Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.41 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ KHÁNH NGÂN

TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI GIỮA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI
KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ DO
MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ KHÁNH NGÂN

TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI GIỮA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI
KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ DO
MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Hà Nội – 2017

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
Chương I:............................................................................................................. 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ
CHỒNG VỀ KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ DO MỘT
BÊN VỢ HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN ............................................................ 12
1.1.Khái niệm chung về trách nhiệm liên đới ..................................................... 12
1.2.Khái niệm trách nhiệm liên đới của vợ chồng về khoản nợ phát sinh từ hành
vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện ................................................. 17
1.2.1.Khái niệm ................................................................................................... 17
1.2.2.Xác định hành vi của vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch phục vụ nhu
thiết yếu của gia đình. ......................................................................................... 19
1.2.3.Vợ chồng phải chịu trách nhiệm về khoản nợ phát sinh từ hành vi kinh
doanh của chồng hoặc vợ. ................................................................................... 22
1.2.4.Sơ lược các quy định của pháp luật VN về trách nhiệm liên đới của vợ
chồng
........................................................................................................ 23
1.3.Trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi

pháp lý của vợ hoặc chồng. ................................................................................. 28
1.3.1.Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng về khoản nợ phát
sinh từ hành vi pháp lý của vợ hoặc chồng. ........................................................ 28
1.3.2.Ý nghĩa trách nhiệm liên đới của vợ chồng ............................................... 41
Chương II ............................................................................................................ 43
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI
CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI KHOẢN NỢ CHUNG......................................... 43
2.1. Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo quy định tại Điều
27 Luật hơn nhân gia đình năm 2014 .................................................................. 43
2.1.1 Xác định trách nhiệm liên đới cuả vợ chồng đối với giao dịch do một bên
vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình ..................... 43
2.1.2. Xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do vợ hoặc
chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung ...................................................... 48
2.2. Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng khi một người đại diện tham gia
giao dịch. ............................................................................................................. 57
2.3. Các trường hợp không phát sinh trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng .... 60
2.3.1. Vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch khơng có sự đồng ý của chồng hoặc vợ
........................................................................................................ 61
2.3.2. Vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung để kinh doanh............................ 67
2.3.3. Vợ chồng thực hiện các giao dịch bằng tài sản riêng. .............................. 68
2.4. Thực hiện trách nhiệm liên đới của vợ chồng .............................................. 77
2.4.1. Thực hiện trách nhiệm liên đới bằng tài sản chung. ................................. 77
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.4.3. Hậu quả pháp luật do không thực hiện, thực hiện không đúng trách nhiệm
liên đới.
........................................................................................................ 79

Chương III ........................................................................................................... 82
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI
KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ CỦA MỘT BÊN VỢ
HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN............................................................................ 82
3.1. Nhận xét chung về trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ và chồng đối với
khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện..... 82
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định trách nhiệm dân sự liên
đới của vợ chồng. ................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 88

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

VŨ KHÁNH NGÂN


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hơn nhân và gia đình

: HN&GĐ

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

: Nghị định số

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

126/2014/NĐ-CP

Luật hơn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật dân sự năm 2005

: BLDS năm 2005

Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

: Hiến pháp năm 1992

Năm 1992


6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia tích
cực vào nhiều các mối quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về tinh thần
và vật chất của cá nhân và của gia đình. Việc xác định đúng đắn trách nhiệm của
vợ chồng trong các mối quan hệ xã hội đó là cần thiết bởi điều đó góp phần bảo
đảm sự cơng bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Tuy nhiên, trong thực tế vợ chồng tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế là
rất đa dạng và phức tạp, việc xác định trách nhiệm của vợ chồng trong từng mối
quan hệ đó là rất khó khăn. Đặc biệt, việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới
giữa vợ và chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ
hoặc chồng thực hiện là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu một cách
toàn diện và triệt để. Theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của Nhà nước ta từ
năm 1945 đến nay đã có một số quy định liên quan đến việc xác định trách
nhiệm liên đới của vợ chồng: từ chế độ cộng đồng toàn sản của vợ chồng theo
Luật HN&GĐ năm 1959, đến chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng theo Luật
HN&GĐ năm 1986, năm 2000 và năm 2014. Pháp luật điều chỉnh về trách
nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng vừa mang tính khách quan, vừa thể hiện ý
chí chủ quan của Nhà nước. Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta đã dành
Điều 25 trong chương III: “Quan hệ giữa vợ và chồng” để quy định về vấn đề
này, cụ thể: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân
sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của gia đình”. Tại Điều 27 của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 đã có
những quy định cụ thể về trách nhiệm liên đới của hai vợ chồng. Cụ thể:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện

quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại
diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của
Luật này”.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tại khoản 1, Điều 30 là trường hợp liên quan những giao dịch liên quan
đến đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Những Điều 24, 25, 26 liên quan
đến trường hợp đại diện giữa vợ và chồng. Riêng Điều 37 quy định về nghĩa vụ
chung của vợ chồng, cụ thể:
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu
trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài
sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân
sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.
Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm liên đới của vợ hoặc chồng với khoản
nợ phát sinh do hành vi pháp lý của vợ hoặc chồng thực hiện thì lại chưa được
quy định rõ ràng trong luật hiện hành, đã xảy ra rất nhiều tranh chấp, gây ra rất
nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và có khi việc giải quyết
chưa thỏa đáng lại gây ra rất nhiều bức xúc, thiệt hại cho đương sự. Chính vì

vậy, việc giải quyết tranh chấp khi phát sinh giữa vợ và chồng trên thực tế khá
phổ biến, những vụ án mà vợ hoặc chồng đưa đơn ra tồ đề nghị tịa án hủy giao
dịch do một bên thực hiện mà một bên khơng hay biết, tịa án sẽ tun giao dịch
đó vơ hiệu nhưng việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng rất
phức tạp và có sự giải quyết khác nhau giữa các tịa án.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ
chồng, cụ thể là khoản nợ do vợ hoặc chồng đơn phương thực hiện là vấn đề có
ý nghĩa thiết thực, vừa làm rõ những ưu điểm, hạn chế, vừa đề ra những giải
pháp trứơc mắt và lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của vợ
chồng đối với đời sống của gia đình nói riêng và tồn xã hội nói chung. Vì thế,
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Xác định trách nhiệm dân sự liên
đới giữa vợ và chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên
vợ hoặc chồng thực hiện” làm luận văn thạc sỹ luật học hy vọng sẽ đóng phần
một phần nhỏ nào đó đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách hiện nay trên cả
phương diện khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng với
khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy
định về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng, luận văn sẽ tập trung làm
sáng tỏ những quy định về trách nhiệm liên đới của vợ và chồng với khoản nợ
phát sinh do một bên vợ hoặc chồng thực hiện, tìm được những tồn tại của pháp
luật về vấn đề này, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
pháp luật HN&GĐ cũng như góp phần giải quyết những vấn đề, vướng mắc cịn
tồn tại xung quanh các vụ án liên quan tới trách nhiệm liên đới của vợ chồng với

khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện trong
thực tế.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý đã có nhiều các cơng trình, đề tài nghiên cứu về
vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ chồng như: “Trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam ”- luận án Tiến sỹ luật học của Phạm
Kim Anh; “Trách nhiệm dân sự - so sánh và phê phán”- bài viết của tiến sỹ Ngô
Huy Cương; “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật
Việt Nam – luận án tiến sỹ luật học của Phạm Kim Anh”; “Quyền và nghĩa vụ về
tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” - Luận văn thạc sỹ 2013 của Vũ
Thị Chiêm; “ Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp
luật Việt Nam – Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quỳnh Hương”.
Các cơng trình nghiên cứu trên có phạm vi rộng, tồn diện, bao qt cả
quan hệ tài sản của vợ chồng nhưng với chế độ trách nhiệm liên đới của vợ
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chồng cụ thể là khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý của một bên vợ hoặc
chồng thì cũng cịn khá mới. Tác giả mong muốn đóng góp một phần đưa ra
được cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với khoản nợ
phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện. Luận văn
được trình bày với những điểm mới sau đây :
- Nghiên cứu, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân sự
liên đới và xác định trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ và chồng đối với khoản
nợ do vợ hoặc chồng thực hiện trong một số trường hợp cụ thể liên quan.
- Nghiên cứu thực tiễn của việc xác định, áp dụng những quy định pháp luật dân
sự về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ
hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện ở Việt Nam trong thời gian

qua.
- Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả hơn
nữa việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ và chồng đối với khoản nợ
phát sinh từ hành vi pháp lý do vợ hoặc chồng thực hiện trong thực tế.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến hơn nhân và gia
đình. Ngồi ra, luận văn cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở
Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với khoản nợ phát
sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện”, luận văn chỉ
nghiên cứu các vấn đề lý luận về trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với
khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện trong
quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại. Qua đó, luận văn chỉ ra những bất
cập, vướng mắc trong các quy định của pháp luật hiện hành để làm cơ sở cho
những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về nội dung nghiên
cứu.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
Nhà nước và Pháp luật, về hơn nhân và gia đình. Việc nghiên cứu được thực
hiện từ góc độ lý luận chung về hợp đồng và từ góc độ hơn nhân và gia đình.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,
lịch sử, so sánh, thống kê v.v...

