Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM VÀ ĐIỀN CÁC NỘI DUNG CẦN THIẾT pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.73 KB, 2 trang )

VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM VÀ ĐIỀN CÁC NỘI DUNG CẦN THIẾT
Mục đích của dạng bài tập này là giúp học sinh nhớ được một cách khái quát hình dáng
lãnh thổ của Tổ Quốc. Hơn nữa, học về địa lí Việt Nam là phải nắm được sự phân bố
các thành phần tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng phát triển và phân bố
của các ngành kinh tế. Dạng bài tập này chỉ có trong các kỳ tuyển sinh đại học và cao
đẳng với yêu cầu vẽ lược đồ Việt Nam, điền lên lược đồ một đối tượng địa lí và rút ra
nhận xét liên quan đến lược đồ đã vẽ. Câu này thường chiếm 2,5 – 3 điểm trong bài thi.
Nội dung vẽ khung lược đồ Việt Nam gồm:
- Vẽ hình dáng lãnh thổ tương đối chính xác, dài bằng chiều dài tờ giấy thi.
- Những đối tượng cần phải được xác định trên lược đồ: các hệ thống sông chính, một
số đảo và quần đảo chính.
- Có nhiều cách để vẽ lược đồ khung Việt Nam, sau đây xin được đề xuất một trong số
nhiều cách vẽ:
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Vẽ khung ô vuông
GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo
hàng từ A đến E, theo cột từ 1đến 8. Để vẽ lược đồ Việt Nam, chiều dài lược đồ bằng
khổ giấy A4 (chiều dài tờ giấy thi), GV nên hướng dẫn HS lựa chọn loại thước dẹt có
bề rộng phù hợp, tránh không phải đo chiều rộng mỗi ô là mấy cm.
Bước 2. Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung
khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
Bước 3. Vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam.
Dưới đây là cách giới thiệu 1.
+ Vẽ đoạn 1: Điểm cực Tây - TP.Lào Cai
+Vẽ đoạn 2 : TP.Lào Cai - Lũng Cú (điểm cực Bắc)
+Vẽ đoạn 3: Lũng Cú - Móng Cái (Quảng Ninh)
+ Vẽ đoạn 4: Móng Cái-phía Nam đồng bằng sông Hồng
+ Vẽ đoạn 5 : Phía nam đồng bằng sông Hồng- phía nam dãy Hoành Sơn ( 180B )
+ Vẽ đoạn 6 : Phía nam dãy Hoành Sơn-Nam Trung Bộ (Đà Nẵng-góc ô vuôngD4 )
+ Vẽ đoạn 7: Nam Trung Bộ (Đà Nẵng) -Cà Mau
+ Vẽ đoạn 8: Mũi Cà Mau-Rạch Giá và Hà Tiên


+ Vẽ đoạn 9: Biên giới giữa đồng bằng Nam Bộ và Campuchia
+ Vẽ đoạn 10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào
+ Vẽ đoạn 11: Biên giới giữa nam Thừa Thiên-Huế, tây Nghệ An và Lào.
+ Vẽ đoạn 12: Biên giới phía tây Thanh Hóa với Lào
+ Vẽ đoạn 13: Biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào
Bước 4. Vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các quần đảo này phần lớn là đảo san
hô, nên có thể hiện kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng
Bước 5. Vẽ các sông chính
Bước 6. Điền tên lược đồ các thành phố, thị xã theo yêu cầu.
- Quá trình vẽ lược đồ Việt Nam cần chú ý
+ Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của nửa cầu Bắc nên sự chênh
lệch về độ dài giữa 1 vĩ tuyến và 1 độ kinh tuyến là không đáng kể: ở xích định (0) độ
dài 1 vĩ tuyến là 111,3 km, vĩ độ 100 là 109,6 km, vĩ độ 20 là 104,6 km. Trong khi
chiều dài của 10 kinh tuyến từ Xích đạo đến vĩ độ 20
0
là 110,6km, từ vĩ độ 20
0
đến vĩ
độ 30
0
là 110,8km.
+ Trong quá trình vẽ cần chính xác các thao tác vẽ các đường khống chế để xác định
khung lãnh thổ Việt Nam.
+ Chú ý các thao tác, các trình tự, dựng hình trong khi vẽ khung lược đồ Việt Nam.
+ Khi vẽ các điểm đặc biệt, các địa danh cần tạo ra một quy luật để lưu nhớ.

×