Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CÁC GIAI ĐOẠN LỚN CỦA LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG MINH TRỊ DUY TÂN LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.89 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
------

CÁC GIAI ĐOẠN LỚN CỦA LỊCH SỬ
PHƯƠNG ĐÔNG
MINH TRỊ DUY TÂN: LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực
HVCH: Dương Thị Hương Ly
MSHV: 19831060110
LỚP: CA1901

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
1


1


MỤC LỤC

1. Lời mở đầu
. Kết luận

3


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề


1. Lời mở đầu
Từ đầu thế kỉ XIX ở các nước Châu Âu và Mỹ đã diễn ra phong trào xâm chiếm
thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên phục vụ cho cuộc cách mạng sản xuất và các nước
Châu Á trở thành miếng mồi béo bở của các nước Âu-Mỹ. Do đó, đến giữa thế kỉ XIX
cũng giống như hầu hết các nước Châu Á khác, Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy
cơ trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ. Triều đại Tokugawa ở Nhật Bản sau một
thời gian khá dài thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến và phát triển kinh
tế thì cho đến giữa thế kỉ 19, bắt đầu đi vào con đường suy vong. Trước sự suy tàn của
chế độ phong kiến cũng như nguy cơ đất nước trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ,
ở Nhật Bản đã diễn ra cuộc cách mạng nhằm thay đổi đất nước. Và kết quả thu được là
Nhật Bản đã trở thành cường quốc ở Châu Á. Và chính cơng cuộc Minh Trị Duy tân đã
đem lại thành quả lớn lao đó.
2. Về thuật ngữ Minh Trị Duy tân (明明明明)
Minh Trị Duy tân là khái niệm dịch từ cụm từ Meiji Ishin của tiếng Nhật. Minh
Trị là niên hiệu của Thiên Hoàng Mutsuhito, vị Thiên Hoàng thứ 122 của Nhật, trị vì từ
1867 đến 1912. “Duy”() trong chữ Hán có nghĩa là ràng buộc, là duy trì, và cũng có
nghĩa là là bảo vệ, là ủng hộ. “Tân”() có nghĩa là mới. Duy tân có nghĩa là ủng hộ cái
mới, thực thi cái mới, bảo vệ cái mới.
Tuy các nước trong khu vực văn hoá Hán hiểu nghĩa Duy tân giống nhau nhưng
gặp khó khăn trong cơng tác dịch thuật sang tiếng Anh. Do đó các học giả Âu-Mỹ,
Nga, Trung Quốc…đề nghị giữ nguyên cách viết Meiji Ishin như trong tiếng Nhật là 
. Xu hướng dùng nguyên từ Meiji Ishin cũng bắt đầu phổ biến trong
giới nghiên cứu Minh Trị Duy tân trên thế giới từ những năm 1980.
Theo wikipedia cũng như việc phân tích thuật ngữ nói trên, nói tóm lại Minh Trị
Duy tân là chuỗi các sự kiện hay cách mạng dẫn đến sự chuyển biến trên phạm vi rộng


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

lớn, đánh dấu bước chuyển giao từ chế độ phong kiến theo chế độ bakuhan thành

cường quốc duy nhất ngoài Âu - Mỹ.
3. Tính chất của Minh Trị Duy Tân
Minh Trị Duy tân là sự kiện lớn được người dân Nhật u thích và sự quan tâm
của giới nghiên cứu khơng chỉ ở Nhật mà trên thế giới. Nhưng cho đến nay về các vấn
đề như khái niệm, tính chất, phân kỳ... vẫn chưa đi đến sự thống nhất. Dựa trên Minh
Trị Duy tân và Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Tiến Lực có ít nhất 3 trường phái lớn :
Phục cổ, cách mạng, chuỗi cải cách.
Trường phái thứ nhất coi Minh Trị Duy tân là phục cổ. Tiêu biểu cho trường phái
này là Katsubunsha, Inoue Kiyoshi và Hattori Shiso cũng đều cho rằng Minh Trị Duy
tân là nền chuyên chế tuyệt đối của Thiên Hồng. Inoue gọi đó là “chính quyền chun
chế tuyệt đối”, cịn Hattori thì coi Minh Trị Duy tân là quá trình chuyển biến từ “một
chế độ phong kiến thuần tuý” sang “chế độ quân chủ chuyên chế tuyệt đối” .
Với quan điểm cho rằng Minh Trị Duy tân là nền quân chủ chuyên chế mọi quyền
lực nằm dưới tay của Thiên Hoàng, theo ý kiến của cá nhân thì quan điểm nay chưa
tồn diện vì đây là góc nhìn một phía về mặt chính trị, chưa nhắc đến vai trò của các
nhân tố khác.
Trường phái thứ hai coi Minh Trị Duy tân là một cuộc cách mạng. Vẫn chưa có
sự thống nhất về tính chất của các cuộc cách mạng này. Có một vài ý kiến tiêu biểu đó
là: Minh Trị Duy tân mang tính chất là Cách mạng dân tộc; Cách mạng văn hóa ngun
hình (cách mạng toàn diện đầu tiên); Cách mạng tư sản chưa hoàn thành (chưa triệt
để).
Cách mạng dân tộc: Nhà sử học Anh W.G. Beasley cho rằng Minh Trị Duy tân
cuộc cách mạng dân tộc có nhiệm vụ là thi hành chính sách mở cửa và duy tân đất
nước. Minh Trị Duy tân, về đối ngoại là bảo vệ độc lập dân tộc và về đối nội là cải
cách, cải biến xã hội