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng về khoản
nợ chung.
Chương II: Thực trạng pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ
và chồng đối với khoản nợ chung.
Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm dân sự liên đới giữa vợ và chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi
pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ
CHỒNG VỀ KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ DO
MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN
1.1.

Khái niệm chung về trách nhiệm liên đới

Trong đời sống xã hội, mọi cá nhân đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh
phúc và các quyền đó ln được pháp luật của mỗi quốc gia có chủ quyền
cơng nhận, song song với quyền được thừa nhận đó thì cá nhân cịn phải thực
hiện nghĩa vụ có liên quan trong các mối quan hệ xã hội mà cá nhân là chủ
thể như: nghĩa vụ tôn trọng, quyền sở hữu của người khác, tôn trọng trật tự
công cộng, bảo vệ môi trường. Trách nhiệm dân sự có thể được hiểu là một

quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan chuyên
môn ) và chủ thể vi phạm pháp luật (có nghĩa là các cá nhân hoặc pháp nhân)
trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và
những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài pháp luật.
Điều đó được hiểu là sự cưỡng chế của nhà nước buộc người vi phạm pháp
luật phải chấp hành quy phạm pháp luật, trừng trị người vi phạm pháp luật,
bắt buộc phải khôi phục lại các quan hệ xã hội đã vi phạm.
Nếu xét về đặc điểm của trách nhiệm dân sự thì ở Việt Nam tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau nhưng có thể thấy những điểm chung sau:
Một là, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý khác với trách
nhiệm đạo đức, đó là trách nhiệm pháp lý có các chế tài cụ thể.
Hai là, trách nhiệm dân sự không phải là sự trừng phạt mà là một biện pháp,
một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải bồi thường cho
người bị tổn hại do hành vi đó gây ra
Ba là, bên có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về tài sản hoặc
phải thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một cơng việc vì lợi ích
hợp pháp của bên vi phạm.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bốn là, trách nhiệm dân sự được thành trách nhiệm dân sự hợp đồng và trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự hợp đồng phát sinh khi
hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ như đã
giao kết gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường.
Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một bên có lỗi gây thiệt hại cho
một bên khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, các quyền nhân thân mà trước

đó giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại khơng có giao kết hợp đồng hoặc
có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi
phạm hợp đồng và bên bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm trong
hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ
phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại Điều 280 BLDS
năm 2005 “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau
đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền,
trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc khác hoặc khơng được thực
hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây
gọi chung là bên có quyền) ”. Như vậy nghĩa vụ được phân biệt bởi nghĩa vụ
bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên ở đây cần thấy
có sự khác nhau, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ
khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý
chí của các đương sự hay hành vi vi phạm pháp luật. Nghĩa vụ bồi thường
phát sinh ngoài ý chí của đương sự, nó do luật định.
Từ những điểm trên đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm
dân sự. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng tồn tại nhiều quan điểm khác
nhau ở Việt Nam và thế giới. O.S.Ioffe (đại diện cho các luật gia ở Nga) đã
đưa ra định nghĩa “Trách nhiệm dân sự, đó là những chế tài đối với vi phạm
nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất
lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở
hữu, tước quyền thừa kế….) hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa
vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ
nộp phạt vi phạm hoặc nghĩa vụ trả tiền lãi đối với.. trách nhiệm được thể
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người

mắc nợ, tuy nhiên có thể có trường hợp trách nhiệm khơng có nghĩa vụ,
chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu
tài sản thế chấp. Do vậy không phải bất kể trường hợp nào bị áp dụng chế tài
cũng đều có sự vi phạm nghĩa vụ.
Ở Việt Nam, giai đoạn trước cách mạng tháng tám, có luật gia có quan niệm:
Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi
mà dân luật coi như là trái luật. Do đó dân luật đã bắt buộc người thực hiện
hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm dân sự
phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi trái
luật là mà gây tổn hại cho người khác. Quan điểm này trên thực tế còn gây
rất nhiều tranh cãi.
Theo quy định của Luật La Mã, ngoài các nguyên nhân hợp pháp như hợp
đồng và chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ được phát sinh bởi nguyên nhân bất hợp
pháp như vi phạm và chuẩn vi phạm. Vi phạm được chia thành hai loại là tội
hình sự và dân sự phạm. Đối với dân sự phạm, nạn nhân có thể kiện ra tịa
xin bồi thường. Dân sự phạm là sự thiệt hại gây ra một cách bất chính đáng
cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân nhưng không làm giàu thêm cho
người vi phạm. Tuy nhiên các luật gia La Mã chưa bao giờ đạt tới nguyên tắc
chung rằng mọi người phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mà mình
gây ra cho người khác. Vấn đề này được các luật gia thuộc trường phái tự
nhiên, tiêu biểu là Grotious và Domat khắc phục vào thế kỷ thứ XVII và
XVIII, sau đó được ghi nhận vào các bộ luật của Châu Âu. Bộ luật Dân sự
pháp hiện nay có quy định nguyên tắc tổng quát “Bất cứ hành vi nào của một
người mà gây thiệt hại cho người khác thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi
của mình phải bồi thường thiệt hại”.
Tác giả Vũ Văn Mẫu khẳng định: Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của
nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của đương sự tức là nguồn gốc bất hợp
pháp. Vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối
với người đã thực hiện một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người
14


