Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo án chủ đề phương tiện giao thông lớp 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.58 KB, 16 trang )

CHỦ ĐIỂM: GIAO THÔNG
(Thực hiện 2 tuần từ ngày 22/3
"
2/ /2010)
A- YÊU CẦU
- Trẻ biết được những đặc điểm rõ nét của các loại PTGT ( cách vận động, âm
thanh), công dụng của chúng( xe đạp có 2 bánh chạy được do chân người đạp,
xe máy, ô tô có động cơ chạy bằng xăng).
- Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét một vài đăc điểm giống và khác nhau giữa
các loại PTGT theo những dấu hiệu rõ nét( cấu tạo, tiếng kêu, nơi hoạt động…)
và phân nhóm theo những dấu hiệu trên.
- Trẻ có ý thức thực hiện một số luật lệ an toàn giao thong đường bộ.
B- MẠNG NỘI DUNG
-Tên gọi / đặc điểm nổi bật( cấu tạo,
màu sắc, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt
động)/ công dụng( vận chuyển người,
hàng hoá…)/ người điều khiển( tài xế,
lái tàu).
- Một số luật lệ giao thông đường bộ
(khi đi bộ, tàu xe…).
- Cần phải chấp hành luật giao thông
*****
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
GIAO THÔNG
Phương tiện
giao thông
Luật lệ
giao thông
( Thực hiện 1 tuần từ ngày 22/ 3/ đến 26 /3/ 2010).
A- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Trẻ biết một số luật lệ giao thông đường bộ đơn giản: đi bộ đi bên phải, đi


trên vỉa hè, các loại xe đi dưới lòng đường,…
- khi đi qua ngã tư đường phố có đèn đỏ phải dừng lại, có đèn xanh mới được
đi tiếp.
- Khi ra đường phải có người lớn đi cùng.
B- MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Hát bài “ Đèn đỏ đèn
xanh”, “ Đường em đi
- Vỗ tay hoặc vỗ theo
tiết tấu”
- Nghe bài hát dân ca
địa phương
- Một số luật lệ giao
thông đường bộ phổ
biến( trò chuyện, đàm
thoại về phương tiện
và luật lệ GT)
- Đọc câu đố về PGTG
- Đọc bài thơ: “ Gấu Qua cầu”,
“ Con đường của bé”, “ Giúp
bà”, “ Đàn kiến nó đi”
- Thảo luận vì sao phải chấp
hành luật lệ GT.
- Đọc truyện: “ Kiến con đi ô
tô”

- Tô màu biển số
xe
- Cắt dán các
PTGT theo tranh.
- Làm đèn tín hiệu

GT.
- Dán gậy chỉ huy
GT
- Đóng vai chú
cảnh sát GT, bác
lái xe, chú phi
công.
- Xây dựng ga-ra
ôtô, ga tàu, sân
bay.
- Chơi trò chơi:
+ Em đi trên đường
phố.
+ Bé làm chú cảnh
sát.
+ Làm đoàn tàu, máy
bay.
+ Ô tô vào bến.
- Tập đọc các số
ở biển số xe.
- Định hướng
không gian bên
phải bên trái.
C- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.
Âm nhạc Khám phá MTXQ Phát triển ngôn ngữ
Một số luật lệ
giao thông
Tạo hình
LQ vớiToán
Trò chơi Thể dục

Giáo viên thực hiện Tên giáo viên
Thời gian MÔN TUẦN I
Thứ 2 ÂM NHẠC
- DH: “Đường em đi”
- NH: “Đèn đỏ đèn xanh”
- TC: Về Đúng bến
Thứ 3 MTXQ
- Cho trẻ LQ với một số luật lệ GT
- Thảo luận vì sao phải chấp hành
luật lệ giao thông.
- BH: “Đèn xanh đèn đỏ”
Thứ 4 TẠO HÌNH
- TC: Bé làm đoàn tàu, máy bay
- Cắt dán các phương tiện GT
Thứ 5 TOÁN
- Định hướng không gian phải, trái
- Tập đọc các số trên biển số xe
- TC: “ Ô tô vào bến”
Thứ 6 VĂN HỌC
- Đoán các câu đố về PTGT.
- Thơ: “ Gấu qua cầu”
- Đọc truyện: “Kiến con đi qua cầu”
D- KẾ HOẠCH TUẦN.
I- Thể dục buổi sáng.
- Hô hấp: Máy bay ù ù…ù.
- Tay: Hai tay dang ngang, đưa trước
- Chân: Khuỵ gối chân trước, chân sau thẳng.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Bật : Bật tách chân khép chân.
1. Yêu cầu:

