Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 137 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Xác lập chủ quyền quốc gia
về thềm lục địa
Chuyên ngành

: Luật Quốc tế

Mã số

: 60 38 60

Luận văn thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến

Hà Nội - 2009

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Xác lập chủ quyền quốc gia


về thềm lục địa
Chuyên ngành

: Luật Quốc tế

Mã số

: 60 38 60

Luận văn thạc sĩ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến

Hà Nội - 2009

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và thanh tốn tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thu Thuỷ


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mục lục
Lời cam đoan
Mục lục ......................................................................................................... 1
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................................... 3
Mở đầu .......................................................................................................... 4
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thềm lục địa .............................. 9
1.1. Lịch sử hình thành thềm lục địa trong thực tiễn và dưới góc độ khoa
học pháp lý ................................................................................................. 9
1.2. Khái niệm thềm lục địa về mặt địa chất .............................................. 12
1.3. Khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý .............................................. 14
1.3.1.Quá trình hình thành khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý trước
khi Công ước về Luật biển ra đời........................................................... 14
1.3.2. Xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa trước Công ước 1958 .... 17
1.3.3. Thềm lục địa theo Công ước Giơnevơ 1958. ................................ 19
1.3.4. Thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982 ................................ 27
1.4. Cơ sở pháp lý để xác định ranh giới của thềm lục địa được quy định
trong Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế .................. 43
1.4.1. Thềm lục địa được quy định trong pháp luật của các quốc gia .... 43
1.4.2.Các điều ước quốc tế song phương và đa phương quy định về thềm
lục địa.................................................................................................... 49
1.5. Vai trò của thềm lục địa ..................................................................... 51
1.5.1.Nguồn lơi về mỏ, khống sản ........................................................ 52
1.5.2. Những trầm tích và kết hạch ........................................................ 54
1.5.3. Dầu khí và hơi đốt ....................................................................... 54
1.5.4. Nguồn lợi sống............................................................................. 56
Chương 2: Xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa .......................... 59

2.1.Cơ sở lý luận của nguyên tắc chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa. .....59
2.1.1. Thềm lục địa là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia ..................... 59
2.1.2. Nội dung của nguyên tắc chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa. ..... 60
2.2. Xác lập chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa theo Công ước Luật
biển 1982 .................................................................................................. 64
2.2.1.Giới hạn thềm lục địa của quốc gia ven biển ................................ 66

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.2. Thềm lục địa được xác định theo bề rộng nằm ngoài giới hạn 200
hải lý...................................................................................................... 68
2.2.3.Thềm lục địa được xác định theo phương pháp bề dày trầm tích. ..... 69
Chương 3: Quan điểm của Việt Nam về thềm lục địa ................................ 1
3.1.Vị trí và cấu trúc thềm lục địa của Việt Nam......................................... 1
3.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thềm lục địa ............ 7
3.3. Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam về thềm lục địa theo các hiệp
định được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng. ........................ 12
3.3.1. Việt Nam và Inđônêxia ................................................................. 14
3.3.2. Việt Nam và Malaixia .................................................................. 22
3.3.3. Việt Nam và Thái Lan .................................................................. 24
3.3.4. Việt Nam và Philippin .................................................................. 32
3.3.5.Việt Nam và Trung Quốc .............................................................. 34
3.4. Một số đề xuất dưới góc độ pháp luật quốc gia nhằm xác định rõ chủ
quyền của Việt Nam về thềm lục địa. ........................................................ 44
3.4.1. Tổ chức nghiên cứu, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật quốc
tế về thềm lục địa. .................................................................................. 46
3.4.2. Một số giải pháp vềxây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản của

các cơ quan quản lý nhà nước về “xác lập chủ quyền quốc gia về thềm
lục địa” ................................................................................................. 47
3.4.3 Tiến tới xây dựng về Luật thềm lục địa ......................................... 51
Kết luận....................................................................................................... 54

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Danh mục các hình vẽ
Hình 1: Sơ đồ phương pháp xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo
tiêu chuẩn trầm tích ....................................................................... 71
Hình 2: Sơ đồ phương pháp xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo
tiêu chuẩn khoảng cách ................................................................. 72
Hình 3: Giới hạn tối đa của thềm lục địa theo Điều 76, mục 5 ................... 73
Hình 4: Sơ đồ chiều rộng tối đa của thềm lục địa theo đường đẳng sâu
(Điều 76, mục ................................................................................ 74

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mở đầu
1.Tính cấp thiết
Với diện tích chiếm 71% bề mặt trái đất, từ xưa đến nay biển luôn được
coi là cái nơi của sự sống trên hành tinh và có vai trị vơ cùng quan trọng đối
với đời sống của lồi người. Biển là mơi trường đầu tiên phát triển giao lưu
giữa các đại lục, biển là nơi dự trữ khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

để đảm bảo sự sống và phát triển của con người.
Nếu như trước đây biển được coi là “khu vực sân chung”của loài người
thì ngày nay, với việc các quốc gia ven biển muốn xác lập chủ quyền hoặc
quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác các tài nguyên thiên nhiên
trong các vùng biển đã trở thành một vấn đề nhạy cảm và hết sức phức tạp
trong Luật quốc tế về biển.
Thềm lục địa - vùng thuộc quyền tài phán quốc gia - là một trong
những vấn đề quan trọng và hấp dẫn có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và
quân sự. Thềm lục địa với diện tích rộng 66.200.000km2, bằng36% diện tích
lục địa, cung cấp một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, là nơi cung
cấp nguyên nhiên liệu phục vụ quốc phòng và là nơi thuận lợi để đặt các thiết
bị quân sự.Lớp đá trầm tích thuộc nguyên đại đệ tam ở đấy, là nơi chứa nhiều
tài nguyên thiên nhiên, dày hơn bất cứ nơi nào trên lục địa. Chỉ tính đến vùng
thềm có mực nước sâu 300m thì trữ lượng dầu thơ có thể lên tới 700 thùng và
trữ lượng khí đốt có thể tương đương với 50 tỷ thùng dầu thơ. Chính những
điều này đã dẫn đến ngay từ khi ra đời thềm lục địa đã có một vai trị to lớn về
ý nghĩa pháp lý.
Vì vậy cuộc đấu tranh địi quyền làm chủ đối với tài nguyên thiên nhiên
trong thềm lục địa đã trở thành một vấn đề quan trọng trong Luật biển quốc tế
hiện đại. Nó thu hút sự quan tâm và chú ý của tất cả các quốc gia có biển và
khơng có biển.
Trước tình hình đó Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị Luật biển lần
thứ nhất (sau 10 năm chuẩn bị) tại Giơnevơ năm 1958 đã thống nhất và đi đến
4 Công ước về Luật biển. Hội nghị về Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ
(năm 1960) nhưng khơng có kết quả, và lần thứ ba được tiến hành năm 1982,
họp tất cả 11 khoá trong 9 năm và cuối cùng đã được thông qua Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển (sau đây gọi tắt là Công ước 1982).