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

Cách mạng toàn diện: Nếu F.B.Gibney cho rằng đây là cuộc cách mạng văn hố

ngun hình và là cuộc cách mạng tồn diện đầu tiên vì là lần đầu tiên từ cuộc cách
mạng về chính trị đã làm chuyển biến về văn hố, dẫn tới cận đại hố đất nước. Thì
Kuwabata Takeo lại cho rằng đây là cuộc cách mạng văn hóa do Nhật bản đã chủ động
tiếp nhận nền văn minh phương Tây dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Cịn Piotr
Fedoseev, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xơ (cũ), phê phán quan điểm chỉ coi Minh Trị
Duy tân là cách mạng văn hoá, cho là cuộc cách mạng tồn diện trên tất cả các lĩnh
vực: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hố.
Cách mạng tư sản chưa hồn thành: Igor Latishev, Takeda Kiyoko, Tanaka Akira,
Chu Nhất Lương hay ở Việt Nam đều có quan điểm rằng đây là cuộc cách mạng tư sản
chưa hoàn thành hay chưa triệt để.
Dù vẫn chưa có sự thống nhất về tính chất của các cuộc cách mạng nhưng các ý
kiến trên đều có chung quan điểm chỉ ra bản chất của Minh Trị Duy tân đã làm chuyển
biến về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa...
Ở đây có hai ý kiến là triệt để và khơng triệt để hay tồn diện và chưa hồn thành.
Sở dĩ có ý kiến trái ngược nhau là do tuy góc nhìn và sự ảnh hưởng của từng người.
Đối với ý kiến Minh Trị Duy tân chưa triệt để là bởi vì do ảnh hưởng của chủ nghĩa
Mác xít, nếu người đứng đầu (Vua) hay chế độ lúc bấy giờ chưa bị lật đổ hoàn toàn thì
đó là chưa triệt để.
Trường phái thứ ba coi Minh Trị Duy tân là chuỗi cải cách. Vào những năm 1980
giới nghiên cứu Nhật bản không dùng từ cách mạng mà dùng từ duy tân hay cách tân
(kasshin) để chỉ chuỗi cải cách thời Minh Trị. Cải cách ở đây là sự kế thừa của những
cải cách vào cuối thời Tokugawa bakufu, đặc biệt là những cải cách thời Tempo (18301844).Các nhà nghiên cứu hàng đầu về Minh Trị Duy tân của Nhật Bản hiện nay như
Toyama Shigeki, Ishii Kanji, Tanaka Akira, Nakamura Satoru sử dụng cơng thức là
“vương chính phục cổ” + một chuỗi những cải cách = “phú quốc cường binh”.


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

Còn trường phái thứ tư coi Minh Trị Duy tân là vừa cách mạng vừa là cải cách.
Minh Trị Duy tân có nhiều giai đoạn, trước hết là cách mạng lật đổ thể chế bakufu và