- Trẻ tập đều, tập đúng động tác theo nhịp bài hát “Em chơi giao thông”
- Cúi người phía trước ngón tay chạm đầu bàn chân.
- Bật tách, khép chân, chân phải thẳng.
2. Chuẩn bị: Sân tập rộng rãi, sạch, thoáng mát, bài hát “Em chơi giao thông”
một số câu hỏi, câu đố về PTGT.
3.Hình thức tổ chức:
* Khởi động: Cô cho trẻ đi, chạy kết hợp kiễng chân theo các thế sau đó triển
khai thành 2 hàng ngang theo tổ.
* Trọng động:
- Hô hấp: Hai tay khum trước miệng thổi mạnh đồng thời 2 tay đưa ra ngang.
- Tay: N1: Hai tay ra ngang, lòng bàn tay ngửa. N2: Gập khửu tay ngón tay
chạm vai. N3: Như N1. N4: VTTCB.
- Chân: TTCB: Đứng tự nhiên.
N1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa. N2: khuỵu gối, hai tay đưa ra
trước lòng bàn tay sấp. N3: Như N1, N4 về TTCB đổi bên và thực hiện tiếp.
- Bụng: TTCB. Đứng tự nhiên.
N1: Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau. N2: Cúi người phía trước.
N3: Như N1. N4 về TTCB, khi cúi người chân thẳng.
- Bật : TTCB: Hai tay chống hông bật theo nhịp hô cô cho bật chậm sau đó
nhanh dần
Cô khuyến khích động viên trẻ tập đều, đúng động tác.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 1-2 vòng xung quanh sân.
II- Hoạt động góc.
- Xây dựng: Bến xe, xếp hình ô tô, tàu hoả, xếp đường giao thông
- Phân vai: Người lái xe, bé là cảnh sát giao thông,…
- Học tập: Cắt dán, tô màu các PTGT, đèn tín hiệu giao thông.
- Khoa hoc, toán: Chọn tranh & phân loại PTGT, tập đếm các loại xe
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết thoả thuận chơi, chơi đoàn kết, hoàn thành nhiệm vụ đảm nhiệm của
vai chơi.

- Biết bố trí, sắp xếp, biết kết hợp, thể hiện mối quan hệ giữa các vai chơi với
nhau để buổi chơi thêm phong phú.
2. Chuẩn bị:
- Cây xanh, cây hoa, khối hộp, rau quả, đồ chơi.
- Tranh, sách về cây, quả.
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
3. Hình thức tổ chức:
* Thoả thuận chơi:
Cô và trẻ cùng nói về mùa xuân cây xanh cho trẻ kẻ tên một số loài cây mà trẻ
biết: Cây ăn quả, cây lấy gỗ, … cô giới thiệu các góc chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ về vị trí vai chơi mình đảm nhiệm và tiến hành chơi. Phân công công việc
cho từng nhóm chơi, từng vai chơi.
- Trẻ đi giao lưu giữa các vai chơi với nhau một cách có văn hoá. Chú lái xe chở
nguyên vật liệu xây dựng các chú xây dựng sắp xếp khu đỗ xe xếp các hình về
các PTGT.
- Góc học tập: cùng tô mầu, vẽ, cắt dán về các PTGT
- Góc khoa học-toán: Chọn theo đúng yêu cầu, đếm đúng số lượng
* Nhận xét: Cô dựa vào thoả thuận ban đầu để nhận xét tuyên dương trẻ đồng
thời rút kinh nghiệm để buổi chơi sau trẻ HĐ tốt hơn.
*****
Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2010.
I- TRÒ CHUYỆN: Đường đi từ nhà đến trường.
- Hàng ngày ai đưa con đi học? Đi bằng phương tiện gì? Trên đường đi gặp
những PTGT nào? Cô nhấn mạnh tất cả các PTGT đều đi ở phía bên phải và
chấp hành luật lệ giao thông, đội mũ bảo hiểm …
- Cô hát trẻ nghe bài hát: “Đường em đi”.
II- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
ÂM NHẠC
DH: “Đường em đi”.