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Là kết quả của một quá trình thương lượng lâu dài nhằm làm pháp điển
hoá và phát triển tiến bộ những nguyên tắc, quy phạm của ngành luật biển
quốc tế, Công ước 1982 được coi là một thành công lớn của Luật biển quốc
tế. Với 17 phần bao gồm 320 Điều, 9 phụ lục, Công ước là một văn kiện pháp
lý tổng hợp, toàn diện, đề cập đến tất cả các vấn đề quan trọng nhất về biển và
đại dương, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ trên biển của mọi quốc gia (có
biển hay khơng có biển, hoặc có chế độ kinh tế xã hội khác nhau...)
Do đó tại Hội nghị này nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến biển và các
tài nguyên thiên nhiên của biển được đặt ra và được chia làm hai vấn đề:
- Các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.
- Vùng biển quốc tế.
Chính vì thế cùng với Hiến chương của Liên Hợp Quốc, Công ước Luật
biển 1982 được coi là một trong những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương
quan trọng nhất được thông qua trong lịch sử của tổ chức này.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài trên 3260 km nằm ở trung
tâm biển Đông với một thềm lục địa rộng lớn nên Việt Nam có nhiều thuận
lợi trong việc sử dụng và khai thác biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước. Biển Việt Nam nằm đối diện và tiếp giáp với nhiều
nước như (Inđônêxia, Malayxia, Thái lan, Philipin, Brunêy, Campuchia, và
Trung Quốc). Chính vì yếu tố này nên thềm lục địa của Việt Nam có nhiều
vùng bị chồng lấn với các quốc gia có vùng biển khác, đặc biệt trong quá trình
sử dụng và khai thác biển như việc thăm dò và khai thác các tài nguyên liên
quan đến thềm lục địa, đặc biệt là khai thác dầu khí góp phần vơ cùng quan
trọng vào nền kinh tế của nước ta. Với tư cách là một quốc gia thành viên của
Công ước Luật biển 1982 Việt Nam muốn xác lập quyền chủ quyền của mình
đối với thềm lục địa. Cho nên có nhiều vấn đề liên quan đến thềm lục địa
được đặt ra và cần phải giải quyết. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm

lục địa trong Luật biển quốc tế hiện đại nói chung và với Việt Nam nói riêng
thềm lục địa là một trong những vấn đề cần phải đi sâu và nghiên cứu.
Đó cũng chính là lý do của tơi khi chọn đề tài: “Xác lập chủ quyền của
quốc gia đối với thềm lục địa”
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Thềm lục địa là một trong những vấn đề chuyên nghành khó. Do đó
trong một vài năm qua mới chỉ có một vài tác phẩm nghiên cứu về thềm lục
địa. Cụ thể ở nước ta có một số tác phẩm như:
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-“Thềm lục địa-những vấn đề pháp lý quốc tế” của nhà xuất bản Pháp
lý Viện quan hệ quốc tế Hà Nội năm 1990 của tác giả Phạm Ngọc Chi.
-“Phân định thềm lục địa” Tài liệu của Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại Giao.
-“Những điều cần biết về Luật biển” nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội năm 1997 của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao.
- Vị trí chiến lược vấn đề biển và Luật biển ở khu vực Châu á Thái
Bình Dương.
Các cơng trình bài viết kể trên đã đưa ra những khái niệm cụ thể phản
ánh thế nào là thềm lục địa và xu hướng xác lập chế độ pháp lý của các quốc
gia đối với thềm lục địa. Tuy nhiên thì vấn đề thềm lục địa có một vai trò hết
sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đang là một trong
những điểm “nóng”thậm trí cịn xảy ra tranh chấp trong vấn đề xác lập quyền
chủ quyền. Do đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc
nghiên cứu về thềm lục địa cần phải phát huy nhiều hơn nữa để có thể vạch ra
những con đường, bước đi trong việc xác lập quyền chủ quyền của quốc gia
đối với thềm lục địa phù hợp nhất ở Việt Nam.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích của đề tài
Ngày nay, biển đóng một vai trị quan trọng trong đời sống của con
người. Nó là nơi bắt nguồn của sự sống và có nhiều điều kiện thuận lợi cho
cuộc sống của con người. Trong đó thềm lục địa là một vùng biển được đặc
trưng bởi sự giàu có về tài ngun sinh vật và khơng sinh vật.
Thềm lục địa, nói một cách khái quát, là phần lục địa bị ngập dưới biển,
tiếp với bờ biển, nằm ở dưới những độ sâu khác nhau và có chiều rộng khác
nhau. Do có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quân sự mang tính chiến lược quan
trọng và do đặc điểm riêng của mình thềm lục địa nói chung và chế độ pháp
lý của nó nói riêng đã trở thành một vấn đề quan trọng mà mỗi một quốc gia
đều hướng đến với xác lập chủ quyền của mình trong việc khai thác các tài
nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật ở thềm lục địa.
Cũng như các quốc gia khác Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ
biển dài 3260 km, với một thềm lục địa rộng lớn và chứa nhiều tài nguyên
thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của Việt Nam hầu như cịn
ngun vẹn chưa được khai thác nhiều vì điều kiện thăm dò khai thác do
chúng đều nằm ở dưới độ sâu 100m nước.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Việt Nam lại đối diện và tiếp giáp với nhiều nước nên có nhiều vấn đề
cần liên quan đến thềm lục địa được đặt ra, nhất là việc hoạch định thềm lục
địa giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong việc thăm dò, khai thác tài
các nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa đặc biệt là dầu hoả và khí đốt phụ
thuộc hồn tồn vào chỗ là vùng thềm của Việt Nam được kéo dài đến giới
hạn nào?
Với ý nghĩa đó việc xác lập chủ quyền của các quốc gia có biển cũng

như khơng có biển trong việc khai thác tài các nguyên thiên nhiên ở thềm lục
địa là một điều hết sức quan trọng trong Luật biển quốc tế hiện đại nói chung
và đối với Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những vấn đề mà cần được
đi sâu nghiên cứu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu đi sâu vào việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực
tiễn việc xác lập chủ quyền của quốc gia đối với thềm lục địa đặc biệt là
quyền chủ quyền của quốc gia trong việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác thăm
dò các tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa trong Luật biển quốc tế
hiện đại nói chung và với Việt Nam nói riêng luận văn chủ yếu đi sâu nghiên
cứu về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa trong việc
khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
Luận văn sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
Những vấn đề lý luận chung về thềm lục địa
Xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa theo Công ước Luật biển
1958, 1982
Xác lập chủ quyền quốc gia của Việt Nam về thềm lục địa và qua đó sẽ
nêu ra một số đề xuất dưới góc độ Luật pháp quốc tế để nhằm xác định rõ chủ
quyền quốc gia về thềm lục địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về cơ bản tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp logic kết hợp với lịch sử để
nghiên cứu về xác lập chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, thống kê, phân tích,
quy nạp, diễn dịch, mơ hình hóa ... để làm rõ những luận điểm được đề cập
trong luận văn.
7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương1: Những vấn đề lý luận chung về thềm lục địa
Chương 2: Xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa
Chương 3: Quan điểm của Việt Nam về thềm lục địa
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận về thềm lục địa
- Phân tích, đánh giá những yếu tố ban đầu lịch sử hình thành thềm lục địa
- Việc xác lập quyền chủ quyền của quốc gia có biển cũng như quốc
ven biển trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong thềm lục địa.
- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm
xây dựng việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa
- Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ và làmm rõ những vấn đề
trên tơi đó lựa chọn đề tài này.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
về thềm lục địa
1.1. Lịch sử hình thành thềm lục địa trong thực tiễn và dưới góc độ
khoa học pháp lý
Thềm lục địa hỡnh thành từ khi “tạo thiờn lập địa”. Loài người phát
hiện ra nó từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Có quy chế pháp lý quốc tế được tất

