Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện phân tích những ảnh hưởng của covid 19 đối với việc học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.32 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm

tồn diện phân tích những ảnh hưởng của Covid -19 đối với việc học tập
của sinh viên hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Hiếu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Diệu Thảo Vy
Lớp
: K24TCB – BN
Mã sinh viên
: 24A4010640

Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….….. 01
NỘI DUNG…………………………………………………………………... 02
Phần I: Phần lý luận………………………………………………………… 02
1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy
vật……………………………. 02
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ……………………………………… 02
1.1.1. Khái niệm liên
hệ……………………………………………………………….02



1.1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ
biến……………………………………...03
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp
luận………………………………………………03
1.2.
Nguyên lý về sự phát triển.
………………………………………………. 04
1.2.1. Khái niệm phát
triển…………………………………………………….04
1.2.2. Tính chất của sự phát
triển………………………………………………05
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp
luận………………………………………………06
1.2.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ
thể……………………………………………...06
Phần II: Phần liên hệ thực tế với bản thân………………………………… 09
1.

Phần liên hệ thực tế những ảnh hưởng của Covid 19 và những vấn

đề

đặt

ra

cho

việc


học

tập

của

sinh

viên

Việt

Nam............................................ 07
2.
Liên hệ bản
thân………………………………………………………...09
KẾT LUẬN…………………………………………………………………... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………....11


1

MỞ ĐẦU
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai
nguyên lý của phép duy vật biện chứng. Nó đóng vai trị cốt lõi trong phép biện
chứng duy vật của triết học Mác – Lênin xem xét, lý giải sự vật, hiện tượng
phục vụ các hoạt động nhận thức và thực tiễn trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy. Mối liên hệ giữa các đối tượng ảnh hưởng lẫn nhau trong quá
trình vận động và phát triển. Cũng như những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid –

19 đối với việc học tập của sinh viên hiện nay, không thể đáp ứng nhu cầu bằng
phương pháp dạy học truyền thống. Em chọn đề tài này với mong muốn là giúp
đỡ cho các bạn sinh viên khi nghiên cứu về những nguyên lý cơ bản của triết
học Mác – Lênin, đặc biệt là về những mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Từ
đó, có thể giúp chúng ta có quan điểm toàn diện về học tập của sinh viên trong
thời kì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid.
Mục đích của bài luận là đưa một phần thế giới triết học vào ứng dụng đời
sống của chúng ta: những nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng giúp
cho việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay. Để đạt được những
mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết nội dung sau: phân tích và làm rõ nội dung của
hai nguyên lý, tính chất, ý nghĩa phương pháp luận và cuối cùng là liên hệ thực
tiễn, bản thân.
Ý

nghĩa lý luận: giúp ta hiểu rõ hơn về những nguyên lý của mối liên hệ

phổ biến và sự phát triển.
Ý

nghĩa thực tiễn: nhằm vận dụng quan điểm toàn diện phân tích những

ảnh hưởng của Covid -19 đối với việc học tập của sinh viên hiện nay.


2

NỘI DUNG
I. Phần lý luận
1.


Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Nguyên lý là thuật ngữ đa ngữ nghĩa, khá bất định nó bắt nguồn từ Hy
Lạp cổ, khẳng định bên trên cơ sở đó có định luật và lý thuyết khoa học, các
loại văn bản pháp luật được mở cửa xây dựng, chuẩn mực, quy tắc hoạt động
trong xã hội. Như vậy, nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát bước
đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng qt của mơn
học thuyết chi phối sự khởi động của tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực
nghiên cứu. Theo đó, nguyên lý triết học là những luận điểm – định đề khái
quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ
trước trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến chúng lại làm cơ
sở, tiền đề cho những suy luận tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật,
quy tắc, phương pháp,... phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn
con người.
I.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
I.1.1. Khái niệm liên hệ
“ Mối liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ ràng buộc,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là
quan hệ giữa hai đối tượng khác nhau, nếu sự thay đổi là một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng
thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này khơng ảnh hưởng
gì đến đối tượng kia.
Trước đây, các nhà duy tâm đã từng rút ra các mối liên hệ giữa các sự vật ra
từ ý thức, tinh thần. Từ đó cho rằng, mọi tồn tại trong thế giới đều là những


