Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.7 KB, 3 trang )

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ
CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA
Nước ta đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, song
đồng thời cũng phải chịu những tổn thất do giá gạo và cà phê suy giảm.
Kể từ năm 1989, nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo, sau đó là cà phê với
vị trí thứ hai, thứ ba thế giới. Song do giá cả các mặt hàng này hạ thấp liên
tục từ cuối thập kỷ 1990 đến nay đã gây cho ngành sản xuất gạo và cà phê
nước ta những tổn thất rất lớn. Ngay trong năm 2001, giá gạo còn tiếp tục hạ
thấp tới 12,2%, và giá cà phê hạ thấp 39,9% so với năm 2000.
Thực tế của thế giới cho thấy, trong vòng vài thập kỷ gần đây, giá cả các
hàng nông phẩm và nguyên liệu bị hạ thấp liên tục và không ổn định, do
những thay đổi về công nghệ sản xuất và sử dụng cũng như những thay đổi
trong cơ cấu tiêu dùng. Trong những năm tới đây chưa có những dự báo đảm
bảo chắc chắn là giá các hàng nông sản và nguyên liệu không giảm nữa.
Việc xuất khẩu hàng nông phẩm vào thị trường Mỹ như cá basa và tôm của
ta gần đây lại còn bị các nhà nuôi cá tôm Mỹ phản ứng và gây rắc rối nhằm
bảo vệ thị trường sản xuất của họ.
Vấn đề là thị trường thế giới cho đến nay gần như đã bão hòa, và sản phẩm
nào cũng đều đã có các ông chủ chiếm giữ thị phần.
Cà phê tăng giá đột biến
Nước ta là một thị trường mới nổi, nên ta sản xuất thêm nhiều gạo, cà phê,
cá basa , thì người khác phải giảm sản xuất những mặt hàng này, nếu không
sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa, cung vượt cầu, giá cả sẽ hạ, hoặc dẫn tới những
giải pháp bảo hộ thương mại.
Một trong các lý do chủ yếu làm cho giá gạo và cà phê giảm liên tục là nước
ta đã gia tăng xuất khẩu gạo từ 2,0 triệu tấn năm 1995 lên tới trên 4 triệu tấn
năm 1999 và từ 248 ngàn tấn cà phê năm1995 lên tới trên 500 ngàn tấn năm
2000.
Cung về gạo và cà phê đã vượt cầu, do đó giá liên tục giảm. Đứng trước tình
trạng giá gạo và cà phê giảm, những người sản xuất gạo và cà phê không có
cách gì chống đỡ, ngoài việc phải thu hẹp sản xuất. ở đây cung cầu của thị


trường đã điều tiết giá cả và sản xuất. Người sản xuất buộc phải thu hẹp sản
xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chi phí sản xuất.
Trường hợp cá basa của ta xuất khẩu vào Mỹ lại có một sự khác biệt là thị
trường Mỹ có cả người tiêu dùng cá basa và người sản xuất cá da trơn tương
tự. Do cá basa của ta rẻ hơn, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Mỹ với thị
phần khoảng 2% đã đặt những người nuôi cá basa ở Mỹ trước nguy cơ phá
sản.
Trong trường hợp này người dân Mỹ nuôi cá đã kiện lên chính phủ Mỹ và có
thể có ba khả năng giải quyết: Nếu Việt Nam bán phá giá thì phải chịu mức
thuế 190%; Nếu không, Chính phủ Mỹ có thể áp dụng biện pháp hạn chế
định lượng bằng cô-ta nhập khẩu cá basa; Hoặc Mỹ sẽ tăng thuế nhập khẩu
tạm thời, có thời hạn lên đến mức đủ bảo vệ những người nuôi cá. Cuối cùng
là Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu cá basa Việt Nam vào Mỹ.
Nguồn cá xuất khẩu gặp khó khăn
Từ hai trường hợp trên đây ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu thị
trường, xác định dung lượng các thị trường, các giới hạn của thị trường và
khả năng thâm nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó là một
vấn đề rất quan trọng.
Nước ta đã xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ mà không gặp trở ngại gì, vì
người Mỹ không trồng cà phê, nhưng giới hạn lại là tổng cầu về cà phê trên
thế giới. Không có sự nghiên cứu đánh giá chính xác tổng cầu này chắc sẽ
gây ra những tổn hại cho ta khi gia tăng quá mức một mặt hàng xuất khẩu
nào đó.
ST

×