cả các nước công nhận từ khi ký Cụng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982
Cuối thế kỷ 19, những cuộc khảo sát biển của nước Anh phát hiện dưới
đáy biển, bên ngồi lónh hải, cú một phần đất rộng lớn tiếp giáp đất liền, có
nước biển phủ lên trên, nhưng chưa xác định cụ thể nó là gỡ? Giỏ trị của nú
đối với đời sống của người ra sao?
Khái niệm “thềm lục địa” ra đời cùng với sự kiện một số quốc gia nhận
thấy tầm quan trọng của các tài nguyên thiên nhiên ở vùng thềm ngoài khơi
bờ biển đối với nền kinh tế quốc dân của họ và tuyên bố giành quyền kiểm
soát các hoạt động thăm dò khai thác và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở
đó.
Con người trên trái đất trước đây tuy đã biết khai thác tài nguyên thiên
nhiên của thềm lục địa từ lâu đời, nhưng cũng chưa chú ý đầy đủ hết mọi khía
cạnh kinh tế, chính trị và pháp lý của nó. Vì người ta cũng chưa có một quan
niệm đầy đủ, rõ ràng về thềm lục địa là như thế nào. Nhưng khi khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển, khả năng của con người ngày càng được vươn xa
tới những tài nguyên vô cùng phong phú ở thềm lục địa. Thì ý nghĩa về mặt
pháp lý của thềm lục địa ngày càng được quan tâm.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã mở ra một tiền đồ
hứa hẹn trong việc khai thác nguồn lợi khoáng sản vơ cùng giàu có của thềm
lục địa, nhất là trong tồn bộ diện tích của các biển và đại dương trên thế giới.
Do vậy thềm lục địa là nơi dễ nghiên cứu, dễ khai thác nhất đã khiến cho tất
cả các quốc gia ven biển phải quan tâm bảo vệ những nguồn lợi thiên nhiên ở
vùng thềm lục địa bao quanh nước mình.
Muốn bảo vệ tất cả những tài nguyên thiên nhiên ưu đãi ở thềm lục địa,
các quốc gia “đơn phương” đưa ra tuyên bố xác định chủ quyền của quốc gia
mình đối với thềm lục địa dưới dạng các văn bản pháp lý như: tuyên bố, quyết
định hay những điều ước song phương, đa phương giữa hai hay nhiều quốc
9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gia nhằm xác định chủ quyền và giải quyết tranh chấp đối với những vùng
thềm lục địa bị chồng lấn trên một vùng biển.
Tuyên bố đầu tiên là Tuyên bố ngày 29 tháng 9 năm 1916 của Nga
hoàng về chủ quyền đối với các đảo khơng có người ở miền Bắc Xi -Bê - Ri.
Thực ra lúc ấy Chính phủ Nga hồng mới nhằm tới quyền đánh cá chứ chưa
có ý thức về thềm lục địa với những tài nguyên theo quan niệm như ngày nay
(năm 1924 chính phủ Liên xơ đã chính thức xác định Tun bố này).
Điều cần lưu ý là người đầu tiên đề cập tới thềm lục địa và tài nguyên ở
đó là Hugh Robert Mill sử dụng lần đầu tiên vào năm 1887. Sau đó nó xuất
hiện trong đề nghị của nhà hải dương học người Tây Ban Nha Odon de Buer.
Trong Hội nghị quốc gia về ngư nghiệp (National Fisiery congeress) ở
Madrid năm 1916, ông cho rằng lãnh hải của Tây Ban Nha cần phải được mở
rộng ra trên toàn bộ “thềm lục địa” bởi vì đó là một biện pháp có hiệu qủa để
giữ gìn và bảo vệ cá khơng bị đánh bắt một cách ồ ạt và huỷ diệt. Các chuyên
gia người Arhentina Storni và Suarez, người Bồ Đào Nha Almeida d’Eca năm
1921, Barbosa de Magalhaes năm 1926, Nhưng sau đó danh từ “thềm lục địa”
hầu như bị lãng quên.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của khái niệm thềm lục địa
ta thấy điểm xuất phát là Hiệp định ký giữa Anh và Vênêzuêla ngày 26 tháng
2 năm 1942 về các vùng đất dưới biển ở vịnh Paria nằm giữa Vênêzuêla và
Trinidad (thuộc Anh), trong Hiệp định này chưa ghi rõ thuật ngữ “thềm lục
địa” mà chỉ nói chung chung là “đáy biển và lịng đất dưới đáy biển ngồi
lãnh hải của các bên”
Hiệp định còn quy định mỗi bên tham gia Hiệp định công nhận chủ
quyền của bên kia đối với “vùng đất và lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp với
bờ biển của nước đó cho tới đường phân chia”
Mãi đến tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28 tháng 9 năm