sau đó là chuỗi những cải cách nhằm biến Nhật từ một nước phong kiến sang một nước
tư bản chủ nghĩa.
4. Vấn đề phân kỳ Minh Trị Duy tân
4.1 Bắt đầu cải cách Minh Trị Duy tân
Về vấn đề phân kỳ Minh Trị Duy tân, quan điểm cho rằng thời kỳ này bắt đầu
bằng cải cách thời Tempo (Thiên Bảo) vào những năm 1830-40 và quan điểm cho rằng
bắt đầu bằng việc mở cửa (kaikoku) vào năm 1853.
Toyama trong Minh Trị Duy tân và Hiện đại (1968) và cuốn Minh Trị Duy tân,
bản mới (1972), đã tự phê phán quan điểm của mình về thời điểm bắt đầu của Minh Trị
Duy tân trong cuốn Minh Trị Duy tân, bản 1952 và đính chính rằng Minh Trị Duy tân
khởi đầu vào năm 1853.
Mori Toshihiko cho rằng Minh Trị Duy tân là quá trình chuyển biến từ xã hội
phong kiến (XHPK) lên xã hội tư bản (XHTB) mà trung tâm là quá trình cải biến từ
một nhà nước Baku Han thành quốc gia tư bản theo chế độ Thiên Hoàng. Mori coi
Minh Trị Duy tân bắt đầu từ 1853, năm Nhật Bản “mở cửa” đến năm 1889, năm ban
hành Hiến pháp Minh Trị.
Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, chế độ Tokugawa Bakufu rơi vào khủng
hoảng toàn diện và ngày càng sâu sắc. Biểu hiện đầu tiên của sự khủng hoảng đó là nền
kinh tế phong kiến sụp đổ - võ sỹ ở nông thôn và sự nổi dậy của nông dân ở khắp nơi.
+ Trong nông nghiệp: Chế độ ruộng đất theo kiểu phong kiến - võ sĩ ở các địa
phương suy yếu, chế độ tô thuế nặng nề khiến người nông dân phụ thuộc vào thương
nhân, nộp tô thuế 50-60% sản phẩm. Hiện tượng mua bán ruộng đất gia tăng bất chấp
lệnh cấm mua bán ruộng đất của Bakufu.


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

+ Kinh tế hàng hóa của các đơ thị Nhật Bản phát triển mạnh: Dân số sống ở thành
thị khoảng 5 triệu người, chiếm khoảng 16 -17% tổng dân số. Các thành phố liên kết
chặt chẽ với nhau bằng đường bộ lẫn đường biển. Trong đó 3 thành phố lớn Edo –

Kyoto - Osaka phát triển mang tính tồn quốc. Các ngành kinh tế như thương nghiệp,
thủ công nghiệp giữ vai trị chủ đạo. Hình thành tầng lớp thị dân (chomin) bao gồm 2
đẳng cấp: thợ thủ công và thương nhân.
+ Mâu thuẫn giữa Tokugawa Bakufu với 3 đẳng cấp nông, công và thương: Sự
phát triển của đẳng cấp công thương cùng với nền kinh tế hàng hóa mang tính chun
mơn hóa đã làm nảy sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa trong lịng phong kiến Nhật
Bản. Chính quyền Baufu kiểm soát gắt gao hoạt động, sử dụng quyền lực để tước đoạt
tài sản. Tầng lớp phú nông là tầng lớp địa chủ mới, vừa kinh doanh mang tính chất
phong kiến vừa có khuynh hướng phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa cũng chịu sự
chèn ép, kìm hãm từ phía chính quyền Bakufu. Những cuộc bạo động của người dân
thành thị cùng với những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã giáng một đòn mạnh mẽ
vào bộ máy thống trị Bakufu, làm nảy sinh những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản
lúc bấy giờ.
+ Thối hóa và bần cùng của đẳng cấp sĩ: Đầu thế kỉ XIX, do nguồn lực tài chính
của Bakufu bị suy yếu, bổng lộc võ sỹ ngày càng thấp so với mức sống phát triển lúc
bấy giờ. Võ sĩ không đủ chi tiêu, nghèo túng, nợ nần (võ sỹ phải bán lúa gạo, đồ gia
bảo, kiếm). Khơng ít võ sỹ phải bỏ chủ đi lang thang và trở thành ronin, các Han phải
ban tước võ sỹ cho thương nhân. Việc này dẫn đến giảm sự tôn quý của các võ sỹ và
mất dần giá trị của nó.
Chính quyền Tokugawa Bakufu cũng đã tiến hành các cuộc cải cách để phục lại
uy tín của mình, trong đó có cuộc cải cách Tempo (Thiên Bảo) kéo dài 2 năm 1841 đến
1843, đã khuyến khích tầng lớp võ sỹ lối sống tiết kiệm, khôi phục làng mạc nông
nghiệp, chống sự nhập cư ồ ạt lên thành thị, giải tán các phường hội của thương nhân
và thợ thủ công… Tuy nhiên, cải cách bị thất bại thảm hại.