3

mắt khâu, mắt xích của một thực thể vật chất duy nhất, là trạng thái và hình

thức tồn tại khác nhau của nó, phép biện chứng duy vật thừa nhận, có mối
liên hệ phổ biến ràng buộc, tác động lẫn nhau giữa các đối tượng vật chất –
hữu hình, trong khi thế giới tinh thần các đối tượng lại không là những sự vật
hữu hình mà nó là vơ hình như các hình thức của tư duy hay các phạm trù
khoa học – hình thức khác. Khi có quan niệm về sự liên hệ được mở rộng
sang cả đối tượng tinh thần, giữa chúng thuộc chủ thể với các đối tượng
khách quan thì sẽ có quan niệm về mối liên hệ phổ biến.
I.1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
o

Tính khách quan của các mối liên hệ tác động đến thế giới. Có các

mối liên hệ giữa những sự vật và hiện tượng tinh thần. Các mối liên hệ,
tác động đó - suy đến cùng thì đều là những sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
o

Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu trong

tự nhiên, xã hội và tư duy, nó có những vai trị vị trí khác nhau trong sự
vận động chuyển hóa của sự vật hiện tượng..
o

Tính đa dạng phong phú có mối liên hệ về mặt khơng gian và thời

gian giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong
từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể nào đó. Mối liên hệ trực
tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng nhưng cũng có mối liên hệ gián tiếp.
Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu… chúng giữ vai trò
khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

I.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau; do
vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện từ
nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát


4

thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động
nhận thức và thực tiễn như sau:
o Thứ nhất, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần đặt trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính, mối liên hệ
của chính thể đó; “cần phải nhìn bao qt và nghiên cứu tất cả các
mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” tức trong
chỉnh thể thống nhất “mối tổng hịa những quan hệ mn vẻ của sự vật
ấy với sự vật khác”(…).
o Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức của chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội
tại, bởi chỉ có như vậy nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự
tồn tại khách quan.
o Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và môi trường xung quanh.
o Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này không thấy mặt khác hoặc chú ý nhiều mặt
nhưng lại dàn trải không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi
vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.

I.2.

Nguyên lý về sự phát triển


I.2.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình, phương pháp vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn so với ban đầu, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ
cao hơn. Như vậy phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động
đều là phát triển, mà chỉ vận động theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát
triển.


5

Quan điểm siêu hình, phủ nhận sự phát triển tuyệt đối hóa về mặt ổn định
của sự vật và hiện tượng. Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về
mặt lượng mà khơng có sự thay đổi về chất, khơng có sự ra đời của sự vật,
hiện tượng mới. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm siêu hình và
quan điểm biện chứng về sự phát triển V.I. Lênin viết: “Hai quan niệm cơ
bản (…) về sự phát triển (sự tiến hoá). Quan niệm thứ nhất là chất cứng,
nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động … cho ta chìa khóa
của sự tự vận động, tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa
khóa của những “bước nhảy vọt”, sự “gián đoạn” của tính tiệm tiến, sự
“chuyển hóa thành mặt đối lập”, sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh ra cái mới.
Như vậy, quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát
triển ở chỗ, nó coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là q trình tiến lên
thơng qua bước nhảy sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra
đời thay thế nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động. Vì thế, V.I.
Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là
“hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”.
Tùy theo lĩnh vực khác nhau mà sự vận động có thể là vận động từ thấp đến
cao, vận động từ đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường

xoắn ốc, có kế thừa, sự dường như lập lại hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở
cao hơn. Q trình đó, diễn ra dần dần và có những bước nhảy vọt … làm
cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp. Có thể có những bước thụt
lùi tương đối trong sự tiến lên.
I.2.2. Tính chất của sự phát triển
o Tính khách quan: thể hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm trong
chính bản thân sự vật, hiện tượng chứ khơng phải do tác động bên
ngồi và khơng phụ thuộc vào ý thích và ý muốn chủ quan con người.