1945 thuật ngữ “thềm lục địa” mới được chính thức đề cập tới. Trong bản
tuyền bố này Mỹ đã đề căn cứ vào cơ sở địa lý, địa chất của thềm lục địa và
đã gắn khái niệm đó với vấn đề tìm kiếm và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Bản tuyền bố nêu rõ: “ Chính phủ Mỹ coi những tài nguyên thiên nhiên ở
lòng đất và đáy biển của thềm lục địa nằm dưới biển cả kế cận với bờ biển
của Mỹ là thuộc về Mỹ, thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Mỹ”.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đồng thời Mỹ cũng đã nêu ra một luận điểm về thềm lục địa có thể
được coi là sự kéo dài của lãnh thổ quốc gia ven biển và như vậy đương nhiên
là thuộc quyền tài phán của quốc gia đó. Tuy khơng nói rõ giới hạn ngồi của
sự kéo dài đó đến đâu, tuy nhiên sau đó Nhà trắng đã có một bài giải thích rõ
thềm lục địa là “vùng đất ngập dưới nước, tiếp giáp với lục địa, độ sâu khơng
q 150 sải (600 feet)”. Giải thích đó là một bổ sung cho định nghĩa về thềm
lục địa của Mỹ. Như vậy trong tuyên bố Truman, khái niệm về mặt pháp lý
của thềm lục địa đã khá rõ ràng.
Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trumam, một loạt các nước ven biển
khác, chủ yếu là các nước Mỹ La tinh, cũng ra những tuyên bố tương tự xác
lập quyền tài phán hoặc chủ quyền đối với thềm lục địa kế cận bờ biển của
mình như: Cuba 1945, Mêhicơ 1945-1949, Achentina 1946, Chilê, Pêru,
Equatơ 1947, Côtxta- Rita 1948, Brazin 1950, Irăng, Arập, Xê-út 1949, Tiểu
vương quốc Bahrein 1949, Tiểu vương quốc Co-et 1949.Phần lớn các Tuyên
bố này đều cho rằng “thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của đất liền”.
Nhưng về giới hạn bên ngoài của thềm lục địa đã có một số quy định khác
nhau. Có Tuyên bố nêu thềm lục địa kéo dài đến độ sâu 200m (Tuyên bố của
Mêhicô ngày 29 tháng 10 năm 1945). Tuyên bố của Chi lê ngày 25 tháng 6

năm 1947 không xác định rõ độ sâu hay bề rộng là bao nhiêu, trong tuyên bố
này Chi lê chỉ nêu rõ: “Chính phủ Chi lê khẳng định và tuyên bố chủ quyền
quốc gia đối với vùng biển tiếp giáp với bờ biển của mình bất kể ở độ sâu nào
và trong giới hạn cần thiết để bảo vệ, quản lý và khai thác các tài ngun
thiên nhiên.”
Thậm chí có những nước như El Slavador lại tuyên bố thềm lục địa của
họ kéo dài ra đến “200 hải lý kể từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất của bờ
biển”. Mỹ là quốc gia đầu tiên tuyên bố về thềm lục địa nhưng sau khi các
nước khác tuyên bố thì Mỹ lại cùng với Anh kịch liệt chống lại. Sở dĩ như
vậy, vì mục đích cơ bản của tun bố Truman năm 1945 là nhu cầu tìm kiếm
các tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển để phục vụ cho kinh tế của Mỹ sau
chiến tranh, còn các bản tuyên bố của các nước Châu Mỹ La tinh đã đe doạ
lợi ích của Mỹ và Anh (như trường hợp một số nước tuyên bố đòi cả chủ
quyền đối với thềm lục địa như Achentina)
Qua quy định của các nước, khái niệm pháp lý về thềm lục địa đã dần
dần được xác định và sử dụng ở phạm vi rộng rãi hơn nhưng mới chỉ là các
quy phạm tập quán.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để việc khảo sát, thăm dò, khai thác, nghiên cứu khoa học đối với thềm
lục địa theo một trật tự nhất định thì việc ban hành các văn bản pháp luật, hay
thể chế hoá các quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia là việc cần thiết nhằm
đảm bảo chủ quyền và quyền lợi của quốc gia.
Các quy phạm pháp luật cịn nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ
bang giao giữa các quốc gia với nhau, hay giữa quốc gia với cá nhân, pháp
nhân nước ngồi trong q trình tham gia, hợp tác khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở thềm lục địa của một nước.

Từ nhu cầu đó thềm lục địa được đặt ra và đưa vào khoa học pháp lý
quốc tế nhằm mục đích xác lập chủ quyền của quốc gia đối với thềm lục địa
làm cho ngành luật này có một nội dung kinh tế quan trọng vì: Tổng diện tích
thềm lục địa bao quanh các Châu lục lên đến khoảng 27.500.000 km2, bằng
8% diện tích đáy biển. Phân bổ rất không đồng đều giữa các nước ven biển do
cấu trúc địa chất của các nước không giống nhau. Có nước hầu như khơng có
(Colombia), hoặc có thềm lục địa hẹp các nước Ảrập, châu Phi). Có nước có
thềm lục địa rộng bao la (Mỹ, Nga, Canada, Ireland, Argentina, Australia,
Srilanka...).
Do vậy chế định thềm lục địa trong Luật biển quốc tế được ra đời nó
song song tồn tại và phát triển với các chế định khác của Luật biển quốc tế và
chế định thềm lục địa trong Luật biển của mỗi nước.
Để hiểu rõ hơn về mặt pháp lý của các quốc gia trong việc xác lập chủ
quyền của mình đối với thềm lục địa thì cần phải nghiên cứu khái niệm về
thềm lục địa dưới những góc độ sau:
1.2. Khái niệm thềm lục địa về mặt địa chất
Cho đến nay các nhà địa chất địa mạo đáy biển vẫn chưa thống nhất
được một khái niệm về thềm lục địa địa chất. Tuy vậy, theo một số nhà địa
chất thì giữa lục địa và nền đại dương có một vùng trung gian. Cấu tạo địa
chất của vùng trung gian liên quan mật thiết với lục địa. Nói một cách khác đó
là phần kéo dài tự nhiên của lục địa ra biển. Vùng trung gian này tương đối
20% diện tích đáy đại dương nói chung).
Dựa vào cơ cấu địa chất và địa mạo đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
các nhà khoa học tự nhiên nói trên đã khẳng định thềm lục địa theo khái niệm
địa chất là:

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Rìa lục địa chiếm khoảng 22% bề mặt đại dương,là phần kéo dài ngập
dưới nước của lụa địa của quốc gia ven biển, cấu thành ba phần: thềm (shelf);
dốc (slope); và bờ (rise).
* Thềm lục địa: Phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai
thoải (độ dốc trung bình 0,007-1˚) thường kéo dài đến độ sâu 200m. ở một số
nơi thềm lục địa khơng tồn tại hoặc có bề rộng hẹp khoảng 70km (vùng Cơte
d’Azur phía Nam nước Pháp, Chi Lê. Peru, ven biển miền Trung Việt Nam).
Một số nơi khác rất rộng khoảng 500km (thềm lục địa Brazin, Arhentina, úc)
* Dốc lục địa: Phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, phân biệt với
thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình khoảng 4-5˚,
đơi khi tới 45˚. Dốc thường đạt tới độ sâu từ 3000 đến 4000mét.
* Bờ lục địa: Là vùng tiếp giáp theo dốc lục địa khi độ dốc thoai thoải
trở lại, thường rất nhỏ 0,5˚ mở rộng ta từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy
đại dương, khoảng cách này thường thay đổi từ 50m đến 0,55km. Vùng bờ
lục địa này được tạo thành từ các lớp trầm tích, đơi khi có bề dày tới hàng
chục kilơmét.
Bên ngồi rìa lục địa là đáy đại dương có độ sâu lớn đơi khi vượt
6000m với các dãy núi đại dương ngầm, các hố sâu tới 11000mét.
Việc ấn định cụ thể giới hạn của thềm lục địa, dốc và bờ lục địa thực tế
gặp phải khơng ít khó khăn do có thay đổi phức tạp về độ đốc do cấu tạo hình
thể khơng nơi nào giống nơi nào của vỏ trái đất, do đó về mặt địa chất người
ta cũng chưa có được định nghĩa chính xác rõ ràng nào hơn so với các khái
niệm được nêu trên.
Về mặt địa chất thềm lục địa (continental shelf) là một phần của vỏ trái
đất nằm giữa các lục địa và đáy đại dương, chính là nền của lục địa và bất cứ
lục địa nào cũng có thềm bao quanh nó. Thềm lục địa thường có độ nghiêng
thoai thoải dài từ bờ lục địa cho đến khi độ dốc thay đổi khá lớn có độ dốc sâu
đột ngột. Nói chung thềm lục địa nối liền với lục địa như những bậc thang và
có cùng cấu tạo địa chất với lục địa như một thể thống nhất. Tuy nhiên, hình