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khác. Qua tìm hiểu các tài liệu, chúng tơi cũng chưa tìm thấy khái niệm về
trách nhiệm dân sự được đề cập tới một cách rõ ràng, cụ thể trong văn bản
nào, vì vậy dựa vào các đặc điểm nêu trên đây cũng như nhiều quan điểm của
các chuyên gia pháp luật trong và ngồi nước có thể hiểu khái niệm về trách
nhiệm dân sự như sau: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một người
hoặc nhiều người phải thực hiện vì lợi ích hợp pháp của người khác theo
những căn cứ do pháp luật quy định.
Trách nhiệm dân sự nói chung chỉ phát sinh do một bên khơng thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận
hoặc đối với bên kia hay do một bên có lỗi gây thiệt hại cho một bên khác về
tài sản, tính mạng, sức khỏe, các quyền nhân thân và bên bị thiệt hại đòi hỏi
sự bồi thường. Từ những quy định trọng BLDS hiện hành có thể chia nghĩa
vụ dân sự thành những loại sau đây:
a. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
b. Nghĩa vụ dân sự liên đới
c. Nghĩa vụ dân sự được chia theo phần
d. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại
e. Nghĩa vụ dân sự bổ sung
Theo quy định tại Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự liên đới như sau:
- Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và
bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
- Trong trường hợp một người đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu
cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới
của họ đối với mình.

- Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa
vụ liên đới thực hiện tồn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì
những người cịn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một
trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ
của mình thì những người cịn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của
họ.
Pháp luật dân sự bên cạnh việc quy định các quy tắc xử sự chung cho các chủ
thể khi họ tham gia giao dịch dân sự thì cịn quy định trách nhiệm dân sự nhằm
áp dụng đối với các chủ thể nêu trong quá trình tham gia và thực hiện các giao
dịch dân sự đó mà khơng tn thủ các quy tắc xử sự chung đó. Khi xử sự của
một hay nhiều chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì
người có hành vi xử sự trái quy định của pháp luật dân sự phải gánh chịu hậu
quả pháp lý nhất định. Như vậy theo pháp luật dân sự, nghĩa vụ dân sự liên đới
là nghĩa vụ của nhiều người, trong đó một trong số những người có nghĩa vụ
phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ. Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ dân
sự liên đới khi có nhiều người tham gia quan hệ là buộc những người có nghĩa
vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ
thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Từ định nghĩa trên đây về nghĩa vụ dân sự liên đới, chúng ta có thể khẳng định
rằng nếu nghĩa vụ đó mà khơng được thực hiện hay thực hiện không đúng,

không đầy đủ như cam kết với bên có quyền thì họ phải chịu trách nhiệm dân sự
liên đới do hành vi vi phạm gây ra. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây
thiệt hại thì người vi phạm nghĩa vụ chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ.
Mặt khác nếu vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm thì
người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm theo hợp đồng này khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại nghĩa vụ
dân sự, căn cứ phát sinh nghĩa vụ này được quy định tại khoản 5,6 điều 281

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BLDS năm 2005, còn nội dung cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được quy định tại chương XXI của BLDS năm 2005 (điều 616).
Về cơ bản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế tài dân sự do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người có lỗi cố ý hoặc vơ
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhâm phẩm, quyền và lợi ích
hợp pháp khác của cá nhân hay pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường
những thiệt hại mà mình đã gây ra. Như vậy, nếu trách nhiệm bồi thường theo
hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại; do vi phạm
những thỏa thuận đã có trong hợp đồng của một bên; các bên cũng có thể thỏa
thuận đặt ra các điều kiện phát sinh bao gồm đầy đủ các điều kiện kể cả việc bên
vi phạm khơng có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh khi có thiệt hại và người có trách nhiệm phải
bồi thường những thiệt hại đó; do vi phạm của một bên; có thiệt hại xảy ra do
hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và lỗi.
Qua tìm hiểu các tài liệu trên mọi phương diện hiện chưa tìm thấy khái
niệm về trách nhiệm dân sự liên đới theo hợp đồng, do đó dựa vào khái niệm

chung về trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự liên đới để đưa ra khái niệm về
trách nhiệm dân sự liên đới như sau: Trách nhiệm dân sự liên đới là trách nhiệm
của hai hay nhiều người cùng phải thực hiện vì lợi ích hợp pháp của người khác
theo các căn cứ do pháp luật quy định.
1.2.