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

Từ cuối TK XVIII đến đầu TK XIX, Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc, diễn ra tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội,… do sự suy yếu của chính quyền

Bakufu cũng như sự bất lực của nó trong việc giải quyết mâu thuẫn sâu sắc giữa nó và
các tầng lớp trong xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất cũ - phong kiến với
quan hệ sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa. Sau thất bại của cuộc cải cách Tempo chứng
tỏ sự bất lực của chính quyền Bakufu trong giải quyết khủng hoảng toàn diện và báo
hiệu sự thay đổi lớn lao trong Nhật Bản. Xã hội lúc đó chưa có sự cải biến vì Nhật Bản
và các nước phương Đơng vẫn thực thi chính sách “đóng cửa”. Mặc dù Nhật Bản được
các nước phương Tây như Anh, Hà Lan, Nga cử phái đồn địi chính quyền Bakufu
mở cửa cho các thương thuyền của họ vào Nhật Bản buôn bán, nhưng chính quyền lại
tăng cường phịng thủ ven biển bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, các nước phương Tây
buộc phải dùng biện pháp quân sự để buộc chính quyền Bakufu Togawa phải mở cửa
đất nước. Và từ sau cải cách Tempo mới chỉ bước kết thúc của khủng hoảng xã hội
Nhật Bản, chưa thể là cột mốc để khởi đầu Minh Trị Duy tân mà suy từ các điều kiện
quốc tế thì cột mốc ấy mới mở đầu từ việc chiến hạm M.Perry đến Nhật năm 1853.
4.2 Sự kết thúc của Minh Trị Duy tân
Thời điểm kết thúc thì có nhiều quan điểm khác nhau từ thời kỳ “ phế Han lập
Ken (1871) đến chiến tranh Nhật – Thanh (1894 -1895).
Toyama trong cuốn Minh Trị Duy tân (bản 1951) cũng cho rằng Minh Trị Duy tân
mở đầu bằng cải cách Tempo nhưng kết thúc bằng chiến tranh Tây Nam năm 1877.
Horie trong cuốn Cơ cấu xã hội của Minh Trị Duy tân cho rằng Minh Trị Duy tân
mở đầu bằng năm Tempo thứ 8 và kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa nông dân Chichibu.
Nakamura trong cuốn Chủ nghĩa tư bản thế giới và Minh Trị Duy tân thì cho rằng
khởi đầu bằng cải cách Tempo và kết thúc bằng việc ban hành Hiến pháp và triệu tập
Quốc hội, tức vào khoảng 1889 – 1890.


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

Cuốn Lịch sử Duy tân, tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm Vương chính phục cổ
coi Minh Trị Duy tân khởi đầu vào năm 1853 và kết thúc vào năm 1871, sau khi phát
lệnh “phế Han lập Ken”.

Nhà sử học người Anh W.G. Beasley trong cuốn The Meiji Restoration cũng có
chung cách phân kì này.
Osatake Takeki thì cho rằng phải đến khi những ảnh hưởng của chế độ phong
kiến bị tiêu diệt hoàn toàn, tức là vào năm Minh Trị 18 (1885), khi chế độ nội các thành
lập thì Duy tân mới kết thúc.
Hattori coi Minh Trị Duy tân là sự kết hợp của hai quá trình: quá trình hình thành
chủ nghĩa quân chủ chuyên chế và quá trình cách mạng dân chủ chủ nghĩa và thời gian
mở đầu là 1853 và kết thúc là 1889, khi ban hành Hiến pháp Minh Trị.
Sự kiện chính quyền Bakufu kí hiệp ước với Mĩ và các nước đế quốc khác đã dấy
lên làn sóng phản đối mạnh mẽ khơng chỉ từ các Daimyo mà cả từ phía triều đình. Và
đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào “Tơn
Vương nhương Di”. Việc Bakufu kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc
phương Tây, đánh dấu bắt đầu thời kì mở cửa của Nhật Bản sau hơn 2 thế kỉ đóng cửa
khơng chỉ do các yếu tố bên ngoài. Sự nhượng bộ của Bakufu trước các thế lực phương
Tây cũng là kết quả của những thất bại trong việc giải quyết những khủng hoảng đang
ngày càng gia tăng trong nước. Khi các nước phương Tây chiếm được một số nước
trong khu vực châu Á. Chính sự suy yếu về uy thế chính trị, về thực lực tài chính và
quân sự đã dẫn đến sự do dự, thiếu dứt khoát của Bakufu trước mối đe doạ từ phương
Tây. Trước sự thách thức của phương Tây, ngay trong chính quyền Bakufu đã có sự
phân chia làm hai phe: phe chủ chiến và phe nghị hồ. Do khơng tìm ra được cách giải
quyết nào thích hợp hơn nên cuối cùng Bakufu đã phải hỏi ý kiến của triều đình Thiên
Hồng và các Daimyo. Điều này thể hiện sự bất lực của chính quyền Tokugawa về khả
năng giải quyết vấn đề đối nội và đối ngoại, là tiếng chuông báo cho sự cáo chung. Do
áp lực của các nước phương Tây, chính quyền Tokugawa đã phải kí các hiệp ước bất