thái thềm lục địa của các nước ven biển khơng đồng nhất, có nơi rộng, có nơi
hẹp, có nước thềm lục địa sụt sâu ngay gần bờ biển như trường hợp thềm lục
địa của Sri Lanca, Philipin, Chi lê và một số nước khác ở Châu Mỹ La tinh.
Có nước thềm lục địa của họ ngăn cách với lục địa bằng một rãnh sâu như
trường hợp của Nauy. Các nhà địa lý học đã tính tốn rằng chiều sâu của nước
biển phía trên các thềm lục địa trên thế giới là từ 20m đến 550m, trung bình là
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khoảng 135m, chiều rộng của thềm lục địa có thể kéo dài tới 1500m, trung
bình khoảng 80km.
Như vậy, về mặt địa lý, địa chất thềm lục địa là cái nền của lục địa, có
độ nghiêng thoai thoải, kéo dài từ lục địa ra biển và ngập dưới nước cho đến
khi có độ sâu đột ngột.
Người ta đánh giá rằng thềm lục địa là một vùng chứa nhiều dầu khí vì
các lớp đá trầm tích thuộc đại đệ tam ở đây dày. Chỉ tính đến vùng thềm lục
địa có mức nước sâu hơn 300m thì trữ lượng dầu thơ có thể lên tới 700 tỷ
thùng (1 thùng = 150 lít) và trữ lượng khí đốt có thể tương đương với 350 tỷ
thùng dầu thô. Nguồn của cải quan trọng của thềm lục địa từ lâu đã làm cho
loài người quan tâm đến. Đây chính là một nội dung cơ bản của vấn đề thềm
lục địa, động lực thúc đẩy quá trình pháp điển hoá khái niệm thềm lục địa đã
và đang diễn ra trên phạm vi thế giới. Khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý
cũng vì thế mà được phát triển và hình thành trong Luật biển quốc tế hiện đại.
1.3. Khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý
1.3.1.Quá trình hình thành khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý
trước khi Công ước về Luật biển ra đời.
Cũng như các nội dung khác của Luật biển khái niệm thềm lục địa pháp
lý đã có một q trình tiến triển từ một vấn đề có tính chất khoa học địa chất

thuần tuý dần dần trở thành một vấn đề mang nhiều yếu tố pháp lý, kinh tế,
chính trị phức tạp.
Kể từ khi ý thức được rằng ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc
vùng đất kéo dài tự nhiên của vùng đất mà mình đang sống chứa đựng nhiều
tài nguyên vô cùng phong phú, quý giá người ta đã chứng minh hoặc tìm cách
chứng minh nguồn của cải đó là vốn có của quốc gia mình. Do đó mỗi quốc
gia đều phải ra sức quản lý và bảo vệ và hợp pháp hố bằng các hình thức
pháp lý quan trọng như ra những tuyên bố, hiệp ước hoặc cơng ước quốc tế:
Đó là:
Tun bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945: “Coi
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của lòng đất dưới đáy biển và của đáy biển
của thềm lục địa nằm dưới biển cả và cả tiếp giáp với bờ biển của Hợp chủng
quốc Hoa kỳ là thuộc Hoa Kỳ và phụ thuộc vào quyền tài phán và quyền lực
của nước này”
Mặc dù có tiền lệ trên, Tuyên bố Truman đã là mốc quyết định cho việc
hình thành một thể chế mới và đặc thù về thềm lục địa -vì nó lần đầu tiên đã
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được nêu lên dưới hình thức khái niệm và bản chất pháp lý của thềm lục địa:
“Việc quốc gia kế cận thực thi quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên
nhiên của đáy và lòng đất dưới đáy thềm lục địa là hợp lý và đúng đắn bởi vì
tính hiệu quả của các biện pháp áp dụng nhằm khai thác và bảo tồn chúng sẽ
phải bị phụ thuộc vào sự hợp tác và bảo vệ mà chúng chỉ có thể được đảm bảo
từ phía bờ biển, bởi vì thềm lục địa có thể được xem như sự mở rộng của lục
địa đất liền của quốc gia ven biển và dường như thuộc quốc gia đó một cách
tự nhiên”
Tuyên bố này đã khái quát bản chất pháp lý của khái niệm thềm lục địa

dù còn chưa rõ ràng:
- Thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lục địa đất liền của quốc gia
ven biển.
- Tính kế cận của thềm lục địa. Về ranh giới ngoài của thềm lục địa,
Tun bố khơng nói gì nhưng Thơng cáo báo chí của Nhà trắng cùng ngày có
đưa ra định nghĩa khoa học: “Nói chung, vùng đất ngập tiếp liền với lục địa
và được bao phủ bởi nước sâu không quá 100 fathom (200 mét) được coi là
thềm lục địa”.
Có thể nói Tuyên bố ngày 23 tháng 9 năm 1945 Tổng thống Mỹ
Truman đã ra tuyên bố về chính sách của Mỹ đối với tài nguyên thiên nhiên
nằm trong lòng đất và trên đáy biển của thềm lục địa. Điểm quan trọng của
tuyên bố này là khái niệm thềm lục địa được gắn liền và ràng buộc với vấn đề
tìm kiếm và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở dưới đáy biển và lịng đất ở
dưới đáy biển. Tun bố đó cho rằng đó là một vấn đề cơng bằng và hợp lý,
bởi vì thềm lục địa được coi như là một phần kéo dài tự nhiên của vùng đất
nội địa quốc gia ven biển và đương nhiên thuộc về quốc gia đó. Như vậy
Tuyên bố của Mỹ đã đưa ra những căn cứ nhằm giải thích việc xác định thềm
lục địa có chiều rộng tới đường đẳng sâu là 200 mét.
Mặt khác Tuyên bố của Tổng thống Truman vê thềm lục địa của Mỹ đã
mang đầy đủ ý nghĩa nhất về chủ quyền của quốc gia ven biển vì mục đích
thăm dị, khai thác hay có thể nói nó cịn mang đầy đủ ý nghĩa về chính trị,
kinh tế, pháp lý của thềm lục địa nói chung.
Nhưng thực ra Tuyên bố này của Mỹ chưa phải là tuyên bố đầu tiên về
thềm lục địa vì ngày 29 tháng 9 năm 1916 Nga hoàng đã ra một văn bản pháp
lý về chủ quyền với các đảo khơng có lục địa ở miền Bắc Xibiri. Tun bố
này thực ra Nga hồng lúc đó chỉ đề cấp tới quyền đánh cá là chủ yếu chứ
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



