cho câu nói nổi tiếng của nhà văn,
nhà giáo Nguyễn Bá Học: Đường đi khơng khó vì ngăn sơng cách núi mà khó vì

lịng người ngại núi, e sông.

Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2 - Bài mẫu 3
Trong cuộc sống, có những con người khơng may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã
thật bất cơng với họ. Trong số ấy khơng ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than
dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã
khơng chấp nhập sự bằng lịng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của
tạo hóa. Thật đáng quý!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ
viết được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Khơng dừng lại ở đó, anh cịn quyết
tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh.
Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm.
Đó cịn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chật độc màu da cam, mất cả hai
tay từ khi cất tiếng khóc chào đời, khơng chịu thua số phận, vươn lên học tốt và
học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành
công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên khơng ngừng. Sự thua
thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc cảm tự ti. Từ đó, khơng cịn ham muốn,
ước mơ, hồi bão. Con người sống lay lắt, trơng chờ vào lịng thương hại của
người khác. Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã
khơng nằm trong số đó. Tạo hóa đã khơng cơng bằng với họ nhưng khơng có nghĩa
là lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng
hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận.
Vâng, chính tình u và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để
rồi chính sức mạnh ấy đã khơng phụ lịng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã

mỉm cười với họ. Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của
nó vẫn khơng vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận, thành công trong học tập ấy khơng chỉ giúp
chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà cịn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một
cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa
khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử
đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không
chịu an bải trước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cần
đến sự có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm
vẫn đang từng ngày, từng phút. từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ
thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.
Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên được tạo hóa ban tặng, ưu
ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học
tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào các cuộc chơi tỏ ra rất tự
hào khi thấy mình sành điệu. Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cười nhạo vào
những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình
phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những
tấm gương cao cả ấy để khơng ngừng hồn thiện bản thân. Con đường dẫn đến
thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên
đường dẫn đến thành công khơng có vết chân của kẻ lười biếng“. Trên vạn dặm,
hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta
hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta

hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai. Dẫu những ngày ta đang sống cịn gian
khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đơi
bàn chân của chính mình, chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
--------------------------Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu tại: Tài liệu học tập lớp 9.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×