Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

cach vẽ luoc đồ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.71 KB, 6 trang )

+ Ẩm kế là dụng cụ dùng để đo độ ẩm của không khí. Ẩm kế có nhiều loại. Điển
hình là loại ẩm kế tóc, được cấu tạo theo nguyên tắc: sợi tóc của người có khả
năng thay đổi chiều dài rất nhạy, phù hợp với độ ẩm của không khí. Trong ẩm
kế, sợi tóc được gắn với một kim chuyển động trên một khung có khắc độ. Khi
chiều dài của sợi tóc thay đổi theo độ ẩm, thì kim cũng quay theo chỉ vào số đo
độ ẩm tương ứng.
+ Ảnh hàng không là ảnh chụp các vùng đất từ trên cao bằng máy bay hoặc trực
thăng chuyên dụng. Ảnh hàng không được sử dụng nhiều trong ngành quân sự,
ngành vẽ bản đồ cũng như ngành điều tra tài nguyên, khoáng sản. Ưu điểm
chính của ảnh hàng không là cung cấp được chính xác và chi tiết các vùng đất
đai có phạm vi rộng lớn cũng như những vùng đất mà con người khó đặt chân
tới được.
+ Ảnh viễn thám là ảnh chụp từ xa nhờ những phương tiện thăm dò hiện đại như
các tên lửa, các vệ tinh, các tầu vũ trụ…
Ảnh vệ tinh là ảnh chụp những vùng đất đai rộng lớn trên bề mặt Trái Đất bằng
vệ tinh do con người phóng lên hoạt động ở những quỹ đạo khác nhau, với
những mục đích nhất định
+ Bán cầu là bộ phận của quả Địa cầu khi chia đôi thành hai nửa bằng nhau. Nếu
mặt cắt là mặt phẳng xích đạo thì nửa cầu có chứa cực Bắc là bán cầu Bắc, nửa
cầu có chứa cực Nam là bán cầu Nam. Nếu mặt cắt là mặt phẳng chứa vòng kinh
tuyến 20
o
T - 160
o
Đ, thì nửa cầu trên đó có các châu lục: Âu, Á, Phi, châu Đại
Dương là bán cầu Đông, nửa cầu còn lại trên đó có toàn bộ châu Mĩ là bán cầu
Tây. Việc phân chia hai bán cầu Đông, Tây theo vòng kinh tuyến trên có thuận
lợi là bảo đảm được sự toàn vẹn của lãnh thổ nước Anh khi biểu hiện của nó trên
bán cầu Đông
+ Bình nguyên (đồng bằng) là vùng đất rộng, có bề mặt tương đối bằng phẳng
hoặc gợn sóng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m


Bình nguyên bào mòn thường có bề mặt hơi gợn sóng, được hình thành do tác
dụng bào mòn của băng hà.
1
Bình nguyên bồi tụ thường có bề mặt bằng phẳng, được hình thành do sự bồi
đắp phù sa của biển hay của các con sông
+ Bào mòn có tác dụng làm mòn các lớp đất đá khi bề mặt các lớp này chịu sự
cọ sát của những vật liệu rắn do các dòng nước chảy hoặc băng hà mang theo.
Bản đồ địa lý là sự biểu hiện bề mặt đất hoặc hành tinh lên mặt phẳng, được xác
định về mặt toán học, có khái quát hoá, với hệ thống các kí hiệu hình tượng,
nhằm phản ánh sự phân bố trạng thái các mối quan hệ của các hiện tượng tự
nhiên và xã hội khác nhau, được chọn lọc và phản ánh phù hợp với mục đích của
từng bản đồ cụ thể.
+ Bản đồ địa lý chung là bản đồ địa lí tổng quát, bản đồ địa lí phổ dụng, trong số
này kể cả các bản đồ địa hình - bản đồ cơ bản Nhà nước - các bản đồ phản ánh
địa thế chi tiết hơn và ở tỷ lệ lớn và chủ yếu.
(Trước đây thường gọi là bản đồ chuyên môn - chỉ nói về một chuyên ngành,
một bộ môn). Là những bản đồ chỉ thể hiện đầy đủ một yếu tố (hoặc một số yếu
tố) trong nội dung của bản đồ địa lí tổng quát.
+ Bản đồ học là khoa học nghiên cứu về lí luận, phương pháp và kỹ thuật để xây
dựng bản đồ cũng như các sản phẩm khác có liên quan đến bản đồ như: quả địa
cầu, các mô hình khác, lát cắt…
+ Bản đồ Tôpô (bản đồ địa hình) là loại bản đồ có tỷ lệ lớn (từ 1: 200.000 trở
lên) thể hiện một cách chính xác và chi tiết mặt đất các lãnh thổ. Các yếu tố biểu
hiện bao gồm: vị trí, hình dáng, lãnh thổ, các đặc điểm địa hình (bằng các đường
bình độ), và những đối tượng địa lí cụ thể, cố định trên lãnh thổ bằng các kí hiệu
như: đường sá, thành phố, làng xóm… Hai mép bên trái và bên phải bao giờ
cũng trùng với hướng của các đường kinh tuyến.
+ Biển là bộ phận của đại dương, nằm ở gần hoặc xa đất liền, nhưng có những
đặc điểm riêng, khác với vùng nước của đại dương bao quanh (như về độ mặn,
nhiệt độ, chế độ thuỷ văn, trầm tích đáy, sinh vật v.v.). Theo thói quen, thuật