vẫn khơng nói gì về việc làm chủ hay là khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở
thềm lục địa vì họ chưa có ý thức đầy đủ về thềm lục địa với những tài
nguyên thiên nhiên của nó như ngày nay.
Đồng thời qua Hiệp ước ngày 26 tháng 2 năm 1942 giữa Anh (nhân
danh Trinité và Tobago) và Venezuela phân định vùng biển trong Vịnh Paria
đã nêu lên khái niệm vùng phân định là “Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nằm ngoài vùng nước lãnh thổ”.
Sắc lệnh của Tổng thống Arhentina ngày 24 tháng 1 năm 1944, Điều 2
“Vùng biển gần lục địa của Arhentina sẽ là các vùng tạm thời bảo tồn tài sản”.
Và 7 năm sau đó mới có thêm những phản ứng từ các quốc gia khơng
có vùng thềm lục địa theo tiêu chuẩn địa chất: Đó là vào tháng 3 năm 1952
các nước Chi lê, Êcurado, Pêru đã họp nhau lại và ra Tuyên bố chung
Sangchiagô. Theo Tuyên bố này họ đã giành lấy mọi chủ quyền cũng như
quyền tài phán đối với một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ bờ biển kể cả
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Họ cho rằng các giới hạn lãnh hải có từ
trước khơng đủ để phát triển, sử dụng và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên
ở biển mà quốc gia ven biển có quyền chiếm hữu.
Hai nguyên tắc cơ bản về luật biển, hỡnh thành từ thế kỷ 18, khụng cũn
phự hợp (lónh hải rộng 3 hải lý và tự do biển cả). Xuất hiện xu hướng mở
rộng tối đa quyền tài phán quốc gia ra các vùng biển nhằm mục đích xác định
chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và không sinh vật, tăng cường vị thế
nước ven biển trong khu vực và trên thế giới.
Tỡnh hỡnh đó làm gia tăng mâu thuẫn quyền lợi chiến lược kinh tế quốc phũng giữa cỏc nước ven biển và khơng có biển, các nước có cơng nghệ
cao về khai thác độ sâu đáy biển và đại dương, các nước có bờ biển tiếp giáp
hoặc đối diện nhau trong việc phân định thềm lục địa.
Tóm lại, trước năm 1958 các quốc gia đã xác định giới hạn thềm lục địa
của mình một cách tuỳ tiện, không theo một tiêu chuẩn cố định nào. Trong
các tuyên bố đó, các quốc gia chủ yếu nhấn mạnh những quyền chủ quyền của
mình đối với thềm lục địa hơn là xác định rõ khái niệm thềm lục địa.

Nhưng chủ quyền quốc gia đối với mỗi thềm lục địa ở các quốc gia là
như thế nào thì trước hết chúng ta lần lượt nghiên cứu việc xác lập chủ quyền
quốc gia đối với thềm lục địa qua các quy định của Công ước về Luật biển
của Liên hợp quốc qua các thời kỳ sau:

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.2. Xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa trước Công ước
1958
Vấn đề xác định chủ quyền quốc gia về thềm lục địa được đặt ra cách
đây không lâu và nó gắn liền với sự phát triển khả năng thăm dò khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lịng đất dưới đáy biển. Với mục đích nắm
lấy những nguồn nguyên liệu mới, các quốc gia lần luợt công bố những văn
bản pháp lý quốc gia nhằm xác lập chủ quyền của mình đối với thềm lục địa.
Lúc đầu là những Tuyên bố đơn phương về sau được công nhận rộng rãi và
trở thành Luật tập quán quốc tế về thềm lục địa tồn tại ở nhiều mức độ khác
nhau như: Có nước chỉ địi chỉ địi chủ quyền thậm trí cả với vùng nước phía
trên như Argentina, ElSalvadoro. Cịn Mỹ và Anh thì chỉ địi quyền kiểm sốt.
Tóm lại trước khi có Cơng ước Giơnevơ năm 1958 thì các quốc gia địi hỏi
những quyền chủ quyền khác nhau đối với thềm lục địa.
Xuất phát từ việc thừa nhận chủ quyền quốc gia ở thềm lục địa, từ lâu
người ta đã chấp nhận quốc gia ven biển có thể thực hiện rộng rãi nhiều quyền
hành đối với vùng nước cũng như đối với đáy và lòng đất dưới đáy biển và
vùng trời bên trên thềm lục địa: đó là các quyền “lập pháp, hành pháp và tư
pháp”.
Tất cả các vấn đề chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa sẽ được xem
xét từ trước khi các Cơng ước Luật biển có hiệu lực. Nhìn chung có các loại

như sau:
1.3.2.1. Chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa.
Quy chế pháp lý của thềm lục địa bắt nguồn từ Tuyên bố của Tổng
thống Mỹ Truman nhằm thiết lập chủ quyền của Hoa Kỳ ở thềm lục địa. Đây
không phải là một sự ngẫu nhiên mà Tổng thống nước Mỹ - Truman đưa ra
tuyên bố này mà chính là vì Hoakỳ muốn độc quyền chiếm tài nguyên thiên
nhiên ở thềm lục địa. Bằng chứng là sau 2 năm Hoa kỳ đã dùng dàn khoan
dầu hoả đầu tiên trên thềm lục địa của Louisian. Điểm đáng chú ý ở đây là
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ- Truman chỉ thiết lập các quyền sở hữu, tài
phán và kiểm soát đối với tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển của thềm lục địa (chủ yếu là nhằm vào các mỏ dầu) mà không hề đả
động tới tài nguyên sinh vật ở vùng nước phía trên của thềm lục địa. Tuyên bố
Truman đã biện luận rằng:

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“ Việc quốc gia ven biển có chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của thềm lục địa là một điều hợp lý và
chính đáng”
Khi đề cập tới vùng nước phía trên, bản Tun bố đã chỉ rõ: “HoaKỳ
khơng có ý định vi phạm chế độ pháp lý về biển cả trên mặt nước thềm lục
địa và quyền giao thông hàng hải”.
Hay nói cách khác Hoa kỳ đã phân biệt hai chế độ pháp lý khác nhau
giữa thềm lục địa và vùng nước phía trên thềm lục địa: Đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của thềm lục địa được đặt ra dưới quyền sở hữu và tài phán của
quốc gia, trong khi đó phần nước phía trên thềm lục địa lại đặt dưới chế độ tự
do biển cả. Với lối phân biệt tinh vi này Mỹ vẫn duy trì được những nguyên

tắc “thiêng liêng” của Luật biển cổ điển: Tàu của các cường quốc hàng hải
tiếp tục tự do giao thông và nhất là đến đánh cá trên thềm lục địa của các
nước khác. Dĩ nhiên, là Mỹ đâu có sợ những nước khác đến cạnh tranh trên
vùng biển cả tiếp giáp với lãnh thổ của mình.
Chế độ pháp lý này đã tạo tiền lệ cho một số lớn quốc gia cho ra đời
Tuyên bố đặt quyền kiểm soát đối với tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi
thềm lục địa.
1.3.2.2. Chủ quyền đối với thềm lục địa, vùng nước và khơng phận
phía trên thềm lục địa.
Ngược lại với Tun bố Truman, một số quốc gia tuyên bố giành chủ
quyền không chỉ đối với thềm lục địa mà còn đối với cả vùng nước khơng
phận phía trên thềm lục địa như: Mêhicô, Ac-hen-tina, Chi-Lê, Pê-ru, E-quado, Bzadin, Pa-na-ma. Đây là các quốc gia mới giành độc lập, họ chưa có khả
năng kỹ thuật để khai thác, ngược lại vấn đề quốc phòng và vấn đề đánh cá
đối với họ lại rất quan trọng. Bởi vì, đây là những nước có nền độc lập mới
thu hồi còn rất mỏng manh và dân chúng vùng ven biển của họ chủ yêu sống
về nghề cá nên những địi hỏi đó chính là nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo
vệ lợi ích kinh tế của những quốc gia đó. Nhưng những địi hỏi này đã gặp
phải sự chống đối mãnh liệt của các cường quốc hàng hải phương tây và tại
Hội nghị Luật biển 1958 thì những địi hỏi đó đã bị gạt bỏ.
Tóm lại, trước năm 1958 các quốc gia không thống nhất trong việc thiết
lập những quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mà mỗi quốc gia đòi hỏi
những chủ quyền là hoàn toàn khác nhau.
Trên thực tế đây là một vấn đề được đặt ra cho Pháp luật quốc tế.Trước
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tình hình đó Hội nghị luật biển lần thứ nhất do Liên Hợp quốc triệu tập sau 10
năm chuẩn bị đã họp tại Giơnevơ năm 1958 có 86 nước tham dự. Hội nghị đã

thống nhất qua 4 Công ước về Luật biển trong đó có Cơng ước về thềm lục
địa có hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 1958.
1.3.3. Thềm lục địa theo Công ước Giơnevơ 1958.
Uỷ ban Luật pháp quốc tế được trao trách nhiệm soạn thảo “Công ước
về Luật biển” trong các khoá họp thứ hai (1950), thứ 3 (1951), thứ 5 (1955)
và thứ 6(1956).
Tại hội nghị này 4 Công ước về Luật biển được thông qua:
- Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
- Công ước về biển cả
- Công ước về thềm lục địa
- Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển khơi
Các Công ước này đã bao hàm những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế. Cơng ước về thềm lục địa tuy cịn một số thiếu sót nhưng nó đã nêu bật
được chế độ pháp lý cơ bản về thềm lục địa.
Ngay từ năm 1950 Uỷ ban Luật pháp đã cho rằng quan niệm thềm lục
địa về mặt pháp lý không nhất thiết phải tuỳ thuộc vào sự hiện diện của một
thềm lục địa địa chất hay địa lý, cho nên trong Dự thảo đầu tiên do Uỷ ban
đưa ra năm 1951 nêu rõ thềm lục địa được xác định theo tiêu chuẩn khả năng
khai thác: “thềm lục địa được coi là đáy biển và lịng đất dưới đáy biển nằm
ngồi giới hạn của lãnh hải tới nơi mà độ sâu của nước phía trên cho phép
khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó”. Trong dự thảo năm 1955, Uỷ ban đã
quyết định thay đổi quyết định của Dự thảo năm 1951, bỏ tiêu chuẩn “khả
năng khai thác” và thay vào đó tiêu chuẩn “mực nước sâu 200m”. Uỷ ban
nhận thấy rằng tiêu chuẩn độ sâu 200m có thể sử dụng trong vịng nhiều năm
và khi khoa học kỹ thuật phát triển cho phép khai thác ở mực nước sâu hơn
200m thì lúc đó sẽ thay đổi.
Đến năm 1956 Uỷ ban lại một lần nữa thay đổi quyết định của mình,
cho thêm tiêu chuẩn “khả năng khai thác” vào Dự thảo mới và văn bản này đã
được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về Luật
biển tại Giơnevơ năm 1958.

Công ước Giơnevơ đã định nghĩa thềm lục địa trong Điều 1 của Công
ước như sau:
“Trong các điều khoản này, thuật ngữ “thềm lục địa” dùng để chỉ:
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(a).Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng kế cận bờ biển
nhưng ở ngoài lãnh hải cho tới độ sâu 200m, hoặc ngồi giới hạn đó, tới độ
sâu của nước biển bên trên cho phép khai thác những tài nguyên thiên nhiên ở
vùng đó.
(b). Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở những vùng tương tự kế cận
với bờ biển của các đảo.
Khoản 1 Điều 2 của Công ước quy định: “quốc gia ven biển thực hiện
các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa trong mục đích thăm dị, khai thác
các tài ngun thiên nhiên ở thềm lục địa” và khoản 4 Điều 2 quy định:
“những tài nguyên thiên nhiên nói trong các điều khoản này gồm có khống
sản và các tài ngun khơng sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển, cũng như các loài sinh vật thuộc các loài định cư, nghĩa là các sinh vật
mà đến giai đoạn đánh bắt được thì nằm im ở mặt đáy biển hay dưới đáy biển,
hoặc là khơng có khả năng di chuyển nếu không phải là di chuyển bằng cách
luôn luôn tiếp xúc thực tế dưới mặt đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển.”
Qua những điều khoản trên, ta thấy có những điểm chính sau đây cần
phân tích;
Một là, Cơng ước thừa nhận quyền chủ quyền của quốc gia ven biển
đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển nhưng nằm ngồi lãnh hải. Điều này đáp ứng được những
địi hỏi của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác một bộ phận tài
nguyên thiên nhiên nằm ở thềm lục địa. Điều này có ý nghĩa là Công ước đã