NH: “Đèn đỏ đèn xanh”
TC: “Về đúng bến”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết chú ý lắng nghe và thể hiện cùng cô
- Trẻ biết khi đi đường phải chấp hành luật lệ GT
- Chơi theo đúng luật TC.
2. Chuẩn bị:
- Một số câu hỏi đàm thoại về luật lệ GT
- Luật TC “ Về đúng bến”, 3 đèn báo đèn đỏ, xanh, vàng. 3 biển báo kí hiệu 3
loại xe ô tô, mô tô, thuyền.
3.Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về luật GT đường
bộ:Hàng ngày ai đưa con đi học? Đi bằng phương
tiện gì? Khi đi đường đi ở phía tay nào?Cô nhấn
mạnh tất cả các PTGT đều đi ở phía bên phải và chấp
hành luật lệ giao thông, đội mũ bảo hiểm …
* Hoạt động 2: Cùng chung sức
- Cô hát trẻ nghe bài hát: “Đường em đi”và giới thiệu
tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 hỏi trẻ tên bài hát , tên tác giả.
- Cô cho cả lớp hát bh 2 lần.
- Đàm thoại về tính chất của bài: vui tươi, hồn nhiên.
- Đàm thoại về nội dung của bài; Khi tham gia GT
con có chấp hành tốt luật lệ GT khôn? Đi đường ở
phía tay nào? tại sao?
- Cô cho trẻ thể hiện theo các hình thức tập thể, tổ,
nhóm, cá nhân. Cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
* Hoạt động 3:

- Bạn nào được đi ra phố chơi? ở đó có đèn đỏ, đèn
xanh không? Khi đèn nào bật thì được đi và ngược
lại,
- Trẻ hoạt động cùng
cô.
- Trẻ nghe cô hát và
thể hiện cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thể hiện theo
các hình thức


- Cô hát bài hát: “Đèn xanh đèn đỏ” 1 lần gt tên BH,
tên tg( N: Dương Vĩnh, L: Thế Hội)
- cô hát 2-3 lần khuyến khích trẻ hát cùng cô
* Hoạt động 4: TC:Về đúng bến
- Cô nêu luật TC và cho trẻ chơi 2-3 lần. Giáo dục trẻ
biết chấp hành luật lệ GT.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô hát và
thể hiện cùng cô
- Trẻ chơi TC theo
đúng luật
4 Đánh giá kết quả trẻ: …………………………………………………….
III- HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Xây dựng: Bến xe, xếp hình ô tô.
- Phân vai: Người lái xe, bé là cảnh sát giao thông,…
- Học tập: Tô màu các PTGT, đèn tín hiệu giao thông.
- Khoa hoc, toán: Chọn tranh & phân loại PTGT, tập đếm các loại xe
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

- HĐCMĐ: Quan sát Xe máy, xe đạp.
- TCVĐ: Bánh xe quay
- Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 xe trên.
- Biết chấp hành luật GT
3. Hình thức tổ chức:
- Cô và trẻ dạo chơi sân trường và chơi TC: “Bánh xe quay”. Quan sát, nx 2 xe
trên. Cô gợi ý cho trẻ nói, kể tên đặc điểm của một số PTGT và tác dụng ích lợi
của chúng đối với đời sống con người.
- VĐTN bài “ Lái ô tô” 3-4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi trò chơi.
V- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cô hướng dấn TCDG “Bịt mắt bắt dê”.
- Xây dựng bến xe.
1. Yêu cầu: Trẻ biết chơi đúng luật của trò chơi, xây dựng theo đúng yêu cầu.
Qua đó trẻ biết chấp hành tốt luật lệ GT.
2. Chuẩn bị: Khăn bịt mắt, một số đồ dùng đồ chơi, luật của trò chơi.
3. Hình thức tổ chức:
* Cô cho trẻ đứng chơi theo một vòng tròn, cô nêu luật của trò chơi, một bạn
đúng ở giwax vòng tròn và bịt mắt để đi bắt cá bạn và phải đoán đúng tên bạn là
thắng cuộc. Trò chơi tiếp tục.
* Cô bao quát cho trẻ chơi TC .
-> GD trẻ biết chấp hành luật lệ GT.
* Vệ sinh, trả trẻ /
*****
Thứ 3 ngày 23 tháng 3 năm 2010.
I- TRÒ TRUYỆN: Về một số luật lệ giao thông
- Con đã được đi những loại phương tiện giao thông nào? Khi tham gia giao
thông thì phải có ý thức như thế nào? Cô nhấn mạnh mỗi người khi tham gia