Khái niệm trách nhiệm liên đới của vợ chồng về khoản nợ phát
sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện
1.2.1. Khái niệm

Trước hết chúng ta cần hiểu khoản nợ là gì. Trong thực tế cuộc sống của
vợ chồng phát sinh rất nhiều các quan hệ dân sự, đặc biệt là quan hệ phát sinh
từ hành vi pháp lý chỉ của vợ hoặc của chồng. Theo quan điểm cá nhân, có thể
hiểu khoản nợ bao gồm các khoản nợ trong quan hệ vay và cũng có thể là
khoản nợ phải trả theo hợp đồng, trên thưc tế quan hệ vay nợ sẽ luôn được xác
lập trên cơ sở hợp đồng vay mượn. Khi khơng thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ
thì sẽ phát sinh trách nhiệm.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo quy định tại BLDS năm 2005 chưa có điều luật nào quy định cụ thể
về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng mà chỉ có quy định về nghĩa vụ
dân sự liên đới tại Điều 298. Theo đó “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do
nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ”. Dựa vào những
quy định này, chúng tôi cũng đưa ra khái niệm về nghĩa vụ dân sự liên đới của
vợ chồng như sau: Nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng là nghĩa vụ mà trong
đó vợ hoặc chồng có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nội dung của nghĩa vụ

phát sinh trong giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Từ cách hiểu về nghĩa
vụ như trên, chúng tôi cho rằng trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng là
quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng buộc vợ chồng phải cùng nhau gánh chịu những hậu quả pháp lý
nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị
xâm phạm trong giao dịch dân sự mà họ tham gia.
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã kế thừa và phát triển những quy định của
pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về hơn nhân gia đình nói riêng đã có
rất nhiều điểm mới và tiến bộ. Trong đó, Luật đã đặc biệt quan tâm, chú trọng
tới vấn đề tài sản của vợ chồng, trách nhiệm của vợ chồng đối với những yêu
cầu cấp thiết của gia đình hay sự sinh hoạt chung của gia đình. Tài sản chung
của vợ chồng được sử dụng nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình. Các
hợp đồng, giao dịch do một bên đơn phương thực hiện vì mục đích thiết yếu
của gia đình thì vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nhằm đảm
bảo đời sống chung, lợi ích chung của gia đình. Vì vậy, căn cứ những quy định
của pháp luật dân sự nói trên về nghĩa vụ dân sự liên đới, Luật HN&GĐ 2014
đã đặt ra vấn đề trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ chồng tại Điều 27.
Theo đó, tổng hợp lại chúng ta có thể hiểu: trách nhiệm dân sự liên đới
của vợ chồng là quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng buộc vợ, chồng phải cùng nhau gánh vác chịu
những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


có quyền trong giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình theo những căn cứ do
pháp luật quy định.

1.2.2. Xác định hành vi của vợ hoặc chồng thực hiện các giao
dịch phục vụ nhu thiết yếu của gia đình.
Tài sản chung của vợ chồng là cơ sở kinh tế để đáp ứng những lợi ích của vợ
chồng và các thành viên khác trong gia đình, đồng thời đảm bảo cho gia đình
thực hiện được các chức năng xã hội của nó. Điều 30 Luật HN & GĐ năm
2014 quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ chồng khơng có tài sản
chung hoặc tài sản chung khơng đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế
của mỗi bên”.
Như vậy tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để đảm bảo cho các nhu
cầu của gia đình. "Đảm bảo nhu cầu của gia đình" ở đây là đảm bảo những
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày như ăn, mặc, ở, học hành, khám chữa
bệnh, đảm bảo những nhu cầu về vật chất và tinh thần, chăm sóc lẫn nhau;
ni dưỡng, giáo dục con cái...
Ngoài việc đảm bảo cho các nhu cầu của gia đình, tài sản chung của vợ
chồng cịn để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Do tính chất của
cuộc sống chung cũng như nhu cầu thực tế, trong thời kỳ hôn nhân bất cứ
cặp vợ chồng nào cũng có lúc phải vay, mượn tài sản, tiền bạc của người
khác. Việc vay, mượn này là nhằm để đáp ứng cho những nhu cầu chung về
vật chất và tinh thần của gia đình. Về nguyên tắc nếu là nợ chung thì vợ
chồng phải cùng có nghĩa vụ thanh tốn, cịn nếu là nợ riêng thì người nào
nợ người đó phải thanh tốn bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên trên thực
tế việc xác định các khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng của vợ chồng không
phải là điều đơn giản. Do tập quán hoặc thói quen, các khoản nợ mà vợ
chồng vay thường không được lập thành văn bản hoặc có lập nhưng khơng