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

bình đẳng và phải mở các hải cảng quan trọng của Nhật Bản để người nước ngồi tự do
bn bán. Những việc làm này của chính quyền Tokugawa khiến người dân Nhật và

những người thuộc phe “nhương Di” cảm thấy tinh thần dân tộc bị xúc phạm và nền
độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng. Chính vì thế họ chủ trương đánh đuổi phương
Tây bằng mọi cách để bảo vệ nền độc lập tự chủ cho đất nước. Điều này đã làm dấy lên
lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mạnh mẽ của người Nhật.
Sau khi Satsuma và Choshu bị thất bại nặng nề trong trận chiến với các nước
phương Tây thì các Han này đã nhận ra rằng việc trục xuất người nước ngoài ra khỏi
đất nước là một điều khơng dễ gì làm được và tư tưởng “nhương Di” là hồn tồn
khơng thực tế. Có thể nói, từ thời điểm khi chính quyền Tokugawa kí các hiệp ước bất
bình đẳng với các nước phương Tây cho đến các cuộc chiến vào năm 1863 thì các Han
ở Tây Nam vẫn chưa thấy được sức mạnh áp đảo của các nước phương Tây và vẫn tin
tưởng vào sức mạnh quân sự của mình. Nhưng những tổn thất nặng nề về người và của
mà Satsuma và Choshu phải gánh chịu trong trận chiến ở Kagoshima và Shimonoseki
đã khiến các Han này bừng tỉnh và nhận thấy chênh lệch khá xa về kĩ thuật quân sự lẫn
vũ khí chiến đấu giữa các Han này với phương Tây. Từ năm 1864, Satsuma và Choshu
đã chuyển từ lập trường chống đối sang thái độ hồ hiếu, thân thiện, và tích cực học tập
phương Tây. Sau thất bại của Choshu ở Shomonoseki thì tất cả những chí sĩ “tơn
Vương nhương Di”, kể cả những người có thái độ cực đoan nhất đối với phương Tây
cũng phải thừa nhận rằng khả năng đánh đuổi phương Tây là một điều khơng có thực.
Việc thay đổi tư tưởng của các Han Tây Nam không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong chính sách đối với phương Tây mà còn thể hiện lối tư duy mới của người Nhật
trước sự biến đổi của tình hình. Từ việc nhận thức được tính khơng thực tế của tư
tưởng “nhương Di”, các Han Tây Nam đã phát hiện ra sự cần thiết phải cải cách Duy
tân đất nước để đưa Nhật Bản tiến kịp với các nước phương Tây. Tuy nhiên lúc này
Nhật Bản không thể thực hiện được điều đó bởi sự tồn tại của chính quyền Tokugawa.
Do đó, việc cần làm lúc này là phải lật đổ chính quyền Tokugawa, vật cản chính trong


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

bước đường phát triển của Nhật. Trong thời điểm cần phải mở cửa để cải cách đất

nước, bảo vệ nền độc lập của quốc gia trước sự xâm nhập của các nước phương Tây thì
lật đổ Tokugawa là cần thiết và địi hỏi của lịch sử. Chính quyền Tokugawa đã thực sự
q lỗi thời khơng thể tự mình giải quyết những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài của
đất nước được nữa.
Theo sau Mĩ, các nước Anh, Nga, Hà Lan cũng lần lượt kí các hiệp ước tương tự
với Nhật. Theo đó, người ngoại quốc khơng những được phép ra vào bn bán mà cịn
có thể cư trú tại các hải cảng và thành phố mở của Nhật. Sự kiện chính quyền Bakufu
kí hiệp ước với Mĩ và các nước đế quốc khác đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ
khơng chỉ từ các Daimyo mà cả từ phía triều đình.
Việc Bakufu kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc phương Tây,
đánh dấu bắt đầu thời kì mở cửa của Nhật Bản sau hơn 2 thế kỉ đóng cửa khơng chỉ do
các yếu tố bên ngoài. Sự nhượng bộ của Bakufu trước các thế lực phương Tây cũng là
kết quả của những thất bại trong việc giải quyết những khủng hoảng đang ngày càng
gia tăng trong nước.
5. Các giai đoạn của Minh Trị Duy tân
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu coi Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1853 và kết thúc
vào năm 1895 thì tồn bộ q trình đó có thể chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ I (1853 - 1868): nội dung chủ yếu là phong trào Tôn Vương
nhương Di và Tôn Vương đảo Mạc, tức là giai đoạn thắng thế của phe cấp tiến lật đổ
chính quyền Tokugawa, thiết lập chính quyền Minh Trị.
Về chính trị, ý thức về nguy cơ dân tộc rất nghiêm trọng đã diễn ra sự đối lập kịch
liệt trong các tầng lớp thống trị trong nội bộ chế độ bakufu, dẫn tới quá trình vận động
cách mạng từ “Tôn Vương nhương Di” đến “Tôn Vương đảo Mạc”, lật đổ chế độ bakuhan cũ, xây dựng chế độ mới-chế độ Minh Trị.