giao thông đều cần chấp hành tốt luật GT. Có luật GT đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ, đường không…
- Cô hát trẻ nghe bài hát: “ Em chơi giao thông”
II- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
MTXQ
Cho trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông
Thảo luận vì sao phải chấp hành luật lệ GT
Bài hát: “ Đèn xanh đèn đỏ”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết và nói đúng luật lệ giao thông, biết chấp hành tốt luật lệ giao thông
góp phần giữ gìn an toàn giao thông.
- Thể hiện bài hát cùng cô.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, câu đố bài thơ, bài hát về luật lệ giao thông, PTGT.
- Một số câu hỏi đàm thoại.
3. Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
Xin chào các bạn đến với chương trình“ Tôi yêu Việt
Nam” ngày hôm nay.
- Cô trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao thông mà
trẻ biết. hát bài hát: “Em chơi giao thông”
* Hoạt động 2: Hiểu biết.
- Cô hỏi trẻ khi tham gia giao thông mọi người phải
chấp hành luật lệ GT như thế nào?
+ Cô đưa tranh về giao thông đường bộ( xe máy, xe
đạp, người đi bộ…). Hỏi trẻ vị trí làn đường dành cho
từng loại xe. Tại sao phải đi như thế?( để tránh gây ra
tai nạn)
+ Cô đố trẻ về tàu thuỷ,VĐBH:“ Em đi chơi thuyền”

và treo tranh về giao thông đường thuỷ` hỏi: đây là
PTGT đường gì? Đi ở đâu? Khi ngồi trên tàu thuyền
phải ngồi như thế nào?( Ngồi đúng vị trí và mặc áo
phao).
+ Cho trẻ chơi TC: Bắt chước tiếng còi tàu và hỏi tàu
hoả đi ở đường nào? ( Đường sắt) có hàng rào ngăn
cách khi tàu đến gần thì mọi người không được đi qua
đường tàu.
.* Hoạt động 3: Trổ tài
- Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của một số phương
- Trẻ hưởng ứng cùng
cô.
- Trả lời câu hỏi
Quan sát và nhận xét.
- Trẻ quan sát và
nhận xét.
-
Trẻ chơi, hoạt động
cùng cô
tiện giao thông. Cô nói tên PTGT, trẻ nói nơi đi lại.
- Cô nói tên PTGT trẻ nói luật của PT đó;
- VD: + Cô nói Xe máy - trẻ:đội mũ bảo hiểm.
Thuyền - Mặc áo phao
- Cô nhấn mạnh: Tất cả các PTGT khi tham gia giao
thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao
thông để tránh gây ra tai nạn và giữ gìn trật tự an toàn
giao thông.Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật lệ GT
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát: “Em chơi giao
thông”.
- Trẻ hưởng ứng cùng

cô.
4 Đánh giá kết quả trẻ: ……………………………………………………
III- HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Phân vai: Người lái xe
- Xây dựng: Bãi đỗ xe
- Học tập: Dán đèn tín hiệu giao thông.
- Âm nhạc: Múa hát về giao thông
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- HĐCMĐ: Quan sát:“ Xe Máy” và trò chuyện về luật GT đường bộ
- TCHT: “ Người tài xế giỏi”
- Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu: Trẻ biết, nói đúng một số luật giao thông đuờng bộ
2. Chuẩn bị: Một số câu hỏi đàm thoại về xe máy và luật giao thông đuờng bộ
3. Hình thức tổ chức:
- Cô cùng trẻ dạo chơi cô cho trẻ bắt chước tiếng còi của 1 số loại xe. Cho trẻ
đoán về xe máy, nx nêu đặc điểm, công dụng của xe với dời sống con người.s
- Cô bao quát trẻ chơi trò chơi.
V- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Xem tranh về đường giao thông, luật giao thông đường bộ, đường thuỷ.
- TC: “ Bịt mắt đánh trống”
- Xây dựng đường phố.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết và nói về luật giao thông, biết xây dựng giao thông theo đúng yêu cầu.
2. Chuẩn bị:
- Một số tranh MTXQ về luật giao thông, bài hát về giao thông, đdđc xây dựng.
3. Hình thức tổ chức:
* Trẻ và cô cùng quan sát tranh và nói về giao thông đường bộ và đường thuỷ,
biết người tham gia giao thông phải chấp hành tốt luật lệ giao thông
* Cùng nhau xây dựng đường giao thông đẹp hơn để đi lại thuận tiện hơn
* Vệ sinh- trả trẻ./.