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



được thỏa thuận cụ thể khoản nợ đó thuộc nợ chung hay nợ riêng, trong khi
hầu hết các khoản nợ đều do một người đứng ra vay.
Để giải quyết vấn đề trên, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại
Điều 27 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một
bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình. Quy định này nhằm quy kết trách nhiệm chung của vợ chồng đối
với các giao dịch hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện vì nhu cầu
thiết yếu của gia đình. Ví dụ: Hàng ngày người vợ đi chợ dùng tiền chung
của hai vợ chồng cùng làm ra để mua bán, đóng tiền học cho con, chữa
bệnh... theo quy định của pháp luật thì việc làm này khơng cần hỏi ý kiến của
người chồng vì nó phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình. Hoặc cũng
có trường hợp do thiên tai, người chồng đi công tác xa, ngôi nhàchung của
vợ chồng bị hư hỏng nặng cần một số tiền để tu sửa nhưng tài sản chung mà
hai vợ chồng họ có không đủ để thực hiện cho việc này nên người vợ phải đi
vay thêm tiền của hàng xóm và anh em họ hàng. Việc làm này của người vợ
sẽ làm phát sinh trách nhiệm tài sản chung của vợ chồng vì mục đích vay
tiền của người vợ là sửa chữa nhà cửa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia
đình.
Như vậy theo quy định của điều luật nếu một bên vợ hoặc chồng thực hiện
giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì bên cịn
lại phải chịu trách nhiệm liên đới. Nói một cách khác pháp luật ràng buộc
trách nhiệm của cả vợ và chồng đối với các giao dịch về tài sản do một bên
vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đảm bảo những lợi ích chính đáng của gia
đình một cách kịp thời. Tuy nhiên vợ hoặc chồng chỉ phải chịu trách nhiệm
liên đới đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện khi có
đầy đủ cả hai điều kiện:
(i) Giao dịch mà vợ hoặc chồng thực hiện phải hợp pháp: Giao dịch dân sự
hợp pháp là giao dịch thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực theo Điều 122 Bộ

luật Dân sự năm 2005: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện;
hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với những
giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không có giá trị lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì các giao dịch này ln được
coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng mặc dù giao dịch
đó chỉ do một trong hai người thực hiện. Đối với những giao dịch được thiết
lập liên quan tới tài sản có giá trị lớn thì cần có sự thỏa thuận của hai vợ
chồng.
(ii) Giao dịch phải nhằm đáp ứng "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu"của gia đình. Có
thể hiểu "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu"của gia đình là những nhu cầu cần được
đáp ứng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình; đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu về vật chất và tinh thần, cụ thể như nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa
bệnh, nuôi dạy con cái... Các tiêu chí của "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu" có thể
thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Có những nhu cầu rất cơ bản đối với gia
đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại như: thức ăn, quần áo của các thành viên
trong gia đình, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa,... Có
những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,..
Đây là một quy định mới của Luật Hơn nhân và gia đìnhnăm 2014 so với Luật
HN &GĐ năm 1959 và năm 1986 của Nhà nước ta trước đây, thậm chí cả Luật
HN &GĐ năm 2000. Theo quy định này thì nếu một bên vợ hoặc chồng thực
hiện giao dịch, vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì phía bên
người vợ hoặc chồng kia phải liên đới chịu trách nhiệm, nghĩa là khoản nợ đó,
món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung. Quy định này nhằm

rằng buộc trách nhiệm của hai vợ chồng đối với các giao dịch mà một bên vợ
hoặc chồng thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình. Đồng thời đảm bảo
quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ
chồng. Pháp luật hơn nhân và gia đình của nhiều nước trên thếgiới cũng đều quy
định về vấn đề này. Theo Điều 220 Bộ luật Dân sự của Cộng hịa Pháp thì: "Mỗi
bên vợ, chồng có thể một mình ký kết hợp đồng nhằm mục đích duy trì đời sống
gia đình hoặc giáo dục con cái; bên kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


do việc ký kết này" hay Điều 761 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: "Đối với các vấn đề
chi tiêu hàng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ
ba thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với
các nghĩa vụ phát sinh từ đó".
Tài sản chung của vợ chồng với mục đích đảm bảo cho cuộc sống chung của gia
đình nên vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ xây dựng, phát triển, bảo vệ và quản
lý khối tài sản chung. Mặc dù vợ chồng đều phải có nghĩa vụ xây dựng khối tài
sản chung nhưng pháp luật hiện hành khơng có quy định về mức đóng góp của
mỗi bên trong khối tài sản chung, vợ chồng đóng góp thu nhập của mình vào
việc xây dựng khối tài sản chung theo khả năng của mình
1.2.3. Vợ chồng phải chịu trách nhiệm về khoản nợ phát sinh
từ hành vi kinh doanh của chồng hoặc vợ.
Theo quy định tại Điều 25 Luật HN & GĐ năm 2014: “Trường hợp vợ chồng
kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người
đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó trừ trường hợp trước
khi tham gia quan hệ kinh doanh vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc luật này và
các luật liên quan có quy định khác. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản
chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định của Điều 36 của Luật này.”

