Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở vùng duyên hải miền Trung lại
phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật?
Hãy nêu phương hướng giải quyết.
* Trả lời:
1. Duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và là
vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Mỏ sắt chiếm 60% trữ lượng cả nước, lớn nhất là mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh).
- Mỏ Crômít chiếm 100% trữ lượng cả nước, tập trung ở Cổ Định (Thanh Hoá).
- Mỏ thiếc chiếm 60% trữ lượng cả nước, lớn nhất là mỏ Quỳ Hợp (Nghệ An).
- Ngoài ra còn có Mangan ở Nghệ An, Titan ở Phú Bài (Huế), vàng ở Quảng
Nam.
- Khoáng sản phi kim koại đáng kể là các mỏ đá quý ở Quỳ Hợp, Quế Phong
(Nghệ An), đá vôi chiếm gần 50% trữ lượng toàn quốc, có nhiều ở Nghệ An,
Thanh Hoá. Đất sét trắng ở Quảng Bình, cát thuỷ tinh ở Khánh Hoà.
2. Thực trạng công nghiệp lại chưa phát triển. Hiện tại toàn vùng chỉ có một
số ngành công nghiệp, phần lớn là các xí nghiệp vừa và nhỏ. Xí nghiệp công
nghiệp hiện đại nhất là nhà máy xi măng Bỉm Sơn ở Thanh Hoá. Các cơ sở khác
còn nhỏ chủ yếu là chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa và lắp
ráp.
- Hiện nay đã có khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
3. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn. Kết
cấu cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu điện nghiêm trọng.
- Tài nguyên lâm nghiệp, thuỷ sản còn nhiều, nhưng kỹ thuật khai thác còn hạn
chế do thiếu phương tiện đánh bắt hiện đại. Cơ sở chế biến hải sản chưa phát
triển manhk.
- Chính vì thế khi hình thành cơ cấu công nghiệp phải chú ý đặc biệt đến cơ sở
năng lượng và kết cấu hạ tầng.
4. Phương hướng.
- Tăng cường cơ sở năng lượng cho toàn vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Việc sử dụng điện của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (qua đường dây siêu cao áp)
và việc xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở Nam Trung Bộ là hết
sức cần thiết.
- Tăng cường, hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật mới cho các ngành công nghiệp cơ khí,
vật liệu xây dựng, dệt, chế biến thực phẩm. Hình thành cụm công nghiệp Thanh
Hoá - Bỉm Sơn, trung tâm công nghiệp Vinh, Đà Nẵng.
- Từng bước hiện đại hoá giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Cải tạo, nâng cấp
quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng, vì nó là huyết mạch giao thông đi qua tất cả các tỉnh, thành
phố, thị xã…
- Chú trọng các tuyến đường 7, 8, 9 có ý nghĩa quan trọng đối với việc giao lưu
với nước bạn Lào.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có ý nghĩa quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Anh (chị) hãy nêu tõ:
1. Tại sao đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả
nước.
2. Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng
* Trả lời:
1. Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư tập trung đông đúc nhất so
với các vùng khác trong cả nước, do những nguyên nhân chính sau đây:
a. Nguyên nhân về tự nhiên.
- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau đồng bằng
sông Cửu Long với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc cư trú và sản xuất.
- Nguồn nước tương đối phong phú với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa
=> Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút dân cư tới sinh sống từ lâu đời.
b. Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu
đời nhất ở nước ta. Nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu, con người đã sinh
sống ở đây từ hàng vạn năm về trước.
- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư đồng bằng
sông Hồng trở nên đông đúc.
c. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội.
- Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Ngày
nay, trình độ thâm canh trong việc trồng lúa nước ở đây đạt mức cao nhất trong
cả nước. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhiều lao động. Trừ các thành phố lớn, những
nơi càng thâm canh và có một số nghề thủ công truyền thống thì mật độ dân cư
càng đông đúc.
- Ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành một mạng lưới trung tâm công nghiệp
quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày đặc. Hà Nội là thành phố triệu dân lớn
nhất khu vực phía Bắc. Các thành phố và thị xã khác có số dân đông như Hải
Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương Chính việc phát triển công nghiệp và
đô thị đã góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở đồng bằng sông Hồng.
2. Các giải pháp để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng.
a. Phân bố lại dân cư và lao động.
- Giải pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đồng bằng sông Hồng
nhằm giảm bớt mật độ dân số quá cao ở một số địa phương.
- Từ năm 1961 đã có nhiều người từ đồng bằng sông Hồng chuyển đến các tỉnh
miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Đến cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80, việc chuyển
cư được triển khai trên quy mô lớn. Năm 1992 có gần 3 vạn người chuyển đi,
trong đó có hơn 1,7 vạn lao động.
b. Thực hiện có kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Trong những năm qua, công tác này triển khai có kết quả ở nhiều địa phương.
c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi chất lượng cuộc sống được cải thiện thì
mức sinh đẻ sẽ giảm đi.
TẠI SAO HÀ NỘI TRỞ THÀNH TRUNG TÂM DU LỊCH VÀO LOẠI
LỚN NHẤT TRONG CẢ NƯỚC
* Trả lời: Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất cả nước vì những
nguyên nhân chính sau:
1. Sự thuận lợi về vị trí địa lí.
a. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc.
- Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc.
b. Thủ đô, trung tâm lớn của cả nước.