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

Về kinh tế, đây là quá trình tan rã của chế độ lãnh chủ và lưu thơng hàng hố kiểu
thể chế baku-han, việc thi hành chính sách mở cửa đã đưa tới biến động kinh tế dữ dội
và làm nổi lên những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.

Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng, thành phố và chấp nhận chế độ thuế quan
do các nước phương Tây nắm quyền chủ động đã khiến nội tình Nhật Bản bị chia rẽ.
Phong trào đấu tranh chống Tokugawa bakufu bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của
thế kỷ XIX dẫn đến tan rã thể chế baku-han. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách
và quý tộc ở Triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu
hiệu “Tôn Vương nhương Di”, tức là ủng hộ Thiên Hoàng chống phương Tây. Và khi
điều kiện đã chín mùi, các lực lượng chống đối chuyển sang khẩu hiệu “Tôn Vương
đảo Mạc”, buộc bakufu trao trả chính quyền cho Thiên Hồng bằng hiệu lệnh “Vương
chính phục cổ”, lật đổ sự thống trị của Tokugawa bakufu vào tháng 12 năm 1867. Ngày
3 tháng 1 năm 1868, chính phủ mới do Thiên Hồng Minh Trị (Meiji Tenno-) bổ
nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ
mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới.
Thời kì Minh Trị với mong muốn là thời kỳ sự cai trị sáng suốt bắt đầu.
Giai đoạn thứ II (1869 - 1778): giai đoạn cải cách, phá bỏ cái cũ, xác lập cái
mới.
Đây là quá trình tiếp tục đối ứng với áp lực từ bên ngoài, xây dựng quốc gia mới và cận
đại hoá đất nước. Đó là việc giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội baku-han và tạo
ra xã hội mới. Có thể nói giai đoạn này là biểu hiện điển hình nhất tính chất của Minh
Trị Duy tân. Vì vậy đây là giai doạn chính của Minh Trị Duy tân.
Về chính trị, sau chiến tranh Mậu Thìn (1868), trên thực tế thể chế baku-han đã
tan rã, đã hình thành nên quốc gia tư bản chủ nghĩa có tính chất chun chế quan liêu.
Từ đây nảy sinh ra sự đối lập mới giữa phải đảo Mạc và chiến tranh Mậu Thìn. Các
cuộc chính biến diễn vào năm Minh Trị thứ 6 (1873) và Minh Trị thứ 14 (1881) xảy ra
làm tăng thêm nguy cơ chia rẽ trong nội bộ chính quyền mới. Phong trào chống chính


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

phủ của các sĩ tộc bất mãn và phong trào tự do dân quyền đòi hỏi phải tiếp tục hàng
loạt cải cách mới nữa.