*****
Thứ 4 ngày 24 tháng 3 năm 2010.
I- TRÒ TRUYỆN: Về luật giao thông đường bộ.
Hàng ngày ai đưa con đi học? Đi bằng phương tiện gì? Trên đường đi gặp
những PTGT nào? Cô nhấn mạnh tất cả các PTGT đều đi ở phía bên phải và
chấp hành luật lệ giao thông, đội mũ bảo hiểm …
Cô và trẻ cùng hát bài: “Đường em đi”.
II- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
TẠO HÌNH
Cắt dán các phương tiện giao thông
Trò chơi: “ Em đi trên đường phố”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết kĩ năng sử dụng kéo để cắt, biết cách dán đúng và đẹp.
- Biết biết chấp hành luật lệ giao thông khi chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Câu hỏi đàm thoại, bài hát về một số luật giao thông.
- Kéo, giấy màu hồ dán cho cô và trẻ.
3. Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò truyện.
Trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao
thông, đi làm đoàn tàu, tiếng máy bay ù ù…ù…
* Hoạt động 2: Bài mới
- Cùng quan sát tranh cô cắt, dán hình ô tô bằng các
hình chữ nhật.
- Cô làm mẫu: Tay phải cầm kéo, tay trái cầm giấy
cắt theo đường kẻ tờ giấy bằng các hình cữ nhật. Sau
khi cắt xong cô xoa hồ vào mặt trái của tờ giấy và
dán thành hình ô tô.
- Cô cho trẻ nhắc lại kĩ năng cô vừa làm (Cắt dán

hình ô tô).
- Trẻ thực hiện kĩ năng cắt dán hình ô tô. Cô bao quát
và đến từng trẻ gợi ý giúp đỡ. Khuyến khích trẻ thực
hiện tốt, làm được nhiều ô tô có màu đẹp
+ Lưu ý: cô cho trẻ nói nơi đi lại của ô tô và luật đi
đường của ô tô khi tham gia giao thông.
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình và
nhận xét sản phẩm của bạn, được cắt dán từ các hình
- Trẻ hoạt động cùng
cô.
Quan sát cô làm mẫu
- Trẻ nhắc lại kĩ năng
cô vừa làm
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lên giới thiệu
và nhận xét sản
phẩm.
chữ nhật, cùng nhau lựa chọn sản phẩm đẹp được
yêu thích nhất để giới thiệu trướpc lớp.
-> Giáo dục trẻ biết chấp hành tốt luật giao thông khi
thanh gia giao thông, khi đi ra đường phải có người
lớn đi cùng
- Cô cùng trẻ cùng hát bài “Em đi trên đường phố”
- Trẻ hoạt động cùng

4 Đánh giá kết quả trẻ: ……………………………………………………
III- HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Phân vai: Bé là cảnh sát giao thông
- Xây dựng: Bãi đỗ xe

- Học tập: Cắt dán đèn tín hiệu giao thông.
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- HĐCMĐ: Quan sát tranh và trò chuyện về luật giao thông.
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Nhặt là xếp thành đường giao thông.
1. Yêu cầu:biết, nói đúng một số luật giao thông đuờng bộ, đường thuỷ, đường
sắt và đường hàng không, một số bài hát về giao thông.
- Chơi trò chơi theo đúng luật.
2. Chuẩn bị: Một số câu hỏi đàm thoại, bài hát, bài thơ về luật lệ giao thông.
3. Hình thức tổ chức:
Cùng nhau quan sát tranh chơi trò chơi, bài hát về giao thông. Trẻ biết đi đúng
phần đường quy định.
- Cô bao quát để trẻ chơi.
V- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện với trẻ về luật giao thông ở các tuyến đường.
- Trò chơi dân gian: “ Bịt mắt bắt dê”
- Xây dựng đường phố.
1. Yêu cầu: Trẻ biết và nói đúng về luật giao thông ở các tuyến đường.
- Biết chấp hành tốt lật lệ giao thông
2. Chuẩn bị: Một số đồ dùng, câu hỏi đàm thoại về luật giao thông
- Bài hát : “ Em chơi giao thông”.
3. Hình thức tổ chức:
* Hát bài “ Em chơi giao thông”
* Cùng trẻ nói về luật giao thông đường bộ. Muốn đường đi thuận lợi hơn cần
phải làm gì? Cùng nhau xây dựng đường giao thông
* Cô bao quát trẻ chơi theo ý thích.
* Vệ sinh- trả trẻ./.
*****
Thứ 5 ngày 25 tháng 3 năm 2010.
I- TRÒ TRUYỆN: Về luật giao thông đường thuỷ