- Là thủ đô nên có sức lôi cuốn du khách.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – kĩ thuật lớn nhất trong cả
nước.
c. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc với đủ các loại
hình (đường bộ, đường sắt, đường không, đường sông).
2. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
a. Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Là thủ đô của nước ta từ năm 1010, Hà Nội tập trung nhiều di tích lịch sử - văn
hoá - kiến trúc - nghệ thuật. Mật độ di tích vào loại đứng đầu cả nước. Các di tích
nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cổ Loa, đền chùa…
- Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt trong mùa xuân.
- Có nhiều làng nghề truyền thống, đặc sản nổi tiếng.
- Chùa Hương, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn
b. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Hệ thống hồ ở Hà Nội (Hồ Tây, Hoàn Kiếm…).
- Có một số thắng cảnh…
- Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây cũ).
c. Có nhiều điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở phụ cận Hà Nội.
- Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).
- Núi Cốc (Thái Nguyên).
- Cúc Phương, Hoa Lư, Bính Động (Ninh Bình)
- Hải Phòng, Hạ Long.
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật vào loại tốt nhất.
a. Cơ sở hạ tầng.
- Mạng lưới giao thông với sân bay quốc tế Nội Bài.
- Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước đảm bảo.
b. Cơ sở vật chất, kĩ thuật.
- Cơ sở lưu trú (khách sạn, từ 1 sao đến 5 sao ).
- Nhiều công ty lữ hành và chi nhành, liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vịec
du lịch - dịch vụ, nhiều hãng taxi với rất nhiều xe.
c. Nguồn lao động.
- Nguồn lao động đông, dồi dào.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
4. Các nguyên nhân khác.
- Chủ trương đối với ngành du lịch của thành phổ
- Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Các nguyên nhân khác.
TẠI SAO HÀ NỘI LÀ ĐẦU MỐI GIAO THÔNG QUAN TRỌNG VÀO
BẬC NHẤT Ở NƯỚC TA?
* Trả lời: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng vào bậc nhất ở nước ta vì
những lí do sau:
1. Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội.
a. Vị trí.
- Trung tâm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
- Trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển
năng động.
b. Vai trò của thủ đô.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật hàng đầu của Việt
Nam.
2. Hà Nội là nơi hầu như có tất cả các loại hình giao thông vận tải:
- Đường bộ.
- Đường sắt.
- Đường không.
- Đường sông…
3. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch từ Hà Nội toả đi khắp các vùng
của đất nước và trên thế giới…
4. Tập trung cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Hệ thống các nhà ga, bếp cảng, kho tàng, phương tiện vận tải và các dịch vụ vận
tải.
- Nổi lên sân bay quốc tế Nội Bài, một trong hai sân bay quốc tế lớn nhất của
nước ta.
TẠI SAO PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
* Trả lời: Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì:
1. Vai trò đặc biệt quan trọng của đồng bằng sông Hồng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực, là vựa lúa lớn hàng thứ 2
của nước ta.
- Đồng bằng sông Hồng còn là địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ.
2. Cơ cấu kinh tế trước đây ở đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai.
- Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu.
+ Trong nông nghiệp:
. Lúa chiếm vị trí chủ đạo.
. Các ngành khác trong nông nghiệp kém phát triển.
+ Công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng ).
+ Các ngành dịch vụ phát triển chậm.
- Trong khi đó, số dân ở đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ dân số cao, tốc
độ tăng dân số tự nhiên còn lớn. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp
ứng được yêu cầu vê sản xuất và đời sống.
3. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế
mạnh vốn có của đồng bằng sông Hồng, góp phần cải thiện đời sống của
nhân dân.
a. Tiềm năng đa dạng, phong phú.
- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp các vùng có nhiều thế mạnh kinh tế (Đông Bắc,
Tây Bắc, Bắc Trung Bộ) và một vùng biển giàu tiềm năng.
+ Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
+ Đất đai:
. Diện tích có hơn 1 triệu ha đất nông nghiệp.
. Đất phù sa, màu mỡ.
+ Khí hậu:
. Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
. Thuận lợi cho việc tăng vụ với cơ cấu cây trồng đa dạng.
+ Nguồn nước:
. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước sông chứa nhiều phù sa.
+ Nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng tốt.
+ Biển:
. Có đường bờ biển dài trên 400km.
. Tài nguyên phong phú, thuạn lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Khoáng sản: Đá vôi, đất sét trắng, khí đốt, than nâu.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
+ Số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong cả nước.
. Lực lượng lao động nhiều.
. Thị trường tiêu thụ rộng.
+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ lao
động có kỹ thuật tương đối lớn so với các vùng khác.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thụât phục vụ cho các ngành kinh tế tương
đối tốt.
+ Giao thông vận tải:
. Mạng lưới đường ô tô phát triển với nhiều tuyến quan trọng (đường 1, 2, 3,6,
18 ).
. Mạng lưới đường sắt, đường hàng không phát triển mạnh.
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuât:
. Các cơ sở sản xuất công nghiệp.
. Các công trình thuỷ lợi lớn.
b. Để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội dựa vào những thế mạnh sẵn có, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nền kinh tế.
+ Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch).
+ Giữ vững tỷ trọng của ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành nông
nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế.
+ Trong công nghiệp, phát triển mạnh các ngành trọng điểm.
+ Trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.