6

o Tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy.
o Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ
định tuyệt đối phủ định, sạch trơn đoạn tuyệt với cách siêu hình đối
với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện
tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vơ.
o Tính đa dạng, phong phú; tùy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng mỗi sự vật hiện tượng lại có q
trình phát triển khơng giống nhau, nó cịn phụ thuộc vào khơng gian
và thời gian, các yếu tố điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
I.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng muốn nắm
được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì
phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ trì trệ.
Nguyên tắc này yêu cầu:
o Thứ nhất, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát
hiện xu hướng biến đổi ở trạng thái hiện tại mà còn dự báo được
khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

o Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua
nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm tính chất khác nhau nên
cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp hoặc thúc đẩy hoặc
kìm hãm phát triển đó.
o Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật
tạo điều kiện cho nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ,
định kiến.


7

o Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới
phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng
tạo trong điều kiện mới.
I.2.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là đồng thời nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những đặc
trưng cơ bản là muốn nắm được bản chất của sự vật hiện tượng cần xem xét
sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó trong điều kiện mơi trường, hồn
cảnh, trong q trình lịch sử từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó. Một hiện
tượng đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua
những phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để
xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào?
Nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể này được V.I. Lênin nêu rõ và cô đọng,
“xem xét sự vật trong sự phát triển, sự vận động … sự tự biến đổi của nó”.
Nói như vậy, khơng có nghĩa trên ngun tắc lịch sử chỉ dừng lại ở chỗ liệt
kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà
còn địi hỏi chủ thể nhận thức vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi
phối sự thay thế lẫn nhau của khách thể nhận thức.


Phần II: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
1.

Phần liên hệ thực tế những ảnh hưởng của Covid 19 và những

vấn đề đặt ra cho việc học tập của sinh viên Việt Nam.
1.1.

Những ảnh hưởng của covid 19

Cho đến nay, dịch Covid 19 vẫn diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên
thế giới, nó đã tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới và trong đó có Việt Nam.
Tính đến tháng 9 năm 2020, cả thế giới có gần 32 triệu ca nhiễm, trong đó có
hơn 23,4 triệu ca đã được chữa trị khỏi, gần 1 triệu người đã tử vong. Mỹ là một


8

trong số quốc gia có ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 lớn nhất hơn 7,1 triệu người,
tiếp đến là các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Nga,… Số ca nhiễm và người tử
vong vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà tiếp tục gia tăng từng ngày. Theo tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo nền thương mại toàn cầu giảm xuống
13% trong năm 2020. Một số quốc gia đã chuyển sang kiểu “tự cung tự cấp”
trong thời kỳ dịch bệnh như là một biện pháp phản ứng trước thời kỳ đại dịch.
Tại Việt Nam, vào khoảng 6 tháng đầu năm 2020, Covid cũng đã làm cho nền
kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua như doanh thu dịch
vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch
lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực phải chịu tác động nghiêm trọng nhất
bởi tình hình dịch bệnh. Đối với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so
với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI

(kể cả dầu thô) cũng tăng 5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước ta vẫn duy
trì được ở mức kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; thực trạng này đã cho ta
thấy kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực
FDI. Đại dịch tác động tiêu cực đến đầu tư và các chuỗi giá trị toàn cầu cũng
đang tác động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta. Nhìn chung, do ảnh
hưởng đại dịch Covid, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) bị
sụt giảm đáng kể, từ đó làm suy giảm các hoạt động sản xuất và tăng trưởng của
nền kinh tế nước nhà.
Tưởng chừng như cơn bão đại dịch Covid qua đi thì nền kinh tế thị trường sẽ
được phục hổi nhưng sau 99 ngày khơng có ca nhiễm thì tại Đà Nẵng và 1 số
tỉnh, thành phố khác đã xuất hiện những ca nhiễm vi-rút SARS- CoV-2. Trước
tác động mạnh của dịch Covid – 19 lên nền kinh tế, chính phủ cần có những
phương án giúp nền kinh tế vừa ổn định xã hội, vừa tạo nền tảng để phát triển
nhanh và bền vững. Qua đó, chính phủ đã đưa ra những chính sách tiền tệ, tài
khoá, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn
khó khăn này của dịch bệnh. Bên cạnh đó, cũng có những biện pháp như giãn


9

cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho mọi người để hạn chế lây lan dịch bệnh và trở lại trạng
thái bình thường mới.
1.2.