Cô hỏi trẻ đã có bạn nào được điâtù thuyền chưa? Tàu thuyền đi ở đâu? Khi
tham gia giao thông đường thuỷ phải chấp hành luật như thế nào? Cô nhấn
mạnh khi tham gia giao thông đường thuỷ mọi nguời phải ngồi cách xa mép tàu
thuyền và phải mặc áo phao bảo hộ, không chở quá số người quy định
- Bài hát: “ Em đi chơi thuyền”
- II- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
TOÁN
Định hướng không gian phải trái
Tập đọc các số trên biển số xe
Trò chơi “ Ô tô vào bến”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết định hướng trong klhông gian xác định được phía phải-trái.
- Biết và đọc theo cô một số chữ số.
- Chơi theo đúng luật trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một ô tô, một xe máy có gắn chữ số vào xe. ĐD của cô giống của trẻ
có kích thước hợp lý.
- Bài hát về giao thông, một số biển báo, tranh MTXQ về giao thông.
3. Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Xin chào các bạn đến với chương trình:“ Tôi yêu
Việt Nam ” ngày hôm nay. Và có rất nhiều các loại
xe đến để tham dự với chương trình.
- Cô đố trẻ về một số PTGT và giới thiệu về xe
đó.Cho trẻ tập đọc, làm quen với các chữ số từ 1 đến
5 và một số PTGT.
* Hoạt động 2: Bài mới
Cô đưa ra một bức tranh cho trẻ quan sát và nhận xét
về làn đường theo đúng luật chưa. Làn đường nào

dành cho ô tô, xe máy và người đi bộ?
- Trẻ nhận xé có một PTGT nào đi sai phần đường
dành cho xe mình?
- Khi tham gia giao thông phải đi ở phía nào?
- Cô cho trẻ cầm ô tô ở tay phải, xe máy ở tay trái và
- Trẻ hưởng ứng
cùng cô.
- Trẻ đoán câu đố và
nhận xét
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
nhận xét 2 PTGT trên.
- Yêu cầu đặt xe máy về phía bên trái, đặt ô tô ở phía
bên phảỉ … cứ thế cô cho trẻ đổi phía và nhận xét
theo tập thể, cá nhân.
* Hoạt động 4: TC: “ Ô tô vào bến”
- Vẽ hai đường thẳng trẻ vừa đi vừa làm động tác lái
xe, cô yêu cầu trẻ lái xe về bến ở phía tay trái của
mình .
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ xem cô thể
hiện.
- Trẻ thể hiện cùng
cô.
- Trẻ chơi trò chơi.
4 Đánh giá kết quả trẻ: ……………………………………………………
III- HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Xây dựng: Xếp tàu hoả, ôtô.

- Phân vai: Bé làm cảnh sát giao thông.
- HT: Chọn tranh và phân loại phương tiện giao thông.
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- HĐCMĐ: Quan sát tranh về giao thông đường thuỷ.
- VĐ: Chèo thuyền.
- TCDG: Lộn cầu vồng. Xếp đường giao thông đường thuỷ từ lá rụng.
1. Yêu cầu: Trẻ biết một số luật giao thông đường thuỷ. Trẻ biết vận động theo
nhịp bài hát “ Em đi chơi thuyền"
2. Chuẩn bị: Tranh tàu thuyền trên sông biển, BH: “ Em đi chơi thuyền”.
Một số đồ dùng, đồ chơi.
3. Hình thức tổ chức:
- Cô trò chuyện với trẻ về PTGT đường thuỷ. Quan sát và nhận xét tranh( so
sánh thuyền to - nhỏ)
- VĐBH: “ Em đi chơi thuyền”. Vận động chèo thuyền.
- Cô bao quát cho trẻ chơi trò chơi.
V- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Đọc thơ, kể chuyện về một số luật lệ giao thông.
- TCDG: “ Rồng rắn”- xếp đoàn tàu.
1. Yêu cầu: Trẻ chú ý nghe và hưởng ứng cùng cô. Chơi đúng luật TC
2. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, một số câu hỏi đàm thoại, bài hát về PTGT
3. Hình thức tổ chức:
- BH: “ Đèn xanh đèn đỏ”, cô cho trẻ đọc thơ, kể cho trẻ nghe chuyện “ Kiến
con đi qua cầu”.
- Trò chơi: “Rồng rắn”
* Vệ sinh- trả trẻ.
*****
Thứ 6 ngày 26 tháng 3 năm 2010.
I- TRÒ TRUYỆN: Về một số luật giao thông mà trẻ biết.
- Hàng ngày khi đi học trên đường con gặp những loại PTGT nào? Các loại
PTGT đi trên đường có chấp hành luật lệ GT không? Khi ra đường con có