Về đối ngoại thì đây là quá trình đấu tranh để xây dựng một quốc gia độc lập và
sau đó thi hành chính sách đối ngoại bành trướng sang các nước Đơng Á. Đó là q
trình thương thuyết nhằm xố bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc
phương Tây. Hơn nữa, để xây dựng được một quốc gia độc lập, phải xác lập cho được
phạm vi chủ quyền và lãnh thổ. Và tiếp tới là sự bành trướng thế lực sang các nước
Đơng Á. Có thể coi “Hiệp ước hữu nghị Nhật-Triều” (Niccho Shuko Joki- )
được ký vào năm 1876 là bước đầu tiên trên con đường bành trướng sang Đông Á của
Nhật Bản mới.
Về mặt kinh tế, đây là q trình tư bản hố nền kinh tế Nhật Bản từ trên xuống.
Chính phủ Minh Trị tiến hành cải cách ruộng đất (tochi kaikaku), phát hành đồng yên
mới và công trái, ban hành chế độ thuế mới, thống nhất, thiết lập Ngân hàng Nhà nước,
thành lập Bộ Cơng nghiệp, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố đất nước. Cùng với q
trình đó, chính phủ Minh Trị đã thực hiện “Bản tịch phụng hoàn” (1869), thiết lập Học
chế (1872), chế độ trưng binh (1873)...
Về văn hóa-xã hội, chính phủ Minh Trị thực thi một cách kiên quyết sự nghiệp
“văn minh khai hóa” (bunmei kaika-) làm biến đổi sâu sắc và rộng lớn trong đời
sống của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX. Chính phủ mới đã bãi bỏ hệ thống lãnh địa và
danh hiệu của các daimyo. Đồng thời, họ tuyên bố “tứ dân bình đẳng”(shimin Byodo-
), nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ cơng và thương nhân giờ đây
khơng cịn bị phân biệt. Tuy nhiên, sự nghiệp cận đại hoá, văn minh hoá ở Nhật Bản
bằng những biện pháp từ trên xuống, khơng để quần chúng tham gia vào q trình cận
đại hoá đã để lại những ảnh hưởng xấu trong lịch sử cận đại Nhật Bản sau này. Ở giai
đoạn này, tầng lớp tư sản cấp dưới và địa chủ mới đã tiến hành phong trào dân quyền
vận động cho việc thiết lập quốc hội. Từ phong trào này dẫn tới sự đối lập. Sự đối lập


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

giữa phái cấp tiến do Okuma Shigenobu () và phái tiệm tiến do Ito Hirobumi (
) cầm đầu này tạo ra nguy cơ chính trị lớn nhất của thời Minh Trị.

Giai đoạn thứ III (1878 - 1895): là giai đoạn hoàn thiện, củng cố cái mới - hoàn
thành sự nghiệp Duy tân. Đây là giai đoạn cuối của thời kỳ Minh Trị Duy tân.
Về chính trị, việc ban hành Hiến pháp, triệu tập Quốc hội, thành lập chính phủ
dân đảng... đã tạo ra cơ sở vững chắc cho quốc gia mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền cho
Nhật Bản. Hiếp pháp năm 1889 với tên gọi chính thức là Đại Nhật Bản đế quốc Hiến
pháp (Dainihon Teikoku Kempo-  ) hay cịn gọi là Hiến pháp Meiji( Meiji
Kempo) Mặc dầu có nhiều hạn chế nhưng đây là Hiến pháp cận đại đầu tiên ở châu Á,
đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ quân chủ - lập hiến ở Nhật Bản, một thành
tựu của Minh Trị duy tân.
Về kinh tế thì đã xác lập được nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc thuê mướn hơn
3.000 chuyên gia nước ngồi trong rất nhiều lĩnh vực chun ngành ví dụ như dạy
tiếng Anh, khoa học, kỹ sư, lục quân và hải quân v.v…; và gửi nhiều sinh viên Nhật
Bản sang học ở châu Âu và Mỹ là hai trong những lý do cho tốc độ hiện đại hóa của
Nhật Bản. Q trình cận đại hóa được điều hành một cách chặt chẽ và mạnh mẽ của
chính phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập đoàn zaibatsu () khổng lồ.
Cải cách kinh tế-tài chính bao gồm việc ban hành đồng yên mới và định giá thống
nhất, ngân hàng, thương mại và luật thuế, thị trường chứng khoán và một hệ thống
thông tin liên lạc. Sự thiết lập một khuôn khổ cơ quan hiện đại cho phép kinh tế tư bản
tiên tiến có thêm thời gian nhưng được hồn thành trong thập kỷ 1890.
Chính phủ Minh Trị đã ra sức cơng nghiệp hóa đất nước, biến đất nước thành một
nước công nghiệp đầu tiên ở châu Á. Sau 20 năm đầu thời Minh Trị, nền công nghiệp
phát triển nhanh chóng và Nhật Bản nổi lên như một quốc gia công nghiệp chủ yếu.
Về đối ngoại, Nhật Bản lựa chọn con đường “thoát Á”, gia nhập vào hàng ngũ
các cường quốc phương Tây, tiến hành chính sách bành trướng, xâu xé Đông Á, sát


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

nhập Okinawa, xâm chiếm Đài Loan, mở cửa Triều Tiên và cuối cùng gây ra cuộc
chiến tranh Nhật-Thanh.