Tại Điều 36 Luật HN &GĐ năm 2014: “ Trong trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền
tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải
lập thành văn bản”.
Khi vợ hoặc chồng sử dụng, địnhđoạt tài sản chung vào các giao dịch mà có
sự thỏa thuận hay ủy quyền của bên kia thì được coi là vợ chồng cùng tham gia
giao dịch. Vì vậy sẽ phát sinh trách nhiệm tài sản chung của vợ chồng đối với
hậu quả pháp lý của giao dịch đó.
Trường hợp vợ chồng thỏa thuận để một bên đứng ra thực hiện giao dịch liên
quan đến tài sản chung. Ví dụ như việc vợ chồng sử dụng tài sản chung có giá trị
để đầu tư kinh doanh, mua bán cổ phiếu, trái phiếu...tạo ra lợi tức nhưng thỏa
thuận để một bên đứng ra thực hiện giao dịch thì giao dịch đó được coi là hợp
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


pháp vì nó là sự thể hiện ý chí của hai vợ chồng. Phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
giao dịch sẽ là tài sản chung của vợ chồng, đồng thời họ phải cùng nhau chịu
trách nhiệm bằng tài sản chung đối với những rủi ro mà giao dịch đó mang lại.
Ví dụ, do ơng T có cơng việc ổn định trong thành phố Hồ Chí Minh nên ở Hà
Nội vợ ông được ông uỷ quyền để kinh doanh dịch vụ cho người nước ngoài thuê
nhà. Bà N đã ký hợp đồng thuê nhà với công ty TNHHH N.G do người Hàn
Quốc là chủ sở hữu trong 05 năm và trả tiền từng năm một (mỗi năm là
300.000.000 đ). Tuy nhiên đến năm thứ ba vì lý do kinh doanh thua lỗ, cơng ty
TNHH N.G có thỏa thuận với bà N về việc chậm thanh toán tiền thuê nhà và sẽ
trả lãi cho thời gian chậm trả đó. Sang đến năm thứ tư, công ty TNHH N.G tuyên
bố phá sản do khơng có khả năng trả nợ trong đó có khoản tiền thuê nhà với bà
N. Như vậy có thể thấy mặc dù ông T không ký hợp đồng thuê nhà với công ty
TNHH N.G nhưng ông T sẽ cùng là N là người phải gánh chịu hậu quả pháp lý

từ việc cơng ty N.G khơng có khả năng thanh tốn tiền th nhà của ơng bà ở Hà
Nội.
1.2.4.

Sơ lƣợc các quy định của pháp luật VN về trách nhiệm

liên đới của vợ chồng
Trong lịch sử pháp luật của Việt Nam đã tồn tại sự khác nhau về trách nhiệm
liên đới của vợ chồng.
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong thời kỳ trước năm 1959. Thời kỳ
này thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Trong án lệ Nam
kỳ có nói rằng: khơng có chế độ cộng đồng tạo sản mà chỉ cơng nhận người
chồng là chủ của cải trong gia đình nên đối với hành động của vợ, chồng chỉ có
trách nhiệm khi chồng đã ủy nhiệm hay cho phép vợ hành động. Ngồi ra, vì
coi người vợ đặt dưới quyền của chồng nên khi vợ vi phạm pháp luật, chồng có
thể bị trách cứ cũng như cha mẹ bị trách cứ về hành động của con vị thành niên
gây thiệt hại cho người ngồi.
-Trách nhiệm vì ủy quyền: người chồng có thể ủy quyền cho người vợ để hành
động thay mình và khi người vợ hành động trong phạm vi đã được ủy quyền thì
khối tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu trách nhiệm do hành động ấy
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gây ra. Về chế độ tài sản của vợ chồng, tập Dân luật Giản yếu năm 1883 đã quên
không dự liệu. Bởi vậy, liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết
các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác
được giải quyết theo án lệ. do đó, sự ủy quyền của chồng có thể mặc nhiên.
Riêng đối với những việc giao ước thường nhật cần thiết cho sự sống của gia