người lớn di cùng không? BH: “ Em chơi giao thông”
- Cô kể chuyện: “ Gấu con qua cầu”
II- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
VĂN HỌC
Thơ: “ Gấu con qua cầu”
Đọc và đoán về PTGT
1. Yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe câu đố, đoán đúng câu đố.
- Chú ý lắng nghe cô kể và hương ứng cùng cô.
2. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài thơ, Câu hỏi đàm thoại về giao thông và luật
lệ giao thông.
3. Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô trò chuyện với trẻ về một số loại PTGT bằng
các câu đố về xe đạp, tàu thuỷ, máy bay.
- Cô đưa tranh một cái ôtô cho trẻ quan sát, nhận xét
* Hoạt động 2: Bài mới.
- Cô và trẻ cùng nhau đọc bài thơ “Gấu con qua cầu”
(2 lần).
- Giáo dục trẻ về giao thông
- Cô giới thiệu về một cuộc thi giao thông của họ nhà
kiến.
- Cô kể lần 1: không có tranh
- Cô kể lần 2: Sử dụng tranh minh hoạ.
+ Trích dẫn đàm thoại: Tên câu truyện là gì? Họ nhà
kiến tổ chức cuộc thi gì?(tìm hiểu luật ATGT). Cuộc
thi được tổ chức ở đâu? Đo bằng gì? Số lượng là bao
nhiêu? Ai làm trọng tài? Tại cuộc thi có những ai
tham gia? Có những PTGT nào?

+ Khi có tiếng hô “Bắt đầu” có chuyện gì sảy ra?”…
Tại sao đội kiến kim lại đứng im không xuất phát?
(Vì cô giáo dặn không được xuống lòng đường,
muốn qua đường phải có người lớn đi cùng)
* Hoạt động 3: Trổ tài
- Cô kể lần 3: Khuyến khích trẻ kể cùng cô
+ Cô nhấn mạnh các bạn kiến kim thật ngoan, giỏi,đã
hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông. Chúng mình
- Trẻ hoạt động cùng

- Trẻ quan sát, nhận
xét
- Trẻ thể hiện cùng


- Chú ý nghe cô kể
và hưởng ứng cùng

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

cần phải học tập các bạn ấy khi ra đường phải như
thế nào?
- Bài hát: “Em chơi giao thông”.
- Trẻ thể hiện bài hát
4. Đánh giá kết quả trẻ: ……………………………………………………
III- HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Xây dựng: Ga tàu, bến ôtô.
- Phân vai: Bé làm chú cảnh sát giao thông.

- Học tập: Chơi làm người lái xe, tô màu tranh.
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- HĐCMĐ: Quan sát Xe máy, trò chuyện về một số luật lệ giao thông
- TCDG: Lộn cầu vồng.
- Chơi theo ý thích, nhặt hoa xếp PTGT đường phố.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết nói đúng về một số luật lệ giao thông.
- Biết chấp hành đúng theo luật giao thông.
2. Chuẩn bị: Một số câu hỏi đàm thoại về xe máy, về luật lệ giao thông, một xe
máy. đồ dùng đồ chơi
.3. Hình thức tổ chức:
- Cô và trẻ dạo chơi sân truờng, cô cho trẻ chơi TC “ Bắt chước tiếng kêu của
một số PTGT” cô bao quát gợi ý cho trẻ nói về luật GT, nhận xét đặc điểm của
xe lợi ích đối với đời sống con người.
- Giáo dục trẻ biết chấp hành tốt luật lệ GT.
- Cô bao quát cho trẻ chơi trò chơi.
V- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn luyện hình vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn.
- Văn nghệ cuối tuần.
- Bình hoa bé ngoan.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt điểm giống và khác nhau giữa các hình.
- Thể hiện tốt những bài hát trẻ yêu thích.
2. Chuẩn bị: Một số hình vuông, tam giác, chữ nhật, tròn. Một số dụng cụ âm
nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Cô cho trẻ lên tìm, so sánh phân biệt các hình tròn, tam giác, chữ nhật. Tìm đồ
dùng đồ chơi có dạng các hình trên.
- Xếp hình PTGT từ các hình trên.
- Trẻ lên biểu diễn văn nghệ theo ý thích.

- Cùng bình hoa bé ngoan.
- Vệ sinh- trả trẻ./.
*****
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(Thực hiện 1 tuần từ ngày29/3
"
2/4/2010)
A- YÊU CẦU
- Trẻ biết một số loại phương tiện giao thông thường gặp: Xe đạp, xe máy, ô tô,
tàu thuyền, máy bay…
- Biết tác dụng, ,ích lợi từng loại PTGT đối với đời song con người, câch giữ
gìn, bảo quản.
- Biết nhnững PTGT thuộc nhóm GT đường bộ, thuủy, sắt, đường không.
- Biết các PTGT khi tham gia phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
B- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.
Giáo viên thực hiện
Thời gian MÔN NỘI DUNG
Thứ 2 THỂ DỤC
- Đi theo đường dích dắc.
- TC: “ Ô tô về bến”
- Trò chuyện về một số PTGT
ÂM NHẠC
- DH: “Đi tầu”
- NH: “Anh phi công ơi”
- TC: Về Đúng bến
Thứ 4 MTXQ
- Làm quen với một số loại PTGT
- BH: “ Em chơi giao thông”
- TC: “ Ô tô về bến”
Thứ 5 VĂN HỌC