ngữ "biển" còn để gọi những hồ có diện tích rất lớn như: biển Aran, biển Caxpi
2
v.v... Tuỳ theo vị trí (nằm ở ven bờ hoặc ăn sâu vào các lục địa) mà biển lại
phân ra: biển ven bờ, biển nội lục (biển kín).
+ Biển ven bờ là những biển nằm sát ngay bờ các lục địa. Phần lớn các biển này
đều rộng, nông, có chế độ thuỷ văn riêng và thường mở rộng ra đại dương. Cũng
có khi phía ngoài biển có đảo hoặc quần đảo ngăn cách với đại dương như: biển
Nhật Bản, biển Măngsơ...
+ Biển nội lục (biển kín) là những biển nông, nằm lõm sâu vào các lục địa, chỉ
thông với đại dương nhờ những eo biển hẹp như biển Đen, biển Ban Tích v.v...
Đặc biệt, cũng có những biển nằm giữa đại dương nhờ có tính độc đáo về sinh
vật như biển Xácgát với rừng tảo nổi giữa Đại Tây Dương...
+ Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan hoá các số liệu thống kê trong các mối
quan hệ giữa số lượng, thời gian và không gian bằng các cấu trúc đồ họa. Ví dụ:
biểu đồ lượng mưa, biểu đồ phát triển dân số thế giới...
Về hình thức biểu hiện, biểu đồ có các loại: hình tròn, hình cột, hình vuông,
đường biểu diễn...
+ Bức xạ là quá trình toả năng lượng của một vật thể. Bức xạ mặt trời là quá
trình toả năng lượng của Mặt Trời ra khoảng không gian vũ trụ. Một phần xuống
đến mặt đất dưới hình thức nhiệt năng, làm cho mặt đất nóng lên. Mặt đất ban
ngày tiếp thu được nhiệt năng của Mặt Trời, ban đêm lại bức xạ ra không trung,
rồi dần lạnh đi.
Trái đất nhận nhiệt từ Mặt Trời qua bức xạ. Bức xạ mặt trời truyền dưới dạng
sóng điện từ, năng lượng tập trung trong khoảng sóng ngắn. Bức xạ mặt trời là
nguồn năng lượng chính của các quá trình trong khí quyển. Khí quyển, mặt đất
hấp thụ bức xạ Mặt Trời, nóng lên và lại phát xạ dưới dạng sóng dài, một phần
bức xạ sóng dài này bị khí quyển hấp thụ. Khí quyển cũng phát xạ, một phần lại
quay trở lại mặt đất, bị mặt đất hấp thụ. Do Trái Đất có hình tựa cầu nên lượng
bức xạ Mặt Trời chiếu tới bề mặt đất khác nhau ở các vĩ độ. Chế độ bức xạ đã
quyết định chế độ nhiệt của Trái Đất.