Sau khi chiến thắng nhà Thanh trong cuộc chiến tranh Nhật-Thanh (1894-1895),
Nhật Bản đã xác lập vai trị Minh chủ của mình ở châu Á. Với chiến thắng này về mặt
quốc nội thì Nhật Bản đã cơng nghiệp hóa, cận đại hóa đất nước. Về phương diện quốc
tế đã xác lập vị thế Minh chủ ở châu Á, một cường quốc thế giới, hoàn tồn thốt khỏi
nguy cơ mất độc lập và chủ quyền nên có thể coi là sự nghiệp Duy tân chấm dứt. Từ đó
Nhật Bản tiến đến con đường đế quốc chủ nghĩa, tham gia quyết liệt vào các cuộc tranh
chấp quốc tế và chiến tranh thế giới lần thứ I. Thời đại Minh Trị vẫn còn tiếp tục cho
dến năm 1912 khi Minh Trị Thiên Hoàng băng hà, những sự nghiệp duy tân thời Minh
Trị thì đã chấm dứt từ sau chiến tranh Nhật – Thanh.
6. Ý nghĩa của Minh Trị Duy Tân
6.1. Đối với Nhật Bản:
Công cuộc Minh Trị Duy Tân đã biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước
tư bản chủ nghĩa, làm cho Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa
thuộc địa. Ngồi ra, nó đã dẫn đến q trình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản, khiến nền
kinh tế Nhật Bản phát triển kì diệu trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, trở thành một nước
“phú quốc cường binh”.
Nhật Bản đã giành chiến thắng trước cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với
nhà Thanh và sau đó 1904-1905 đánh bại quân đội Nga Hồng gây chấn động thế giới,
rồi sau đó trở thành cường quốc kinh tế lớn ảnh hưởng cả thế giới.
Về mặt văn hóa- xã hội: Nhật Bản đã xây dựng cho mình một xã hội văn minh,“
tứ dân bình đẳng”: sĩ, nông, công, thương. Một xã hội học tập vươn lên tầm văn minh
cao. Nền giáo dục thực học, giáo dục tinh thần “ độc lập tự tôn”
6.2. Ảnh hưởng đến các nước châu Á:
+ Tác động đến phong trào cải cách và cách mạng của các nước châu Á:


Minh Trị Duy Tân: Lý luận và những vấn đề

- Ở Trung Quốc: Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu chủ động sang Nhật hoạt
động và cổ vũ lưu học sinh qua Nhật chuẩn bị sự nghiệp kiến thiết Trung Quốc. Tôn

Trung Sơn luôn ca ngợi xem Minh Trị Duy tân là hình mẫu xuất sắc, nhiều lần sang
Nhật và đã tổ chức Trung Quốc đồng minh hội, tiến hành cách mạng Tân Hợi lật đổ
chế độ Mãn Thanh, thành lập nước cộng hịa.
- Ở Việt Nam: Phong trào Đơng Du của Phan Bội Châu và phong trào Đông kinh
Nghĩa thục cũng cổ vũ nhân dân Việt Nam học tập tinh thần Duy tân của Nhật.
+ Cổ vũ xu thế mở cửa trong thời hiện đại:
- Ở Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình kêu gọi học tập tinh thần Duy tân của Nhật Bản
để tiến hành “ bốn hiện đại hóa”.
- Ở Malaysia: Mohamad Mahathir phát động phong trào “Look East”, kêu gọi học
tập tinh thần Duy tân Nhật BẢn để hiện đại hóa đất nước.
- Ở Việt Nam: học hỏi tinh thần duy tân và phương pháp duy tân đất nước khi tiến hành
chính sách Đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Kết luận
Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản đầu tiên là cuộc cách mạng chính trị. Sự yếu kém
lạc hậu của chế độ Bakufu Tokugawa đã khơng giải quyết được khủng hoảng của thời
kì cuối phong kiến Nhật Bản thì bị đánh đổ và xóa bỏ là điều tất yếu. Bên cạnh đó,
chính sách mở cửa do sự ép buộc của phương Tây chính là tác động chính thay đổi
nhận thức của người Nhật; mở cửa để học hỏi sự văn minh tiến bộ của phương Tây
nhưng vẫn giữ chủ quyền lãnh thổ. Chỉ với 30 năm, một nước nghèo lạc hậu đã trở
thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ, trở thành một trong những cường
quốc của thế giới. Điều này tạo động lực để các nước châu Á lân cận học hỏi để thực
hiện những phong trào cải cách dân tộc và chủ động mở cửa để giao thương và tiếp
nhận văn minh tinh hoa của thế giới.



×