Những vấn đề đặt ra cho việc học tập của sinh viên Việt Nam

Dịch bệnh đã gây thảm họa cho con người, cướp bao nhiêu mạng sống của hàng
triệu người, đồng thời nó cũng là phép thử khơng phải cho mỗi nền kinh tế mà
nó cho cả chính những tổ chức, cá nhân... về ý chí, lịng quyết tâm khơng ngừng

và sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, để vừa đảm bảo công việc, cuộc
sống... diễn ra bình thường song vừa hiệu quả, năng động hơn, tích cực hơn.
Thực tế trong thời kỳ dịch bệnh cho thấy cách học truyền thống như thầy - trị,
trường - lớp trực tiếp tương tác đã khơng thể đáp ứng được những nhu cầu về
học tập an toàn trong mùa dịch bệnh. Và tất cả việc học và làm việc trực tuyến,
tuy lúc đầu khó khăn nhưng chúng ta cũng đã có thành cơng ở bước đầu tiên
trong nền giáo dục và việc học trực tuyến đã trở thành thói quen đối với mọi
người. Xong học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi mỗi người cần trau dồi và rèn
luyện kỹ năng TỰ HỌC - kỹ năng quan trọng nhất và cũng như là năng lực đầu
tiên bắt buộc phải có đối với mỗi người học, đặc biệt là sinh viên khi chúng ta
đã đủ tuổi trưởng thành khơng cịn thầy cơ giáo nào nhắc nhở học tập như hồi
còn là học sinh. Ở đại học, các môn học đi từ tổng quát cho đến chuyên sâu,
mỗi mơn theo từng chun ngành, mỗi ngành lại có những mơn học chủ đạo,
mỗi mơn chun ngành có hàng tá quyển sách vì thế chúng ta cần phải nghiêm
túc trong quá trình học, đặc biệt trong thời kì dịch bệnh phải học trực tuyến tại
nhà. Để đáp ứng yêu cầu của phương pháp học online có hiệu quả, mọi người
học cần điện thoại thơng minh, hoặc máy vi tính và máy tính bảng để học. Cần
tạo cảm giác, khơng khí thật thoải mái khi học bài, chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng
cụ học tập cần thiết. Vì nếu học online mà tinh thần tự giác khơng có thì rất lãng
phí thời gian mà khơng hiệu quả. Cần chọn cho mình vị trí phù hợp với khơng


10

gian yên tĩnh, sáng sủa, thoáng mát để bắt đầu học có lượng kiến thức tiếp thu
tốt hơn.
2. Liên hệ bản thân
Sau khi nghiên cứu đề tài này, bản thân em cũng đã hiểu được phần nào đó về
những nguyên lý của mối liên hệ. Là một sinh viên của Học Viện Ngân Hàng, cũng
như là đồn viên thì trước hết bản thân luôn cố gắng học tập, rèn luyện tốt, nâng