3
Tuy hiện tượng các vật chuyển động trên bề mặt đất theo hướng khác với hướng
vĩ tuyến đều bị lệch hướng do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã
được các nhà khoa học nói tới từ thế kỉ XIX. Nhưng đến năm 1853 nhà toán học
người Pháp tên là Côriôlit đã người nêu ra định luật về sự chuyển động tương
đối của các vật thể trên quả cầu đang quay. Cho nên, người ta đã gọi lực làm các
vật thể chuyển động lệch hướng về bên phải hay bên trái đó là lực Côriôlit. Tất
cả các khối lượng chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác dụng của lực
Côriôlit như: nước của các dòng biển, các dòng sông, các khối khí trong quá
trình tuần hoàn trong khí quyển, vật chất trong nội bộ Trái Đất và cả các đường
đạn bay trên mặt đất.
+ Canđêra (miệng núi lửa lớn) là một vùng trũng lớn có thành trong dốc và đáy
phẳng.
Các canđêra được thành tạo không giống nhau, có thể:
1. Do núi lửa nổ mạnh làm một lượng lớn vật liệu bắn từ miệng và họng núi lên.
2. Do sụp đổ phần trên của núi lửa xuống những khoảng không để lại do măcma
đã phun ra ngoài.
3. Có trường hợp do các quá trình phong hoá và xâm thực trên thành miệng núi
lửa ở trong canđêra có thể xuất hiện hình nón mới, thường không lớn. Có trường
hợp một núi lửa nằm trong núi lửa khác tạo nên núi lửa kép.
+ Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có
sườn dốc và độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.
Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày mồng 3 tháng 1, lúc đó Trái Đất
cách Mặt Trời 147 triệu km, vận tốc của nó tăng lên tới 30,3 km/s.
+ Chân núi là chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh
+ Châu thổ là đồng bằng phù sa, thấp, bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở
cửa sông.
+ Chất dinh dưỡng là những chất có ý nghĩa hàng đầu đối với sự sinh trưởng của
thực vật và động vật bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ. Đối với thực vật, các
chất này phải hòa tan được trong nước để rễ cây dễ hấp thụ. Trong số các chất

4
dinh dưỡng có các nguyên tố đại lượng (gồm một lượng lớn như: N, P, K, Ca,
Mg, Si, Fe, S...) và các nguyên tố vi
lượng (gồm một lượng rất nhỏ, nhưng rất cần thiết cho các quá trình sinh hóa
như đồng, kẽm, côban...)
+ Chiếu đồ là phương pháp biểu hiện bề mặt hình cầu của Trái Đất hoặc của một
bộ phận bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng của tờ giấy. Phương pháp thể hiện chủ
yếu dựa vào hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến của Trái Đất. Phương pháp chiếu đồ
nào cũng có nhược điểm là làm cho hình dáng thật của bề mặt Trái Đất vẽ trên
giấy bị biến dạng. Các nhà bản đồ đã phải dùng các phương pháp toán học để
tính toán sao cho bản đồ vẽ ra có sai số nhỏ nhất.
+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thực của Mặt
Trời, nhưng lại biểu hiện ra trước mắt người quan sát như có thực. Ví dụ:
chuyển động biểu kiến của Mặt Trời từ Đông sang Tây trong ngày, chuyển động
của Mặt Trời giữa hai chí tuyến trong năm. Thực ra những nhận thức này chỉ là
sự nhầm lẫn của thị giác con người. Mặt Trời không chuyển động từ Đông sang
Tây trong ngày, mà Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông. Mặt Trời
trong năm không di chuyển giữa hai chí tuyến mà Trái Đất chuyển động tịnh
tiến quanh Mặt Trời trong điều kiện trục của nó nghiêng 66
o
33 so với mặt phẳng
quỹ đạo, nên con người trên Trái Đất thấy Mặt Trời di chuyển giữa hai chí
tuyến.
+ Chuyển động quanh Mặt Trời là sự chuyển động của Trái Đất theo một quỹ
đạo hình elip (hơi bầu dục) mà Mặt Trời nằm một trong hai tiêu điểm. Tốc độ
vận chuyển trung bình của Trái Đất trên quỹ đạo vào khoảng 30 km/s. Thời gian
vận chuyển một vòng quanh Mặt Trời bằng 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây năm
thiên văn
Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng nghiêng về
một phía và không thay đổi hướng. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến

của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong khi chuyển động trọn một vòng quanh Mặt
Trời, những tia sáng Mặt Trời lúc chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở chí tuyến
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×