thừa nhận những quyền chủ của quốc gia ven biển trong việc thăm dò và khai
thác tài nguyên thiên nhiên là quyền riêng biệt, có nghĩa là nếu quốc gia ven
biển khơng tiến hành thăm dị và khai thác tài ngun thiên nhiên của thềm
lục địa thì khơng một quốc gia nào khác được phép làm việc đó mà không
được sự đồng ý trực tiếp của quốc gia ven biển. Quy định này của Công ước
đáp ứng được lợi ích của các nước đang phát triển mà vào thời điểm Cơng
ước được thơng qua chưa có những điều kiện kỹ thuật và tài chính cần thiết để
khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa. Do vậy, loại trừ được khả
năng các nước đế quốc cướp đoạt nguồn tài nguyên này, phá hoại sự nghiệp
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đây chính là một mặt tích cực
của Cơng ước Giơnevơ năm 1958.
- Hai là: Trong Điều 1 của Công ước chỉ bao gồm một vài yếu tố thuộc
khái niệm địa chất của thềm lục địa. Luận điểm thềm lục địa chỉ là sự kéo dài
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tự nhiên của lục địa của quốc gia ven biển chỉ được biểu hiện thông qua việc
sử dụng thuật ngữ “thềm lục địa” chứ khơng có vai trị gì đáng kể trong việc
xác định định nghĩa pháp lý về thềm lục địa. Do vậy, định nghĩa khơng có
những tiêu chuẩn làm cơ sở để xác định chế độ của thềm: người ta không thể
xác định được rằng “dốc” và “khối nhơ lục địa” có thuộc thành phần của thềm
lục địa hay không, thềm lục địa bắt đầu từ đâu, biển cả bắt nguồn từ đâu. Đó
chính là một trong những nhược điểm của Công ước.
- Ba là: Theo Công ước, thềm lục địa là một phần của đáy biển, tiếp
giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải. Như vậy, thềm lục địa gồm có hai
ranh giới: Ranh giới phía trong và ranh giới phía ngồi.
* Ranh giới phía trong của thềm lục địa
Theo định nghĩa trong Điều 1 của Cơng ước 1958, giới hạn trong của

thềm lục địa chính là ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhưng cho đến năm 1958,
thậm chí đến trước khi họp Hội nghị lần thứ 3, chiều rộng lãnh hải cũng chưa
được thống nhất và việc ấn định ranh giới này chỉ có tính chất đơn phương mà
không được dựa trên những tiêu chuẩn chung áp dụng rộng rãi cho mọi quốc
gia. Tuy vậy, trong Công ước Giơnevơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm
1958 lại khơng có những điều khoản về chiều rộng tối đa của lãnh hải mà
ranh giới phía trong của thềm lục địa được quy định tuỳ thuộc vào lợi ích của
từng quốc gia: 3 hải lý, 6 hải lý, 12 hải lý, 60 hải lý và thậm trí là 200 hải lý.
Do vậy, ranh giới phía trong của thềm lục địa theo Công ước Giơnevơ là chưa
xác định. [13].
* Ranh giới phía ngồi của thềm lục địa
Như vậy, về giới hạn ngoài của thềm lục địa, định nghĩa trong Công
ước 1958 không đề cập đến tiêu chuẩn địa lý hoặc địa chất mà chỉ đề cập đến
hai tiêu chuẩn: (1) độ sâu của nước biển 200m và (2) độ sâu của nước biển
cho phép khai thác những tài ngun thiên nhiên ở đó. Ngồi ra, quan niệm về
thềm lục địa còn được gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chặt
chẽ hơn. Tại Điều 2 khoản 1 của Công ước quy định: “nước ven biển thực
hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa để thăm dị và khai thác tài
ngun thiên nhiên ở đó”. Nếu phân tích kỹ thì định nghĩa này rất mập mờ và
vì vậy nó bị hạn chế. Cùng với việc áp dụng thực tế Điều 6 của Công ước liên
quan đến việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia đối diện
hoặc tiếp giáp đã gây lên những vấn đề phức tạp mà cho đến nay vẫn chưa có
những cơ sở hoặc tiêu chuẩn thoả đáng nào để giải quyết.[3]
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Bốn là: Theo Điều 1 của Cơng ước có hai tiêu chuẩn để xác định ranh
giới phía ngồi của thềm lục địa. Thứ nhất là “độ sâu” 200m và thứ hai là

“khả năng khai thác.”
* Tiêu chuẩn “độ sâu” 200m được coi là tiêu chuẩn cụ thể, xác định rõ
ràng chiều rộng của thềm. Nhưng chính tiêu chuẩn này lại khơng hợp lý, bởi
vì quốc gia có thềm lục địa rộng và nơng thì rất có lợi. Nhưng ngược lại, các
quốc gia có thềm lục địa sâu lại bị thiệt hại nhiều. Cho nên nó gây ra tình
trạng khơng đồng đều giữa các quốc gia ven biển trong việc quy định chiều
rộng của thềm lục địa.
* Tiêu chuẩn “khả năng khai thác” mang tính chất tương đối và khơng
ổn định. Nó được xây dựng khơng dựa vào bản chất và đặc điểm riêng của
chính thềm lục địa mà trên cơ sở phụ thuộc vào lợi thế của quốc gia ven biển
trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm. Chính tiêu chuẩn này đã
triệt tiêu giá trị của tiêu chuẩn độ nước sâu 200m và tạo ra tình trạng khơng
ổn định đối với vấn đề ranh giới phía ngồi của thềm lục địa. Hơn nữa, các
nước có cơng nghiệp phát triển, có phương tiện và khả năng khai thác hiện đại
thì chưa được hưởng lợi ích gì trước mắt. Do vậy, tiêu chuẩn khả năng khai
thác rõ ràng là khơng cơng bằng, tạo ra một tình trạng bất bình đẳng giữa các
quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
Mặt khác yếu tố “độ sâu 200m” tuy xem ra rất cụ thể nhưng lại có thể
thay thế bằng yếu tố “khả năng khai thác”. Chính yếu tố này là nguồn gốc chủ
yếu của sự mập mờ trong việc xác định giới hạn ngoài của thềm lục địa. Việc
xác định giới hạn độ sâu 200m không phải là dễ dàng vì đáy biển khơng bằng
phẳng và đồng đều ở mọi nơi, tiêu chuẩn 200m có lợi cho những nước có
thềm lục địa nơng, rộng như Achentina, phía bắc nước Nga, phía đơng của
Trung Quốc, nhưng lại bất lợi cho các nước có thềm lục địa hẹp như Pêru,
Chilê.Tiêu chuẩn này đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia vì mỗi
nước có điều kiện tự nhiên là hoàn toàn khác nhau.
Hơn nữa “tiêu chuẩn khả năng khai thác” là một tiêu chuẩn mập mờ. Vì
Cơng ước khơng nêu rõ lý do đó là khả năng về kỹ thuật hay về kinh tế và tiêu
chuẩn đó áp dụng cho một hay nhiều tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khả
năng khai thác luôn thay đổi đặc biệt trong tình hình cách mạng khoa học kỹ

thuật phát triển mạnh mẽ có thể cho phép khai thác ở độ sâu hàng nghìn km
hoặc hơn nữa thì rõ ràng tiêu chuẩn này khơng thể chấp nhận được vì đáy đại
dương sẽ bị thu hẹp lại. Thực tế, việc sử dụng tiêu chuẩn này rất có lợi cho
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×