- Thơ: “ Xe cần cẩu”
- BH: “ EM chơi giao thông”
-
Thứ 6 TOÁN
- Nhận biết gọi tên khối vuông, khối
chữ nhật.
- BH: “ EM chơi giao thông”
- Xếp hìmh PTGT
C- KẾ HOẠCH TUẦN
I- Thể dục buổi sáng
- Hô hấp: Máy bay ù ù…ù.
- Tay: Hai tay dang ngang, đưa trước
- Chân: Khuỵ gối chân trước, chân sau thẳng.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Bật : Bật tách chân khép chân.
1. Yêu cầu:
- Trẻ tập đều, tập đúng động tác theo nhịp bài hát “Em chơi giao thông”
- Cúi người phía trước ngón tay chạm đầu bàn chân.
- Bật tách, khép chân, chân phải thẳng.
2. Chuẩn bị: Sân tập rộng rãi, sạch, thoáng mát, bài hát “Em chơi giao thông”
một số câu hỏi, câu đố về PTGT.
3.Hình thức tổ chức:
* Khởi động: Cô cho trẻ đi, chạy kết hợp kiễng chân theo các thế sau đó triển
khai thành 2 hàng ngang theo tổ.
* Trọng động:
- Hô hấp: Hai tay khum trước miệng thổi mạnh đồng thời 2 tay đưa ra ngang.
- Tay: N1: Hai tay ra ngang, lòng bàn tay ngửa. N2: Gập khửu tay ngón tay
chạm vai. N3: Như N1. N4: VTTCB.
- Chân: TTCB: Đứng tự nhiên.
N1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa. N2: khuỵu gối, hai tay đưa ra

trước lòng bàn tay sấp. N3: Như N1, N4 về TTCB đổi bên và thực hiện tiếp.
- Bụng: TTCB. Đứng tự nhiên.
N1: Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau. N2: Cúi người phía trước.
N3: Như N1. N4 về TTCB, khi cúi người chân thẳng.
- Bật : TTCB: Hai tay chống hông bật theo nhịp hô cô cho bật chậm sau đó
nhanh dần
Cô khuyến khích động viên trẻ tập đều, đúng động tác.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 1-2 vòng xung quanh sân.
II- Hoạt động góc.
- Xây dựng: Bến xe, xếp hình ô tô, tàu hoả, xếp đường giao thông
- Phân vai: Người lái xe, bé là cảnh sát giao thông,…
- Học tập: Cắt dán, tô màu các PTGT, đèn tín hiệu giao thông.
- Khoa hoc, toán: Chọn tranh & phân loại PTGT, tập đếm các loại xe
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết thoả thuận chơi, chơi đoàn kết, hoàn thành nhiệm vụ đảm nhiệm của
vai chơi.
- Biết bố trí, sắp xếp, biết kết hợp, thể hiện mối quan hệ giữa các vai chơi với
nhau để buổi chơi thêm phong phú.
2. Chuẩn bị:
- Cây xanh, cây hoa, khối hộp, rau quả, đồ chơi.
- Tranh, sách về cây, quả.
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
3. Hình thức tổ chức:
* Thoả thuận chơi:
Cô và trẻ cùng nói về mùa xuân cây xanh cho trẻ kẻ tên một số loài cây mà trẻ
biết: Cây ăn quả, cây lấy gỗ, … cô giới thiệu các góc chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ về vị trí vai chơi mình đảm nhiệm và tiến hành chơi. Phân công công việc
cho từng nhóm chơi, từng vai chơi.
- Trẻ đi giao lưu giữa các vai chơi với nhau một cách có văn hoá. Chú lái xe chở

nguyên vật liệu xây dựng các chú xây dựng sắp xếp khu đỗ xe xếp các hình về
các PTGT.
- Góc học tập: cùng tô mầu, vẽ, cắt dán về các PTGT
- Góc khoa học-toán: Chọn theo đúng yêu cầu, đếm đúng số lượng
* Nhận xét: Cô dựa vào thoả thuận ban đầu để nhận xét tuyên dương trẻ đồng
thời rút kinh nghiệm để buổi chơi sau trẻ HĐ tốt hơn.
*****

×