đình, án lệ ở Miền Nam cơng nhận rằng vợ chồng ủy nhiệm mặc nhiên để hành
động. Đây là thuyết ủy quyền về nhu cầu của gia đình mà án lệ nước Pháp trước
đây đã cơng nhận.
- Trách nhiêm vì sự cho phép: Tập Dân luật Giản Yếu năm 1883, tiết V có
đề cập tới hiệu lực của Hơn thú, quy định người chồng có thể cho phép người vợ
được hành động một mình. Án lệ đã giải thích rằng, khi cho phép như vậy,
người chồng đã chấp nhận cho người vợ đem khối hôn sản để đảm bảo cho sự
giao ước của vợ. Sự cho phép có thể cơng nhiên hoặc mặc nhiên. Án lệ đã giải
thích rộng rãi sự cho phép mặc nhiên và đã bắt chồng phải chịu trách nhiệm đối
với những khoản nợ do người vợ gây ra khi người chồng có thái độ khơng rõ
ràng lúc người vợ đi vay, khi chấp thuận cho vợ đứng tên một mình để mua bất
động sản rồi đem cầm cố để thế vào khoản nợ, khi để vợ mua chịu nữ trang rồi
đem bán đưa tiền về cho chồng, khi để vợ một mình theo kiện trong lúc hai vợ
chồng vẫn ở chung một nơi. Mặc dù tập Dân luật Giản yếu năm 1883 và án lệ về
hôn sản trên lĩnh vực nguyên tắc không công nhận cho người vợ cố quyền gì
trong gia đình, với sự giải thích trên đây rõ ràng án lệ đã cố gắng sửa chữa để
tìm ra một giải pháp phù hợp với phong tục Việt Nam. Người vợ có thể bị coi là
được chồng mặc nhiên cho phép đơn phương hành động, nhưng khi có việc
tranh tụng thì người vợ có nghĩa vụ chứng minh rằng người chồng đã được
người chồng mặc nhiên ủy quyền. Thời kỳ này, cho phép áp dụng thuyết mặc
nhiên đó cho trường hợp người vợ làm nghề nghiệp riêng so với nghề nghiệp
của chồng. Người chồng phải cho phép vợ thực hiện các thủ tục cần thiết do luật
lệ địi hỏi như khai mơn bài…, nhưng nhiều khi người vợ hành nghề mà người
chồng không cho phép thì án lệ sẽ căn cứ vào sự kiện thực tế mà khẳng định
chồng đã mặc nhiên cho phép vợ hành nghề. Việc đó đã thể hiện người chồng
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cho phép người vợ đem tất cả gia sản để đảm bảo ch o việc hành nghề của vợ
nếu trong khi hành nghề vợ mắc nợ thì người chồng phải trả thay.
Như vậy, chúng ta thấy rằng trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đã
được đặt ra nhưng còn sơ sài, trao quá nhiều quyền cho người chồng vì xã hội
thời kỳ đó cơng nhận chỉ người chồng là người đại diện cho gia đình và là chủ
sở hữu tài sản trong gia đình. Do đó người chồng làm việc gì cũng khơng cần
hỏi ý kiến của người vợ mà theo quy định thời kỳ đó những việc làm của người
chồng mặc nhiên được người vợ đồng ý. Ngược lại, người vợ nếu người vợ
muốn làm gì cũng phải cũng đều phải được sự đồng ý của người chồng hoặc
người chồng ủy quyền. Qua đó, ta có thể thấy được mặt tiến bộ của pháp luật khi
thừa nhận nếu vợ có hành vi vi phạm đơn phương thực hiện giao dịch thì người
chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và có thể dùng tài sản của gia đình để
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vợ.
- Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Luật HN & GĐ năm 1959 của
nhà nước ta:
Thời kỳ này do đặc thù của lịch sử nên nước ta bị chia cắt làm hai miền. Ở
Miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ phong kiến, chế
độ hơn nhân gia đình phong kiến cũng bị xóa bỏ theo. Tuy nhiên tầm ảnh
hưởng của quan hệ sản xuất phong kiến cùng lối sống vẫn còn ăn sâu trong đời
sống nhân dân, nó ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người dân. Việc ban
hành luật mới để điều chỉnh quan hệ HN & GĐ là một yêu cầu thực tế. Hiến
pháp năm 1959 của nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 và
được công bố ngày 01/01/1960 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa
nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã đặt nền móng cho
việc xây dựng chế đội HN & GĐ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, Luật hơn
nhân gia đình đã được thơng qua ngày 29/12/1959.
Luật HN &GĐ năm 1959 đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phá bỏ
tàn dư của chế độ hơn nhân gia đình lạc hậu, xây dựng chế độ hơn nhân gia đình
mới, tiến bộ dựa trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nguyên tắc nam nữ
bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình và nguyên tắc bảo

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×