cao trình độ, tích cực học đi đơi với hành. Nhưng trong thời kì đại dịch Covid – 19
là điều khơng mong muốn, ta nên có những giải pháp học tập tích cực, tối đa hố
để đạt hiệu quả việc học trực tuyến. Đầu tiên, ta xác định động cơ học tập cho bản
thân là vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải hiểu rõ, mình học để làm gì, học như
thế nào, mục tiêu việc học… Trong mơi trường Đại học thì càng địi hỏi tính tự
giác, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong học tập. Thứ hai, bản thân mỗi chúng ta nên
tìm ra được ít nhất một phương pháp học tập, ta có thể học hỏi từ những người đi
trước để tìm được và xác định phương pháp học tập hiệu quả đối với mình. Với
lượng kiến thức dày đặc, vô cùng lớn ở trên Đại học ta cần phân bổ thời gian để
học tập, nghiên cứu. Lập kế hoạch cụ thể từng ngày, trong một ngày cần làm gì để
ta có thể dễ dàng hồn thiện nó nhanh hơn. Xây dựng kế hoạch học tập cũng cần
phải dựa trên khả năng và thời gian của mình để thực hiện được. Tránh tình trạng
bảo thủ, trì trệ ảnh hưởng đến sự phát triển của tương lai sau này. Ngồi ra, sự
thành cơng của một sinh viên thì cịn phụ thuộc ít nhiều vào các kĩ năng mềm trong
cuộc sống mà nhà trường không dạy, chẳng hạn như nghệ thuật giao tiếp tạo dựng
mối quan hệ, kĩ năng thuyết trình,… hay quan trọng hơn cả là kĩ năng làm việc
nhóm, mang hành trang tích cực vào đời, biến tri thức mà ta lĩnh hội được thành
những sản phẩm trí tuệ đích thực. Như thế mới giúp ta phát triển tồn diện được.
Với tình trạng học online trong thời kỳ đại dịch thì mỗi cá nhân cần chủ động hơn
trao đổi trong việc học, đừng ngần ngại nêu lên những thắc mắc, quan điểm cá
nhân với giảng viên cũng như tranh luận quan điểm để tìm ra hướng giải quyết tốt
nhất. Và cuối cùng,


11

một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở trường là khả
năng lắng nghe, thấu hiểu nên ta hãy dành quãng thời gian học đại học để phát
triển khả năng lắng nghe và tổng hợp ý kiến từ mọi người để có những năm
tháng tuyệt vời ở Đại học.


KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về các nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển: mối liên hệ ràng buộc, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau và sự tăng
lên hoặc giảm đi về mặt lượng mà khơng có sự thay đổi về chất, khơng có sự ra
đời của sự vật, hiện tượng mới. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được một số những
kết luận về việc học tập và rèn luyện cho sinh viên trong thời kì dịch bệnh như
sau: Chăm chỉ học tập, khơng lơ là, tích luỹ dần kiến thức, hoàn thành mục tiêu
đề ra ban đầu. Tìm ra những phương pháp học tập hiệu quả song kèm theo là
thái độ cá nhân đối với những môn học, tăng cường tính tương tác trong lớp
học. Khi số tín chỉ và những bài thi, kiểm tra đạt đầy đủ thì lượng kiến thức của
mỗi chúng ta đã có bước nhảy vọt về sự phát triển của chất. Ngoài ra, bản thân
mỗi chúng ta cần có những kỹ năng mềm bên ngồi xã hội để có những cơ hội
nhiều hơn, rộng mở hơn. Tuy dịch bệnh nhưng việc học online vẫn phải đảm
bảo chất lượng so với việc học truyền thống. Bên cạnh việc học vẫn phải tuân
thủ nhưng quy tắc 5K để giữa an tồn cho mình và cũng như người xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin – Bộ giáo dục và đào tạo. Nxb chính trị quốc
gia, năm 2021.
2. Giáo trình những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Bộ giáo dục
và đào tạo. Nxb chính trị quốc gia, năm 2009


12

3. Đại học Quốc gia Hà Nội, một số chuyên đề về “Những nguyên lý cơ
bản của chủnghĩa Mác-Lênin”, t.1-2-3, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008
4. Ngân hàng câu hỏi thi kiểm tra môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin (Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ thi kiểm tra cho các trường

đại học, cao đẳng) – (TS. Phạm Văn Sinh chủ biên). Nxb Chính trị quốc gia,
năm 2013.
5. Hỏi – đáp môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (PGS.TS
Trần Văn Thông – PGS.TS An Như Hải – PGS.TS Đỗ Thị Thạch). Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2011.
6. Tác động của dịch Covid – 19
/>7. Học tập mùa dịch Covid
/>8. />


×